PDA

View Full Version : Cuộc thi ACM/ICPC sẽ không chấp nhận Pascal



U.F.O
10-11-2006, 18:02
Thí sinh ACM/ICPC sẽ lập trình bằng ngôn ngữ

Cuộc so tài lập trình viên quốc tế vòng loại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 24 đến 25/11, đòi hỏi các thí sinh phải thể hiện trên hệ điều hành Windows XP hay Linux với ngôn ngữ lập trình C/C++, Java hoặc nguồn mở, không chấp nhận Pascal.

Đây là lần đầu tiên, VN đăng cai giải đấu vòng loại và sẽ áp dụng mọi tiêu chuẩn quốc tế từ máy móc, thiết bị cũng như việc sử dụng tiếng Anh, chấm thi trực tuyến...

Theo quy định, mỗi đại học, cao đẳng, học viện có thể đăng ký từ 1 đến nhiều đội tuyển tham dự tại điểm thi là Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc 1 trong số 12 điểm thi vòng loại ACM/ICPC khu vực châu Á. Thành phần mỗi đội tuyển gồm 3 sinh viên, 1 huấn luyện viên.

"Các đội phải giải 10 bài lập trình theo thứ tự từ A đến I trong vòng 5 giờ. Những bước chính cần tiến hành gồm: chọn đề giải, dịch đề, tìm thuật toán và coding, gửi kết quả", ông Nguyễn Long, Trưởng ban tổ chức ACM/ICPC tại Việt Nam, cho biết. "Nếu không kỹ, kể cả đã qua các test, vấp ở test cuối cùng bài 10 vẫn không được tính điểm".

Kết quả được chấm tự động theo chương trình Test chuẩn PC^2 của ACM. Cách tính từ thời gian nộp, giải đúng qua tất cả các test thì được 1 điểm. Nếu giải sai sẽ bị trả về, chỉ báo lỗi theo quy định. Đoạt giải nhất sẽ là đội giải được nhiều bài nhất trong thời gian ngắn nhất (PC^2 tự động test và đếm thời gian, lưu chữ quy trình). Sau đó, kết quả thi được công bố công khai ngay tại điểm thi: online kết quả trong 4 giờ đầu. Riêng giờ thi thứ 5 sẽ tạm ngừng online, công bố kết quả cuối cùng vào lễ trao giải thưởng.

Sẽ có 1 giải vô địch, 3 vàng, 4 bạc, 4 đồng được trao cho 12 đội đứng đầu. Đội quán quân sẽ tham dự kỳ thi chung kết, dự kiến tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 3/2007.

Hiện có 70 nhóm đăng ký tham gia, trong đó có gần 15 đội quốc tế đến từ Đại học Tổng hợp Hong Kong, Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc)... Danh sách 55 đội tuyển trong nước cũng đã hội tụ khá đầy đủ những tên tuổi như Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP HCM, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Bưu chính Viễn thông và CNTT... Đặc biệt, có sự xuất hiện của các đội tuyển đến từ Đà Nẵng, Hải Phòng, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), Đại học Quy Nhơn...

Một trong số những yếu điểm của các thí sinh Việt Nam khi ra đấu trường lớn này là tiếng Anh. Bên cạnh đó, 80% số trường ở VN đang dạy Pascal. Chính những điều này đã khiến nhiều bạn trẻ e ngại khi nghĩ đến chuyện tham gia cuộc thi.

"Lời khuyên của chúng tôi cho các thi sinh là hãy chú trọng đến tính hoàn thiện của bài thi. Bên cạnh đó là tính chuyên nghiệp khi làm việc theo nhóm và tinh thần đồng đội", một thành viên Ban tổ chức nói. "Các bạn cần phải có chiến lược và chiến thuật rất rõ ràng khi bước vào đấu trường này".

Trong số 12 điểm thi ACM/ICPC khu vực châu Á, đã có 3 nơi công bố kết quả chung cuộc. Cụ thể, tại Manila (Philippines), đội tuyển Đại học tổng hợp Hong Kong vô địch sau khi giải 7/10 bài. Tại điểm Yokohama (Nhật Bản), đội về nhất cũng giải được 7 bài. Ở Seoul (Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Seoul đứng đầu với kết quả 8/10 bài.

ACM/ICPC (International Collegiate Programming Contest) là kỳ thi lập trình viên quốc tế lâu đời, lớn và có uy tín nhất thế giới: tổ chức lần đầu tại Mỹ năm 1970 dưới sự bảo trợ của Hiệp hội máy tính ACM. Từ năm 1989. cuộc thi mở rộng quy mô toàn cầu, đặt trụ sở tại Baylor University, các đội dự thi phải vượt qua vòng loại được tổ chức tại các trường đại học uy tín mới được tham dự vòng chung kết (thường là đầu năm tiếp theo). Năm 2005, vô định là đội tuyển Shanghai Jiao Tong University. Năm 2006, Đại học tổng hợp Saratov (Nga) đoạt ngôi vô địch.


Theo Vnexpress

Arkain
10-11-2006, 18:59
Thế có chết không, dân IT nước ta mới đây còn tung hô Pascal lên tận mây xanh thì cuộc thi programming lớn nhất thế giới đã cấm tuyệt món đồ cổ này luôn rồi.

Nhưng mà không sao, các chuyên gia Pascal trong cuộc tranh luận ngày nào đã phát biểu như đinh đóng cột rằng một khi đã biết Pascal rồi thì muốn học C cũng chỉ cần một hai tháng là đủ, thế cho nên lý do "80% trường học dạy Pascal làm giới trẻ e ngại" là quá vô lý, kể từ khi VN được chọn để đăng cai giải đấu vòng loại cho đến nay thì cũng lâu lắm rồi, quá đủ để cho các chuyên gia Pascal của VN biến thành chuyên gia C, C++, hoặc Java.

PS: dù sao đây cũng là vòng loại của một cuộc thi programming lớn nhất, uy tín nhất, và có lịch sử lâu đời nhất thế giới, mong rằng ban tổ chức làm việc đến nơi đến chốn, đừng để lại vị đắng trong miệng cũng như là các dấu chấm hỏi to tướng như là Olympics ở Hà Nội lần trước, bị báo chí quốc tế chửi thì mất mặt hơn là trên blog nhiều.

thongtinlaptop
10-11-2006, 19:30
Bỏ là được lắm rồi, cái gì cần giữ cả giữ thế mới bắt kịp thời đại được !

doan.chinh.phong
10-11-2006, 19:56
Ở cấp bậc đại học thì đúng là nên bỏ Pascal đi nếu như ở cấp phổ thông trung học đã được dạy về Pascal. Cho nên giáo dục chúng ta ko nhất quán và đồng bộ là như thế. Ở cấp trung học phổ thông thì lại ko nên bỏ Pascal vì lúc đó dạy các ngôn ngữ khác thì nặng quá, tư duy lúc đó chưa đủ để tiếp thu tốt được vì Pascal dù sao cũng là ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và gần với logic tư nhiên nhất.

ironus
10-11-2006, 23:55
Thế có chết không, dân IT nước ta mới đây còn tung hô Pascal lên tận mây xanh thì cuộc thi programming lớn nhất thế giới đã cấm tuyệt món đồ cổ này luôn rồi.

Nhưng mà không sao, các chuyên gia Pascal trong cuộc tranh luận ngày nào đã phát biểu như đinh đóng cột rằng một khi đã biết Pascal rồi thì muốn học C cũng chỉ cần một hai tháng là đủ, thế cho nên lý do "80% trường học dạy Pascal làm giới trẻ e ngại" là quá vô lý, kể từ khi VN được chọn để đăng cai giải đấu vòng loại cho đến nay thì cũng lâu lắm rồi, quá đủ để cho các chuyên gia Pascal của VN biến thành chuyên gia C, C++, hoặc Java.

PS: dù sao đây cũng là vòng loại của một cuộc thi programming lớn nhất, uy tín nhất, và có lịch sử lâu đời nhất thế giới, mong rằng ban tổ chức làm việc đến nơi đến chốn, đừng để lại vị đắng trong miệng cũng như là các dấu chấm hỏi to tướng như là Olympics ở Hà Nội lần trước, bị báo chí quốc tế chửi thì mất mặt hơn là trên blog nhiều.

Nhìn cách khác nhé: giám khảo dốt đếch biết gì về pascal nên không dám dùng pascal.

erafc
11-11-2006, 10:44
Ai lại nói thế hả bác ironus, trừ khi định khơi mào 1 cuộc chiến mới cho 1 nội dung cũ rích :D.

"80% trường học dạy Pascal làm giới trẻ e ngại"
Bác mà cũng chấp lời mấy cha nhà báo ấy thì thật là...

ngocquang19877
11-11-2006, 12:45
Nhìn cách khác nhé: giám khảo dốt đếch biết gì về pascal nên không dám dùng pascal.

Đúng dzồi, bọn giám khảo đó ngu bỏ bà đi được, chỉ có sinh viên vietnam là thông minh tuyệt đỉnh, là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.

Faluyp
11-11-2006, 15:24
http://icpc.baylor.edu/systems/finals/pascal.htm

Đây là thông báo từ cuộc thi. Năm 2006 là năm cuối cùng được dùng Pascal, nhưng không được support, còn bây giờ thì bỏ hẳn Pascal luôn rồi.

Mà nếu có được dùng thì Pascal làm sao thắng nổi C++ với Java nhỉ? Làm 7 đến 10 bài trong 5 tiếng, Pascal lấy gì để thi với hash_map, vector, hashtable... trong C++ và Java?

amtiger
12-11-2006, 08:18
Pascal cũ quá rồi. Nhưng nếu biết cũng tốt.Bạn giỏi C, hay Pascal khi bạn chuyển qua một ngôn ngữ khác sẽ rất nhanh.Phần lớn trong chúng ta đay có lẽ học đựoc là nhờ bạn bè, sách vở ở ngoài. Như trong diễn đàn này chẳng hạn.Thành ra bỏ hay không có lẽ cũng không ảnh hưởng tới chúng ta bao nhiêu.

command
12-11-2006, 09:04
Đúng dzồi, bọn giám khảo đó ngu bỏ bà đi được, chỉ có sinh viên vietnam là thông minh tuyệt đỉnh, là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.
Phát biểu linh tinh.

cainhautichovui
12-11-2006, 11:54
Lý do duy nhất mà ACM ICPC bỏ Pascal trong cuộc thi này bởi vì : tất cả những đội qua được vòng loại, vào đến World Final đều sử dụng C++ hoặc Java.

Tại sao các thí sinh không ưa chuộng Pascal trong ACM ICPC ?

Câu trả lời chính là TỐC ĐỘ GÕ CODE: 1 buổi thi ACM ICPC gồm 8 đến 10 bài trong vòng 5 tiếng. Trung bình mỗi bài phải làm trong 30 phút. Ngôn ngữ Pascal được thiết kế để thể hiện thuật toán một cách sảng sủa dễ hiểu nhất nên không có những tính năng giúp rút ngắn tốc độ gõ code. Trong khi đó, để thể hiện cùng một thuật toán, code C++ có thể ngắn gấp 4,5 lần so với code bằng Pascal.
VD:
+ Pascal: for i:=0 to n
+ C++: REP(i,n)
<dau ct khai bao #define REP(i,n) for (i=0;i<n;i++)>

hoặc
+ Pascal: if max < a then max =a;
+ C++: max>?=a; (trong g++)

Một yếu tố khác giúp tốc độ gõ code trong C++ nhanh hơn hẳn Pascal là bộ thư viện STL. STL bao gồm rất nhiều cấu trúc dữ liệu và thuật toán giúp cho quá trình giải bài của ICPC đơn giản hơn rất nhiều. Các cấu trúc dữ liệu cơ bản như queue, stack, linked list hay các thuật toán thông dụng như qsort, binary search đều có sẵn trong STL.

ACM ICPC bỏ Pascal không có nghĩa là Pascal là một ngôn ngũ lạc hậu, không nên đưa vào giảng dạy (mặc dù tôi cũng công nhận là kô nên dạy Pascal ở bậc đại học)

IOI vẫn chưa/và sẽ không bỏ Pascal là bằng chứng rằng thế giới vẫn công nhận Pascal là ngôn ngữ thích hợp cho việc giảng dạy kiến thức cơ bản về lập trình nói chung và thuật toán nói riêng (ở bậc trước đại học).

vick
23-11-2006, 09:16
bạn nói rất chính xác.
mấy thằng chê Pascal không phải ếch ngồi đáy giếng thì cũng là hèn (nói vuốt đuôi mấy con ếch đó)

Arkain
12-12-2006, 21:40
Bác nào có kết quả thì thảy danh sách đầy đủ lên cho bà con xem trong 55 đội VN thì ai hay hơn ai đi chứ!

Tạm thời phải xem trang kết quả tiếng Anh:
http://www.itweek.org.vn/ACM%5FICPC%5FVN/finals.html