PDA

View Full Version : Hiện trạng CNTT VN (2006 -> ????)



Mr KOP
06-03-2007, 01:29
Bài này copy từ http://www.ips.gov.vn/PrintPreview.aspx?nId=5324 hok bít có ai đọc chưa thui post đại ở đây lun đề phòng site đó hư ^^ mấy bạn nào sắp thi ĐH như mình thì nên đọc ^^ (in đậm = quan trọng ^^ )


-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-+-


Một số vấn đề lớn về hiện trạng và triển vọng đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin : 12/12/2006 9:44:00 AM


Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin (CNTT) có tấm quan trọng đặc biệt trong tiến trình CNH, HĐH vì đây là các ngành mũi nhọn, đòi hỏi nhân lực trình độ cao; đặc biệt các lao động sản xuất phần mềm, có thể cho giá trị gia tăng rất cao so với các lĩnh vực khác. Gần đây, trong các định hướng, quy hoạch ngành và địa phương đều đã nêu vấn đề này. Bài này chỉ tổng hợp và hệ thống một số vấn đề lớn về hiện trạng và triển vọng đào tạo nguồn nhân lực điện tử, CNTT đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Định hướng cho sự phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 đã đề ra bốn dự án ưu tiên, năm chương trình và chín giải pháp. Trong số bốn nhóm dự án ưu tiên cấp quốc gia sẽ có tính chất đột phá, tạo môi trường và nền móng cho ứng dụng rộng rãi CNTT trong tất cả các ngành kinh tế -xã hội, có dự án Phổ cập tin học cho 20 triệu người dân; Đào tạo 30.000 cán bộ chuyên ngành CNTT... Một trong năm Chương trình trọng điểm là Phát triển nguồn nhân lực. Chín giải pháp được chia thành ba nhóm mục đích. Một trong 3 nhóm đó là Nhóm Phát triển nguồn lực với giải pháp: Tài lực; Nhân lực và Trí lực.

Xu thế và kinh nghiệm quốc tế: Hiện ấn độ là một nước đông dân và trình độ phát triển CNTT rất lớn nên về số lượng nhân lực CNTT của Việt Nam không thể so được. Về Hàn Quốc, họ phổ cập Internet lớn nên số lượng người hiểu biết về CNTT rất lớn. Trung Quốc cũng vậy. Nhưng ấn Độ có lợi thế về tiếng Anh nên hầu hết hướng sang thị trường Bắc Mỹ chứ không hướng sang thị trường Nhật Bản. Về Trung Quốc, họ có lợi thế là tiếng Nhật tốt, tuy nhiên, do quan hệ giữa hai nước nên Nhật Bản đã hướng thị trường phần mềm sang Việt Nam. Đây chính là lợi thế của Việt Nam cần nắm giữ. ấn Độ là một nước đang phát triển, một trong ít các cường quốc thế giới về công nghiệp phần mềm (CNpPM). Doanh thu từ xuất khẩu phần mềm của nước này lên tới hàng chục tỷ USD, chiếm tới gần 2% thị phần toàn thế giới. Để thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của mình, nước này đã phải có đội ngũ chuyên gia, nhân viên rất giỏi. Họ đã quyết định chuyển lĩnh vực kinh doanh từ lắp ráp máy tính sang làm dịch vụ tin học và viết phần mềm cũng một phần rất lớn từ cách nhìn nhận về nguồn nhân lực, rằng bên cạnh giá nhân công rẻ thì ấn Độ có một lợi thế rất lớn về ngôn ngữ. Khác với đa số các nước đang phát triển khác, tất cả người ấn Độ đều thông thạo tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ Hindu của mình. Theo số liệu thống kê, có đến trên 30% chuyên viên lập trình làm việc tại Silicon Vallay là người ấn Độ.

Trong khi các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tìm cách xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài thì ngược lại, các công ty phần mềm của Mỹ, Nhật Bản, Xingapo hay Hàn Quốc.. lại có xu hướng thiết lập các chi nhánh công ty của họ tại Việt Nam. Khai thác nguồn nhân lực giá rẻ, với chiến lược: Sản xuất tại Việt Nam, với các đối tác của Việt Nam và mang sản phẩm đem bán tại nước họ. Chúng ta sẽ lại thua ngay trên sân nhà? Làm gì để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và chiếm lĩnh những cơ hội mới?
Theo thống kê, các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực CNTT trung bình 110.000 kỹ sư /năm (riêng các trường ĐH, cao đẳng ở TPHCM hằng năm đào tạo khoảng 1.500 người). Nhưng thực tế chỉ khoảng 10% số sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể phục vụ tốt cho ngành này. Ví dụ kết quả tuyển người của Công ty Tinh Vân, chọn 10 tuyển 1. Theo một khảo sát đã từng công bố của Công viên phần mềm Quang Trung về trình độ của các ứng viên tham gia phỏng vấn tuyển lao động, có tới 72% trong số đó thiếu kinh nghiệm thực tiễn; 46% thiếu kiến thức về chuyên ngành; 42% không biết làm việc theo nhóm... và hầu hết chưa tự mình trả lời được câu hỏi đặt ra: Bản thân mình đã sẵn sàng làm việc ở vị trí nào?

Về nhân lực ngành CNpPM, Việt Nam cần phải đáp ứng được cả hai "chỉ tiêu" căn bản nhất là lượng và chất. Nhưng hiện giờ, mặc dù rất "thiếu", song trong quá trình tuyển dụng của mình, một thực tế mà các doanh nghiệp phần mềm gặp phải là không thể tuyển dụng được ngay số lượng nhân viên như mong muốn.

Công ty Hitachi Software tại Việt Nam cho rằng: "Về mặt bằng trình độ hiện tại về đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những kinh nghiệm làm việc thì cần phải được trau dồi rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng".

Điểm yếu của sinh viên CNTT Việt Nam khi ra trường bắt tay vào làm ở các công ty phần mềm là không có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề chính là do kinh nghiệm của Việt Nam còn ít trong khi kinh nghiệm làm việc cần phải được trau dồi rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, "nên để các sinh viên, học viên có cơ hội tham gia trực tiếp vào các dự án để tích lũy kinh nghiệm từ chính các dự án này"

Hiện đang có hai hình thức đào tạo sinh viên CNTT còn gây nhiều tranh cãi. Các trường Đ ại học chuyên ngành CNTT chính quy vẫn còn tình trạng đào tạo chưa sát với thực tế, đào tạo theo kiểu "hàn lâm", chỉ giúp cho sinh viên có một nền tảng kiến thức khi ra trường nhưng lại không được cọ sát nhiều với thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các trung tâm đào tạo như Aptech thì lại bị cho rằng, đó là kiểu đào tạo "mì ăn liền" vì chủ yếu chạy theo công nghệ.

Trên thực tế, sự thành công của Paragon Solution rồi TMA, Hitachisoft và hàng loạt công ty phần mềm có 100% vốn của nước ngoài đang làm ăn khá phát đạt là những bằng chứng cho thấy, khai thác thị trường nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam để làm phần mềm xuất khẩu là có lãi. Trong khi các doanh nghiệp phần mềm nội địa kêu khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực CNTT thì với các doanh nghiệp nước ngoài, nguồn nhân lực không phải là sức ép. Nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Nguồn nhân lực CNTT không phải chỉ có lập trình viên, các công ty phần mềm còn cần thêm cả những người chuyên thử nghiệm các sản phẩm phần mềm, quan trọng hơn là những những người đánh giá chất lượng phần mềm và ở mức cao hơn nữa là những Project manager, quản lý dự án phần mềm. Với những công ty có vốn nước ngoài, họ chỉ đang phải trả lương cao cho những người quản lý dự án được mang từ nước họ sang để đảm bảo chất lượng công việc.

Thống kê thực tế cho thấy, có tới 63,4% công ty phần mềm khẳng định, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao là khó khăn lớn đối với họ. Và nếu như có đủ người thì năng suất của doanh nghiệp sẽ tăng gấp 10 lần.

Theo một số công ty, điểm mạnh của sinh viên VN là kỹ năng về công nghệ thông tin tốt. Điểm yếu thường là ngoại ngữ và kỹ năng làm việc tổ, nhóm.

Những kỹ năng về phương pháp luận, những kỹ năng gọi là cách làm phần mềm, ví dụ như phương pháp luận là phân tích theo hướng đối tượng này hay là lập trình logic v..vv những kiến thức đó được sử dụng và dùng lại trong vòng từ 8-15 năm. Những ngôn ngữ lập trình như là C # , C++, Java thì được dùng trong khoảng từ 7-10 năm. Ngoài ra còn có những kỹ năng làm việc trên một môi trường cụ thể, ví dụ như là J2EE hoặc là LICOM v..v thì được dùng trong khoảng từ 3-5 năm. Lập trình viên ngay cả các sinh viên trong quá trình học, phải có những đầu tư dài hạn cũng như là có cả những đầu tư ngắn hạn. Rõ ràng là không phải doanh nghiệp không nhận thức được đúng về vấn đề đào tạo tuyển dụng mà là vấn đề xã hội chưa nhìn nhận đúng giá trị thực tiễn của đào tạo. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường nhân lực chứ không phải đào tạo để có được bằng cấp hay danh tiếng, học vị.

Trong điều kiện, mục tiêu giá trị 500 triệu USD công nghiệp phần mềm (CNpPM) vào năm 2005 không thể hoàn thành và chưa được tổng kết đầy đủ thì một bản dự thảo mới cho CNpPM giai đoạn 2006-2010 đã được đưa ra thảo luận. Con số mục tiêu tại thời điểm kết thúc giai đoạn này là 1 tỷ USD cùng nguồn nhân lực phải đào tạo được là 200.000 kỹ sư CNTT. Dự thảo đặt vấn đề coi Nhật Bản là thị trường trọng điểm với 50% doanh thu từ gia công, xuất khẩu phần mềm. Con số 50% đó có thể quy ra 250 triệu USD vào năm 2010 bởi tổng mục tiêu giá trị vào thời điểm đó được đặt ra là 1 tỷ USD, trong đó 50% doanh thu là từ gia công, xuất khẩu cho nước ngoài. Nhật Bản là một trong 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và có thể tin chắc rằng CNTT nói chung và CNpPM nói riêng của đất nước này chiếm một vị trí rất quan trọng. Vậy thì điểm đột phá để chiếm lĩnh được thị trường này liệu có phải là chỉ cần phát triển các trường đào tạo CNTT theo các ngôn ngữ cần thiết hay không và chúng ta phải làm gì để đạt được mục tiêu?

Hơn nữa, CNpPM Việt Nam không chỉ có gia công, xuất khẩu, và game? Ngày nay, nếu nói đến bất cứ công trình lớn nào như đường HCM, thuỷ điện Sơn la, hầm Hải Vân,..., yếu tố CNTT đều không thể thiếu trong tính toán thiết kế và khai thác, điều hành. Còn với tất cả các nhà máy, các dây chuyền sản xuất công nghiệp thì CNTT không chỉ là tổ chức, quản lý mà còn phải là tự động hoá sản xuất. Tuy nhiên, dường như yếu tố này còn chưa được làm rõ trong các đề án chiến lược về CNpPM. Như vậy, phải đặt lại vấn đề phát triển CNTT nói chung và CNpPM nói riêng vì mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa.

Sự thành công của thị trường CNTT và CNpPM ngay trên sân nhà cũng là rất quan trọng bên cạnh thị trường gia công, xuất khẩu cho nước ngoài.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng, thị phần phần mềm thành phố HCM hiện chiếm khoảng 1/3 cả nước. Nhưng tới năm 2010, có thể sẽ không được mức trên. Mặc dù vậy, thành phố HCM vẫn luôn phải xem ngành này là thế mạnh của mình, sẽ tăng tốc cả về nhân lực và năng suất. Nhân lực được đào tạo phải tỷ lệ thuận với số doanh nghiệp thành lập mới. Có như vậy, nguồn nhân lực đào tạo xong sẽ có nơi chứa, không bị lãng phí. Đến năm 2010, nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm TP HCM phấn đấu đạt khoảng 25.000 người. Theo đó, phải có 400 doanh nghiệp thành lập mới, tồn tại được và có 5 doanh nghiệp có 500 chuyên viên công nghệ thông tin trở lên, 3 doanh nghiệp có 1.000 người trở lên để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Về phân bố lao động và nguồn nhân lực, dự thảo quy hoạch ngành công nghiệp điện tử (CNpĐT) đến năm 2010, cho biết: CNpĐT Việt Nam đang sử dụng trên 100.000 lao động, tốc độ thu hút nguồn nhân lực 10%/năm, chủ yếu tập trung ào lĩnh vực lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và sản xuất phụ tùng linh kiện xuất khẩu. Cơ cấu lao động tại các DN: kỹ sư/cử nhân ít nhất 4%, nhiều nhất 64%; công nhân lành nghề 36%/87%. Tại các DN quốc doanh nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ lệ khá cao 19-64% thì các DN FDI chỉ khoảng 4-10%. Tại các DN quốc doanh nhân lực có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng được sử dụng vào các hoạt động nghiên cứu thiết kế thì tại các DN FDI vào các khâu quản lý sản xuất, chất lượng, marketing … Lao động Việt Nam, nhất là lao động trục tiếp được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về kỹ năng.

Về phía nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành trên nói riêng và kinh tế cả nước nói chung đã có chủ trương rõ ràng.

Từ giữa năm 2004, Chính phủ đã thông qua quyết định số 331/QĐ-TTg (6/4/2004) phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010. Đây có lẽ là một trong các quyết định cho các kế hoạch 2006-2010 được thông qua sớm nhất - thể hiện quan điểm "nhân lực đi trước một bước". Trong năm 2005, cùng với việc giao cho Bộ Bưu chính Viễn thông triển khai xây dựng Quy hoạch chung phát triển nguồn nhân lực CNNT, hàng loạt các văn bản khác của nhà nước liên quan đến giáo dục đào tạo và CNTT cũng được ban hành, trong đó cần phải kể đến:

* Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày18 /4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Trong nghị quyết nêu rõ: " phát triển các cơ sở ngoài công lập, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp. Các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập".

* Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày14 /6/2005 và có hiệu lực từ 1/1/2006.

* Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành theo Quyết định số 14/2005/GĐ-TTg ngày 17/1/2005 và chủ trương chuyển đổi 19 trường đại học dân lập sang hoạt động theo cơ chế tư thục trước ngày 30/6/2007.

*Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của chính phủ ngày 2/11/2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam.

Một số bất cập về phát triển nguồn nhân lực điện tử, CNTT đang dần được tháo gỡ, trong đó có:
- Tập trung quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT vào một đầu mối.
- Khuyến khích dạy CNTT trong các trường đại học hoàn toàn bằng tiếngAnh.
- Bổ sung văn bằng Cao đẳng nghề trong Luật Giáo dục 2005 (có thể xem như tương đương với văn bằng Diploma được dạy rộng rãi tại các nước sau khi học xong 10 năm hệ phương phổ thôngc).
- Xem giáo dục đào tạo như một ngành dịch vụ (tăng cường xã hội hóat, tư thục hóa các trường dân lập, bỏ điều quy định cấm thương mại hóa giáo dục trong Luật Giáo dục mới).

Những điều này tạo tiền đề cho các bước phát triển về nguồn nhân lực CNTT trong các năm 2006-2010, tuy nhiên chuyển biến thực sự diễn ra với tiến độ chậm, chưa theo kịp đòi hỏi cuă thực tế, và khoảng cách giữa nhu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo vẫn đang và sẽ bức thiết.

Trong thời gian qua, song song với việc tiếp tục mở rộng mạng lưới đào tạo" phi chính quy" theo tiêu chuẩn văn bằng nghề tương đương Diploma với sự hợp tác của các đối tác đào tạo quốc tế, mạng lưới các trường đại học dân lập /tư thục tiếp tục được mở rộng - đặ biệt đã hình thành một số trường Đại học / Cao đẳng chuyên về đào tạo nhân lực CNTT - trong đó có Đại học CNTT -thị trường Tp HCM (nâng cấp từ Cao đẳng CNTT), Đại học CNTT (nâng cấp từ Trung tâm Phát triển CNTT - Đại học Quốc gia tp HCM), Đại học FPT, Cao đẳng CNTT Việt - Hàn cũng đang được xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động.
Hiện nay, số lượng các trường đại học có đào tạo cử nhân /kỹ sư CNTT đã lên con số 80 với trên 10.000 chỉ tiêu tuyển sinh cử nhân /kỹ sư CNTT hàng năm. Nếu tính cả chỉ tiêu cao đẳng thì con số này đã lên đến hơn 20.000. Số lượng các cơ sở đào tạo Cao đẳng CNTT thì rất lớn - không chỉ vì số trường cao đẳng cộng đồng và cao đẳng tư thục tăng khá nhanh trong năm vừa qua - mà còn vì hầu hết các trường đại học đều có chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng CNTT. Tuy nhiên một trong các bất cập hiện nay là nội dung và chất lượng đào tạo cao đẳng CNTT còn nhiều vấn đề - trong đó là sự không rõ ràng giữa 2 loại bằng cao đẳng: cao đẳng nghề và cao đẳng "không theo hệ nghề" theo Luật Giáo dục mới, cùng với vị trí của văn bằng này trong hệ thống giáo dục - khi trên thế giới không có nước nào dạy cao đẳng CNTT như ở Việt Nam …
Số trường đào tạo từ Diploma trở lên, 2002-2006

Đánh giá chung từ góc độ doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhân lực chất lượng cao cần phải tăng khoảng 60%/năm thì mới giải quyết được vấn đề nhân lực. Đành rằng cùng một chuyên ngành đào tạo đó, khi ra trường mỗi sinh viên có một vị trí công việc và địa chỉ làm khác nhau. Nhưng với lĩnh vực điện tử, phần mềm đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải bắt tay ngay vào làm việc thực tế, tránh tình trạng "cái mà doanh nghiệp cần thì sinh viên không có, cái sinh viên có doanh nghiệp lại không cần" như hiện nay.

"Mô hình lý tưởng là doanh nghiệp cần cái gì mình phải đào tạo cái đấy”. Nhưng trên thực tế, đại học và doanh nghiệp là hai khối tách rời nhau, một bên doanh nghiệp chạy rất nhanh, nhu cầu thị trường biến đổi liên tục. Trong khi đó, đại học là một môi trường có quán tính tương đối lớn. Dường như không thể yêu cầu đại học phải đáp ứng được nhu cầu của sinh viên".

Lĩnh vực điện tử, CNTT có sự thay đổi nhanh chóng theo thời gian, ước tính kiến thức công nghệ thay đổi 50% trong vòng 2 năm. Vì vậy, có thể rút ngắn đào tạo trong trường đại học, tổ chức đào tạo ngắn hạn cho người đi học và thậm chí cho cả người đang đi làm.

Hiện nay, một số dự án đào tạo đã và đang đi theo hướng này, đó là:
Trung tâm Đào tạo CNTT - TP.HCM (đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung, Q.12, TP.HCM, tổng kinh phí khoảng 43, 7 tỉ đồng. Dự án hướng đến mục tiêu trang thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo đủ chỗ cho 1000-1500 người học tại một thời điểm (năng lực thiết kế đào tạo 3.000 người /năm).

Trung tâm đào tạo và tài nguyên Java (hợp tác với Công ty Sun). Tổng kinh phí cho dự án này hơn 1 triệu USD, trong đó ngân sách thành phố HCM phải dành một khoản hơn 670.000 USD, phần còn lại do Sun đầu tư.

Trung tâm đào tạo CNTT Hà Nội (khởi công ngày 28/7/2004), Trung tâm này được xây dựng để tạo cơ sở đào tạo cán bộ công chức đủ năng lực và trình độ phục vụ quá trình xây dựng nền hành chính điện tử hoá hướng tới chính quyền điện tử. Trung tâm có tổng diện tích khoảng 3000m2, tại khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, gồm 20 phòng học hiện đại với nhiều dịch vụ hỗ trợ đào tạo như: bộ phận dịch vụ mạng, bộ phận hội thảo hội nghị, trung tâm thông tin và thư viện, các phòng Lab cho các công nghệ hiện đại, các dịch vụ bổ trợ.

Một dự án có giá trị đầu tư hơn gấp nhiều lần các dự án nói trên cũng đang được xem xét (cũng do Trung tâm Đào tạo CNTT, Sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường TPHCM làm chủ đầu tư): "Trung tâm Đào tạo thiết kế điện tử TPHCM", với tổng giá trị đầu tư khoảng 13 triệu USD (ước tính hơn 213 tỉ đồng).. Mục tiêu của dự án xây dựng một cơ sở đào tạo những người chuyên về thiết kế điện tử - tin học với sự trợ giúp của máy tính (EDA), chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp phần cứng. Trong vòng năm năm đầu dự án, tính từ năm 2004, mục tiêu sẽ đào tạo trên 1.200 người thành thạo ở hai lĩnh vực quan trọng: thiết kế bo mạch in cao tốc (PCB) và thiết kế mạch tích hợp (IC).
Nguồn: Tài liệu của Hội điện tử, tin học, Hiệp hội phần mềm, Hội tin học HCM.

dinhlocphp
13-03-2007, 13:33
Một bài tổng kết hay - Nhưng nói chung mình nhận thấy chủ đề này ít dược mọi người quan tâm.


Trong khi các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tìm cách xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài thì ngược lại, các công ty phần mềm của Mỹ, Nhật Bản, Xingapo hay Hàn Quốc.. lại có xu hướng thiết lập các chi nhánh công ty của họ tại Việt Nam. Khai thác nguồn nhân lực giá rẻ, với chiến lược: Sản xuất tại Việt Nam, với các đối tác của Việt Nam và mang sản phẩm đem bán tại nước họ. Chúng ta sẽ lại thua ngay trên sân nhà?

Một đánh giá rất đáng để suy nghĩ



Theo một số công ty, điểm mạnh của sinh viên VN là kỹ năng về công nghệ thông tin tốt. Điểm yếu thường là ngoại ngữ và kỹ năng làm việc tổ, nhóm.


Nên bổ sung thêm một vài vấn đề

1. trình độ của lập trình viên Việt Nam là đẳng cấp vẫn thấp. Thực ra kể cả FPT cũng chưa có được một sản phẩm phần mềm của mình nào cho ra hồn. Các lập trình viên VN mới chỉ làm những bài toán nhỏ, các giáo viên đào tạo cũng chưa có những kiến thức thực tế về các hệ thống lớn nên không có hiểu biết về kiến trúc hệ thống, tổ chức CSDL với những hệ thống lớn và vì vậy khi cần phát triển sản phẩm mang tính cạnh tranh hoặc sản phẩm mới gần như là không thể.

2. Khả năng phân tích và kế thừa các công việc trước đó trong quá trình lập trình của các LTV Việt Nam thì tệ hết chỗ nói nên năng xuất lao động của LTV Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước khu vực như Ấn độ hoặc Trung quốc - Vì thế nói lương của LTV Việt Nam rẻ là chưa đúng. Nếu tính đúng tính đủ thì có khi xấp xỉ bằng giá của Trung quốc trong khi đó tính chuyên nghiệp lai yếu hơn

3. LTV Việt Nam rất sớm tự mãn hoặc "tinh tướng". Mới làm được một bài toán nào đó hoặc một phần công việc nào đó đã tự cho là mình giỏi. Nó giống như một anh bạn ở xó làng do chưa có điều kiện ra thành phố nên mới giải quyết được một việc nào đó thế là tự cho là mình giỏi. Chỉ khi được tiếp xúc với cái lớn hơn mới thấy mình đang còn kém thế nào. Khổ nỗi cái này lại chiếm số đông mới chết chứ