PDA

View Full Version : Luật pháp Việt Nam đối với tội hình sự trên Net (digital crimes)



Arkain
09-10-2006, 09:28
Người dân Việt Nam lâu nay có quan niệm rằng phạm tội trên mạng đều không đáng kể vì đó là môi trường "ảo", nhưng sau khi gió đã được gieo, bão cũng được gặt rồi thì cái nhìn mới thay đổi được chút ít, chẳng hạn như:

1) Dùng Credit Cards bị ăn cắp dẫn đến việc IP của dân VN mất tín nhiệm đối với các trang e-commerce của quốc tế (Paypal, eBay)

2) DDoS và hack "cho vui" dẫn đến chính những trang web của Việt Nam bị tê liệt, gây đến những thiệt hại không "ảo" tí nào đến danh tiếng cũng như là tài chánh của các công ty (ví dụ: VietCo)

3) Spam, phát tán virus/worm/trojan, ăn cắp sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như là VTC phát sóng Miss World trái phép, lấy mã của game nước ngoài nhận làm của mình, vv.vv)

Theo em thấy thì đối với những tội kể trên theo luật quốc tế thì cực kỳ nghiêm trọng, vào tù như chơi, nhưng luật pháp Việt Nam hình như rất thờ ơ hoặc "giơ cao đánh khẽ" lấy lệ đối với những tội phạm đã bị bắt, vậy xin hỏi luật sư

1) Trong thời điểm hội nhập, Việt Nam sắp được vào sân chơi WTO của thế giới, luật pháp của Việt Nam đã và sẽ có những hành động gì để bảo đảm những người phạm tội digital crimes sẽ được trừng phạt thích đáng?

2) Trên luật pháp, hình phạt đối với những tội kể trên là gì? theo cái nhìn trung thực của luật sư, liệu có thích đáng hay chưa hay là còn cần thay đổi để quân bằng với luật pháp quốc tế? dân IT của VN có thể góp ý với những người làm luật bằng cách nào? cụ thể là những nhân vật nào?

Xin cảm ơn luật sư =)

dangthaithinh
11-10-2006, 06:40
1. Bạn biết theo quan điểm của C.Mác & tư tưởng HCM VN đang trên con đường quá độ lên CHXH và hội nhập quốc tế cũng là quá độ, thời kì này sẽ có những tư tưởng & hành động bất thường việc đó cũng giống như đưá trẻ dậy thì thường thay đổi tâm sinh lý bất thường vậy thôi.

2. Đừng quá ngạc nhiên khi CNTT đang quá độ hội nhập khu vực thì những tai tiếng & các vụ scandar như vừa qua là không có gì quá đáng & nghiên trọng.

3. Chúng ta phải tự hào vì dân mình biết IT nhiều, xài CC mua hàng ở các e-commerice cũng phải có trình độ 1 tí mới mua được, rồi muốn mua phải FAKE IP đủ thứ, biết tiếng Anh, chứ đâu phải vào là Duyệt 1 cái là xong, trình độ hack cũng dân mình thuộc hạng siêu, các Web cơ quan nhà nước, các site thương mại điện tử thậm chí máy chủ DNS nước ngoài nó ra vào như ... đi chợ. Quá tự hào :D

4. Nhưng cái biết thì nên biết đến nơi đến chốn, biết lung tung rồi hiểu chưa hết tưởng rằng mình làm vậy trên thế giới ảo này là không ai biết (Nguyễn Tử Quảng (GD BKIS)nói này đó :D)

5. Túm lại vẫn 1 câu "CNTT VN trong thời kì quá độ hội nhập CNTT với trường quốc tế"

cemalon
11-10-2006, 08:10
1. Bạn biết theo quan điểm của C.Mác & tư tưởng HCM VN đang trên con đường quá độ lên CHXH và hội nhập quốc tế cũng là quá độ, thời kì này sẽ có những tư tưởng & hành động bất thường việc đó cũng giống như đưá trẻ dậy thì thường thay đổi tâm sinh lý bất thường vậy thôi.

2. Đừng quá ngạc nhiên khi CNTT đang quá độ hội nhập khu vực thì những tai tiếng & các vụ scandar như vừa qua là không có gì quá đáng & nghiên trọng.

3. Chúng ta phải tự hào vì dân mình biết IT nhiều, xài CC mua hàng ở các e-commerice cũng phải có trình độ 1 tí mới mua được, rồi muốn mua phải FAKE IP đủ thứ, biết tiếng Anh, chứ đâu phải vào là Duyệt 1 cái là xong, trình độ hack cũng dân mình thuộc hạng siêu, các Web cơ quan nhà nước, các site thương mại điện tử thậm chí máy chủ DNS nước ngoài nó ra vào như ... đi chợ. Quá tự hào :D

4. Nhưng cái biết thì nên biết đến nơi đến chốn, biết lung tung rồi hiểu chưa hết tưởng rằng mình làm vậy trên thế giới ảo này là không ai biết (Nguyễn Tử Quảng (GD BKIS)nói này đó :D)

5. Túm lại vẫn 1 câu "CNTT VN trong thời kì quá độ hội nhập CNTT với trường quốc tế"


Ái chà... phân tích vanh vách ;). Cho tôi hỏi "thời kỳ quá độ" (thời kỳ dậy thì ;)) thường kéo dài bao lâu vậy?

Chúng ta phải tự hào vì dân mình biết IT nhiều, xài CC mua hàng ở các e-commerice cũng phải có trình độ 1 tí mới mua được --> đúng là... quá độ.

bkis
11-10-2006, 10:40
NHưng trình độ tin tặc đến đâu thì chúng ta cũng có Hiệp sĩ giỏi hơn, Nếu hacker và tin tặc giỏi nhất TG như Vietnam hiện nay thì chúng ta càng tự hào về các nhóm Bảo mật VN và các Cty an ninh mạng vì vụ nào cũng bắt được thủ phạm , như vậy là có lợi chứ không phải hại

vikhoa
11-10-2006, 10:40
Đọc 5 câu trả lời của dangthaithinh xong, tự hỏi xem giới trẻ VN có bao nhiêu người suy nghĩ như vậy.

Nếu trên 10% thì đáng báo động mà trên nữa thì ...thôi khỏi làm TMDT cho xong ^_^ Mấy bác ở VN làm thanh toán trực tuyến, gặp các "chuyên gia CC chùa" thì ngồi refund mệt nghỉ, lỗ nặng.

Cái câu "quá độ" thì đem cất đi là vừa rồi. Luật CNTT soạn thảo, chẳng hiểu các sếp ở trên tư vấn những ai nhưng còn nhiều lỗ hổng quá và còn nhiều điều vướng mắc quá. Luật đấy đảm bảo sẽ còn phải sửa đổi nhiều lắm, không thì khó mà làm kinh doanh CNTT được.

thagnv
11-10-2006, 11:08
Có lẽ đó là lý do vì sao báo chí cứ ra rả suốt ngày VIỆT NAM sắp được vào WTO...

Ngày mai ăn phở miễn phí... :D

friendlyvn
11-10-2006, 12:37
Chả biết luật ra sao chứ bây h lách được khối chỗ roài - thậm chí bây h có thể có cái mà 1 vốn có thể tăng lên thành ảo gấp 7-->10 lần mà vẫn .. hợp lệ .

youme
11-10-2006, 13:17
Người dân Việt Nam lâu nay có quan niệm rằng phạm tội trên mạng đều không đáng kể vì đó là môi trường "ảo", nhưng sau khi gió đã được gieo, bão cũng được gặt rồi thì cái nhìn mới thay đổi được chút ít, chẳng hạn như:

1) Dùng Credit Cards bị ăn cắp dẫn đến việc IP của dân VN mất tín nhiệm đối với các trang e-commerce của quốc tế (Paypal, eBay)

2) DDoS và hack "cho vui" dẫn đến chính những trang web của Việt Nam bị tê liệt, gây đến những thiệt hại không "ảo" tí nào đến danh tiếng cũng như là tài chánh của các công ty (ví dụ: VietCo)

3) Spam, phát tán virus/worm/trojan, ăn cắp sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như là VTC phát sóng Miss World trái phép, lấy mã của game nước ngoài nhận làm của mình, vv.vv)

Theo em thấy thì đối với những tội kể trên theo luật quốc tế thì cực kỳ nghiêm trọng, vào tù như chơi, nhưng luật pháp Việt Nam hình như rất thờ ơ hoặc "giơ cao đánh khẽ" lấy lệ đối với những tội phạm đã bị bắt, vậy xin hỏi luật sư

1) Trong thời điểm hội nhập, Việt Nam sắp được vào sân chơi WTO của thế giới, luật pháp của Việt Nam đã và sẽ có những hành động gì để bảo đảm những người phạm tội digital crimes sẽ được trừng phạt thích đáng?

2) Trên luật pháp, hình phạt đối với những tội kể trên là gì? theo cái nhìn trung thực của luật sư, liệu có thích đáng hay chưa hay là còn cần thay đổi để quân bằng với luật pháp quốc tế? dân IT của VN có thể góp ý với những người làm luật bằng cách nào? cụ thể là những nhân vật nào?

Xin cảm ơn luật sư =)


Theo tôi, các vấn đề mà bạn nêu trên cũng là sự tất yếu khi mà công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Việt Nam đang trong gian đoạn chập chững phát triển. Luật pháp chỉ đơn thuần là các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội. Và vì vậy, khi quan hệ xã hội đó chưa phát sinh (và phải đạt đến mức độ nào đó đáng kể) thì các cơ quan xây dựng pháp luật mới có thể bắt tay vào làm luật. Luật có rồi cũng cần phải có một thời gian tương đối để có thể có hiệu lực trong cuộc sống. Đó vấn đề không phải chỉ của đất nước chúng ta mà thôi. Các nước khác cũng vậy (thậm chí ngay đến cả Mỹ - nơi có nền công nghệ thông tin và thương mại điện tử được cho là bậc nhất thế giới).

Các hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng CC chùa, tân công từ chối dịch vụ (DDoS) hay spam, phát tán virut hoặc các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hiện tại đã được pháp luật Việt Nam điều chỉnh (mặc dù ít nhiều còn chưa thực sự chi tiết, thực sự hiệu quả). Với quy định của pháp luật hiện nay, người thựchiện các hành vi nói trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Tôi xin trích dẫn một số các quy định có liên quan để bạn tham khảo.
Các quy định của luật hình sự (bộ luật hình sự 1999):
Hiện tại bộ luật hình sự năm 1999 mới chỉ điều chỉnh ba loại hành vi và được quy định tại ba điều luật dưới đây:

Điều 224. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học
1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 225. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử
1. Người nào được sử dụng mạng máy tính mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Vấn đề về spam thì cũng chỉ mới có một số quy định pháp luật điều chỉnh ở mức độ sơ khai. Chưa có chế tài nào cụ thể đối với hành vi này. Hiện tại, Luật công nghệ thông tin mới chỉ có một quy định như sau:

Điều 70. Chống thư rác
1. Tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng.
2. Tổ chức, cá nhân gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo.
3. Tổ chức, cá nhân không được tiếp tục gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng đến người tiêu dùng nếu người tiêu dùng đó thông báo không đồng ý nhận thông tin quảng cáo.
Trong thời gian tới chắc chắn các nhà làm luật sẽ đưa ra các quy định điều chỉnh chi tiết hơn, phù hợp hơn để có thể bảo vệ nền IT và TMĐT còn non trẻ của nước nhà.

Arkain
13-10-2006, 14:04
Trong thời gian tới chắc chắn các nhà làm luật sẽ đưa ra các quy định điều chỉnh chi tiết hơn, phù hợp hơn để có thể bảo vệ nền IT và TMĐT còn non trẻ của nước nhà.

Điểm này mới là quan trọng, chỉ sợ nhiều nhân vật có ủy quyền để ban hành những luật này thì lại "mù vi tính", do đó luật pháp mới có nhiều lỗ hổng như vậy, luật CNTT của các nước đi trước đã có sẵn, tại sao không dùng để tham khảo? Mà hiện giờ dân IT nếu như có ý kiến thì cũng không biết gửi thư cho ai, ngoài việc lên than thở trên các diễn đàn hoặc với giới báo chí thì cũng chỉ biết cắn răng mà "sống chung với spam/hack/dos" và mong một ngày mai tươi đẹp hơn. Luật sư mà nếu như biết dân IT làm sao có thể đóng góp ý kiến được thì xin chỉ bảo dùm cho anh em =]

lee_huynh306
24-10-2006, 08:26
Điểm này mới là quan trọng, chỉ sợ nhiều nhân vật có ủy quyền để ban hành những luật này thì lại "mù vi tính", do đó luật pháp mới có nhiều lỗ hổng như vậy, luật CNTT của các nước đi trước đã có sẵn, tại sao không dùng để tham khảo? Mà hiện giờ dân IT nếu như có ý kiến thì cũng không biết gửi thư cho ai, ngoài việc lên than thở trên các diễn đàn hoặc với giới báo chí thì cũng chỉ biết cắn răng mà "sống chung với spam/hack/dos" và mong một ngày mai tươi đẹp hơn. Luật sư mà nếu như biết dân IT làm sao có thể đóng góp ý kiến được thì xin chỉ bảo dùm cho anh em =]

_Anh chỉ sợ là dân luật không có kiến thức về CNTT chứ anh không chắc chắn điều đó, đúng không?
_Dân IT muốn than thở ư? Có chỗ đấy! Thứ nhất, website của Đảng CS VN. Thứ nhì, nói thẳng thừng trong các cuộc gặp mặt của đại biểu quốc hội với dân. Thứ 3, gửi thư trực tiếp đến văn phòng chính phủ. Thứ 4, báo chí!
_Theo em biết, các nhà làm luật ở VN có tham khảo luật của nước ngoài. Nhưng không thể bê hết vào luật VN được, vì phải xét đến tình hình cụ thể của VN.:down:

Arkain
02-11-2006, 11:44
_Anh chỉ sợ là dân luật không có kiến thức về CNTT chứ anh không chắc chắn điều đó, đúng không?

Dân luật (tức luật sư) thì có, các nhà làm luật có am hiểu về CNTT không thì phải coi lại, và việc các nhà làm luật trước khi đóng dấu có chủ động đi thăm dò ý kiến của những người có kiến thức và cân nhắc mọi khía cạnh cũng như sự ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của ngành CNTT trong tương lai hay không thì dám nói.

Luật "quản lý CNTT" thì mình tham khảo của đất nước tân tiến và văn minh nào vậy bác lee_huynh?