PDA

View Full Version : Mời vào: xổ Nho và Đối điếc tào lao



ThichNuDiuHien
06-11-2006, 13:17
Tớ muốn nói với cậu điều này, ko biết cậu có để ý hay không? "Thủ dâm" trước tiên là từ Hán việt, chiết tự ra để phân tích thì Thủ là đầu, Dâm là có tính ham muốn tình dục (theo trí nhớ của tớ thì từ điển tiếng Việt ghi như thế). Vậy thủ dâm có nghĩ là dùng đầu óc để thoả mãn tình dục của mình, tớ nghe có người giải thích là dùng tay, thế sao ko gọi là "Chi dâm"? Nghĩ rộng mà đơn giản hơn là "tự thoả mãn".

"Thủ" trong trường hợp này đúng là "tay" bác thagnv ơi, bác Dzô Ly Bì thì có đôi "diệu thủ" để đỡ ám khí nồi niêu xoong chảo của vợ ném ra khi đi chơi khuya về mà quên bẩm bà, Tonnumychau thì có đôi "ngọc thủ" trắng nõn, phật bà Thiên Thủ Quan Âm có ngàn tay...vv..vv. "Thủ Dâm" có nghĩa là "làm tình bằng tay" theo nghĩa đen
Còn "Chi" là tất cả những "cành" mọc ra từ "thân cây", một công ty lớn thì có vài "chi nhánh", một gia tộc lớn thì có vài "chi tộc", đoàn thể thì có vài "chi đoàn" nhỏ. Con người thì có "tứ chi" gồm cả tay lẫn chân, "may tay" thì nghe nhiều rồi, còn nếu muốn "may chân" thì lại phải đi lùng sách yoga tập luyện cho dẻo
Còn nghĩa bóng của "thủ dâm" chính là đoạn được tô đậm trong bài của bác thagnv đấy, bây giờ chỉ cần ráp "tư tưởng" vào phía sau là đủ, nó không liên quan gì đến "dâm dục" cả
Hôm thứ 7 rồi nghe chú Thả gà, chú Jô kể về chiện nì. Cách giải thích của bạn Kên chừng như chưa làm chú Thả gà "khẩu phục tâm phục" :confused:
Nay tớ xin giải thích thim cho chú Gà:


TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT THÔNG DỤNG của Lạc Thiện - 1 cuốn tự điển rất mini mà cũng còn ghi nhận có 4 chữ THỦ với các nghĩa như sau:


http://img174.imageshack.us/img174/2646/chuthuendsc6.jpg

Chữ Thủ 1 có 5 nghĩa:
1. Tay: như trong (các cặp từ) thủ hạ, thủ túc, thủ dâm…
2. Chỉ một người nào đó: như hung thủ, sát thủ…
3. Làm: như động thủ…
4. Tự tay: như thủ thư (chính tay mình viết) thủ bút…
5. Cầm: như Cầm nã thủ (một thế võ)
Chữ Thủ 2 có 4 nghĩa:
1. Cái đầu: như thủ cấp, giò thủ…
2. Chỉ người đứng đầu: như thủ lĩnh, thủ quân, thủ trưởng, thủ tướng…
3. Trước nhất: như thủ đô, thủ vĩ ngâm (thi pháp)
4. Bài thi, bài văn.
Chữ Thủ 3 có 2 nghĩa:
1. Giữ, coi: như thủ môn, thủ kho, thủ từ…
2. Chờ đợi: như trấn thủ, phòng thủ…
Chữ Thủ 4 có 2 nghĩa:
1. Lấy: như biển thủ…
2. Chọn lấy: như thủ sĩ (chọn lấy học trò)

Đến đây thì chú Gà "khẩu phục tâm phục" chưa ?
Ví dụ khác:


Chữ Thất và chữ Tài


http://img142.imageshack.us/img142/5266/taithatey7.jpg

Chữ Thất 1 nghĩa (số) bảy
Chữ Thất 2 nghĩa là mất như trong thất tình, thất vọng…
Chữ Tài 1 nghĩa là tiền như tài chính, tài khoá…
Chữ Tài 2 và 3 nghĩa là tài giỏi như tài năng, tài ba…

Túm lại:
Tiếng Việt có đến 80 – 90% là từ gốc Hán, vì vậy có căn bản về từ ngữ Hán - Việt chúng ta sẽ tránh được những cách hiểu sai như:
• Tam sao thất bản (bổn): không phải là 3 lần sao (chép) thành 7 bản – Mà phải hiểu là: 3 lần sao (chép) thì mất bản gốc.
• Thập thất cửu không: Đây là câu thành ngữ chỉ tình trạng của một địa phương sau một cuộc tàn phá, một cuộc tấn công…của kẻ địch, kẻ cướp hay thiên tai. Nhưng nếu bạn hiểu là mười bảy chín không, thì bạn sẽ cho rằng thành ngữ này vô nghĩa - thất ở đây có nghĩa là nhà (gia thất, tôn thất, nội thất…) vì vậy thành ngữ này hiểu là mười nhà thì hết chín nhà trống rỗng (bị vơ vét, bị thiệt hại)


Ai thủ tiêu cái bài nội y của tớ ? Nó bậy bạ chăng ? :mad: :mad: :mad:

Cuối cùng: Cần trao dồi thêm chữ Hán (hán không g nhé) để còn hiểu được nhân trung chi long là cái gì chú Gà ạ :lick:

thagnv
06-11-2006, 14:49
Anh chỉ mới chiết tự mỗi chữ Thủ.
Còn chữ Dâm nữa...
Anh làm ơn bỏ tí thời gian nữa để thằng em mở mắt, lỡ dạy thì dạy cho trót cho đủ, dạy nửa chừng em hiểu có một nửa kì lắm, cám ơn anh!
:)

ThichNuDiuHien
06-11-2006, 15:26
Anh chỉ mới chiết tự mỗi chữ Thủ.
Còn chữ Dâm nữa...
Anh làm ơn bỏ tí thời gian nữa để thằng em mở mắt, lỡ dạy thì dạy cho trót cho đủ, dạy nửa chừng em hiểu có một nửa kì lắm, cám ơn anh!
:)
Anh chỉ giải thích thim về từ thui, hổng phải chiết chiếc gì hết :yes:
Chiết tự nó giống như ri nì:
Chữ Cổ (gồm chữ Thập và chữ Khẩu) nghĩa là xưa; cũ.
Thập là 10, Khẩu là miệng.
Chiện gì mà đã qua 10 cái miệng "tám" rùi thì thèng xưa cũ hết phải không nèo :lick: :lick: :lick:


http://img172.imageshack.us/img172/1719/chuconi3.jpg

Được, bữa mô ra 81 anh "dạy" típ :yes:

thagnv
06-11-2006, 15:54
Vậy thôi anh dạy thêm chữ Dâm nữa em mới cãi nhau với anh đc lol

dly
06-11-2006, 17:02
Vậy thôi anh dạy thêm chữ Dâm nữa em mới cãi nhau với anh đc lol

http://img222.imageshack.us/img222/1278/2158820mdcq0.jpg

Tiên Sinh đang chờ dịp đem Gà ra thả đây lão Thích Nu ui :lick:

thagnv
07-11-2006, 08:54
Hình đẹp ghê, thank kìu anh nhiều nhiều...
Cho lên avatar luôn lol

pinochu
07-11-2006, 13:52
bác Thả Gà ơi, trong hình, thằng nhóc đó đang làm gì vậy?

vikhoa
07-11-2006, 14:03
Đang vừa nhìn gà, vừa "***" như 2 chữ mà bác Thích Nữ vừa đề cập ở đầu bài. ^^ (hoặc cũng có thể thả gà ra rồi ***)

thagnv
07-11-2006, 14:21
Bó hand với trí tưởng tượng của bác các... em ko nghĩ trên đời này có ai có thể nhìn gà mà... năm thằng bóp cổ một thằng cả... lol

jollibee
07-11-2006, 15:11
Đọc 2 chữ đo đỏ mà bác Thích Nữ vừa đề cập ở Chữ Thủ 1 thì mới để ý cái tay của Thả Gà. :wacko:

ThichNuDiuHien
07-11-2006, 15:25
năm thằng bóp cổ một thằng
Mừng chú nó "ngộ" rùi, trước đây chắc cứ hì hục bằng...đầu :lick: :lick: :lick:

Arkain
07-11-2006, 16:28
Mừng chú nó "ngộ" rùi, trước đây chắc cứ hì hục bằng...đầu :lick: :lick: :lick:

Đoạn này mà bị tam sao thất bản thì cho dù các buổi offline kế tiếp có thị trường làm ăn phong phú tới đâu đi nữa thì chú Thả Gà vẫn cầm chắc thất nghiệp :emlaugh: :no:

thagnv
07-11-2006, 17:41
Đoạn này mà bị tam sao thất bản thì cho dù các buổi offline kế tiếp có thị trường làm ăn phong phú tới đâu đi nữa thì chú Thả Gà vẫn cầm chắc thất nghiệp :emlaugh: :no:
Oài oài oài... cám ơn bác đã quá lo... chứ thú thiệt với bác là em không lo chuyện đó đâu, lỡ mà có tam sao thất bản thì mai mốt khỏi mắc công giới thiệu, đối tác đỡ bỡ ngỡ, lại mang tiếng thật thà... :embarrass

ThichNuDiuHien
08-11-2006, 08:21
Năm thằng bóp cổ một thằng
Trích đoạn của chú Gà, hổng dè lại nảy ra vế đối:
Năm thằng bóp cổ một thằng, một thằng thắng, thằng Thắng ! :lick:
Có Bác nèo đối lại được chăng ?
:lick: :lick: :lick:

vikhoa
08-11-2006, 09:13
Em xin ra vế đối lại, tuy không chuẩn lắm nhưng chắc cũng không đến nỗi nào.

Hai chị mát xa một chị, một chị thích, chị Thích !

:lick:

pinochu
08-11-2006, 09:27
đố các bác đối được status của bác Thả Gà:

http://img470.imageshack.us/img470/2581/statustgds1.png (http://imageshack.us)

Arkain
08-11-2006, 09:43
Ai dè forum nhà ta lại có cả con cháu của Trạng Quỳnh & Đoàn Thị Điểm :D

jollibee
08-11-2006, 10:02
Năm thằng bóp cổ một thằng, một thằng thắng, thằng Thắng ! :lick:

Hai chị mát xa một chị, một chị thích, chị Thích ! :lick:
Jô mạn phép đối lại hai anh cho zui :D

Hai anh vặt lông một anh, một anh gà, anh Gà ! :lick:

ThichNuDiuHien
08-11-2006, 10:54
Em xin ra vế đối lại, tuy không chuẩn lắm nhưng chắc cũng không đến nỗi nào.
Hai chị mát xa một chị, một chị thích, chị Thích !
:lick:
1.Đối phải chan chát mới đã !
thằng >< con - thắng >< thua.
2.Nghĩa đen thui cũng tạm ổn "cũng không đến nỗi nào" :lick:
3. Nghĩa bóng "không chuẩn lắm" :yes:
- 5 thèng bóp 1 thèng > rõ rùi :shuriken:
- 2 chị mát - xa 1 chị > :confused: > mới chăng :confused:
:lick: :lick: :lick:

thagnv
08-11-2006, 12:57
Hic hic... bó body luôn, mấy bác siêu quá... em như được mở mắt lần thứ 2...

vikhoa
08-11-2006, 13:29
Bác Thích: Không mới không mới :)
Ý em hơi sâu xa, giải thích nghĩa bóng lên đây thì bác giết em mất.

Thôi tốt nhất là chấp nhận 2 chữ "không chuẩn" vậy =))

Ban đầu em cũng nghĩ phải đối thằng = con, đối thắng = thua. Nhưng thật ra thì không nhất thiết phải thế mà tùy hoàn cảnh và nghĩa câu.

Câu của bác nói về 1 vấn đề, câu của em cũng nói về vấn đề đó, chỉ là "khác giới". Em nghĩ vậy là quá ổn rồi.

Em chỉ hơi băn khoăn là chưa tìm được 2 chữ đối cho tốt với chữ "bóp cổ" thôi, có điều sáng sớm mới ngủ dậy cũng chỉ đối được nhiêu đó :D

thaychuastudio
08-11-2006, 13:48
ba cô xỏ lổ hai (củ) Khoai , Hai cô khoái, Cô KHOÁI.

Tiếc là cái vế "một thằng thắng, thằng thắng" hơi khó!!

vikhoa
08-11-2006, 13:55
Thầy chùa đối thế là không ổn rồi. Cái khó là "năm thằng bóp cổ 1 thằng".

Bác xem lại đi :)

jollibee
08-11-2006, 14:08
Và "...một thằng thắng, thằng Thắng !" có 1 tính từ , 1 danh từ , và cả hai phải trùng tên với Thả Gà.

ViKhoa cũng siêu thiệt "một chị thích, chị Thích !" nhưng đổi "chị" thành "anh" thì hợp hơn :D

thaychuastudio
08-11-2006, 15:13
ừ, thanks ku Khoa. Phải nói là lão già kia chơi cái câu đối khó nhai bỏ xừ.
ai đối được. Lão tặng chuột Quang USB ngay đấy!!
Ò ò
có phần thưởng gồi. Mình cũng phải nhanh tay ...giật lại thôi

vikhoa
08-11-2006, 17:11
ViKhoa cũng siêu thiệt "một chị thích, chị Thích !" nhưng đổi "chị" thành "anh" thì hợp hơn

Em đã bảo là ý em sâu xa lắm, nói chị Thích là có lý do cả đấy.

Thôi thì để em giải thích luôn, cùng lắm "anh Thích" ko nhìn mặt em vài hôm ^^

Anh jô-li-bì chắc cũng biết đã có "anh Thích" thì phải có "chị Thích" đúng không? Thế mà anh Thích cứ "thích" lang thang tìm "nữ", rồi lại lang thang đi với mấy chú "thả", "dê" hoài, để chị ở nhà buồn...

Thôi em nói thế thôi, các bác đối tiếp đi. :D

Câu đối của em chuẩn từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, chỉ có 2 từ "mát xa" là chưa chuẩn lắm, nhưng em vẫn chưa nghĩ ra từ thích hợp hơn.

DONNA_DONNA
08-11-2006, 21:25
Ba cụ "cắt bớt " một cụ, một cụ thích, cụ Thích !

:lick: :lick: :lick:

thaychuastudio
09-11-2006, 08:39
Thích đi đối với Thích.... Kô ổn rồi Đô nà ơi

ThichNuDiuHien
09-11-2006, 09:18
Em đã bảo là ý em sâu xa lắm, nói chị Thích là có lý do cả đấy.
Thôi thì để em giải thích luôn, cùng lắm "anh Thích" ko nhìn mặt em vài hôm ^^
Anh jô-li-bì chắc cũng biết đã có "anh Thích" thì phải có "chị Thích" đúng không? Thế mà anh Thích cứ "thích" lang thang tìm "nữ", rồi lại lang thang đi với mấy chú "thả", "dê" hoài, để chị ở nhà buồn...
Thôi em nói thế thôi, các bác đối tiếp đi. :D
Câu đối của em chuẩn từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, chỉ có 2 từ "mát xa" là chưa chuẩn lắm, nhưng em vẫn chưa nghĩ ra từ thích hợp hơn.
Lại bàn về…đối
Nhớ lại câu đối Da trắng vỗ bì bạch – tương truyền của Đoàn Thị Điểm, sau hàng trăm năm vẫn là vế đối “hóc hiểm” khiến con cháu lũ lĩ cụ Trạng Quỳnh khóc ròng vì…bí rị.

Rồi cũng có nhiều người “tự nhận” “tự khen” rằng mình đã đối được, rằng câu đối của mình là chuẩn nhất, sát nghĩa nhất với vế ra của cụ Đoàn, ví dụ:

1/ Rừng sâu mưa lâm thâm.
2/ Trời xanh màu thiên thanh.
3/ Con chuột ra bớp con bò (?)
4/ …

Nhưng cũng có học giả phản bác các câu trên như sau:
Chỉ xét về mặt đối từ với từ.
Vế ra của cụ Đoàn:
- Da trắng / vỗ / bì bạch (Da = bì, Trắng = bạch)

Đối 1: Rừng sâu / mưa / lâm thâm (Rừng = lâm, Sâu = thâm)
Đối 2: Trời xanh / màu / thiên thanh (Trời = thiên, Thanh = xanh)
Đối 3: Con chuột / ra bớp / con bò (Ra = rat [tiếng Pháp] = con chuột, Bớp = boeuf [tiếng Pháp] = con bò)

Đối 1, đối 2 đều “phiên nôm” được rừng sâu = lâm thâm, trời xanh = thiên thanh như vế ra của cụ Đoàn: da trắng = bì bạch. Nhưng các từ đối lại chẳng “ăn nhậu” gì đến cái gọi là…đối cả. Da không bao giờ đối được với Rừng, với Trời được. Đến đây ta xét tiếp động từ “vỗ”, vỗ cũng chẳng thể nào đối được với “mưa” và “màu” là những hình dung từ.

Câu đối 3 xin không bàn vì ngữ nghĩa của nó cách xa vế ra như mặt trời; mặt trăng, đọc cho vui là chính.

Phân tích giữa vế ra và câu đối thêm nữa thì còn rất nhiều, tớ sẽ hẹn dịp khác, dừ xin trở lại vế đối…của tớ (Thả gà là đồng tác giả)
Như đức Vê – Khờ có nói: câu 5 thằng bóp cổ 1 thằng là khó nhất, xin không bàn về từ thằng, chỉ xin nói thim để các bác hiểu rõ:
- 5 thằng là hình tượng của bàn tay 5 ngón, 1 thằng là …thằng nào các bác “đực rựa” nhà mình chắc rõ (xin miễn vạch....ra)
- Vậy nếu đối lại các bác cũng phải dùng từ có hình tượng rõ ràng, đừng như khi tớ hỏi “2 chị và 1 chị” là "cái" gì thì đức Vê Khờ vẫn còn e thẹn chửa dám nói hoặc "3 cụ với 1 cụ" là cái giống chi hỡi cụ Đòn Nà ?

Vài ý lựng bàn thim dzậy thui, mong các bác típ tục.

:boxing: :boxing: :boxing:

The Old Man
09-11-2006, 09:23
Câu dối cho DLỳ !
Hai tên bóp dế một tên, môt tên lỳ, tên Lỳ

dinhbaochau
09-11-2006, 09:26
Trời sinh ông Thích Nữ
Đất nẻ Bê Đê Trâu

pinochu
09-11-2006, 09:50
hôm qua em đọc vế đối không hiểu lắm, hôm nay nhờ có bác Thích làm cho em sáng mắt ra, bái phục.

dly
09-11-2006, 12:38
Câu dối cho DLỳ !
Hai tên bóp dế một tên, môt tên lỳ, tên Lỳ

Năm ông nâng trứng một ông, một ông già, ông Già

jollibee
09-11-2006, 14:07
- Vậy nếu đối lại các bác cũng phải dùng từ có hình tượng rõ ràng, đừng như khi tớ hỏi “2 chị và 1 chị” là "cái" gì thì đức Vê Khờ vẫn còn e thẹn chửa dám nói hoặc "3 cụ với 1 cụ" là cái giống chi hỡi cụ Đòn Nà ?

Zậy 2,5 or 10 là OK :confused:

Mười cụ ôm eo một cụ, một cụ cương, cụ Cường ! :tongue:


Năm ông nâng trứng một ông, một ông già, ông Già
Hảo kung fu! chết ông già gân rồi . lol

nguyentanlong
09-11-2006, 14:18
cảm ơn các bác, được một dịp "mở rộng tầm mắt".

DONNA_DONNA
09-11-2006, 14:32
E hèm! Có người được sư phụ làm cho sáng mắt , đến nỗi hôm nay mới biết nói thêm 2 từ "bái phục" nhưng em thì vẫn chưa sáng cho lắm, nên cũng chưa thật sự phục sư phụ, mong được thỉnh giáo thêm.

1. Đối 1, đối 2 đều “phiên nôm” được rừng sâu = lâm thâm, trời xanh = thiên thanh như vế ra của cụ Đoàn: da trắng = bì bạch. Nhưng các từ đối lại chẳng “ăn nhậu” gì đến cái gọi là…đối cả. Da không bao giờ đối được với Rừng, với Trời được. Đến đây ta xét tiếp động từ “vỗ”, vỗ cũng chẳng thể nào đối được với “mưa” và “màu” là những hình dung từ.

-5 thằng là hình tượng của bàn tay 5 ngón, 1 thằng là …thằng nào các bác “đực rựa” nhà mình chắc rõ (xin miễn vạch....ra)
-Vậy nếu đối lại các bác cũng phải dùng từ có hình tượng rõ ràng, đừng như khi tớ hỏi “2 chị và 1 chị” là "cái" gì thì đức Vê Khờ vẫn còn e thẹn chửa dám nói hoặc "3 cụ với 1 cụ" là cái giống chi hỡi cụ Đòn Nà ?

Sư phụ đã từng nói đã là đối thì phải đối nhau chan chát nó mới đã, mới đủ cho ta vỗ đùi đánh tét vài ba cái chứ không chỉ là vuốt râu gật gù không. Nhưng theo em thấy trong 2 ý giải thích của sư phụ tự bản thân nó cũng đã "xung đột chan chát" đấy thôi :lick:

Thứ nhất nếu xét về mặt đối thì cái câu "Rừng sâu mưa lâm thâm" đúng là chẳng ăn nhập gì với vế "Da trắng vỗ bì bạch" cả.
Nhưng nếu xét về mặt hình tượng thì ta có thể giải thích như sau:

Tương truyền rằng lúc ra câu đối này là lúc bà Đoàn đang tắm thì có một cậu học trò đi ngang qua, bà chữa thẹn bằng cách ra vế đối trên hoặc có thể là bà đố cậu học trò đó để bỏ qua chuyện cậu đã nhìn thấy gì rồi.

"Da trắng vỗ bì bạch" có nghĩa là bà đang Nu, ko có gì cả. Còn cậu học trò đối lại "Rừng sâu mưa lâm thâm" có nghĩa là cậu liên tưởng đến cái mà cậu nhìn thấy sau đấy, trong hoàn cảnh bà đang Nu đấy,bà đang làm cái việc đấy. :tongle: :D

2. Tương tự như vậy với vế đố của sư phụ:
Năm thằng bóp cổ 1 thằng, 1 thằng thắng, thằng Thắng!

Nếu ta ko phân tích câu trên theo kiểu hình tượng thì ý nghĩa của nó không thâm thúy. Nhưng khi phân tích theo kiểu hình tượng rồi thì vế sau lại càng khó hiểu :D vì trong 5 thằng bóp cổ đấy, có 1 thằng thắng, thằng thắng đấy tên là Thắng ???

Nhưng dù thế nào đi nữa em cũng xin mượn lời Vê khờ để giải thích cho câu đối của mình lol :
Ban đầu em cũng nghĩ phải đối thằng = con, đối thắng = thua. Nhưng thật ra thì không nhất thiết phải thế mà tùy hoàn cảnh và nghĩa câu.

Câu của bác nói về 1 vấn đề, câu của em cũng nói về vấn đề đó, chỉ là "khác giới".

3 cụ với 1 cụ ở đây có thể hiểu là có 1 ông cụ chống gậy, các cái gậy khác của cụ tất nhiên cũng thuộc loại cụ rồi và cụ cũng ko còn trẻ như "thằng" nữa để bà bóp cổ như thằng . Tuổi của cụ không làm gì được nữa thì có "cắt bớt" đi 1 cụ thì cụ vẫn thích. Cụ Thích nhỉ ? :lick: :lick: :lick:

pinochu
09-11-2006, 16:16
Tương truyền rằng lúc ra câu đối này là lúc bà Đoàn đang tắm thì có một cậu học trò đi ngang qua, bà chữa thẹn bằng cách ra vế đối trên hoặc có thể là bà đố cậu học trò đó để bỏ qua chuyện cậu đã nhìn thấy gì rồi.
Câu đối này là bà Đoàn đang tắm thì trạng Quỳnh gõ cửa đòi vào, bà mới ra vế đối, bảo đối được mới cho vào, trạng Quỳnh suy nghĩ cắn bật máu môi, bà Đoàn tắm xong đi ra vẫn thấy trạng Quỳnh đứng suy nghĩ. "Rừng sâu mưa lâm thâm" là sau này có một người đối lại, nhưng vẫn không chuẩn. Thứ nhất, da trắng, trắng là chỉ màu, da có màu trắng. Còn rừng sâu, sâu không chỉ màu, chẳng có màu nào gọi là màu sâu cả. Đối phải đối chan chát, chứ đối kiểu này nghe không đã, không phải vỗ đùi cái đét khi nghe câu đối được.


"Da trắng vỗ bì bạch" có nghĩa là bà đang Nu, ko có gì cả. Còn cậu học trò đối lại "Rừng sâu mưa lâm thâm" có nghĩa là cậu liên tưởng đến cái mà cậu nhìn thấy sau đấy, trong hoàn cảnh bà đang Nu đấy,bà đang làm cái việc đấy. :tongle: :D

Đâu nhất thiết phải Nu mới làm được cái chuyện vỗ bì bạch hả bác, cứ chỗ nào có thịt, có da là vỗ tuốt, bởi vậy không nhất thiết phải là đang Nu mới làm được cái việc ấy, bác cứ vén bụng lên là vỗ được bì bạch. Bà đứng trong nhà tắm, vỗ bì bạch cho trạng ở ngoài nghe tức chơi. Bì bạch ở đây là khi bác tắm bằng gáo (ngày xưa hông có vòi sen), dội một gáo nước, cứ vỗ vỗ chỗ nào thì chỗ đó lại kêu bì bạch. Đây là một động tác chỉ sự thách thức, sự khêu gợi, sự khiêu khích. Lấy "mưa lâm thâm" mà đối với "vỗ bì bạch" thì chẳng có gì là đối lại sự khiêu khích đó hết.

Nghe đồn là Trạng đối lại bằng câu "trời xanh màu thiên thanh", nhưng hông có sách nào nói vậy, chắc thiên hạ tự thêm vô để chữa thẹn cho Trạng. Nhưng vẫn chưa chuẩn, vỗ không đối với màu được.



3 cụ với 1 cụ ở đây có thể hiểu là có 1 ông cụ chống gậy, các cái gậy khác của cụ tất nhiên cũng thuộc loại cụ rồi và cụ cũng ko còn trẻ như "thằng" nữa để bà bóp cổ như thằng . Tuổi của cụ không làm gì được nữa thì có "cắt bớt" đi 1 cụ thì cụ vẫn thích. Cụ Thích nhỉ ? :lick: :lick: :lick:
còn câu này, cho dù "cái gậy" của cụ không chống được nữa, bác "cắt" đi thì cụ phản ứng thế nào, dù là hông xài được vẫn cứ để đó, có còn hơn không, thà có mà hông xài được còn hơn là thiếu, bác mà cắt đi thì cụ chết sớm chứ cụ hông thích đâu. Ví dụ cái ruột thừa của bác, đâu có để làm gì, nếu nó không đau, bác cũng không tự nhiên vô bệnh viện nhờ người ta cắt đi. Với lại bác lại lấy 3 cụ mà chuyển thành một ông cụ chống gậy, cây gậy đó bác suy từ cụ thì phải là 9 gậy lận, nên theo em, câu đối của bác vẫn chưa chuẩn.

thagnv
09-11-2006, 16:23
Em tới đây thì chỉ biết mốc mỏ mà xem mấy bác xuất... chiêu thôi, hết hiểu gì rồi... :(

DONNA_DONNA
09-11-2006, 18:59
Xin nhận sai phần giải thích truyền thuyết về vế ra của bà Đoàn do chỉ nhớ mang máng. Nhưng vẫn giữ nguyên cách giải thích cho vế đối "Rừng sâu mưa lâm thâm" và câu "3 cụ, 1 cụ" do pinochu đã hiểu sai ý:

1.

Da trắng vỗ bì bạch

Nguyên Nguyên
17 tháng 12 năm 2004


Trong những chuyện đời xưa thuộc giới làng Nho có một giai thoại khá sôi động, gay cấn, và cũng đầy đủ các yếu tố để vượt cả không gian lẫn thời gian. Đó là câu chuyện mang tính hư cấu chung quanh câu đối:


Da trắng vỗ bì bạch

Tục truyền do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thách thức Trạng Quỳnh. Câu chuyện xảy ra như sau:

Trạng Quỳnh một hôm bắt gặp nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đang tắm, vừa tắm vừa ngâm thơ ca hát. Trạng ta hình như mê mệt nữ sĩ đã lâu nên lên tiếng xin tắm chung, hay ít nhất cũng xin nữ sĩ cho chiêm ngưỡng thân hình kiều diễm để có hứng nay mai lên đường đi sứ sang Tàu. Nữ sĩ không chút gì hờn giận lại đọc lên câu đối: Da trắng vỗ bì bạch ngụ ý bảo ông Trạng Quỳnh nếu đối được câu đối kể trên, nàng sẽ hết sức chiều theo ý của Trạng.


Câu đối này thật hay, xem dễ nhưng thật ra rất khó, bởi nó vừa tả 'trạng thái' đang tắm của nữ sĩ , vừa đối chữ nôm DA TRẮNG với chữ Nho BÌ BẠCH, liên kết với nhau bằng động từ Vỗ. Bì nghĩa là da (như bì cuốn, bánh tầm bì), Bạch tức trắng (như bạch diện thư sinh, Bạch Mi đạo nhân). Bì-bạch gọi chung nhau lại biến thành một phó từ hỗ trợ cho động từ vỗ. Vỗ vào da trắng lúc đang tắm gây ra tiếng kêu bì-bạch. Câu đối đó chỉ có 5 từ thôi nhưng rất súc tích và không kém khêu gợi. Khung cảnh và tình huống ***y chung quanh câu chuyện này cũng rất ý nhị, dễ thương và dư sức vượt không gian và thời gian. Nó có thể xảy ra vào bất cứ thời đại nào hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới với chi tiết thay đổi chút ít. Thí dụ, thay vì tắm dội gáo như ngày xưa, bây giờ tắm vòi sen shower, tắm bồn nước spa, tắm hơi sauna, v.v. Thay vì một ông Trạng với nữ sĩ, ta có một chuyên viên điện toán với một nữ chiêu đãi viên hàng không, hoặc một ông chồng thợ nề với một bà vợ chuyên bán cơm tấm sườn bì chả, một ông bác sĩ thẩm mỹ với một người mẫu, v.v.


Lối đối đáp biền ngẫu này thật ra rất thịnh hành trong tiếng Việt, thịnh hành hơn cả tiếng Tàu. Bởi ở chỗ tiếng Hán hoặc chữ Nho trong dạng đơn thuần chỉ có một ngôn ngữ mà thôi. Trong khi đó tiếng Việt được lợi thế ở chỗ chứa chấp cả tiếng Nôm lẫn tiếng Hán. Hầu hết những từ ngữ tiếng Nôm đều có tương đương tiếng Hán, và đa số dân chúng dù chỉ có học chữ nghĩa đôi chút đều có thể nhận diện ra. Thí dụ, da tiếng Hán là bì, trắng là bạch, già tức lão, cứng tức cương, v.v. Thêm thí dụ khác, thư sinh= đệ tử= học trò, phi cơ trực thăng= máy bay lên thẳng, dương thế= cõi đời, lão ông= ông già, kỵ sĩ= người cỡi ngựa, hẹn ngày tái ngộ= hẹn gặp lại, bánh da lợn, bì cuốn, v.v.. Thành ra ngoài mặt mang tiếng chỉ một ngôn ngữ Việt - nhưng thật ra người ta có đến hai thứ ngữ ngôn, tiếng Hán và tiếng Nôm pha trộn lẫn nhau. Nếu dùng tiếng Việt theo thể chế song hành - kẹp Nôm với Hán -- người ta có thể phát sinh ra hàng trăm hàng ngàn câu đối khác nhau.


Câu đối Da trắng vỗ bì bạch là một câu đối điển hình nhất, lợi dụng tính cách song hành của tiếng Việt - bao gồm các từ ngữ tương đương giữa hai thứ Nôm và Hán. Da trắng như nhìn qua gương thấy mình chính là bì bạch. Da trắng chỉ là phiên dịch tiếng Nôm của Bạch Bì dùng thoát một chút thành ra bì bạch.


Cũng ở chỗ câu đối được thịnh hành trong dân gian từ ngàn xưa nên người Việt rất quen việc đối đáp chơi chữ. Họ 'lậm' việc đối đáp đến nỗi nhiều khi gặp một câu tiếng Anh, tức thuộc một ngoại ngữ, có tính cách chơi chữ một chút, họ vẫn có thể sáng tác thêm câu đối mà chính người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ vẫn không có, hoặc chưa hề nghĩ tới. Thí dụ, câu phổ thông lập đi lập lại một thứ âm:

She sells sea shells at the sea shore: Cô ấy bán vỏ sò ở bờ biển - (Xin để ý âm she sells)


Người Việt, đặc biệt hình như chỉ có người Việt, có thể tạo ra vô số các câu đối dùng tiếng Anh nhờ ở thói quen đối đáp chơi chữ. Xin đơn cử hai thí dụ đối đáp câu nói trên:

We see VC in the village.

(Để ý âm We see gần như giống VC - ViXi, tức Viet Cộng - Chúng tôi thấy VC trong làng)

Hoặc:

He put his boot in the car booth.

(Âm He put giống như his boot - ông ta đã để giày bốt của ông ta vào thùng sau xe)


Trở lại chuyện ông Trạng Quỳnh. Tục truyền ông Trạng nhà ta trước câu đối thách thức đầy tính ***y của Đoàn nữ sĩ đã lúng túng không ít để rồi ông đành tạm ngâm ngay một câu đáp, chứ lâu quá không khéo bà Đoàn tắm xong thì hết chuyện. Trạng đáp:

Trời xanh màu thiên thanh


Những việc gì xảy ra sau đó không ai có thể biết được. Nữ sĩ họ Đoàn có thực chiều theo ý muốn của Trạng hay không, sau câu đáp có vẻ rất đúng 'tông' của ông Quỳnh, việc đó không hề thấy ghi lại trong văn học. Trời tiếng Hán gọi Thiên, xanh tiếng Hán là thanh. Trời xanh màu thiên thanh, nghe ra khá thơ mộng và đối đáp có vẻ chỉnh.


Trong các sách vở về văn chương hoặc giai thoại làng Nho, người ta thường thấy chỉ có một câu đáp 'Trời xanh màu thiên thanh' dành cho câu đối 'Da trắng vỗ bì bạch'. Giai thoại Đoàn Thị Điểm với Trạng Quỳnh có vẻ kết thúc lửng lơ ở chỗ đó. Không ai để ý khám phá gì thêm. Và cũng không ai muốn tò mò tìm xem có thể có những câu đáp đối khác nữa hay không. Có lẽ chỉ có hai câu đó thôi trong vòng vài trăm năm qua.


Thế nhưng, gần đây trong một nhóm bạn liên lạc nhau bằng email (i-meo, điện thư) qua mạng internet chợt xuất hiện thêm hai, ba câu nữa:


Rừng sâu mưa lâm thâm

Biển Tây có hải âu

Lên núi gặp Thượng Sơn


Từ Hán Việt chỉ Rừng là lâm, sâu là thâm. Lâm thâm hợp lại tạo nên một phó từ mô tả thêm trạng thái của trận mưa. Mưa thế nào, mưa lâm thâm. Rất gần với 'Trời xanh màu thiên thanh'. Biển Tây viết theo tiếng Hán là Hải Âu cũng dùng để chỉ chim hải âu. 'Lên núi' theo chữ Nho: thượng sơn, cũng có thể tên một người, Lê Hoàng Thượng Sơn.


Thế rồi trong nhóm i-meo (email) có người đề nghị trò chơi chữ, thử tìm thêm vài câu đối cho Da trắng vỗ bì bạch. Với mục đích giản đơn, trước là chơi chữ cho vui, sau là về thăm viếng kho tàng văn chương đối đáp bình dân của tiếng Việt, hoặc bổ xung vào ước mơ được hội ngộ với tiền nhân - dù ở trong một thế giới ảo của mạng internet. Sau đó, trên mạng email liên tiếp trong vòng một tuần hầu như ngày nào cũng có ít lắm thêm một hai câu đối đáp mới. Thí dụ:

* Bắp vàng đợi Ngô Huỳnh (TT)

Gợi nên ý ai đó đã luộc hoặc nướng xong vài trái bắp vàng để dành chờ ông Ngô Huỳnh (bắp= ngô / vàng= huỳnh). Thật thiết thực và lắng đọng. Hoặc:

* Mực đen dính Mặc Huyền

(Mực theo tiếng Hán là Mặc / Đen gọi theo chữ Nho là Huyền / Mặc Huyền là tên người)

* Gấu vàng hụt Hoàng Hùng

(Gấu chữ Nho là Hùng / Vàng tức Hoàng)


Việc truy tìm giải đáp cho câu đối Da trắng vỗ bì bạch tự nhiên trở thành một trò chơi chữ vui vui trên mạng, được nhiều người tham gia. Càng tham gia người ta càng thấy nó không khó như rất nhiều người đã hằng tưởng. Bởi tiếng Hán Việt thật ra đã quá quen thuộc với người Việt, và những người tham gia trò chơi đó khám phá thêm rằng ai cũng có thể thành một nhà Nho 'con cóc' hết mà không cần phải theo học Hán Văn ở cấp đại học. Nếu dùng tên người vào câu đáp, việc đối đáp chơi chữ sẽ dễ dàng thêm ra. Như hai thí dụ dùng tên người, ông Sơn và ông Huỳnh kể trên.


Tuy nhiên nếu quan sát kỹ câu đối của bà Đoàn đưa ra, người ta có thể sẽ rất thất vọng - và cũng có thể tiếc nuối cho Trạng Quỳnh là đằng khác, nếu chính Trạng đã đáp: Trời xanh màu thiên thanh. Bởi câu đối đơn giản của bà Đoàn thật ra hàm chứa một số yếu tố cơ bản và đòi hỏi thiết yếu như sau:



Thứ nhất, nó phải mang màu sắc, Da Trắng, Da phải có màu, màu trắng. Thành ra các câu như: 'Rừng sâu mưa lâm thâm; Biển Tây có hải âu; Lên núi gặp Thượng Sơn', v.v. bắt buộc phải bị loại ra ngoài vòng chiến. Ta chỉ còn lại 'Bắp vàng đợi Ngô Huỳnh'; 'Mực đen dính Mặc Huyền', và 'Gấu vàng hụt Hoàng Hùng', hoặc hơi lỏng lẻo một chút: 'Lụa đỏ phủ Hồng Nhung', là những câu đáp dùng đến màu sắc - như Da trắng vỗ bì bạch.


Thứ hai, bên chữ nôm như DA TRẮNG phải được nối kết với bên chữ Hán BÌ BẠCH bằng một động từ 'chỉ động tác' Vỗ. Đây có lẽ là yếu tố đã khiến Trạng lúng túng không ít bởi MàU thiên thanh hoàn toàn không phải một thứ động từ chỉ động tác. Cùng lắm 'màu' chỉ có thể viết tắt cho 'có màu' hay 'là màu'. Một thứ động từ TO BE ở tiếng Anh dùng để chỉ sắc thái: Trời xanh có màu thiên thanh. Đoàn Nữ sĩ rất dễ dàng từ chối ước muốn nghịch ngợm, mang đầy tính cách lều... chổng của Trạng, mà không sợ . . . mất lòng! Những câu đáp tân thời theo dạng internet: Bắp vàng / Mực đen / Gấu vàng / Lụa đỏ / vẫn còn có chỗ đứng ở vòng thứ hai này, bởi cả bốn câu đáp đều xử dụng động từ để liên kết phần Nôm với phần Hán.


Thứ ba, 'cụm từ' bì bạch thật ra là một phó từ - tức trạng từ (adverb) theo lối gọi ngày trước. Nó hỗ trợ cho động từ VỖ. Nhìn kỹ nó mô tả một trạng thái quá độ của động tác vỗ. Vỗ trong khi tắm, hoặc vỗ vào chỗ nào đó trên thân thể đến nỗi có tiếng kêu bì bạch. Đến đây ta đành phải chấp nhận không những ông Trạng thiệt với 'Trời xanh màu thiên thanh', mà còn những cô cậu Trạng con cóc tân thời với những 'Bắp vàng / Mực đen / Gấu vàng / Lụa đỏ', đều phải chào thua, cuốn gói leo lên xe, gài vào số . . . de, đi đâu cho khuất mắt.



Với phân tích đó những người chơi chữ i-meo tự nhiên cảm thấy có cái gì đó lấn cấn trong giai thoại này. Họ thấy cụt hứng. Không phải vì giai thoại có vẻ thiếu thốn một kết cục có hậu, nhưng vì luân lí Khổng Mạnh đã tạo nên một bức thành kiên cố - không cho phép câu đối Da Trắng đó được phát triển đến nơi đến chốn trong suốt mấy trăm năm qua.


Không bỏ cuộc, một ông bạn ở tận Paris (Tùng Linh) gởi i-meo cho biết hôm qua đi metro ngồi gần một thiếu nữ, cảm thấy:

Tóc đen xông phát hắc

( Tóc chữ nho là Phát, đen là hắc. )


Một ông bạn khác trong nhóm chơi i-meo tự nhiên nhảy ra tự xưng mình là Trạng Chõng - bởi ông ta cũng học đến tiến sĩ, cũng Trạng như ai, dù không phải Trạng về Nho học về văn chương. Nhưng cũng đã tốn công nhiều năm trong việc sách đèn, lều chõng. Trạng chõng nói có thể ông hiện là một kiếp đầu thai nào đó của một người em dốt nát, cùng cha khác mẹ với ông Trạng Quỳnh, hay một kiếp khác của người nữ hầu dịch cho bà Đoàn. Trạng tân thời viện dẫn lí do rằng ông thường nằm mơ thấy người em của ông Quỳnh và con Sen hầu tắm Đoàn nữ sĩ, đều có khuôn mặt giống y hệt như ông, Cả hai đều có mặt ở hiện trường trong buổi đối đáp giữa Trạng và nữ sĩ họ Đoàn. Theo trạng tân thời, buổi hôm ấy bầu trời màu xanh, lơ lửng với những áng mây trắng dài. Chính Anh Quỳnh của ông ta ngày ấy đã đưa ra một câu đáp tuyệt chiêu khiến bà Đoàn cũng phải chịu thua. Tuy nhiên trạng chổng không nhớ được rõ, câu đáp đó được tung ra vào lúc nào, bởi giấc mơ về một tiền kiếp đó lúc nào cũng hơi bị lẫn lộn với những ước mơ thiết thực của đời sống hiện tại.

Câu đáp đích thực của Trạng Quỳnh là:


Bẩy Xanh kêu thất thanh.



Hoặc:


Bẩy xanh la thất thanh.


Bẩy tức thứ bẩy, Trạng Quỳnh có thể là người con thứ 7 trong nhà. Bẩy là Thất trong chữ Nho. Xanh có thể là tên gọi thân mật của Trạng ở trong làng lúc còn niên thiếu, cũng mang nghĩa màu xanh. Tức Thanh theo tiếng Hán Việt. Bẩy Xanh viết theo chữ Nho là Thất thanh, đồng thời cũng một phó từ hỗ trợ cho động từ kêu hoặc la. Nếu viết xanh không có chữ hoa cho x-anh, như trong câu sau, Bẩy xanh la thất thanh, câu sẽ mang hàm ý anh 7 bị xanh mặt rồi hoảng hốt la thất thanh.


Câu đáp này có vẻ chỉnh nhất và có vẻ 'trạng Quỳnh' nhất bởi không những nó thích hợp với những đòi hỏi căn bản của chơi chữ mà lại còn thích hợp với hoàn cảnh, với . . . sự cố của những gì xảy ra ngày ấy. Có lẽ một tiền kiếp của ông trạng chổng mới đích thực là tác giả của Trời xanh màu thiên thanh.


Để kết thúc ta có thể cố gắng tìm hiểu những gì thật sự đã xảy ra vào ngày ấy. Nghĩ cho cùng câu chuyện hãy còn nằm trong vòng bí ẩn, bởi giấc mơ của trạng chổng chỉ là một giấc mơ nửa vời. Đến chỗ gay cấn nhất ông ta lại tỉnh giấc chiêm bao. Tuy nhiên ta vẫn có thể suy đoán được đến chừng 70% của câu chuyện - nhờ ở phó từ thất thanh đưa ra để đối với phó từ bì bạch của bà Đoàn. Trong tiếng Việt, thông thường 'la thất thanh' liên hệ đến một trạng thái kinh sợ, hãi hùng. Nó ít khi được dùng để mô tả một tiếng la to vì sảng khoái, thích thú, vì trầm trồ, vì thán phục hay ngạc nhiên. Nó lại càng không thể dùng để mô tả một thứ tiếng kêu khi người ta sửng sốt trong lúc chiêm ngưỡng một cái gì.


Như vậy ta có thể đưa ra 2 giả thiết để giai thoại có được một kết cục tốt đẹp, một happy ending:



Giả thiết thứ nhất, nếu Trạng Quỳnh dùng câu đáp thứ 1 với Xanh viết X theo chữ Hoa Bẩy Xanh kêu thất thanh có lẽ trạng muốn thách đố bà Đoàn ngụ ý rằng thân hình của nàng cũng không có gì đẹp, không có gì cân đối, hấp dẫn. Hoặc Trạng biết dư thói quen của nữ sĩ khi tắm vẫn mặc nguyên quần áo! Do đó dù nữ sĩ có cho phép ông Bẩy Xanh dòm trong lúc tắm, ông cũng sẽ kêu thất thanh vì quá sức thất vọng. Tức câu đáp này được thốt lên lúc bà Đoàn chưa chịu thua.

Giả thiết thứ hai, nếu trạng dùng câu đáp thứ hai, với xanh không viết hoa Bẩy xanh la thất thanh, trạng 7 Quỳnh có thể bị xanh mặt muốn xỉu và la thất thanh. Câu đáp này đã được thốt ra sau khi cửa phòng tắm bị mở toang ra. Tại sao vậy? Tại vì khi cửa phòng tắm được mở toang ra, Trạng mới thấy người đứng tắm không phải là Đoàn nữ sĩ mà thật ra là chú Tư có hơi lại cái và ưa giả giọng phụ nữ - nhất là giọng nói của bà Đoàn Thị Điểm. Chú Tư mấy năm qua lên kinh đô được xung vào hàng hoạn quan, mấy tuần nay được triều đình cho phép về làng thăm em.


2. Nếu như truyền thuyết kể trên đây là đúng thì cách giải thích của tớ dưới đây chỉ mang tính thư giãn: :lick:

Đâu nhất thiết phải Nu mới làm được cái chuyện vỗ bì bạch hả bác, cứ chỗ nào có thịt, có da là vỗ tuốt, bởi vậy không nhất thiết phải là đang Nu mới làm được cái việc ấy, bác cứ vén bụng lên là vỗ được bì bạch

Cái việc đấy ở đây tớ muốn nói là cái việc bà Đoàn đang...:emlaugh: ( hơi khó nói) "Rừng sâu mưa lâm thâm" là để diễn tả trạng thái của bà lúc đang làm việc đấy :eek: vì theo như truyền thuyết ở trên thì :

Trạng Quỳnh một hôm bắt gặp nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đang tắm, vừa tắm vừa ngâm thơ ca hát. Trạng ta hình như mê mệt nữ sĩ đã lâu nên lên tiếng xin tắm chung, hay ít nhất cũng xin nữ sĩ cho chiêm ngưỡng thân hình kiều diễm để có hứng nay mai lên đường đi sứ sang Tàu. Nữ sĩ không chút gì hờn giận lại đọc lên câu đối: Da trắng vỗ bì bạch ngụ ý bảo ông Trạng Quỳnh nếu đối được câu đối kể trên, nàng sẽ hết sức chiều theo ý của Trạng.
Lúc đấy theo thói bình thường thì tớ nghĩ rằng đã tắm thì phải Nu, chính vì bà Nu nên Trạng Quỳnh đã nhìn thấy cái cảnh "Rừng sâu mưa lâm thâm" của bà.... :emlaugh:
chứ ai biết đâu : thói quen của nữ sĩ khi tắm vẫn mặc nguyên quần áo sad

Còn về người ra vế đối "Rừng sâu mưa lâm thâm" sau này chắc cũng tưởng vậy.

Nếu theo định nghĩa về câu đối tại http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u_%C4%91%E1%BB%91i_Vi%E1%BB%87t_Nam có đoạn :

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Đối ý và đối chữ

* Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
* Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.

- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...

thì "Rừng sâu mưa lâm thâm" là sai nhưng trong topic này có đoạn Vê Khờ viết :
Ban đầu em cũng nghĩ phải đối thằng = con, đối thắng = thua. Nhưng thật ra thì không nhất thiết phải thế mà tùy hoàn cảnh và nghĩa câu.

Câu của bác nói về 1 vấn đề, câu của em cũng nói về vấn đề đó, chỉ là "khác giới".

và ý của sư phụ khi nói về vế ra: Năm thằng bóp cổ 1 thằng là phải dùng từ có hình tượng rõ ràng ----> "Rừng sâu mưa lâm thâm" lại có thể chấp nhận được nếu như bà Đoàn Nu :( ----> giải thích về câu của tớ nhé :emlaugh: , nó cũng mang tính hình tượng thôi.

Cái gậy và "cắt bớt" ở đây chỉ là hình tượng để liên tưởng đến 1 người già có 3 cái gậy cũng già thôi chứ nếu cắt thật thì chết toi rồi.. :mad:

Trong Wikipedia nó có câu đối lại là:
"Tay sơ sờ tí ti" câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn.

Hy vọng là mọi người hiểu em nói gì :cool2:

Than Dieu
10-11-2006, 00:01
Đọc xong, không bị tẩu hỏa mới lạ đó.
Em thấy một số sách ghi lại và Trạng Quỳnh không đối được vế đối đó.
Còn một vế đối nữa, mà Đoàn Thị Điểm ra đối khi Trạng Quỳnh trèo lên cây hồng vì chó đuổi là "Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hồng", em không chú ý kỹ nhưng mà câu này hình như cũng không đối được.

ThichNuDiuHien
10-11-2006, 08:28
Dừ mới biết cụ Quỳnh còn có tên là Bảy Xanh (Bảy :yes: Bẩy :no: )

3 cụ với 1 cụ ở đây có thể hiểu là có 1 ông cụ chống gậy, các cái gậy khác của cụ tất nhiên cũng thuộc loại cụ rồi và cụ cũng ko còn trẻ như "thằng" nữa để bà bóp cổ như thằng . Tuổi của cụ không làm gì được nữa thì có "cắt bớt" đi 1 cụ thì cụ vẫn thích. Cụ Thích nhỉ ?
Chú chưa thật sự phục anh thì...anh thiệt sự phục chú vì đọc mãi câu rứa vẫn nỏ hiểu, thui thì:
Già viết trẻ cóc hiểu > chiện phình thường :rolleyes:
Trẻ viết già ...ếch hiểu > bó chiếu lun :lick:

Trong Wikipedia nó có câu đối lại là:
"Tay sơ sờ tí ti" câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn.
Tý 臂 = Cánh tay

jollibee
10-11-2006, 09:26
Anh Thích Nữ ra câu đối nghiệt quá! ai mà đối chuẩn được.

Bác nào mở Thread bày trò chơi câu đối đi cho zui (Cái nì viết cho Thả Gà mừ). Giống như trò chơi choice của Arkain ai đối xong thì được quyền ra câu đối để người khác tiếp tục.

pinochu
10-11-2006, 09:37
Bác Donna hiểu câu "năm thằng bóp cổ một thằng" thế nào? Bác giải thích theo ngôn ngữ của bác đi.
Câu đối lại của bác là "ba cụ cắt bớt một cụ", bác lấy "ba" đối với "năm", "thằng" đối với "cụ", coi như chấp nhận đi, nhưng "cắt bớt" đối với "bóp cổ" sao được hả bác?
Như bác dly đối là "Năm ông nâng trứng một ông", vế này chuẩn nè.
ít nhất bác donna phải đối chữ chuẩn như vậy nè:
Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc
Thánh sâu gươm vua gừng tam cò :whistling

thagnv
10-11-2006, 10:09
Bác Donna hiểu câu "năm thằng bóp cổ một thằng" thế nào? Bác giải thích theo ngôn ngữ của bác đi.
Nói theo kiểu đi thi hoa hậu:
Dạ, trước tiên em xin gửi lời chào trân trọng đến BGK và các khản giả, theo em thì câu thành ngữ "năm thằng bóp cổ một thằng" xuất phát từ một câu chuyện dân gian... như sau:
:emlaugh: :emlaugh: :emlaugh:
Hẹn các bác sau chuyến đi Gia Lai với tinhocxanh nhé... lol

utoo
10-11-2006, 10:24
Một cụ tắm rửa năm cụ, năm cụ cú, cụ Cú :D

câu trên chưa đối được thanh, nên sửa lại

Một cụ xì xì năm cụ, năm cụ cù, cụ Cù :)

Arkain
10-11-2006, 17:30
Tình hình là topic đã thu thập đủ loại nho, từ nho xanh đến nho chín, thậm chí có cả nho...khô, không thiếu cái nào =P

pinochu
10-11-2006, 17:48
Tình hình là topic đã thu thập đủ loại nho, từ nho xanh đến nho chín, thậm chí có cả nho...khô, không thiếu cái nào =P
có thu thập được con cáo hông hả bác?

nguabay
10-11-2006, 18:38
Mười em xoa đầu một em, một em thua, em thua.

dinhbaochau
11-11-2006, 09:25
À ha!
Cái thread này tui cũng tham gia tí cho vui!

Ai đối được câu này.

Bà đồ Nứa, đến khóm tre thở dài hi hóp.

--------------------------
Chú Ý: Nứa, tre, hóp là một họ hàng với nhau. Mời các cao thủ đối

hc_ondi
11-11-2006, 10:50
tui cũng xin góp 1 câu cho xôm tụ

ông nho Cau, gánh thùng vôi ộc bã trầu

( cái này cùng 1 tích )

nguabay
11-11-2006, 11:00
À ha!
Cái thread này tui cũng tham gia tí cho vui!

Ai đối được câu này.

Bà đồ Nứa, đến khóm tre thở dài hi hóp.

--------------------------
Chú Ý: Nứa, tre, hóp là một họ hàng với nhau. Mời các cao thủ đối

Láng giềng xưa, thăm làng cũ, hồi tưởng hoài cổ.

utoo
11-11-2006, 11:28
Có câu này các bạn đối thử xem:

Con cháu các cụ cả các chú cần chiếu cố :D

-thư giãn-

DONNA_DONNA
11-11-2006, 21:19
Bác Donna hiểu câu "năm thằng bóp cổ một thằng" thế nào? Bác giải thích theo ngôn ngữ của bác đi.
Câu đối lại của bác là "ba cụ cắt bớt một cụ", bác lấy "ba" đối với "năm", "thằng" đối với "cụ", coi như chấp nhận đi, nhưng "cắt bớt" đối với "bóp cổ" sao được hả bác?
Như bác dly đối là "Năm ông nâng trứng một ông", vế này chuẩn nè.
ít nhất bác donna phải đối chữ chuẩn như vậy nè:
Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc
Thánh sâu gươm vua gừng tam cò :whistling

1.Ờ ! Để tớ giải thích theo ngôn ngữ "gừng tam cò" của tớ ;)
a.-5 thằng là 5 ngón tay của 1 bàn tay.
-1 thằng là cái mà thằng "đực rựa" nào cũng biết, bác có cần sư phụ tớ phải vạch rõ hẳn ra ko :mad:

b.-3 cụ là 3 cái chưn của "đực rựa".
-Để cho nó dễ hình dung đến cái chưn đấy nên tớ dùng từ "cắt bớt"=cut bird
-Thằng còn trẻ nên mới làm được 5 thằng bóp cổ 1 thằng. Cụ già rồi thì 3 chưn của cụ cũng thuộc loại cụ, để có hành động 5 thằng bóp cổ 1 thằng thì tớ chưa thấy ai nói đến, mà người tớ đề cập đến ở đây là cụ Thích :rolleyes: , bác thích thì vào topic Ca dao tục ngữ hiện đại mà đọc cho thích.
http://ddth.com/showthread.php?t=67076&page=2

http://chiase.anhso.net/img/111106/cuon331431.bmp

Chẳng nhẽ lại ghi theo kiểu "gừng tam cò" phân tích từng chữ 1 như cậu là:

3 chưn cắt bớt 1 chưn, 1 chưn thích ( Vd: Tối mai đi chơi ko? Có, cho tớ 1 chưn. ), chưn Thích!
Như vậy thì phạm húy với sư phụ quá :tongue:

2. Như đã nói ở trên, nếu phân tích từng chữ ra để đối thì đúng là kiểu "gừng tam cò" thật vì khá là khó tìm được từ thích hợp nên câu đối chỉ mang tính hình tượng: ( mà bài của pinochu phần trên là phân tích từng chữ tức là đồng ý theo kiểu "gừng tam cò" , rồi ở cuối lại nói xỏ tớ là nên dùng theo kiểu "gừng tam cò" thế là thế nào :mad: )

Vế ra là chỉ người trẻ đang làm cái việc đấy.
Vế đối là chỉ người già ko làm được cái việc đấy rồi thì cho nó đi cũng chả ảnh hưởng gì, nếu mà vẫn còn làm được thì vẫn thích :lick:


*****************

Từ Bẩy em giữ nguyên ko thay đổi vì tác giả viết thế.
Từ Tí thì thằng Wiki nó viết :

http://chiase.anhso.net/img/111106/wiki431532.bmp (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u_%C4%91%E1%BB%91i_Vi%E1%BB%87t_Nam)

jollibee
12-11-2006, 09:38
Trời sinh ông Thích Nữ
Đất nẻ Bê Đê Trâu
Sông nuôi cá Ba Sa
Núi lở bé Bò Lu
:lick:

pinochu
13-11-2006, 09:31
-Để cho nó dễ hình dung đến cái chưn đấy nên tớ dùng từ "cắt bớt"=cut bird


Ặc, đang ăn nho, tự nhiên có thằng tây thò lò mũi xanh nhảy vào, đây hông còn "gừng tam cò" nữa, mà là "gừng three cò".
Bài trên tớ phân tích theo kiểu gừng tam cò, tức là một câu đối thì đầu tiên phải "gừng tam cò", rồi sau đó mới tới ý nghĩa, mất một trong hai thì nó mất hay đi, nghe không còn đã nữa


b.-3 cụ là 3 cái chưn của "đực rựa".

Tức là "cụ" nhẹ hả. Nhưng nói gì nói, bác "cut bird" thì lấy gì mà output hả bác? Trong hai function thì cũng còn một function bắt buộc phải xài mà!!!

nguabay
14-11-2006, 17:59
Ặc, đang ăn nho, tự nhiên có thằng tây thò lò mũi xanh nhảy vào, đây hông còn "gừng tam cò" nữa, mà là "gừng three cò".
Bài trên tớ phân tích theo kiểu gừng tam cò, tức là một câu đối thì đầu tiên phải "gừng tam cò", rồi sau đó mới tới ý nghĩa, mất một trong hai thì nó mất hay đi, nghe không còn đã nữa

Tức là "cụ" nhẹ hả. Nhưng nói gì nói, bác "cut bird" thì lấy gì mà output hả bác? Trong hai function thì cũng còn một function bắt buộc phải xài mà!!!

Mới vô, nên không biết "gừng tam cò" là gì nên đối:

Mười em xoa đầu một em. một em thua, em thua.

Có cần phân tích ý nghĩa hay không? hay phải hiểu ý theo "gừng tam cò" mới gọi là đối được?

nguabay
14-11-2006, 18:06
Láng giềng xưa, thăm làng cũ, hồi tưởng hoài cổ.
Cũng muốn sữa ngay khi viết xong khi đọc lại.
Nay xin sữa lại:


Láng giềng xưa, thăm làng cũ, cùng ngồi hoài cổ.

jiSh@n
15-11-2006, 09:34
Có 1 câu xuất hiện cũng khá lâu nhưng hình như chưa có ai đối thật hoàn chỉnh:
Gái Củ Chi chỉ cu, hỏi "Củ chi?" :D

dinhbaochau
15-11-2006, 13:33
Thế thì câu nài đối "nàm thao" mí bác!

Trời mưa đất thịt trơn như Mỡ, Đò (Giò) đến hàng Nem Chả muốn Ăn.

thagnv
15-11-2006, 15:54
Thế thì câu nài đối "nàm thao" mí bác!

Trời mưa đất thịt trơn như Mỡ, Đò (Giò) đến hàng Nem Chả muốn Ăn.
Ối trời, câu này em vào google, search ra cả đống (http://www.google.com.vn/search?hs=QVv&hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&q=%22%C4%91%E1%BA%A5t+th%E1%BB%8Bt+tr%C6%A1n+nh%C6 %B0+M%E1%BB%A1%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=)... hehe... :yes:

À, nhắc các bác, đề tài đối điếc này trong ddth có nhiều rồi, các bác có thể tham khảo thread này (http://www.ddth.com/showthread.php?t=60706)!

ThichNuDiuHien
15-11-2006, 16:05
Thế thì câu nài đối "nàm thao" mí bác!
Trời mưa đất thịt trơn như Mỡ, Đò (Giò) đến hàng Nem Chả muốn Ăn.

Ối trời, câu này em vào google, search ra cả đống (http://www.google.com.vn/search?hs=QVv&hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&q=%22%C4%91%E1%BA%A5t+th%E1%BB%8Bt+tr%C6%A1n+nh%C6 %B0+M%E1%BB%A1%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=)... hehe... :yes:

À, nhắc các bác, đề tài đối điếc này trong ddth có nhiều rồi, các bác có thể tham khảo thread này (http://www.ddth.com/showthread.php?t=60706)!
Tội nghiệp chú Phèn, cứ vừa tơm tớp là bị... bợp :yes:
Thui thứ sáu nì đến 81 vặn cổ gà :yes:

dinhbaochau
15-11-2006, 16:32
Tội nghiệp chú Phèn, cứ vừa tơm tớp là bị... bợp :yes:
Thui thứ sáu nì đến 81 vặn cổ gà :yes:

Chiến nài đến 81 không thèm vặn cổ gà :yes: mà đến bóp cổ gà :yes:

Bóp cổ ....bóp cổ .....bóp cổ !

nino
29-10-2010, 22:55
Chiến nài đến 81 không thèm vặn cổ gà :yes: mà đến bóp cổ gà :yes:

Bóp cổ ....bóp cổ .....bóp cổ !

bữa đó nó có chết hông bác?

tho hieu
30-10-2010, 03:00
Da trắng vỗ bì bạch
Hột đỏ thở hì hục

câu này không phải của mình