PDA

View Full Version : Những câu hỏi mở hàng !



vikhoa
28-09-2006, 14:34
vikhoa xin phép mở hàng cho chuyên mục này.

Qua sự kiện Chợ Điện tử vừa qua, chúng ta nhìn thấy rất nhiều điều còn vướng mắc. vikhoa chỉ nêu ra đây 1 số vấn đề chính nhờ anh Hà giải đáp giùm, có thể xem những giả thuyết được đặt ra là 1 case study để các bạn có thể rút kinh nghiệm cho mình sau này.

1/ Giả sử chuyện thay đổi (xóa) tên tác giả 1 phần bộ code của Chợ Điện Tử là Vương Gia Long là có thật, và sản phẩm đó được đem đi dự thi hoặc kinh doanh. Có lập luận cho rằng PeaceSoft đã trả tiền để thuê VGL làm nhân viên, công việc là lập trình nên PeaceSoft có quyền toàn bộ trên bộ code đó. Như vậy việc không để tên VGL trong danh sách những người phát triển sản phầm là không có gì sai cả. Như vậy liệu có đúng theo luật sở hữu trí tuệ không?

2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?

3/ Giả sử chuyện ký 2 bảng lương là có thật, vậy PeaceSoft đã vi phạm những điều khoản gì, theo bộ luật gì và mức xử lý là như thế nào? Việc đó có ảnh hưởng gì đối với nhà đầu tư hay không?

4/ Có người nói, anh là nhân viên, anh đồng ý ký hợp đồng lao động thì anh phải chấp nhận, bây giờ kêu ca cái gì nữa. Vậy xin hỏi nếu nhà tuyển dụng đưa ra hợp đồng không hợp lý, hay có thể nói là có sai phạm so với Luật lao động mà người lao động không biết vẫn ký vào thì nhà tuyển dụng đó có bị xử lý hay không?

5/ Nhân viên sau khi rời khỏi công ty thì có quyền (hoặc được phép) tiết lộ những thông tin trước kia khi làm tại công ty hay không? Có điều gì ràng buộc về vấn đề này hay không?

6/ Nhân viên đã rời khỏi công ty, nay có quyền kiện ngược lại công ty về những sai phạm do công ty phạm phải trước kia hay không?

7/ Vu khống, xúc phạm người khác là 1 tội. Tuy nhiên trên thế giới ảo này thì chẳng ai biết nhau cả. Vậy 1 người (1 tổ chức) bị xúc phạm trên 1 diễn đàn thì có quyền lấy đó làm bằng chứng để tố cáo, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra hay không?

8/ Hack, tấn công chiếm đoạt tên miền, máy chủ v.v... cũng là 1 tội. Vậy luật sẽ xử phạt như thế nào nếu bắt được thủ phạm? Hacker có thể bị kết những tội nào, và những bằng chứng như thế nào thì được xác nhận là bằng chứng có hiệu lực pháp lý?

9/ Một cơ quan ngôn luận có quyền nêu ra 1 nghi vấn về 1 vấn đề chưa được làm rõ hay không? Hay họ chỉ có quyền nêu ra vấn đề sau khi nó được làm rõ?

10/ Câu hỏi cuối cùng: Nhận định của cá nhân anh Hà về sự việc Chợ Điện Tử này như thế nào? Nếu anh không thích trả lời thì không sao cả

Rất cảm ơn anh về những câu trả lời sắp tới. Em biết đây sẽ là những câu hỏi khó "nhai" nhưng nó gần như tóm tắt được khá nhiều vấn đề liên quan khác mà có rất nhiều người muốn biết.

longpt
28-09-2006, 14:56
Chào vikhoa và các bạn. Mục này hay đây, chờ xem Ls Hà trả lời.

youme
28-09-2006, 15:38
Chào vikhoa và các bạn. Mục này hay đây, chờ xem Ls Hà trả lời.
Chào luật sư Longpt. Vũ Thái Hà đang nghiên cứu trả lời đây. 10 câu hỏi của Vikhoa không phải là đơn giản. Luật sư Long góp thêm một tay vào cùng giải đáp các thắc mắc của anh em với. MSVN cũng vừa đưa lên một câu hỏi, đọc mà thấy buồn quá anh em ạ.

youme
28-09-2006, 15:43
Đọc và nghiên cứu 10 câu hỏi của Vikhoa cùng với hơn 40 trang tranh luận của anh em trên diễn đàn liên quan tới việc chợ điện tử bị hack và một số vấn đề khác có liên quan, tôi thấy quả thật đây là một vấn đề hết sức nóng đối với anh em giới IT trong thời gian gần đây có liên quan tới vấn đề kinh doanh, vấn đề pháp lý.
Với các câu hỏi của Vikhoa, xin được giải đáp từng câu một (đây chỉ là quan điểm và nhận định của cá nhân từ góc độ luật pháp):
1/ Giả sử chuyện thay đổi (xóa) tên tác giả 1 phần bộ code của Chợ Điện Tử là Vương Gia Long là có thật, và sản phẩm đó được đem đi dự thi hoặc kinh doanh. Có lập luận cho rằng PeaceSoft đã trả tiền để thuê VGL làm nhân viên, công việc là lập trình nên PeaceSoft có quyền toàn bộ trên bộ code đó. Như vậy việc không để tên VGL trong danh sách những người phát triển sản phầm là không có gì sai cả. Như vậy liệu có đúng theo luật sở hữu trí tuệ không?

Bộ code của chợ điện tử được coi là một phần mềm ứng dụng web và được bảo hộ theo các quy định của pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan. Quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền chính: (1) Quyền tài sản (2) Quyền nhân thân.
Với tác giả của bộ code đó họ hoàn toàn có các quyền theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ. Bao gồm các quyền sau:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác cắt xén, sửa đổi hoặc xuyên tạc tác phẩm theo bất kỳ cách thức, hình thức nào, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Vì vậy, nếu Vương Gia Long là tác giả của bộ code đó, tên của tác giả Vương Gia Long phải được tôn trọng, không được thay đổi sửa đổi thành tên của người khác.
Tuy nhiên, tác giả Vương Gia Long trong trường hợp nếu nhận tiền từ P/S để viết bộ code này thì P/S được coi là chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ và P/S có các quyền tà sản quy định tại Điều 20 và quyền công bố tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật SHTT.
Quyền tài sản bao gồm các độc quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Trình diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tới công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hay bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Với một số quy định như vậy, tổ chức bỏ tiền ra thuê tác giả hoàn toàn có thể thể mang sản phẩm đó đi dự thi hoặc kinh doanh (ở đây là P/S). Tuy nhiên, P/S không có quyền thay đổi tên của tác giả trong danh sách những người viết ra tác phẩm đó. Nếu làm vậy, đó là hành vi vi phạm các quy định của luật sở hữu trí tuệ về quyền nhân thân.

To: Luật sư Longpt. Luatgiapham bảo trợ pháp lý cho chợ điện tử, bác có ý kiến gì về vấn đề này? Cho bà con biết nào?

Masa_Peace
28-09-2006, 16:04
Với một số quy định như vậy, tổ chức bỏ tiền ra thuê tác giả hoàn toàn có thể thể mang sản phẩm đó đi dự thi hoặc kinh doanh (ở đây là P/S). Tuy nhiên, P/S không có quyền thay đổi tên của tác giả trong danh sách những người viết ra tác phẩm đó. Nếu làm vậy, đó là hành vi vi phạm các quy định của luật sở hữu trí tuệ về quyền nhân thân.

Quyền nhân thân cho Long sẽ được tính nếu chodientu được phát triển và ghép lại từ nhiều phần khác nhau, kể cả trường hợp này thì quyền đó chỉ trong phạm vi phần mà Long sáng tạo ra. Nhưng nếu Công ty chứng minh được cho các bạn chodientu là một khối thống nhất, không thể tách rời, thì theo Luật nó chỉ có thể là sản phẩm của tập thể mà người đại diện là Peace. Do vậy Peace có toàn quyền trong việc công bố và cách thức công bố, nhất là trong trường hợp này, Peace lại trả lương sòng phẳng cho Long, cung cấp điều kiện, phương tiện lao động, là người đề ra sáng kiến phát triển dự án.

P/s: Các Mod lưu ý dùm có người mạo danh nick của em spam bài, các anh xóa dùm với.

ping
28-09-2006, 16:07
Em thấy một vấn đề thế này, VGL chỉ là tác giả khi làm sản phẩm từ A-Z. Ví dụ như đi khảo sát(công đoạn này quá quan trọng), theo kinh nghiệm của em thì bác VGL không thể ôm được nhiều việc như thế.
Chỉ khi VGL nào đã hoàn thành cdt rồi bán lại cho PS thì VGL hoàn có quyền là tác giả của sản phẩm.

vikhoa
28-09-2006, 16:13
Mới 1 câu hỏi đầu tiên mà đã phát sinh nhiều vấn đề rồi ;) Mời các bạn tham gia thảo luận tiếp nào, đây sẽ là vấn đề nổi cộm đối với các lập trình viên hiện tại và tương lai đó.

youme
28-09-2006, 16:24
Em thấy một vấn đề thế này, VGL chỉ là tác giả khi làm sản phẩm từ A-Z. Ví dụ như đi khảo sát(công đoạn này quá quan trọng), theo kinh nghiệm của em thì bác VGL không thể ôm được nhiều việc như thế.
Chỉ khi VGL nào đã hoàn thành cdt rồi bán lại cho PS thì VGL hoàn có quyền là tác giả của sản phẩm.
Nếu VGL thực hiện code một sản phẩm cùng với những người khác thì VGL vẫn được coi là tác giả của sản phẩm đó.

Luật sở hữu trí tuệ
"Điều 37 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian vật chất, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác, thì có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với phần riêng biệt đó."

Masa_Peace
28-09-2006, 16:27
Luật sở hữu trí tuệ
"Điều 37 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian vật chất, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác, thì có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với phần riêng biệt đó."

Rất tiếc nếu theo Luật, trong trường hợp này thì Long cũng không phải là đồng tác giả vì Long ăn lương của công ty, sử dụng thời gian làm việc của công ty, tài chính của công ty, công cụ của công ty để làm việc tạo ra sản phẩm trong dự án của công ty (thiếu yếu tố "của mình"). Vì vậy Điều 37 ở đây có thể bị loại trừ ...

ping
28-09-2006, 16:36
Nếu VGL thực hiện code một sản phẩm cùng với những người khác thì VGL vẫn được coi là tác giả của sản phẩm đó.

Luật sở hữu trí tuệ
"Điều 37 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian vật chất, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác, thì có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật này (Luật sở hữu trí tuệ) đối với phần riêng biệt đó."

Theo ý này thì cả công ty là đồng tác giả hết? :confused:. Vì cdt là một hệ thống chứ không phải chỉ có website đó.
Em thấy hiếm có một công ty nào mà bảo coder gi tên của coder vào mấy cái source mình viết(thường là ghi bản quyền của công ty), và tên của người cuối cùng sủa code + time (để dẽ theo dõi).

Masa_Peace
28-09-2006, 16:40
Theo ý này thì cả công ty là đồng tác giả hết? :confused:. Vì cdt là một hệ thống chứ không phải chỉ có website đó.

Bạn không hiểu gì về công ty cả. Công ty không phải là một tập hợp người rời rạc mà là một pháp nhân có tổ chức. Chính pháp nhân mang tên Peacesoft là tác giả của sản phẩm chodientu.

VietDuc
28-09-2006, 16:50
Bạn không hiểu gì về công ty cả. Công ty không phải là một tập hợp người rời rạc mà là một pháp nhân có tổ chức. Chính pháp nhân mang tên Peacesoft là tác giả của sản phẩm chodientu.Đồng ý với câu này. Tôi cũng muốn nghe trao đổi của bác LongPT

aTa100
28-09-2006, 16:58
vikhoa xin phép mở hàng cho chuyên mục này.

Qua sự kiện Chợ Điện tử vừa qua, chúng ta nhìn thấy rất nhiều điều còn vướng mắc. vikhoa chỉ nêu ra đây 1 số vấn đề chính nhờ anh Hà giải đáp giùm, có thể xem những giả thuyết được đặt ra là 1 case study để các bạn có thể rút kinh nghiệm cho mình sau này.

2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?


Mình có tham khảo qua website chính thức của IDG Ventures - Quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc tập đoàn IDG. Xin post lại một số thông được đăng trên website này (http://www.idgvv.com.vn/vietnamese/faq.php)

- Đầu tư mạo hiểm là gì?

Đầu tư mạo hiểm là số vốn bỏ ra để đầu tư vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận đều có thể xảy ra. Vốn đầu tư mạo hiểm thường được sử dụng cho các nghiên cứu và phát triển (R&D), mở rộng hoạt động, tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực, và các chi phí kinh doanh mang tính chiến lược khác để giúp phát triển các doanh nghiệp tư doanh. Nó còn được gọi là “vốn đầu tư mạo hiểm” hay “vốn đầu tư triển vọng”

- Nó hoạt động như thế nào?

Vốn đầu tư mạo hiểm là số tiền do các nhà quản lý chuyên nghiệp đầu tư vào các công ty có đội ngũ lãnh đạo trẻ và đang tăng trưởng nhanh chóng, có tiềm năng phát triển đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đầu tư mạo hiểm rất quan trọng đối với các công ty đang ở trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư mạo hiểm thường:

* Rót vốn vào các công ty mới và tăng trưởng nhanh;
* Mua chứng khoán công ty;
* Hỗ trợ trong việc phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mới;
* Tăng giá trị cho công ty thông qua việc tham gia tích cực vào hoạt động quản lý;
* Chịu rủi ro cao với mong muốn thu được lợi nhuận cao;
* Có định hướng dài hạn

Khi xem xét một đầu tư, các chuyên gia đầu tư thường xem xét rất cẩn thận các yếu tố kỹ thuật và kinh doanh của công ty muốn xin đầu tư. Các chuyên gia đầu tư mạo hiểm chỉ đầu tư một tỷ lệ phần trăm nhỏ vào các công ty có triển vọng dài hạn mà họ xem xét. Luôn hướng tới mục tiêu chung, họ tích cực làm việc với ban giám đốc công ty bằng cách đóng góp những kinh nghiệm của họ và sự hiểu biết trong kinh doanh có được từ việc giúp đỡ các công ty khác có những thử thách phát triển tương tự.

Kiểm soát đầu tư

- IDG Ventures sẽ làm việc với các công ty như thế nào sau khi đầu tư?

Sau khi IDG Ventures đầu tư, chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các công ty đầu tư trong nhiều vấn đề liên quan đến chiến lược, marketing, phân phối, chính sách giá và quảng cáo và nhiều vấn đề khác. Chúng tôi làm việc với các công ty đầu tư nhằm hỗ trợ họ nhận biết các cơ hội thị trường và tận dụng nó. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và cung cấp sự hỗ trợ kịp thời bất kỳ khi nào các bạn cần. Cuối cùng, chính đội ngũ quản lý của công ty sẽ dẫn dắt công ty đi theo đinh hướng chiến lược tốt nhất, và đội ngũ chuyên gia từ IDG Ventures sẽ cung cấp các nguồn lực hỗ trợ để giúp công ty đi đến thành công.

- Liệu IDG Ventures có nắm quyền kiểm soát công ty đầu tư hay không?

IDG Ventures sẽ không nắm quyền kiểm soát công ty đầu tư. IDG Ventures sẽ chỉ đầu tư một lượng cổ phần nhỏ vào các công ty đầu tư.

- IDG Ventures có là thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đầu tư không?

IDG Ventures sẽ là thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đầu tư

- Chiến lược “thu hồi vốn” hay “rút lui” của IDG Ventures là gì?

Có một số cách để IDG Ventures có thể thu hồi lại vốn:

* Sát nhập hoặc mua lại
* Bán lại cho Chủ phần hùn
* Nhượng quyền kinh doanh
* Niêm yết lên thị trường chứng khoán (IPO).

- IDG Ventures sẽ thu hồi lại vốn như thế nào?

IDG Ventures sẽ thu hồi vốn bằng cách chia sẻ lợi nhuận với công ty đầu tư cũng như khoản lợi nhuận thu được khi rút lui. Quỹ sẽ gắn lợi ích của mình với ban quản lý công ty đầu tư bằng cách nỗ lực tăng trưởng kinh doanh cho công ty và tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp.
-------------

Trên đây là trích dẫn một phần từ những câu hỏi thường gặp trong website của IDG Ventures, kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, lợi nhuận thường tỉ lệ thuận với rủi ro, lợi nhuận cao sẽ có rủi ro cao. Ở thông tin trên IDG Ventures đã có định hướng rõ ràng đối với trường hợp rủi ro là "thu hồi vốn" và "rút lui". Còn trong trường hợp nào một bên có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia thì phụ thuộc cụ thể vào những văn bản đôi bên thỏa thuận và ký kết với nhau. Thông tin này có lẽ là IDG Ventures & Peace Soft nắm rõ hơn ai hết, chúng ta chỉ có thể biết nếu họ public thông tin này ra bên ngoài thôi.

Masa_Peace
28-09-2006, 17:21
Để các bạn khỏi sa đà vào việc tìm hiểu khái niệm đầu tư rủi ro, mình xin trả lời luôn nhé.

Theo Luật Đầu tư hiện hành, IDG có thể đầu tư vào Peace theo hai con đường sau đây:
1. Đầu tư gián tiếp: là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh để rót vốn vào Peace cùng hợp tác phát triển sản phẩm. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo thỏa thuận, nhưng thường là theo tỷ lệ tài chính hai bên đóng góp. (Đây không phải con đường mà IDG đang làm)

2. Đầu tư trực tiếp: là tham gia mua cổ phần của Peace (Là cách IDG đang thực hiện). Ở đây có một số thông tin mật của Công ty cho phép không nói ra. Quyền, lợi ích và rủi ro mà IDG được hưởng về nguyên tắc cũng giống như cổ đông khác, chỉ khác về mặt lượng được tính theo tỷ lệ góp vốn. Trong trường hợp này, Peace đã sử dụng thương hiệu có sẵn để góp gốn đối trọng với IDG khi thành lập công ty cổ phần. Với giá trị thương hiệu, vốn góp của các cổ đông lẻ, hoàn toàn có thể chơi bình đẳng với những người muốn tấn công vào Công ty thông qua con đường sử dụng quyền cổ đông của IDG.

youme
28-09-2006, 17:21
Theo ý này thì cả công ty là đồng tác giả hết? :confused:. Vì cdt là một hệ thống chứ không phải chỉ có website đó.
Em thấy hiếm có một công ty nào mà bảo coder gi tên của coder vào mấy cái source mình viết(thường là ghi bản quyền của công ty), và tên của người cuối cùng sủa code + time (để dẽ theo dõi).

Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ thế này đi cho nó đơn giản:
Youme là nhạc sĩ (chỉ giả định vậy thôi) được Công ty ddth.com thuê soạn bài hát cho diễn đàn của chúng ta với mức tiền là 1.000.000 đ chẳng hạn.
Trong trường hợp này Youme sẽ là tác giả của bài hát đó và không ai (kể cả công ty ddth.com) có quyền đổi tên người sáng tác từ Youme thành shehim cả.
Công ty ddth.com vì đã thuê youme soạn bài hát đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát mà mình đã thuê Youme sáng tác.
Các quyền nhân thân thuộc về Youme. Các quyền tài sản thuộc về Công ty Ddth.com
Từ đó -----> P/S và Vương Gia Long là thế nào thì các bạn thử phân tích xem.

ping
28-09-2006, 17:22
À, em thấy hacker có đưa cả thủ tướng vào tâm sự của mình, không biết có luật về việc này không (Hix có lẽ tại vụ này thằng hacker này viết ngu nên không nhận được sự ủng hộ của báo chí vì liên quan tí tẹo đến chính trị).

youme
28-09-2006, 17:25
2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?


Có một bài viết mình biết, cung cấp cho anh xem thêm.
Về vấn đề giữ IDG và P/S chưa thể nói được gì vì có tài liệu gì đâu?

ĐẦU TƯ MẠO HIỂM - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) là loại hình đầu tư thấy trước được nhiều rủi ro, nhưng nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Đây là phương thức đầu tư gắn liền với sự hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao. Bài viết dưới đây giới thiệu tóm tắt những nội dung cơ bản về ĐTMH và đề xuất mô hình Quỹ ĐTMH ở nước ta.
Hiện nay, nước ta đang ở trước ngưỡng cửa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp muốn sinh tồn thì phải đổi mới công nghệ và doanh nghiệp nào có công nghệ cao, nhiều tài sản vô hình thì sẽ chiến thắng, cho nên ĐTMH là yếu tố quan trọng thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển công nghệ cao.
ĐTMH là vấn đề mới tại Việt Nam. Điểm đặc biệt của nó là gắn kết chặt chẽ với các yếu tố như thị trường công nghệ, thị trường vốn… Những vấn đề lý luận về ĐTMH, các bước ĐTMH và cơ chế đầu tư, nguồn vốn cũng như khâu rút vốn, chính sách thuế… là những vấn đề phức tạp, cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu.
Khái niệm cơ bản về ĐTMH
ĐTMH - (Venture Capital) là khái niệm có nội hàm đặc biệt, trên thực tế, có thể biên dịch thành đầu tư khởi nghiệp, vì mục đích chủ yếu của ĐTMH là hình thành các doanh nghiệp KH&CN hoặc doanh nghiệp công nghệ cao. Theo nghĩa rộng, là đầu tư vốn vào toàn bộ hoạt động kinh tế mang tính phát triển, sáng tạo, có độ mạo hiểm cao nhưng tiềm năng hiệu quả cũng cao. Theo nghĩa hẹp, ĐTMH thường là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ, ĐTMH là loại vốn do nhà tài chính đầu tư vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, có tiềm năng cạnh tranh lớn và phát triển nhanh. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ cao và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện một cách đầy đủ cả quá trình, thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán (chủ yếu là doanh nghiệp KH&CN), công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất hoặc chuyển nhượng cổ phần để thu được sự hoàn vốn đầu tư với mức cao.
Mục đích của ĐTMH là thúc đẩy phát triển ngành công nghệ cao, hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao. ĐTMH do 6 yếu tố cấu thành: Vốn mạo hiểm, nhà cung cấp vốn, đối tượng đầu tư, thời hạn đầu tư, mục đích đầu tư và phương thức đầu tư.
Đặc điểm của ĐTMH
ĐTMH thường được đầu tư vào giai đoạn thành lập doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao và giai đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Tỷ lệ thất bại của giai đoạn này có thể rất cao, tới 80-90%, tức là tỷ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho thu nhập cũng càng cao, vì công nghệ cao làm ra sản phẩm trước đây chưa có. Do đó, ĐTMH có thể thu được lợi nhuận rất lớn khi thành công. Nhà cung cấp vốn ĐTMH sử dụng lợi nhuận này chuyển hoá thành vốn chuẩn bị mạo hiểm, thực hiện giá trị gia tăng và quay vòng tuần hoàn của vốn mạo hiểm. Tại Mỹ, trong thời gian từ 1981 đến 1986, tỷ lệ giá trị gia tăng trung bình hàng năm của vốn mạo hiểm là khoảng 23,8% (năm cao nhất 37,2%), gấp 2-3 lần thu nhập bình quân của cổ phiếu. Vì vậy, khác với tài chính truyền thống, vốn mạo hiểm là loại vốn có thể đảm nhiệm mạo hiểm cao, đặc tính này phù hợp với việc phát triển dự án công nghệ cao.
Đặc điểm khác của ĐTMH là nhà cung cấp vốn ĐTMH không chỉ đầu tư vốn, mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn.
Tác động của ĐTMH đối với phát triển kinh tế
Lịch sử phát triển các doanh nghiệp như Intel, Microsoft, Yahoo, Apple, thể hiện sự thành công của phương thức dùng vốn mạo hiểm hỗ trợ và nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ cao. Những doanh nghiệp này khi khởi nghiệp đều nhận được ĐTMH. Công ty Apple trong thời kỳ ban đầu khởi nghiệp nhận được 400.000 USD vốn ĐTMH, Công ty Yahoo nhận được 4 triệu USD… Trên thực tế, không chỉ có các doanh nghiệp nói trên khi thành lập và phát triển phụ thuộc vào sự hỗ trợ của vốn mạo hiểm. Ơû Mỹ, ít nhất 50% doanh nghiệp công nghệ cao trong quá trình phát triển của mình đã nhận được sự giúp đỡ qua ĐTMH.
Hiện trạng và triển vọng phát triển ĐTMH tại Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta có một số quỹ ĐTMH của nước ngoài đang hoạt động. Quỹ ĐTMH IDG (IDGVF) được thành lập từ năm 2004 tại Việt Nam, nhằm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, sau 1 năm hoạt động, mới có 4 doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của quỹ này với vốn đầu tư không đáng kể. Quỹ Mekong đã đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động xuất khẩu: Đầu tư 1 triệu USD vào Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Minh Phúc, 1,6 triệu USD vào Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng, 745 ngàn USD vào Công ty Lạc Việt sản xuất phần mềm xuất khẩu. Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa đủ điều kiện nhận được ĐTMH trung và dài hạn, vì trình độ tổ chức và vận hành doanh nghiệp thấp cũng như thiếu chiến lược dài hạn trong đổi mới công nghệ, ngoại trừ một số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hoặc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo nguyên tắc ĐTMH, vốn ĐTMH thường do các doanh nghiệp ĐTMH vận hành. Tức là, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và phải bảo toàn vốn, ngoài việc đầu tư khởi nghiệp hoặc đầu tư vào các dự án công nghệ cao có tiềm năng công nghệ và triển vọng thị trường tốt, hứa hẹn mang lại thu nhập cao, doanh nghiệp ĐTMH còn tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh. Phương thức rút vốn thường được thực hiện trên thị trường chứng khoán. Để đa dạng hoá nguồn vốn ĐTMH, phải phát triển thị trường vốn, như: Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hoặc huy động vốn nhàn rỗi của xã hội tham gia thị trường vốn.
Tồn tại hiện nay của nền kinh tế nước ta là chưa hình thành được hệ thống các doanh nghiệp công nghệ cao, vườn ươm tạo công nghệ, đồng thời thiếu hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển ĐTMH, cùng với thị trường chứng khoán còn yếu, chưa hình thành thị trường vốn. Do đó, vấn đề hình thành và phát triển doanh nghiệp ĐTMH một cách đầy đủ ở nước ta trong giai đoạn trước mắt chưa có điều kiện thuận lợi như ở các nước đã có các yếu tố thị trường mạnh mẽ hơn (thể hiện qua tỷ lệ cổ phần hoá, tư nhân hoá, phát triển thị trường chứng khoán...).
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Trong những năm qua, Nhà nước đã và đang kiên trì thực hiện xây dựng các khu công nghệ cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời đã có những yếu tố công nghệ cao đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vi điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và tự động hoá, vật liệu mới... cùng với nhiều dự án công nghệ cao đang được triển khai tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động tham gia hội nhập. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư đối với các dự án đổi mới công nghệ và bước đầu trong việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao để chuẩn bị đối mặt với những thách thức của quá trình hội nhập.
Kiến nghị mô hình triển khai Quỹ ĐTMH tại Việt Nam
Biện pháp hữu hiệu nhất, đồng thời cũng là con đường tất yếu mà các nước công nghiệp đi trước đã và đang áp dụng là thành lập Quỹ ĐTMH từ nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là nguồn vốn KH&CN và vốn vay ngân hàng) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ cao, hình thành hệ thống các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ có năng lực cạnh tranh tốt.
Đối với nước ta, trong giai đoạn đầu (không dưới 10 năm) nên tiến hành quản lý Quỹ ĐTMH theo các nguyên tắc sau:
l Mục đích của Quỹ: Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, tạo cơ chế hỗ trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
l Hình thức quản lý: Quỹ ĐTMH là doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
l Nguồn vốn bao gồm: Vốn điều lệ chủ yếu của Nhà nước, vốn của các cổ đông và cá nhân, vốn quyên góp của xã hội và các nguồn đầu tư khác.
l Đối tượng đầu tư: Những dự án đổi mới công nghệ có hàm lượng công nghệ cao của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ.
l Phương thức đầu tư:
1) Đầu tư theo cổ phần tham gia (phương thức đầu tư chủ yếu): Trọng điểm lựa chọn là doanh nghiệp kinh doanh có thành tích nổi bật, dự án có khả năng phát triển và hiệu suất hoàn trả đầu tư cao, đã có quy mô phát triển nhất định, thị trường xác định rõ ràng, trong vòng 3-5 năm khả năng mở rộng thị trường và thực thi chuyển nhượng cổ phần còn lại tương đối lớn.
2) Đầu tư khống chế cổ phần hoặc đầu tư độc lập: Trọng điểm lựa chọn là dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, dự án có quyền sở hữu trí tuệ, thành tựu công nghệ có trình độ dẫn đầu trong nước, triển vọng thị trường đặc biệt tốt.
3) Hợp tác đầu tư (cho vay chu chuyển ngắn hạn): Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chấp nhận đầu tư và công nghiệp hoá thành quả theo phương thức rót vốn ngắn hạn, nâng cao tỷ lệ chu chuyển và tỷ lệ hoàn trả vốn. Trọng điểm lựa chọn là doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tương đối tốt, có tiền vốn đáng tin cậy và có năng lực trả thu nhập tiến hành hợp tác đầu tư.
l Phương thức rút vốn: Chuyển nhượng niêm yết cổ phần, chuyển nhượng thoả thuận cổ phần hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp được đầu tư.

Masa_Peace
28-09-2006, 17:31
Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ thế này đi cho nó đơn giản:
Youme là nhạc sĩ (chỉ giả định vậy thôi) được Công ty ddth.com thuê soạn bài hát cho diễn đàn của chúng ta với mức tiền là 1.000.000 đ chẳng hạn.
Trong trường hợp này Youme sẽ là tác giả của bài hát đó và không ai (kể cả công ty ddth.com) có quyền đổi tên người sáng tác từ Youme thành shehim cả.
Công ty ddth.com vì đã thuê youme soạn bài hát đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát mà mình đã thuê Youme sáng tác.
Các quyền nhân thân thuộc về Youme. Các quyền tài sản thuộc về Công ty Ddth.com
Từ đó -----> P/S và Vương Gia Long là thế nào thì các bạn thử phân tích xem.

Phân tích của bạn nghe có vẻ rất có lý nhưng trường hợp này thì sao:

Pierre Cardin ký hợp đồng thuê Công ty may 10 của Việt Nam làm cái áo sơ mi theo dự án của Pierre Cardin. Cái áo đó được tạo ra từ trí tuệ của rất nhiều bên: thiết kế của Pháp, phụ liệu Trung Quốc, gia công Việt Nam ... nhưng quan trọng là sản phẩm sau khi hoàn thành vẫn mang thương hiệu Pierre Cardin và tiêu thụ trên toàn cầu. Chẳng lẽ Pierre Cardin vi phạm luật bản quyền? May 10 có thể thêm dòng "made in VN" vào sản phẩm, nhưng Pierre Cardin cũng có thể thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng không cho phép làm điều đó trên sản phẩm của mình, cũng như không cho phép đề tên họa sỹ thiết kế vào áo.

ping
28-09-2006, 17:44
Phân tích của bạn nghe có vẻ rất có lý nhưng trường hợp này thì sao:

Pierre Cardin ký hợp đồng thuê Công ty may 10 của Việt Nam làm cái áo sơ mi theo dự án của Pierre Cardin. Cái áo đó được tạo ra từ trí tuệ của rất nhiều bên: thiết kế của Pháp, phụ liệu Trung Quốc, gia công Việt Nam ... nhưng quan trọng là sản phẩm sau khi hoàn thành vẫn mang thương hiệu Pierre Cardin và tiêu thụ trên toàn cầu. Chẳng lẽ Pierre Cardin vi phạm luật bản quyền? May 10 có thể thêm dòng "made in VN" vào sản phẩm, nhưng Pierre Cardin cũng có thể thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng không cho phép làm điều đó trên sản phẩm của mình, cũng như không cho phép đề tên họa sỹ thiết kế vào áo.

Đúng là em chưa thấy PS phủ nhận việc VGL đã tham gia coder cái cdt 2.0, còn một cái comment trong source không nói được gì nhiều. Theo ý cảm nhận cá nhân em thì anh VQL hoàn toàn có thể yêu cầu PS viết cho anh một cái chứng nhận là đã tham gia code cdt 2.0, PS không có trách nhiệm phải quảng bá là anh VGL đã tham gia code cdt 2.0 (nếu anh VGL thật sự nổi tiếng thì PS sẽ tự PR điều này vì nó có lợi cho hình ảnh của PS).

youme
28-09-2006, 17:46
Phân tích của bạn nghe có vẻ rất có lý nhưng trường hợp này thì sao:

Pierre Cardin ký hợp đồng thuê Công ty may 10 của Việt Nam làm cái áo sơ mi theo dự án của Pierre Cardin. Cái áo đó được tạo ra từ trí tuệ của rất nhiều bên: thiết kế của Pháp, phụ liệu Trung Quốc, gia công Việt Nam ... nhưng quan trọng là sản phẩm sau khi hoàn thành vẫn mang thương hiệu Pierre Cardin và tiêu thụ trên toàn cầu. Chẳng lẽ Pierre Cardin vi phạm luật bản quyền? May 10 có thể thêm dòng "made in VN" vào sản phẩm, nhưng Pierre Cardin cũng có thể thỏa thuận từ đầu trong hợp đồng không cho phép làm điều đó trên sản phẩm của mình, cũng như không cho phép đề tên họa sỹ thiết kế vào áo.

Vấn đề mà bạn nêu ra nó "xiên" qua một khía cạnh khác của quyền sở hữu trí tuệ mất rồi. Đó là vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa bạn ạ.
Pierre Cardin không thể claim bản quyền đối với một hoa văn nào đó trên áo (ví dụ do hình con chuột) do công nhân của May 10 tạo ra là của mình được. Họ không thể (nếu trên áo cho phép đưa lên dòng chữ thiết kế bởi) để tên Pierre là tác giả của mẫu hình đó được.
Đói rồi, đi ăn cái đã, mai vào tiếp tục tranh luận.

Masa_Peace
28-09-2006, 18:17
Vấn đề mà bạn nêu ra nó "xiên" qua một khía cạnh khác của quyền sở hữu trí tuệ mất rồi. Đó là vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa bạn ạ.
Pierre Cardin không thể claim bản quyền đối với một hoa văn nào đó trên áo (ví dụ do hình con chuột) do công nhân của May 10 tạo ra là của mình được. Họ không thể (nếu trên áo cho phép đưa lên dòng chữ thiết kế bởi) để tên Pierre là tác giả của mẫu hình đó được.
Đói rồi, đi ăn cái đã, mai vào tiếp tục tranh luận.

Không hẳn là nhãn hiệu hàng hóa đâu bạn à, mà ở đây là hiện tượng phức hợp giữa thương hiệu của pháp nhân và quyền tác giả của cá nhân. Thương hiệu có thể trùng với tên gọi của pháp nhân (như trường hợp fpt, honda, toyota), có thể không (như D&C với thương hiệu mercedes, MS với windows). Với những thương hiệu nổi tiếng, trước khi sản xuất, các công ty thường ký hợp đồng mua đứt bản quyền. Trường hợp sản phẩm do tập thể nhân viên của công ty làm ra trong dự án của công ty, sản phẩm đó phải được coi là của công ty, công ty không nhất thiết phải kể tên hết những người làm ra sản phẩm đó (như bạn sẽ không thấy tên những nhân viên cổ trắng Ấn Độ trong hệ điều hành Windows hay các gameonline).

Note: Tất nhiên trừ trường hợp phần của người này, lại cố tình đề tên người khác.

mRrO
28-09-2006, 18:20
Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ thế này đi cho nó đơn giản:
Youme là nhạc sĩ (chỉ giả định vậy thôi) được Công ty ddth.com thuê soạn bài hát cho diễn đàn của chúng ta với mức tiền là 1.000.000 đ chẳng hạn.
Trong trường hợp này Youme sẽ là tác giả của bài hát đó và không ai (kể cả công ty ddth.com) có quyền đổi tên người sáng tác từ Youme thành shehim cả.
Công ty ddth.com vì đã thuê youme soạn bài hát đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát mà mình đã thuê Youme sáng tác.
Các quyền nhân thân thuộc về Youme. Các quyền tài sản thuộc về Công ty Ddth.com
Từ đó -----> P/S và Vương Gia Long là thế nào thì các bạn thử phân tích xem.

Đây là một vấn đề có tên gọi là work for hire (http://en.wikipedia.org/wiki/Work_for_hire). Luật của mỗi nước đối với vấn đề này thường khác nhau, không ai giống ai. Luật của Mỹ thì qui định rằng khi anh A thuê chị B làm một sản phẩm C nào đó thì mặc định anh A là tác giả và là chủ sở hữu của sản phẩm C đó. Chị B không có bất kì quyền nào khác trên sản phẩm C. Chị B có thể được credit hoặc không hề được nhắc tên khi anh A trình diễn sản phẩm, điều này là hoàn toàn bình thường. Ví dụ như trong tất cả các sản phẩm của Microsoft, chúng ta không thấy xuất hiện bất kì tên developer nào trong phần About cả. Ngược lại trong Adobe Photoshop, hãng Adobe có credit các developer của họ.

Như vậy, có hai vấn đề cần xác minh:

1. Luật pháp của VN qui định như thế nào về vấn đề "work for hire"?

Theo những gì anh youme trình bày, tui đoán là mặc định luật qui định anh A là chủ sở hữu quyền tác giả, chị B là tác giả của sản phẩm C. Như vậy A có quyền tài sản, chị B có quyền thân nhân đối với C. Tui thấy qui định như thế này là bất hợp lý, qui định theo cách của luật Mỹ mới hợp lý hơn. Tui bỏ tiền ra thuê ai đó làm một sản phẩm nào đó, thì sản phẩm làm ra phải thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của tui, trừ khi tui muốn chia sẻ quyền đó cho người khác.

2. Bây giờ giả sử như anh A thuê chị B làm ra một sản phẩm C với một thỏa thuận D là anh A sẽ là tác giả và là chủ sở hữu của sản phẩm C. Luật pháp VN có cho phép một thỏa thuận D như vậy tồn tại hay không? Lúc bấy giờ chị B không còn bất kì quyền nào trên sản phẩm C nữa, A giữ cả hai quyền tài sản và thân nhân. Một câu hỏi đặt ra tiếp theo: giữa VGL và Peacesoft có một thỏa thuận D nào như trên được kí kết hay không?

Tui nghĩ bất kì công ti nào cũng phải tự bảo vệ mình bằng một thỏa thuận D như trên với tất cả các nhân viên. Tui cũng cho rằng luật pháp trong trường hợp này phải bảo vệ Peacesoft hơn là bảo vệ VGL thì mới hợp lý. Kể cả trong trường hợp VGL một mình tạo ra ChoDienTu từ A-Z thì anh ấy vẫn không có bất kì quyền nào trên sản phẩm này. Đơn giản vì anh ấy đang làm thuê cho Peacesoft, Peacesoft trả tiền để anh ấy làm ra ChoDienTu do đó Peacesoft là tác giả và là chủ sở hữu của ChoDienTu. Việc Peacesoft thay tên đổi họ rồi đem ChoDienTu đi thi cũng là chuyện hoàn toàn hợp lý, chẳng qua là nó không có cái tình trong đó mà thôi.

-m

swan
28-09-2006, 18:44
Tôi thấy giữa ví dụ do Masa_Peace và youme đưa ra có phần khác biệt:

1. Masa_Peace đưa ra các ví dụ về các doanh nghiệp nước ngoài thuê doanh nghiệp VN gia công hàng hóa. Trong trường hợp này thì rõ ràng doanh nghiệp VN không hề có quyền gì trong sản phẩm này, vì chỉ sản xuất rập khuôn theo đúng các tiêu chuẩn mà đối tác đưa ra theo từng chi tiết nhỏ, thậm chí từng đường may. Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp VN chỉ thực hiện như một cái máy sản xuất hàng loạt, không hề có đầu tư sáng tạo vào sản phẩm nên không được ghi nhận bất cứ cái gì là điều đương nhiên.

2. youme đưa ra ví dụ về thuê sản xuất có sáng tạo. Nhạc sỹ sáng tác nhạc, dù cho theo yêu cầu của người thuê, nhưng sản phẩm đó là kết quả sáng tạo của người nhạc sỹ được định hướng theo yêu cầu của người thuê. Vì vậy, người nhạc sỹ chính là tác giả của bài hát đó và phải được ghi nhận, mặc dù quyền sở hữu thuộc về người thuê.

Theo tôi thấy, rõ ràng việc đưa ra ví dụ và nhận định của Masa_Peace và youme có sự khác biệt. Ý kiến cá nhân của tôi là: trường hợp của VGL và PS có nét tương đồng với ví dụ của youme hơn, trừ phi PS đưa cho VGL 1 bộ code hoàn chỉnh và yêu cầu VGL search and replace 1 vài chi tiết nhỏ không đáng kể.

Arkain
28-09-2006, 20:09
Đồng ý với Swan, đi xa hơn, việc "thuê óc sáng tạo" cũng giống như công ty Pixar làm phim Toy Story, Finding Nemo, The Incredibles...từ đầu đến cuối rồi đưa cho nhà sản xuất Disney đóng mác lên mang ra thị trường. Disney giữ trong tay tất cả sở hữu trí tuệ, và có toàn quyền đối với chúng (chẳng hạn như đi tham dự giải Oscar chẳng hạn) nhưng không có quyền chỉnh sửa tên Pixar trong các bộ phim kể trên.

faceoff
28-09-2006, 20:16
Đây là một vấn đề có tên gọi là work for hire (http://en.wikipedia.org/wiki/Work_for_hire). Luật của mỗi nước đối với vấn đề này thường khác nhau, không ai giống ai. Luật của Mỹ thì qui định rằng khi anh A thuê chị B làm một sản phẩm C nào đó thì mặc định anh A là tác giả và là chủ sở hữu của sản phẩm C đó. Chị B không có bất kì quyền nào khác trên sản phẩm C. Chị B có thể được credit hoặc không hề được nhắc tên khi anh A trình diễn sản phẩm, điều này là hoàn toàn bình thường. Ví dụ như trong tất cả các sản phẩm của Microsoft, chúng ta không thấy xuất hiện bất kì tên developer nào trong phần About cả. Ngược lại trong Adobe Photoshop, hãng Adobe có credit các developer của họ.

Như vậy, có hai vấn đề cần xác minh:

1. Luật pháp của VN qui định như thế nào về vấn đề "work for hire"?

Theo những gì anh youme trình bày, tui đoán là mặc định luật qui định anh A là chủ sở hữu quyền tác giả, chị B là tác giả của sản phẩm C. Như vậy A có quyền tài sản, chị B có quyền thân nhân đối với C. Tui thấy qui định như thế này là bất hợp lý, qui định theo cách của luật Mỹ mới hợp lý hơn. Tui bỏ tiền ra thuê ai đó làm một sản phẩm nào đó, thì sản phẩm làm ra phải thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của tui, trừ khi tui muốn chia sẻ quyền đó cho người khác.

2. Bây giờ giả sử như anh A thuê chị B làm ra một sản phẩm C với một thỏa thuận D là anh A sẽ là tác giả và là chủ sở hữu của sản phẩm C. Luật pháp VN có cho phép một thỏa thuận D như vậy tồn tại hay không? Lúc bấy giờ chị B không còn bất kì quyền nào trên sản phẩm C nữa, A giữ cả hai quyền tài sản và thân nhân. Một câu hỏi đặt ra tiếp theo: giữa VGL và Peacesoft có một thỏa thuận D nào như trên được kí kết hay không?

Tui nghĩ bất kì công ti nào cũng phải tự bảo vệ mình bằng một thỏa thuận D như trên với tất cả các nhân viên. Tui cũng cho rằng luật pháp trong trường hợp này phải bảo vệ Peacesoft hơn là bảo vệ VGL thì mới hợp lý. Kể cả trong trường hợp VGL một mình tạo ra ChoDienTu từ A-Z thì anh ấy vẫn không có bất kì quyền nào trên sản phẩm này. Đơn giản vì anh ấy đang làm thuê cho Peacesoft, Peacesoft trả tiền để anh ấy làm ra ChoDienTu do đó Peacesoft là tác giả và là chủ sở hữu của ChoDienTu. Việc Peacesoft thay tên đổi họ rồi đem ChoDienTu đi thi cũng là chuyện hoàn toàn hợp lý, chẳng qua là nó không có cái tình trong đó mà thôi.

-m

Anh xin lỗi chứ mang tiếng cho chú ở Mỹ, đúng là chú bỏ tiền ra thì chú có thể đem sản phẩm của chú mang đi bán, hay kinh doanh, nhưng tự động sửa tên tác giả thành người khác thì chui vào WC mà chết nhá.

Trường hợp của PS là sửa tên tác giả hay còn gọi là cướp công. Cứ lấy các bài hát mua bản quyền ra làm ví dụ, anh có thể hát mọi nơi mọi lúc, in đĩa bán tùm lum nhưng làm ơn đừng có mặt dày tự nhận mình là tên tác giả nhé.

Sao dân CNTT mà lắm kẻ vô lương tâm vậy nhỉ, anh buồn.
------------------
Đề nghị lịch sự hơn trong tranh luận!
swan

abcslayer
29-09-2006, 09:19
Dường như có một số bạn không phân biệt được giữa thiết kế và gia công rồi. Gia công thì khó mà có thể nói rằng bạn có quyền tác giả trong đó còn với thiết kế thì hoàn toàn khác, hơn nữa cần phân biệt rõ giữa quyền nhân thân tác giả và quyền sở hữu với tác phẩm của tác giả đó. Rất mong những bạn muốn làm mờ, loãng vấn đề nên kiềm chế.
Vấn đề về sở hữu, quyền nhân thân nếu tôi nhớ không lầm thì tất cả phải được học trong giờ GDCD hồi cấp III rồi chứ nhỉ?

QuangIDG
29-09-2006, 10:36
vikhoa xin phép mở hàng cho chuyên mục này.

Qua sự kiện Chợ Điện tử vừa qua, chúng ta nhìn thấy rất nhiều điều còn vướng mắc. vikhoa chỉ nêu ra đây 1 số vấn đề chính nhờ anh Hà giải đáp giùm, có thể xem những giả thuyết được đặt ra là 1 case study để các bạn có thể rút kinh nghiệm cho mình sau này.

1/ Giả sử chuyện thay đổi (xóa) tên tác giả 1 phần bộ code của Chợ Điện Tử là Vương Gia Long là có thật, và sản phẩm đó được đem đi dự thi hoặc kinh doanh. Có lập luận cho rằng PeaceSoft đã trả tiền để thuê VGL làm nhân viên, công việc là lập trình nên PeaceSoft có quyền toàn bộ trên bộ code đó. Như vậy việc không để tên VGL trong danh sách những người phát triển sản phầm là không có gì sai cả. Như vậy liệu có đúng theo luật sở hữu trí tuệ không?

2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?

3/ Giả sử chuyện ký 2 bảng lương là có thật, vậy PeaceSoft đã vi phạm những điều khoản gì, theo bộ luật gì và mức xử lý là như thế nào? Việc đó có ảnh hưởng gì đối với nhà đầu tư hay không?

4/ Có người nói, anh là nhân viên, anh đồng ý ký hợp đồng lao động thì anh phải chấp nhận, bây giờ kêu ca cái gì nữa. Vậy xin hỏi nếu nhà tuyển dụng đưa ra hợp đồng không hợp lý, hay có thể nói là có sai phạm so với Luật lao động mà người lao động không biết vẫn ký vào thì nhà tuyển dụng đó có bị xử lý hay không?

5/ Nhân viên sau khi rời khỏi công ty thì có quyền (hoặc được phép) tiết lộ những thông tin trước kia khi làm tại công ty hay không? Có điều gì ràng buộc về vấn đề này hay không?

6/ Nhân viên đã rời khỏi công ty, nay có quyền kiện ngược lại công ty về những sai phạm do công ty phạm phải trước kia hay không?

7/ Vu khống, xúc phạm người khác là 1 tội. Tuy nhiên trên thế giới ảo này thì chẳng ai biết nhau cả. Vậy 1 người (1 tổ chức) bị xúc phạm trên 1 diễn đàn thì có quyền lấy đó làm bằng chứng để tố cáo, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra hay không?

8/ Hack, tấn công chiếm đoạt tên miền, máy chủ v.v... cũng là 1 tội. Vậy luật sẽ xử phạt như thế nào nếu bắt được thủ phạm? Hacker có thể bị kết những tội nào, và những bằng chứng như thế nào thì được xác nhận là bằng chứng có hiệu lực pháp lý?

9/ Một cơ quan ngôn luận có quyền nêu ra 1 nghi vấn về 1 vấn đề chưa được làm rõ hay không? Hay họ chỉ có quyền nêu ra vấn đề sau khi nó được làm rõ?

10/ Câu hỏi cuối cùng: Nhận định của cá nhân anh Hà về sự việc Chợ Điện Tử này như thế nào? Nếu anh không thích trả lời thì không sao cả

Rất cảm ơn anh về những câu trả lời sắp tới. Em biết đây sẽ là những câu hỏi khó "nhai" nhưng nó gần như tóm tắt được khá nhiều vấn đề liên quan khác mà có rất nhiều người muốn biết.

Rất vui vì có thêm được một nơi để giao lưu học hỏi và hy vọng lôi kéo được cả các chuyên gia về luật, những nhà soạn luật, thực thi luật và tố tụng cùng tham gia tranh luận.

Hy vọng các luật sư và các bên tham gia những trường hợp tương tự như vụ Misa và lemon tree đóng góp.

Nếu a Hà và a Long chia sẻ, phân tích vấn đề bản quyền phần mềm, quyền sở hữu và quyền tác giả và phân xử của cơ quan chức năng đối với 2 vụ nói trên thì ta có thể hiểu về quyền của VGL đối với phần mềm CDT là ở đâu.

Thiết nghĩ dù có phải là môi trường ảo hay thực thì cũng sẽ có luật tương thích để áp dụng. Nếu tôi không nhầm thì nước Mỹ vẫn sử dụng luật thực để áp dụng cho môi trường ảo, không nhất thiết phải soạn riêng một luật cho môi trường ảo trừ những trường hợp đặc biệt.

Môi trường ảo có những đặc thù riêng, ví dụ khó tìm dấu vết, nhân chứng, việc đội lốt lấy danh nghĩa và lấy identity của người khác xảy ra nhiều hơn so với môi trường thực nhưng không có nghĩa là chúng ta không truy ra dược bộ mặt thật của nhưng kẻ đội lốt.

Những chuyên gia chống tội phạm công nghệ cao của nhiều quốc gia và kể cả Vietnam đã và sẽ làm được những khám phá và đưa tội phạm ra trước ánh sáng.

Theo nhận xét của nhiều người thì việc xử phạt theo khung pháp lý hiện hành không đủ mạnh để răn đe vi phạm mạng. Nhưng chúng ta cần cho phép các nhà làm luật và thực thi luật thời gian để họ sửa đổi nếu cân thiết.

Những tấn công vào hệ thống các doanh nghiệp qua mạng, phát tán virus, phát tán spam mails sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa các biện pháp thích ứng hơn với việc ngăn chặn và xử lý.

Tuy nhiên các bạn thấy rõ ràng một điều là ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới này thì tội phạm mạng, vi phạm sở hữu trí tuệ phần mềm, lấy cắp identity, phát tán spam mail gần như là luôn tăng trưởng nhanh hơn là cố gắng ngăn chặn chúng.

Các chuyên gia luật, tố tụng, làm luật, thực thi luật lại có quá nhiều việc ở đời thực để giải quyết nên không loại trừ các "chuyên gia" mạng dùng "luật" của riêng mình chống lại những kẻ gây rối phá hoại việc làm ăn của mình.

Vậy câu hỏi của tôi đưa thêm với những gì Vi Khoa đã hỏi các luật sư ở đây là

1 - chúng ta nghĩ gì với việc tự vệ khi bị tấn công hoặc xâm phạm bằng việc tấn công lại hoặc các biện pháp trả đũa khác (ví dụ tội phạm mạng sử dụng tiềm lực của nước ngoài tấn công và xâm phạm thì chúng ta khó có thể trông chờ vào ai khác)

2- Làm việc tự vệ đó có đáng bị pháp luât xét xử và cộng đồng lên án hay không? Có thể tôi đi lạc đề nhưng chuyện tấn công CDT và còn nhiều tấn công khác là để trả đũa nhau trong thế giới ảo thì chắc chắn không giảm mà chỉ có tăng lên khi chúng ta cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi vào WTO.

3 - Trường hợp doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh thì có cơ quan chức năng can thiệp. Nếu một cá nhân bị gửi virus hoặc spam mails trả đũa thì có cơ quan nào can thiệp hay không?

Cám ơn trước và mong hồi âm.

mRrO
29-09-2006, 10:36
Hì, đợi mãi không thấy bồ YouMe trả lời nên tui cũng tự tìm hiểu và tự trả lời những câu hỏi mình đã đặt ra ở trên luôn. Tui tham khảo Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (http://www.luatgiapham.com/content/view/594/115/)



1. Luật pháp của VN qui định như thế nào về vấn đề "work for hire"?

2. ...Luật pháp VN có cho phép một thỏa thuận D như vậy tồn tại hay không?...


Câu trả lời như thế này:



Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Điều 24. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này do Chính phủ quy định cụ thể.

Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 38. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.


Quyền tác giả đối với các chương trình phần mềm được qui định như thế nào? Nó qui định tại Điều 22, nhưng nếu ai chịu khó tham khảo Điều 22 thì sẽ thấy nó reference Điều 24, Điều 24 này lại reference lại khoản 1 Điều 14, mà khoản 1 điều 14 thì chẳng nói gì về quyền của tác giả. Cứ giả định tác giả được hưởng hết các quyền qui định tại Điều 19 đi.

Điều 37-39 có qui định quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Trong tất cả các trường hợp, ít nhất chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền được qui định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19. Có hai trường hợp đặc biệt:

- Nếu như chủ sỡ hữu quyền tác giả mà đồng thời là tác giả hay là đồng tác giả thì sẽ có tất cả các quyền ở điều 19 và điều 20.

- Nếu như có thỏa thuận khác giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả có thể có thêm các quyền khác (qui định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19) ngoài các quyền kể trên.

Một điểm chưa rõ khác của Luật sở hữu trí tuệ là điều 37 và điều 38. Như thế nào là thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình? Tổ chức thuê nhân viên phải bỏ ra cả thời gian, tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để hoàn thiện sản phẩm, vậy phải chăng họ cũng là tác giả (và đồng tác giả) sản phẩm đó?

Cứ giả định là Peacesoft chỉ được hưởng các quyền ở Điều 20 và khoản 3 điều 19. Như vậy nếu như giữa Peacesoft và VGL không có thỏa thuận nào khác, thì nghiễm nhiên VGL sẽ giữ các quyền tại Điều 19 trên tất cả các mã nguồn mà anh ta soạn thảo cho Peacesoft. Như vậy, hành động của Peacesoft sửa chữa mã nguồn của VGL là vi phạm pháp luật. Tui cho rằng đây là sự vô lý của pháp luật VN, bởi lẽ:

- Mã nguồn của chương trình máy tính không giống như các tác phẩm văn học nghệ thuật, lý do là mã nguồn nó tiến hóa và thay đổi theo thời gian phát triển của chương trình còn tác phẩm văn học nghệ thuật thì không. Do đó qui định tại điều 22 là bất hợp lý.

- Nếu trao cho VGL tất cả các quyền tại Điều 19, đặc biệt là khoản 3 Điều 19 thì VGL hoàn toàn có quyền công bố mã nguồn mà anh ấy thực hiện tại Peacesoft. Đây rõ ràng là một điều không ổn tí nào cả về tình và lý. Ai sẽ đảm bảo về an ninh cũng như quyền tài sản của Peacesoft nếu như VGL được phép thực hiện khoản 3 Điều 19?

Tui vẫn nghĩ là trong những trường hợp liên quan đến "work for hire" trong lĩnh vực sản xuất chương trình máy tính thì luật pháp phải bảo vệ cho người/tổ chức đi thuê hơn là người/tổ chức làm thuê. Như thế sẽ công bằng hơn cho họ và sẽ tránh được các phiền phức theo kiểu Peacesoft/VGL như thế này. Người thuê phải được trao tất cả các quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, người làm thuê không có quyền nào khác ngoại trừ có thỏa thuận riêng.

to faceoff: vui lòng đi chỗ khác chơi nhen, đây không phải chỗ dành cho bồ.

-m

QuangIDG
29-09-2006, 13:03
Cứ giả định là Peacesoft chỉ được hưởng các quyền ở Điều 20 và khoản 3 điều 19. Như vậy nếu như giữa Peacesoft và VGL không có thỏa thuận nào khác, thì nghiễm nhiên VGL sẽ giữ các quyền tại Điều 19 trên tất cả các mã nguồn mà anh ta soạn thảo cho Peacesoft. Như vậy, hành động của Peacesoft sửa chữa mã nguồn của VGL là vi phạm pháp luật. Tui cho rằng đây là sự vô lý của pháp luật VN, bởi lẽ:

- Mã nguồn của chương trình máy tính không giống như các tác phẩm văn học nghệ thuật, lý do là mã nguồn nó tiến hóa và thay đổi theo thời gian phát triển của chương trình còn tác phẩm văn học nghệ thuật thì không. Do đó qui định tại điều 22 là bất hợp lý.

- Nếu trao cho VGL tất cả các quyền tại Điều 19, đặc biệt là khoản 3 Điều 19 thì VGL hoàn toàn có quyền công bố mã nguồn mà anh ấy thực hiện tại Peacesoft. Đây rõ ràng là một điều không ổn tí nào cả về tình và lý. Ai sẽ đảm bảo về an ninh cũng như quyền tài sản của Peacesoft nếu như VGL được phép thực hiện khoản 3 Điều 19?

Tui vẫn nghĩ là trong những trường hợp liên quan đến "work for hire" trong lĩnh vực sản xuất chương trình máy tính thì luật pháp phải bảo vệ cho người/tổ chức đi thuê hơn là người/tổ chức làm thuê. Như thế sẽ công bằng hơn cho họ và sẽ tránh được các phiền phức theo kiểu Peacesoft/VGL như thế này. Người thuê phải được trao tất cả các quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, người làm thuê không có quyền nào khác ngoại trừ có thỏa thuận riêng.

-m

Về vấn đề này thì nhiều chủ doanh nghiệp làm trong ngành CNTT ở VN đồng quan điểm với bạn. Tuy nhiên pháp luật hiện tại (dù cho có vô lý đến mấy trong con mắt của các chủ doanh nghiệp PM VN) vẫn chưa bị ai challenge in the court of law và vì vậy vẫn được áp dụng giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ.

Nếu không nhầm thì vụ Misa của anh Long cũng đã kêu ca khổ sở về điều quy định này. Trường hợp được ứng dụng theo đúng luật sở hữu trí tuệ hiện đang có hiệu lực thì VGL và các đồng tác giả phải chấp thuận việc sửa đổi, nâng cấp hệ thống phần mềm CDT mặc dù quyền sở hữu thuộc về PS. (Đây nầy là điều vô lý, nhưng chưa được chỉnh sửa vì chưa ai ra đấu trước tòa - việc này ở VN không biết đã có tiền lệ chưa?)

Xin các luật sư tham dự hoặc nghe bàn về vụ Misa và Lemon Tree cho ý kiến.

youme
29-09-2006, 13:17
- Nếu trao cho VGL tất cả các quyền tại Điều 19, đặc biệt là khoản 3 Điều 19 thì VGL hoàn toàn có quyền công bố mã nguồn mà anh ấy thực hiện tại Peacesoft. Đây rõ ràng là một điều không ổn tí nào cả về tình và lý. Ai sẽ đảm bảo về an ninh cũng như quyền tài sản của Peacesoft nếu như VGL được phép thực hiện khoản 3 Điều 19?

Tui vẫn nghĩ là trong những trường hợp liên quan đến "work for hire" trong lĩnh vực sản xuất chương trình máy tính thì luật pháp phải bảo vệ cho người/tổ chức đi thuê hơn là người/tổ chức làm thuê. Như thế sẽ công bằng hơn cho họ và sẽ tránh được các phiền phức theo kiểu Peacesoft/VGL như thế này. Người thuê phải được trao tất cả các quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, người làm thuê không có quyền nào khác ngoại trừ có thỏa thuận riêng.


Về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Điều luật này:
Điều 38 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu đối với các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Với quy định như vậy thì PS hoàn tòn có quyền công bố tác phẩm, việc quy định như khoản 3 Điều 19 không có ảnh hưởng gì tới việc này.

youme
29-09-2006, 13:29
Liên quan tới vấn đề quảng cáo trên các phương tiện điện tử, tôi post lên đây thông tư của Bộ thương mại đang trong quá trình soạn thảo. Mời các bạn tham khảo và góp ý luôn cho Bộ thương mại.
BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /2006/TT-BTM
Hà Nội, ngày tháng năm 2006

THÔNG TƯ
Hướng dẫn về quảng cáo thương mại trên các phương tiện điện tử

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;

Căn cứ Nghị định số .../2006/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;

Bộ Thương mại hướng dẫn về quảng cáo thương mại trên các phương tiện điện tử như sau:

1. Quy định chung

a. Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân hoạt động thương mại, tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành quảng cáo thương mại hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại.

b. Thông tư này hướng dẫn về các điều kiện cần tuân thủ khi sử dụng các phương tiện điện tử để quảng cáo thương mại hoặc kinh doanh quảng cáo thương mại, các nghĩa vụ phải chấp hành và hình thức xử lý vi phạm.

2. Giải thích từ ngữ

a. Quảng cáo thương mại sử dụng các phương tiện điện tử là quảng cáo thương mại bằng thư điện tử, tin nhắn điện thoại di động, trang thông tin điện tử.

b. Thư điện tử quảng cáo thương mại (sau đây gọi là "thư quảng cáo") là thư điện tử có nội dung chủ yếu nhằm:

- Giới thiệu đến người nhận về hàng hóa, dịch vụ, cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư.

- Khuyến khích người nhận mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, tham gia kinh doanh, tham gia đầu tư.

- Cung cấp địa chỉ của một trang thông tin điện tử có chứa các nội dung như trên.

c. Tin nhắn điện thoại di động quảng cáo thương mại (sau đây gọi tắt là "tin nhắn quảng cáo") là tin nhắn có nội dung chủ yếu như khoản b mục này.

d. Quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử là việc đặt các biểu tượng, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim [ ...] với nội dung chủ yếu như ở khoản b mục này trên một trang thông tin điện tử.

3. Các yêu cầu đối với thư quảng cáo

a. Thư quảng cáo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Tiêu đề rõ ràng, không gây nhầm lẫn.

- Tiêu đề phải phù hợp với nội dung thông tin.

- Nội dung không chứa các thông tin sai lệch và có thể gây hiểu nhầm cho người nhận.

b. Nội dung thư quảng cáo phải ghi rõ thông tin về họ tên, số điện thoại, địa chỉ của người cần liên hệ khi người nhận thư quảng cáo muốn liên hệ để chấm dứt việc nhận thư quảng cáo.

c. Thư quảng cáo phải có chức năng cho phép người nhận từ chối các thư quảng cáo sau này. Chức năng này phải có tác dụng ít nhất 30 ngày kể từ ngày gửi thư quảng cáo.

d. Địa chỉ gửi thư quảng cáo phải là một địa chỉ thư điện tử hợp lệ và còn hiệu lực sử dụng.

e. Nội dung thư quảng cáo không được vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi thư quảng cáo

a. Chấm dứt việc gửi thư quảng cáo trong vòng 5 ngày làm việc sau khi người nhận đã có thông báo từ chối tiếp nhận thư quảng cáo.

b. Thương nhân, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại hoặc hoạt động liên quan đến thương mại có thu thập địa chỉ thư điện tử, số điện thoại với sự đồng ý của người có thông tin được thu thập có trách nhiệm:

- Nêu rõ mục đích thu thập thông tin trước hoặc trong quá trình thu thập thông tin.

- Bảo mật các thông tin thu thập được.

- Cho phép người có thông tin được thu thập sửa chữa các thông tin đó.

- Cung cấp chính sách bảo vệ thông tin khi có yêu cầu của người cung cấp thông tin.

- Không được tiết lộ các thông tin thu thập được nếu không có sự đồng ý của người có thông tin được thu thập hoặc yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c. Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hoạt động sau:

- Sử dụng các phần mềm tự động thu thập địa chỉ thư điện tử từ các trang thông tin điện tử hoặc các dịch vụ khác đã có thông báo không cho phép thu thập địa chỉ thư điện tử để gửi thư quảng cáo.

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đột nhập, chiếm đoạt các địa chỉ thư điện tử, thu thập địa chỉ thư điện tử trái pháp luật.

- Chuyển tiếp thư quảng cáo thông qua các mạng máy tính mà không được phép.

- Giả dạng địa chỉ thư điện tử, địa chỉ IP của người khác để gửi thư quảng cáo.

- Che dấu, giả mạo, cung cấp sai thông tin về người gửi trong thư quảng cáo.

- Lợi dụng việc gửi thư quảng cáo để hướng dẫn người sử dụng máy tính truy nhập vào một trang thông tin điện tử giả dạng trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu người sử dụng máy tính cung cấp các thông tin cá nhân của mình thông qua website đó.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thư quảng cáo

Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ quảng cáo thương mại qua thư điện tử của tổ chức, cá nhân khác phải chịu trách nhiệm liên đới nếu việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại vi phạm các quy định của Thông tư này, trừ khi đã có hành động thích hợp để ngăn chặn các vi phạm đó.

6. Các yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo

a. Tin nhắn quảng cáo phải thể hiện rõ thông tin về số điện thoại của người gửi hoặc người cần liên hệ khi người nhận tin nhắn quảng cáo muốn liên hệ để chấm dứt việc nhận tin nhắn quảng cáo.

[ b. Tin nhắn quảng cáo phải có chức năng cho phép người nhận từ chối các tin nhắn quảng cáo sau này. Chức năng này phải có tác dụng ít nhất 30 ngày kể từ ngày gửi tin nhắn quảng cáo. ]

7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi tin nhắn quảng cáo

a. Chấm dứt việc gửi thư quảng cáo trong vòng 5 ngày làm việc sau khi người nhận đã có thông báo từ chối tiếp nhận thư quảng cáo.

b. Không được che dấu, giả mạo, cung cấp sai thông tin về số điện thoại của người gửi tin nhắn quảng cáo.

8. Quảng cáo và mua bán địa chỉ thư điện tử, số điện thoại di động

- Phương án 1: Nghiêm cấm việc quảng cáo và mua bán địa chỉ thư điện tử, số điện thoại di động cho mục đích quảng cáo.

- Phương án 2: Không cấm (tức là không có mục 7 này).

9. Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử và điện thoại di động

a. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng liên quan đến thư quảng cáo.

b. Phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc truy tìm nguồn gốc, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thư quảng cáo.

c. Đưa các địa chỉ thư điện tử, địa chỉ IP, số điện thoại vi phạm pháp luật về thư quảng cáo vào danh sách cấm, hạn chế hoặc tạm ngưng sử dụng dịch vụ.

10. Quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử

a. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử không được:

- Sử dụng các phần mềm tạo ra truy nhập không có thật vào các biểu tượng quảng cáo nhằm mục đích thu phí quảng cáo của khách hàng.

- Lợi dụng việc quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử để tự động cài đặt các phần mềm khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng máy tính.

- Lợi dụng việc quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử để tự động thay đổi các thông số có sẵn trên máy tính của người sử dụng khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng máy tính.

b. Mỗi trang thông tin điện tử không được phép tự động tạo ra quá một trang thông tin điện tử khác (pop-up window) với mục đích quảng cáo thương mại.

11. Xử lý vi phạm

a. Thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Phương án 1

b. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm như sau:

- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ quảng cáo thương mại qua thư điện tử của tổ chức, cá nhân khác và việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại vi phạm các quy định của Thông tư này.

- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các hành vi:

+ sử dụng các phần mềm tự động thu thập địa chỉ thư điện tử từ các trang thông tin điện tử hoặc các dịch vụ khác đã có thông báo không cho phép thu thập địa chỉ thư điện tử để gửi thư quảng cáo.

+ chuyển tiếp thư quảng cáo thông qua các mạng máy tính mà không được phép.

+ che dấu, giả mạo, cung cấp sai thông tin về người gửi trong thư quảng cáo.

+ cố tình gửi thư quảng cáo sau khi người nhận đã thông báo từ chối nhận.

+ sử dụng các phần mềm tạo ra truy nhập không có thật vào các biểu tượng quảng cáo.

+ sử dụng các phần mềm tạo ra truy nhập không có thật vào các biểu tượng quảng cáo nhằm mục đích thu phí quảng cáo của khách hàng.

+ tự động tạo ra quá một trang thông tin điện tử quảng cáo khi truy cập vào một trang thông tin điện tử.

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với các hành vi:

+ quảng cáo và mua bán địa chỉ thư điện tử, địa chỉ điện thoại di động cho mục đích quảng cáo. [ nếu chọn phương án 1 ở mục 7 ]

+ giả dạng địa chỉ thư điện tử, địa chỉ IP của người khác để gửi thư quảng cáo.

+ lợi dụng việc quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử để tự động thay đổi các thông số có sẵn trên máy tính của người sử dụng khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng máy tính.

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:

+ sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đột nhập, chiếm đoạt các địa chỉ thư điện tử, thu thập địa chỉ thư điện tử trái pháp luật.

+ lợi dụng việc quảng cáo thương mại trên trang thông tin điện tử để tự động cài đặt các phần mềm khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng máy tính.

Phương án 2

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm căn cứ theo Nghị định số 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

12. Điều khoản thi hành

1. Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm theo nội dung của Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

mRrO
29-09-2006, 14:35
Về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Điều luật này:
Điều 38 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu đối với các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Với quy định như vậy thì PS hoàn tòn có quyền công bố tác phẩm, việc quy định như khoản 3 Điều 19 không có ảnh hưởng gì tới việc này.

Xin vui lòng đọc kĩ lại những gì tui viết.

-m

yuna_admirer
30-09-2006, 02:21
Phần trình bày của mRRo khá rỏ ràng.

Thực chất trường hợp này luật bản quyền Việt Nam vẩn còn mù mờ. Trường hợp của VGL và PS thì theo tôi nghĩ tùy thuộc vào thỏa thuận của VGL với PS ban đầu - nhưng có lẻ là không có. Do đó trường hợp của VGL với PS lúc này như đang ở Grey Zone, nếu vác nhau ra tòa thì phần nhiều PS sẽ thắng kiện.

Điều quan trọng là có xem code trong program (và bao nhiêu % code trong program) thì được xem là sản phẩm trí tuệ - và của mình.

Nếu luật phép xem việc coding 1 chương trình giống gia công 1 đôi giày thì sao ?

Còn về ví dụ mRRo đưa ra của Microsoft với Adobe, có 2 khả năng

1. Hoặc Microsoft trong hợp đồng lao động với nhân viên của mình có quy định rỏ ràng về vấn đề này
2. Hoặc Microsoft vẩn cho phép credit author trong code, hoặc trong 1 mục credit ẩn nào đó.

Adobe thì nghiên về sáng tạo nghệ thuật nhiều hơn Microsoft, do đó việc trình bày tên credit người làm mang tính encourage, và họ chọn làm điều đó có chủ ý.

youme
30-09-2006, 10:39
vikhoa xin phép mở hàng cho chuyên mục này.

2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?

Cái này khó nói lắm Vikhoa ạ. Phải có trong tay bản thoả thuận giữa hai bên thì mới biết được. Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có bằng chứng xác thực nào.
Anh Quang cũng xuất hiện ở đây rồi. Bác cho anh em biết ý kiến của bác về vụ này (ý kiến cá nhân thôi chứ em biết bác không làm ở IDG nữa).

QuangIDG
01-10-2006, 00:29
Cái này khó nói lắm Vikhoa ạ. Phải có trong tay bản thoả thuận giữa hai bên thì mới biết được. Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có bằng chứng xác thực nào.
Anh Quang cũng xuất hiện ở đây rồi. Bác cho anh em biết ý kiến của bác về vụ này (ý kiến cá nhân thôi chứ em biết bác không làm ở IDG nữa).

Đầu tư mạo hiểm phải có bản hợp đồng ký kết giữa hai bên quy định chi tiết vác điều khoản bao gồm quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm từng bên và để làm được một hợp đồng đầu tư thì tốn kém cả chục ngàn đolla tiền thuê luật sư chưa nói công sức hai bên bỏ ra để có thông tin đầy đủ và thời gian bàn bạc thống nhất điều khoản hợp đồng. Tôi với các bác cung cấp dịch vụ này cho khách hàng trên DD được đấy nhỉ (just kidding)

Ví dụ trong điều khoản đầu tư (termsheet) có thể ghi vào bên được đầu tư chi tiêu một món tiền chẳng hạn trên $10,000 hoặc bán 10% cổ phiếu mới thì cần được nhà đầu tư đồng ý, vv.

Trường hợp đầu tư mạo hiểm theo kiểu này thì bất kỳ bên nào cũng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không có ai thưa kiện ai được.

Có chăng thì bên cho tiền đầu tư có thể lấy thương hiệu, bán thanh lý những trang thiết bị hoặc đòi các cá nhân, đơn vị còn nợ chưa trả cho đơn vị được đầu tư để vớt vát được tí nào hay tí ây.

Giả sử bên đầu tư hoặc bên được đầu tư thấy mệt mỏi và không hứng thú gì với việc tiếp tục thì đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nhìn vào vụ này thì khả năng ấy rất lớn. Bên đầu tư mạo hiểm thường thành công theo tỷ lệ 2/10, hòa vốn 4/10 còn lại 4/10 là vứt đi.

Bản hợp đồng giưa IDG và PS thì tôi không có và cũng không muốn bình luận về các điều khoản hợp đồng ở đây.

Tuy nhiên phân tích tình hình vói tư cách cá nhân thì thấy không có lợi cho cả 2 bên sau vụ này và nếu tôi là nhà đầu tư thì tôi chấp nhận mất tiền đơn giản vì không kiểm soát nổi đứa con của mình rồi vả lại tương lai không sáng sủa gì cho nó lắm.

Tiêu chí quan trọng nhất để đầu tư là con người mà người lãnh đạo của PS bị rất nhiều người không có cảm tình và tôn trọng chưa nói một số lớn dân IT lúc nào cũng muốn CDT bị hack thì đây có thể là thời điểm nhà đầu tư xem xét lại có đi tiếp hay chia tay.

Chia tay có thể cũng tốt cho cả 2 bên. Người bị thiệt là ai thì tùy cách nhìn của từng người tôi cũng không bàn thêm.

yedra
01-10-2006, 01:55
Hiện tại Luật sư Hà mới trả lời đến câu hỏi thứ 2, mình cũng đang vùng vẫy để rời bỏ nghề code thân yêu và chuyển sang nghề kinh doanh, vậy cho mình hỏi 2 câu:
1: Với câu hỏi về Quyền của coder với đoạn code của mình, ta thử lật ngược lại vấn đền là nếu coder sau khi đã rời bỏ công ty, bán hoặc trục lợi trên chính đoạn code mà anh ta viết cho công ty cũ. Mặc dù đoạn code này vẫn đang được công ty cũ sử dụng. Và đoạn code này rất quan trọng, ví dụ như một số đoạn code về bảo mật, thuật toán mã hóa chẳng hạn. Vậy công ty cũ có quyền kiện coder đó không?
2: Câu này hơi chã, chả liên quan gì đến pháp luật :-) có lẽ hỏi anh QuangIDG là đúng cửa nhất: Làm thế nào để tiếp cận với quỹ đầu tư mạo hiểm nếu tôi không có bất kỳ một mối quan hệ nào? Đối với phần lớn người lập trình mới lẫm chẫm chuyển sang kinh doanh như tôi, quỹ đầu tư mạo hiểm là một cục gì đó không có cửa (chữ cửa ở đây tôi chú thích là theo nghĩa đen, có nghĩa là nó quá kín, không biết vào thế nào?) vào, ngoại trừ những thành viên bên trong nó tự chọn(có thể là do quen biết, có thể là thông qua các giải thưởng...), có cách nào tự giới thiệu mình đến quỹ đó không? Trình tự thủ tục thế nào?
Mình thấy mục này rất hay, nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn mà không gặp phải những vấp váp rất vớ vẩn. Cám ơn các bạn

Arkain
01-10-2006, 08:50
1: Với câu hỏi về Quyền của coder với đoạn code của mình, ta thử lật ngược lại vấn đền là nếu coder sau khi đã rời bỏ công ty, bán hoặc trục lợi trên chính đoạn code mà anh ta viết cho công ty cũ. Mặc dù đoạn code này vẫn đang được công ty cũ sử dụng. Và đoạn code này rất quan trọng, ví dụ như một số đoạn code về bảo mật, thuật toán mã hóa chẳng hạn. Vậy công ty cũ có quyền kiện coder đó không?


Bạn này không đọc kỹ những bài trước rồi, nếu như anh ta code cho công ty và đã nhận tiền thù lao thì cũng như là đã bán quyền sở hữu của những đoạn codes cho công ty một cách danh chính ngôn thuận rồi, và dĩ nhiên công ty giữ toàn bộ copyrights. Tác giả có quyền hành gì mà mang nó ra ngoài trục lợi? như vậy không những là "conflict of interest" mà còn là ăn cắp trắng trợn nữa!

PS: Tôi nghĩ những điều này cũng được ghi rõ ràng trên giấy hợp đồng khi các công ty mướn programmers, không có gì khó hiểu cả.

QuangIDG
01-10-2006, 12:52
...
2: Câu này hơi chã, chả liên quan gì đến pháp luật :-) có lẽ hỏi anh QuangIDG là đúng cửa nhất: Làm thế nào để tiếp cận với quỹ đầu tư mạo hiểm nếu tôi không có bất kỳ một mối quan hệ nào? Đối với phần lớn người lập trình mới lẫm chẫm chuyển sang kinh doanh như tôi, quỹ đầu tư mạo hiểm là một cục gì đó không có cửa (chữ cửa ở đây tôi chú thích là theo nghĩa đen, có nghĩa là nó quá kín, không biết vào thế nào?) vào, ngoại trừ những thành viên bên trong nó tự chọn(có thể là do quen biết, có thể là thông qua các giải thưởng...), có cách nào tự giới thiệu mình đến quỹ đó không? Trình tự thủ tục thế nào?
Mình thấy mục này rất hay, nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn mà không gặp phải những vấp váp rất vớ vẩn. Cám ơn các bạn

Các Quỹ Đầu Tư rất muốn tìm ra dự án tốt để đầu tư đó là công việc họ phải hoàn thành. Tuy nhiên kiếm được dự án tốt không đơn giản chút nào. Các cuộc thi cũng là nơi họ quan tâm nhưng được giải chưa đủ mà cái chính là sản phẩm giải pháp của bạn có trùng với đánh giá tiềm năng lợi nhuận của họ hay không.

Bạn cứ liên lạc trực tiếp với bất kỳ quỹ nào qua phone, email sẽ được trả lời nghiêm túc. Trước đó nên xem qua tiêu chí đầu tư của quỹ mà bạn quan tâm trên trang web của họ.

Để có được đầu tư tốn khá nhiều công sức thời gian và (tiền bạc) của cả 2 bên. Nhiều người cũng có cùng ý tưởng với bạn nên có thể bạn không được lựa chọn tùy thuộc vào đánh giá về đội ngũ quản lý cty.

Lấy ví dụ ai đó đã bị scandal trong làng IT về vi phạm bản quyền hoặc đạo đức KD thì họ tránh xa bạn ngay. Tuy nhiên nếu đã đầu tư rồi mà phát hiện ra phẩm chất "trong sáng" của bạn thì không biết nhà đầu tư có tiếp tục dự án ko. Có thể họ sẽ chấm dứt HD với bạn và để nhóm khác phát triển nếu dự án đó có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.

Với vụ PS mình không dám đoán gì hết vì cuộc đời chúng ta có nhiều bước ngoặt rất bất ngờ.

Nếu cần tôi tư vấn giúp bạn nhưng đừng đưa tên tôi ra vì qua vụ này tôi bị lôi vào vòng xoáy mất rồi :))

Chúc may mắn.

dolawyer
01-10-2006, 14:21
Để các bạn khỏi sa đà vào việc tìm hiểu khái niệm đầu tư rủi ro, mình xin trả lời luôn nhé.

Theo Luật Đầu tư hiện hành, IDG có thể đầu tư vào Peace theo hai con đường sau đây:
1. Đầu tư gián tiếp: là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh để rót vốn vào Peace cùng hợp tác phát triển sản phẩm. Tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo thỏa thuận, nhưng thường là theo tỷ lệ tài chính hai bên đóng góp. (Đây không phải con đường mà IDG đang làm)

2. Đầu tư trực tiếp: là tham gia mua cổ phần của Peace (Là cách IDG đang thực hiện). Ở đây có một số thông tin mật của Công ty cho phép không nói ra. Quyền, lợi ích và rủi ro mà IDG được hưởng về nguyên tắc cũng giống như cổ đông khác, chỉ khác về mặt lượng được tính theo tỷ lệ góp vốn. Trong trường hợp này, Peace đã sử dụng thương hiệu có sẵn để góp gốn đối trọng với IDG khi thành lập công ty cổ phần. Với giá trị thương hiệu, vốn góp của các cổ đông lẻ, hoàn toàn có thể chơi bình đẳng với những người muốn tấn công vào Công ty thông qua con đường sử dụng quyền cổ đông của IDG.
Không biết Masa_peace có phải là người của PS không? Nếu phải thì câu hỏi 2 của VK đã được trả lời 1 phần rồi. Tôi thu thập qua báo chí cũng có thông tin tương tự. IDG và PS giữ bí mật về số tiền đầu tư vì lý do tế nhị thôi (có thể vì vốn điều lệ của PS phần lớn là giá trị "trí tuệ").

youme
01-10-2006, 16:06
Bạn này không đọc kỹ những bài trước rồi, nếu như anh ta code cho công ty và đã nhận tiền thù lao thì cũng như là đã bán quyền sở hữu của những đoạn codes cho công ty một cách danh chính ngôn thuận rồi, và dĩ nhiên công ty giữ toàn bộ copyrights. Tác giả có quyền hành gì mà mang nó ra ngoài trục lợi? như vậy không những là "conflict of interest" mà còn là ăn cắp trắng trợn nữa!

PS: Tôi nghĩ những điều này cũng được ghi rõ ràng trên giấy hợp đồng khi các công ty mướn programmers, không có gì khó hiểu cả.

Hoàn toàn nhất trí với Arkain.

youme
01-10-2006, 18:33
3/ Giả sử chuyện ký 2 bảng lương là có thật, vậy PeaceSoft đã vi phạm những điều khoản gì, theo bộ luật gì và mức xử lý là như thế nào? Việc đó có ảnh hưởng gì đối với nhà đầu tư hay không?

Rất cảm ơn anh về những câu trả lời sắp tới. Em biết đây sẽ là những câu hỏi khó "nhai" nhưng nó gần như tóm tắt được khá nhiều vấn đề liên quan khác mà có rất nhiều người muốn biết.

Câu hỏi này của vikhoa xin được trao đổi như sau:
Thứ nhất, không nên giả định, vì việc này nhạy cảm, chưa rõ ràng
Thứ hai, nó không phải là vấn đề của Vikhoa.
Thứ ba, không phải câu hỏi do chính người có liên quan đưa lên.
Do đó, tạm thời chúng ta nên lấy một tình huống có các tình tiết tương tự để phân tích nhé.
Việc làm hai bảng lương thông thường là vì mục đích sau:
1. Gian lận về thuế, một bản lương thực tế là bảng lương nội bộ. Mức lương và số người nhận lương là con số thực. Bản lương còn lại có mức lương và số lượng người nhận lương (có thể có cả hai hoặc chỉ một trường hợp) thông thường là có chênh lệch so với bản lương thực (bảng lương thứ nhất). Việc làm này nhằm làm cho mức chi phí cao hơn --> chi phí cao ---> lãi ít (hoặc lỗi) ---> không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (28%). Việc này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp đó có hoa đơn đầu ra quá lớn (lãi nhiều). Nếu không có doanh thu lớn, chẳng cần làm vậy.
2. Lấy tiền của nhà đầu tư. Chi lương thực tế thì ít nhưng bảng lương thứ hai lại có con số cao hơn (cả về mức lương lẫn người nhận lương).

darkera13
01-10-2006, 20:59
Bạn này không đọc kỹ những bài trước rồi, nếu như anh ta code cho công ty và đã nhận tiền thù lao thì cũng như là đã bán quyền sở hữu của những đoạn codes cho công ty một cách danh chính ngôn thuận rồi, và dĩ nhiên công ty giữ toàn bộ copyrights. Tác giả có quyền hành gì mà mang nó ra ngoài trục lợi? như vậy không những là "conflict of interest" mà còn là ăn cắp trắng trợn nữa!

PS: Tôi nghĩ những điều này cũng được ghi rõ ràng trên giấy hợp đồng khi các công ty mướn programmers, không có gì khó hiểu cả.

Đồng ý.

Nhưng quyền tác giả thì vẫn phải được giữ lại. Chỉ trừ trường hợp hai bên công ty và tác giả có thỏa thuận. Và nếu trong trường hợp của PS và VGL nếu không có văn bản thỏa thuận về vấn đề này thì tôi nghĩ khả năng PS phạm luật chơi là khá cao.

Phải không anh Hà?

QuangIDG
01-10-2006, 21:54
Để các bạn khỏi sa đà vào việc tìm hiểu khái niệm đầu tư rủi ro, mình xin trả lời luôn nhé.

Trong trường hợp này, Peace đã sử dụng thương hiệu có sẵn để góp gốn đối trọng với IDG khi thành lập công ty cổ phần. Với giá trị thương hiệu, vốn góp của các cổ đông lẻ, hoàn toàn có thể chơi bình đẳng với những người muốn tấn công vào Công ty thông qua con đường sử dụng quyền cổ đông của IDG.

Tôi biết rõ về vụ đầu tư này hơn đa số mọi người trên diễn đàn. Tuy nhiên tôi không đi sâu vào việc PS góp cái gì trong vụ này ở đây vào lúc này.

Bạn xem lại cai termsheet giữa IDGVV và PS giúp đi nếu tôi không nhầm thì IDGVV có cổ phần ưu tiên hình như có thể chuyển đổi thành tiền cho vay nếu đối tác chơi xấu.

Tuy số cổ phần của IDG nhỏ hơn 50% nhưng cổ phần ưu tiên có lợi thế hơn cổ phần thường về quyền bỏ phiếu và được chuyển đổi thành cổ phần nếu có lợi.

Các câu hỏi là của cá nhân tôi để học hỏi, không có phục vụ cho mục đích gì hết. Tôi cũng không đại diện cho IDG hay bất kỳ cty nào khác.

Mong hồi âm.

Lê Ngọc Quang

lqkhoi
02-10-2006, 10:55
Tôi xin có chút ý kiến về vụ thay đổi trên comment người developer. Tôi không nói về luật nhưng tôi nói đứng trên phương diện 1 developer.

Thông thường trong bất cứ source code của 1 công ty lớn nào, đều có cái gọi là History lưu tất cả thời gian, tên developer, lý do chỉnh sửa được nằm ở đầu hay cuối 1 source code. Mục đích của cái History này không phải là để tuyên dương công trạng của 1 ai đó, ai là tác giả đầu tiên, mà cái này bao giờ cũng hàm 1 ý nghĩa trách nhiệm hơn.Nếu có 1 bug gì xảy ra, cái đó được dùng để check lý do tại sao bug đó có, ai là người chịu trách nhiệm bug đó.

Người viết đầu tiên cái source code đó, hoàn toàn không được gọi là tác giả mà chỉ là người viết đầu tiên mà thôi.

Nếu muốn được gọi là tác giả hay giữ quyền license, thì theo quy định code, có 1 dòng khác và thông thường là nằm ở đầu 1 source code dùng để xác định chủ sở hữu của cái source code đó.
Thông thường nó sẽ là:
/************************************************** ****************************
* (C) Copyright 2004 ***, All rights reserved *
* *
* This source code and any compilation or derivative thereof is the sole *
* property of *** and is provided pursuant to a Software *
* License Agreement. This code is the proprietary information of *** and is confidential in nature. Its use and dissemination by *
* any party other than ***is strictly limited by the *
* confidential information provisions of the Agreement referenced above. *
************************************************** ****************************/

( tôi thay *** cho tên cty tôi). Thông thường chủ sở hửu sẽ là tên công ty viết ra code đó.

Quay trở lại vấn đề của VGL và PS. Đứng trên phương diện Developer, nếu VGL viết cái code đó trước khi gia nhập PS và sau đó khi gia nhập PS, VGL bán cái code đó cho PS không có bất cứ 1 điều khoản thêm nào thì PS có toàn quyền chỉnh sửa trên cái code đó. Nếu VGL làm việc cho PS trong thời gian anh viết cái code đó, PS cũng có toàn quyền.
Chỉ duy nhất trường hợp, VGL viết code trước, PS mua code đó với điều khoản không được chỉnh sửa source code hoặc khi sửa chửa phải có liên hệ với author ( giống như BSD license) thì lúc đó VGL mới có quyền khiếu nại được thôi

critical_section
02-10-2006, 13:16
Phần trình bày của mRRo khá rỏ ràng.

Thực chất trường hợp này luật bản quyền Việt Nam vẩn còn mù mờ. Trường hợp của VGL và PS thì theo tôi nghĩ tùy thuộc vào thỏa thuận của VGL với PS ban đầu - nhưng có lẻ là không có. Do đó trường hợp của VGL với PS lúc này như đang ở Grey Zone, nếu vác nhau ra tòa thì phần nhiều PS sẽ thắng kiện.

Điều quan trọng là có xem code trong program (và bao nhiêu % code trong program) thì được xem là sản phẩm trí tuệ - và của mình.

Nếu luật phép xem việc coding 1 chương trình giống gia công 1 đôi giày thì sao ?

Còn về ví dụ mRRo đưa ra của Microsoft với Adobe, có 2 khả năng

1. Hoặc Microsoft trong hợp đồng lao động với nhân viên của mình có quy định rỏ ràng về vấn đề này
2. Hoặc Microsoft vẩn cho phép credit author trong code, hoặc trong 1 mục credit ẩn nào đó.

Adobe thì nghiên về sáng tạo nghệ thuật nhiều hơn Microsoft, do đó việc trình bày tên credit người làm mang tính encourage, và họ chọn làm điều đó có chủ ý.

Hôm qua tôi đã post lên diễn đàn nói thì bị xóa mất bài đi. Hôm nay tôi trả lời luôn nhé.
Trong quá trình phát triển 1 cái software, coder không phải là người quan trọng nhất mà quan trọng nhất là designer. Architecture của cái software như thế nào, bao gồm bao nhiêu module, bao nhiêu class, interface của các class như thế nào, mỗi class đảm nhiệm chức năng gì, thuật toán dùng như thế nào là hoàn toàn do designer quyết định. Developer chỉ gõ code thì cho dù code đó 100% do anh ta code thì cũng không thể nói là anh ta là author. VGL có cách nào chứng minh là anh ta cũng là người design các package dùng trên CDT hay không?
Thêm nữa trong lúc develop software, rất nhiều thứ phát sinh, nhiều bug mới được tìm thấy, specification thay đổi, thuật toán mới được dùng thay thuật toán cũ trong quá trình optimize vân vân. Có thể các interface giữa các class, các package, các module là như nhau, nhưng chắc gì nội dung bên trong là giống nhau? VGL có cách nào chứng minh code đó 100% do anh ta viết mà những người sau này không modify hay không?
Các công ty có credit đúng tên coder trong code là vì 2 lý do sau:
1. Để dễ quản lý code. Trong quá trình test, optitmize, modify(do nhiều người làm) có vấn đề gì, người ta có thể liên lạc trực tiếp với author của code.
2. Để motivate coder.

Còn developer ngồi gõ code cho công ty thì hiển nhiên code đó là của công ty, công ty muốn ghi ai là author là quyền của công ty ấy.

abcslayer
02-10-2006, 18:34
Xin mạn phép một lần nữa nói về vấn đề này: cần phân biệt "quyền sở hữu", "quyền nhân thân" (cụ thể là "quyền nhân thân tác giả")và "quyền tác giả". Tôi viết vậy vì nhận thấy qua nhiều bài post ở trên vẫn có gì đó hơi nhầm lẫn về các khái niệm này.
Về quyền nhân thân tác giả: tác giả không nhất thiết phải ghi tên, khắc tên hay lưu bất kỳ thông tin nào về chuyện họ là tác giả của "tác phẩm" đó mới được coi là tác giả. Tuy nhiên chuyện mạo nhận là tác giả thì hoàn toàn khác - cái này là vi phạm về quyền nhân thân tác giả rồi (cái này theo tôi biết thì được và phải được định nghĩa rõ ràng trong Hiến pháp của các quốc gia vì sở hữu là một vấn đề cực kì cơ bản của bất kỳ xã hội/quốc gia/thể chế nào).
Lưu ý: những vi phạm hay những điều tôi nói ở trên không nhằm mục đích chứng minh Peacesoft vi phạm luật pháp (vì thực tế không có bằng chứng nào chứng tỏ vấn đề này) mà nhằm chia sẻ thông tin vì tôi thấy nhiều coder/dev. của chúng ta không chịu tìm hiểu/ít tìm hiểu cái này và đây là topic rất hữu ích cho bản thân tôi và nhiều người khác.

dinhlocphp
05-10-2006, 17:10
vikhoa xin phép mở hàng cho chuyên mục này.

Qua sự kiện Chợ Điện tử vừa qua, chúng ta nhìn thấy rất nhiều điều còn vướng mắc. vikhoa chỉ nêu ra đây 1 số vấn đề chính nhờ anh Hà giải đáp giùm, có thể xem những giả thuyết được đặt ra là 1 case study để các bạn có thể rút kinh nghiệm cho mình sau này.

1/ Giả sử chuyện thay đổi (xóa) tên tác giả 1 phần bộ code của Chợ Điện Tử là Vương Gia Long là có thật, và sản phẩm đó được đem đi dự thi hoặc kinh doanh. Có lập luận cho rằng PeaceSoft đã trả tiền để thuê VGL làm nhân viên, công việc là lập trình nên PeaceSoft có quyền toàn bộ trên bộ code đó. Như vậy việc không để tên VGL trong danh sách những người phát triển sản phầm là không có gì sai cả. Như vậy liệu có đúng theo luật sở hữu trí tuệ không?

2/ Việc IDG đầu tư vào PeaceSoft là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là đầu tư mạo hiểm, nó có khác gì với các loại hình đầu tư khác và những rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận là gì? Trong trường hợp nào thì 1 bên (ví dụ PeaceSoft) có quyền rút lui khỏi dự án được đầu tư mà không phải chịu trách nhiệm với bên kia?

3/ Giả sử chuyện ký 2 bảng lương là có thật, vậy PeaceSoft đã vi phạm những điều khoản gì, theo bộ luật gì và mức xử lý là như thế nào? Việc đó có ảnh hưởng gì đối với nhà đầu tư hay không?

4/ Có người nói, anh là nhân viên, anh đồng ý ký hợp đồng lao động thì anh phải chấp nhận, bây giờ kêu ca cái gì nữa. Vậy xin hỏi nếu nhà tuyển dụng đưa ra hợp đồng không hợp lý, hay có thể nói là có sai phạm so với Luật lao động mà người lao động không biết vẫn ký vào thì nhà tuyển dụng đó có bị xử lý hay không?

5/ Nhân viên sau khi rời khỏi công ty thì có quyền (hoặc được phép) tiết lộ những thông tin trước kia khi làm tại công ty hay không? Có điều gì ràng buộc về vấn đề này hay không?

6/ Nhân viên đã rời khỏi công ty, nay có quyền kiện ngược lại công ty về những sai phạm do công ty phạm phải trước kia hay không?

7/ Vu khống, xúc phạm người khác là 1 tội. Tuy nhiên trên thế giới ảo này thì chẳng ai biết nhau cả. Vậy 1 người (1 tổ chức) bị xúc phạm trên 1 diễn đàn thì có quyền lấy đó làm bằng chứng để tố cáo, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra hay không?

8/ Hack, tấn công chiếm đoạt tên miền, máy chủ v.v... cũng là 1 tội. Vậy luật sẽ xử phạt như thế nào nếu bắt được thủ phạm? Hacker có thể bị kết những tội nào, và những bằng chứng như thế nào thì được xác nhận là bằng chứng có hiệu lực pháp lý?

9/ Một cơ quan ngôn luận có quyền nêu ra 1 nghi vấn về 1 vấn đề chưa được làm rõ hay không? Hay họ chỉ có quyền nêu ra vấn đề sau khi nó được làm rõ?

10/ Câu hỏi cuối cùng: Nhận định của cá nhân anh Hà về sự việc Chợ Điện Tử này như thế nào? Nếu anh không thích trả lời thì không sao cả

Rất cảm ơn anh về những câu trả lời sắp tới. Em biết đây sẽ là những câu hỏi khó "nhai" nhưng nó gần như tóm tắt được khá nhiều vấn đề liên quan khác mà có rất nhiều người muốn biết.

Tôi đánh giá rất cao chủ đề này mà VK đã đưa ra - Các câu trả lời cũng rất có giá trị. Rất tiếc là hình như chủ đề này không được tiếp tục nữa thì phải.

Từ câu hỏi 7 của VK tôi đưa ra một tình huống giả định để hỏi VK Có thể VK sẽ không hài lòng cho lắm nhưng thôi cứ hỏi.Câu hỏi như sau


7/ Vu khống, xúc phạm người khác là 1 tội. Tuy nhiên trên thế giới ảo này thì chẳng ai biết nhau cả. Vậy 1 người (1 tổ chức) bị xúc phạm trên 1 diễn đàn thì có quyền lấy đó làm bằng chứng để tố cáo, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra hay không?

Chúng ta đều biết là các thành viên kể cả tôi đều ảo. Thế trong trường hợp người hoặc DN bị tố cáo và vu khống và bị thiệt thật về uy tín và vật chất không thể quy cho member được thì forum có bị chịu trách nhiệm về tội vu khống không ? Người sáng lập hoặc quản trị 4r có bị chịu trách nhiệm về pháp lý không? Có thể hình dung 4r như một tờ báo điện tử. Với các báo hay báo điện tử chính thống khi đưa thông tin sai phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải xin lỗi công khai người bị hại. Vậy trong trường hợp tố cáo của các member ảo là sai thì diễn đàn và các quản trị có trách nhiệm xin lỗi người bị hại hay không

Rất mong VK chia xẻ ý kiến của case study này với anh em

dolawyer_ban?
06-10-2006, 01:54
Nick dolawyer của tôi sao ko post được bài (!À chắc là DDTH mấy hôm trước nâng cấp, đăng ký đòi hỏi kích hoạt qua Email mà trước đó tôi thay đổi địa chỉ mail đăng ký, gõ sai mail nên bây giờ chịu ko lấy lại nick được!!!) nên phải ĐK nick mới này, bài này viết thử nghiệm nick mới (tò mò) nên xóa đi cũng được:
@dinhlocphp: Nhiều người coi môi trường như DDTH này là "ảo" nhưng tôi thì không nghĩ vậy vì nó đã được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định rồi.
Để cho cụ thể tôi có một ví dụ như thế này: Có một người in tờ rơi bêu xấu người khác và phát đi khắp nơi một cách lén lút! Hỏi bác xem đó là ảo hay thật? Trường hợp này nhiều khi đi tìm thủ phạm còn khó hơn là dò ra danh tính của một người thông qua nick trên diễn đàn.
Đồng ý ở Việt Nam đa số máy tính truy cập mạng theo địa chỉ IP động (nhiều người còn giấu địa chỉ IP ...) nên việc xác định máy tính phát ra thông tin rất khó khăn nhưng không phải là "không tưởng".
Mọi chứng cứ đều tồn tại trong khách quan, chúng không bao giờ biến mất mà chỉ có thể bị chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác ... >>> nghiệp vụ điều tra. (Lý thuyết là vậy).
Thực tế, tại Việt Nam và trên thế giới, nhiều tên hacker và kẻ phát tán virut đã bị bắt mặc dù bọn chúng có kiến thức khá uyên thâm trong việc giấu danh tính trên mạng.
Thôi chào bác, em đi ngủ đây, viết trong lúc buồn ngủ nên ko chỉn chu lắm mong các bác thông cảm!

swan
06-10-2006, 02:28
Chúng ta đều biết là các thành viên kể cả tôi đều ảo. Thế trong trường hợp người hoặc DN bị tố cáo và vu khống và bị thiệt thật về uy tín và vật chất không thể quy cho member được thì forum có bị chịu trách nhiệm về tội vu khống không ? Người sáng lập hoặc quản trị 4r có bị chịu trách nhiệm về pháp lý không? Có thể hình dung 4r như một tờ báo điện tử. Với các báo hay báo điện tử chính thống khi đưa thông tin sai phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải xin lỗi công khai người bị hại. Vậy trong trường hợp tố cáo của các member ảo là sai thì diễn đàn và các quản trị có trách nhiệm xin lỗi người bị hại hay không

Tội danh "vu cáo" và "vu khống" chỉ có thể được cáo buộc cho một chủ thể khi mà chủ thể đó có dự mưu từ trước, đưa ra các thông tin sai lệch nhằm làm tổn hại đến một chủ thể khác.

Đặc điểm của diễn đàn là một sân chơi mở dành các thành viên ảo phát biểu ý kiến, quan điểm cá nhân về mọi sự vật hiện tượng. Mọi thông tin trên diễn đàn đều mang tính chất của một cá nhân đơn lẻ, không đại diện cho diễn đàn. Vì thế, không thể quy kết trách nhiệm cho một diễn đàn và những người quản trị khi một vấn đề được đưa ra tranh luận trên diễn đàn dẫn đến những suy đoán trái chiều, vì các thành viên có quyền đưa ra các suy đoán của mình về một sự vật hiện tượng. Chức năng, trách nhiệm của những người quản trị là giữ trật tự trên diễn đàn, không để thành viên làm trái với các quy định, hoàn toàn không phải là thám tử hay quan tòa. Như vậy, chỉ có thể kết tội tòng phạm cho người quản trị khi chứng minh được họ có tham gia vào việc đưa ra các thông tin sai lệch, hoặc kết tội dung túng/thỏa hiệp/vô trách nhiệm khi để mặc cho thành viên cáo buộc/bôi nhọ/mạt sát người khác một cách vô căn cứ. Trong trường hợp đó thì những người quản trị diễn đàn mới phải chịu trách nhiệm pháp lý và xin lỗi người bị hại.

Trái lại, báo chí (báo giấy hoặc báo viết) là phương tiện đưa thông tin đơn thuần đến người đọc, không phải là phương tiện thể hiện quan điểm cá nhân của một cá thể nào đó, thông tin trên báo chí là những thông tin được xác thực, kể từ người cung cấp thông tin cho đến phóng viên viết tin. Khi ban biên tập một tờ báo đồng ý cho đăng một bài báo, thì nghĩa là họ đã tin chắc vào tính xác thực của thông tin trong bài báo đó, thông tin trong bài báo đó đã được chứng thực bởi tờ báo ấy. Chính vì tính chất đó mà khi thông tin trong bài báo sai lệch, tờ báo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải xin lỗi công khai người bị hại.

youme
06-10-2006, 14:51
Tôi đánh giá rất cao chủ đề này mà VK đã đưa ra - Các câu trả lời cũng rất có giá trị. Rất tiếc là hình như chủ đề này không được tiếp tục nữa thì phải.

Từ câu hỏi 7 của VK tôi đưa ra một tình huống giả định để hỏi VK Có thể VK sẽ không hài lòng cho lắm nhưng thôi cứ hỏi.Câu hỏi như sau

Chúng ta đều biết là các thành viên kể cả tôi đều ảo. Thế trong trường hợp người hoặc DN bị tố cáo và vu khống và bị thiệt thật về uy tín và vật chất không thể quy cho member được thì forum có bị chịu trách nhiệm về tội vu khống không ? Người sáng lập hoặc quản trị 4r có bị chịu trách nhiệm về pháp lý không? Có thể hình dung 4r như một tờ báo điện tử. Với các báo hay báo điện tử chính thống khi đưa thông tin sai phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải xin lỗi công khai người bị hại. Vậy trong trường hợp tố cáo của các member ảo là sai thì diễn đàn và các quản trị có trách nhiệm xin lỗi người bị hại hay không

Rất mong VK chia xẻ ý kiến của case study này với anh em

Quy định của DDTH.com
Hãy đọc kỹ những quy định sau trước khi đăng ký:
Đăng ký vào DDTH.com hoàn toàn miễn phí nhưng bạn phải tuân theo các quy định của diễn đàn!

a. Mục đích của các quy định này là để giữ cho nội dung của Diễn dàn Tin học được tốt hơn, hữu ích hơn cho những người muốn học hỏi, trao đổi về CNTT.

b. Tất cả các thành viên của DDTH đều phải tuân thủ những quy định sau. Sân chơi nào cũng có luật chơi riêng của nó và nếu bạn không thích luật chơi thì có quyền không tham gia.

c. Những thành viên nào vi phạm quy định sẽ được Administrator hoặc các Moderators nhắc nhở lần đầu tiên bằng tin nhắn cá nhân hoặc nhắc nhở ngay trong bài viết vi phạm. Nếu thành viên đó không sửa lại cho phù hợp hoặc không có lý do chính đáng thì bài viết sẽ được biên tập lại (nếu nội dung hay), hoặc sẽ bị xóa, users đó sẽ bị loại khỏi diễn đàn. Trong trường hợp cần thiết, Administrator hoặc Moderators có quyền biên tập mà không cần phải thông báo trước.

d. Các quy định này sẽ được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của diễn đàn. Khi quy định được thay đổi thì Administrator sẽ gửi e-mail đến tất cả mọi người để thông báo.

Và sau đây là những quy định mà các bạn cần phải nhớ kỹ khi tham gia DDTH.com :

1. Diễn đàn không chấp nhận bất cứ thông tin nào đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá của nước Việt Nam, không chấp nhận bất cứ chủ đề thảo luận hoặc có ý gây hiểu lầm về chính trị, vi phạm luật pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mọi bài viết có nội dung hoặc chứa liên kết đến các trang web có nội dung vi phạm những điều trên đều sẽ được xóa hoặc biên tập mà không cần thông báo trước.

2. Thành viên không được phép spam bằng những hình thức sau : Gửi nhiều bài viết cùng nội dung hoặc có nội dung tương tự nhau trong một hoặc nhiều chuyên mục (gửi 3 bài trở sẽ bị xóa); Gửi nhiều bài viết không có ý nghĩa hoặc không phù hợp với chủ đề đang tham gia.

3. Thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình gửi lên. Ban điều hành DDTH.com sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào do thành viên gửi lên. Mọi khiếu nại về nội dung bài viết xin gửi về cho Ban Điều Hành, chúng tôi sẽ giải quyết tùy theo trường hợp.

4. Không được gửi các bài viết KHONG CO DAU TIENG VIET hoặc TOÀN BẰNG CHỮ HOA. Không được gửi các bài viết không liên quan đến chuyên mục hoặc chủ đề đang tham gia. Không được gửi các bài viết không có tiêu đề rõ ràng hoặc không giống ý với nội dung bên trong.

5. Những thành viên cố tình vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần quy định của DDTH.com sẽ bị loại ra khỏi diễn đàn."

Tuy nhiên, theo tôi, Quy định sử dụng của Diễn đàn còn chưa thật sự đầy đủ. Nên chăng vikhoa nên cho soạn lại cái quy định để có thể tránh mọi phiền phức mà diễn đàn có thể gặp phải?
Sẵn lòng giúp sức.

dinhlocphp
10-10-2006, 15:44
3. Thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình gửi lên. Ban điều hành DDTH.com sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào do thành viên gửi lên. Mọi khiếu nại về nội dung bài viết xin gửi về cho Ban Điều Hành, chúng tôi sẽ giải quyết tùy theo trường hợp.

Tuy nhiên, theo tôi, Quy định sử dụng của Diễn đàn còn chưa thật sự đầy đủ. Nên chăng vikhoa nên cho soạn lại cái quy định để có thể tránh mọi phiền phức mà diễn đàn có thể gặp phải?
Sẵn lòng giúp sức.

Cám ơn youme đã trả lời các vấn đề mà tôi đặt ra. Tuy nhiên câu hỏi tôi đặt ra ở đây không phải cho tôi. Cá nhân tôi đã đọc kỹ các nội quy của diễn đàn và tuân thủ theo nội quy này.

Vấn đề tôi đặt ra ở đây là nếu như một sự việc chưa rõ ràng liên quan đến một DN hoặc một cá nhân cụ thể mà theo cảm tính của các thành viên ẩn hoặc do sự thiếu hiểu biết về luật của các bạn trẻ - mà điều này lại quá phổ biến- cho là sai từ đó mở một loạt các tranh luận để từ đó gây nên một dư luận không tốt làm thiệt hại cho một DN hay cá nhân đó. Dù sau này có cải chính đi nữa cũng khó lấy lại được những gì mà dư luận trên diễn đàn gây nên cho họ.Lúc này trách nhiệm của diễn đàn và của BQT sẽ thế nào ?

Tôi cũng không đồng ý lắm với cách tranh luận mà smode swan đã đưa ra để trả lời tôi vì như vậy rất nhiều khả năng một diễn đàn như DDTH sẽ là nơi để cho kẻ xấu lợi dụng. Vì nếu như swan đã nói thì chẳng bao giờ chứng minh được BQT vi phạm điều bạn swan đưa ra cả và từ đó bất cứ một cá nhân nào nếu khéo léo vẫn có thể kích động được cả một số lượng thành viên nhất định trên diễn đàn.


Như vậy, chỉ có thể kết tội tòng phạm cho người quản trị khi chứng minh được họ có tham gia vào việc đưa ra các thông tin sai lệch, hoặc kết tội dung túng/thỏa hiệp/vô trách nhiệm khi để mặc cho thành viên cáo buộc/bôi nhọ/mạt sát người khác một cách vô căn cứ. Trong trường hợp đó thì những người quản trị diễn đàn mới phải chịu trách nhiệm pháp lý và xin lỗi người bị hại.

Tôi không hiểu nhiều lắm về công nghệ nhưng với cách đặt vấn đề mà tôi đã đưa ra liệu có làm được điều mà một thành viên muốn tranh luận về chủ đề kiểu như PS vừa rồi thì phải đăng ký các thông tin cá nhân đủ tin cậy và BQT diễn đàn cam kết giữ confidental chúng trước khi tranh luận vấn đề hay không? Tôi nghĩ như thế họ sẽ có trách nhiệm hơn trước khi post bài lên diễn đàn

youme
11-10-2006, 13:46
Cám ơn youme đã trả lời các vấn đề mà tôi đặt ra. Tuy nhiên câu hỏi tôi đặt ra ở đây không phải cho tôi. Cá nhân tôi đã đọc kỹ các nội quy của diễn đàn và tuân thủ theo nội quy này.
Vấn đề tôi đặt ra ở đây là nếu như một sự việc chưa rõ ràng liên quan đến một DN hoặc một cá nhân cụ thể mà theo cảm tính của các thành viên ẩn hoặc do sự thiếu hiểu biết về luật của các bạn trẻ - mà điều này lại quá phổ biến- cho là sai từ đó mở một loạt các tranh luận để từ đó gây nên một dư luận không tốt làm thiệt hại cho một DN hay cá nhân đó. Dù sau này có cải chính đi nữa cũng khó lấy lại được những gì mà dư luận trên diễn đàn gây nên cho họ.Lúc này trách nhiệm của diễn đàn và của BQT sẽ thế nào?


Diễn đàn được xây dựng là để các thành viên tham gia thảo luận và trao đổi sự hiểu biết với nhau. Các thành viên phải tuân thủ các quy định của diễn đàn và phải chịu trách nhiệm về những gì mình đưa lên trên diễn đàn với tư cách cá nhân của mình. Tuy nhiên, quản trị diễn đàn vẫn phải có trách nhiệm quản lý nội dung của các bài viết của các thành viên đưa lên, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới bất kỳ cá nhân và doanh nghiệp nào. Vừa qua, qua vụ chodientu, cá nhân tôi thấy vikhoa và các mod đã khá vất vả khi xoá một số bài có nội dung không phù hợp. Tôi đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm này của ban quản trị. Mong rằng các thành viên chúng ta cùng có ý thức xây dựng diễn đàn.
Về vấn đề đưa ra giả thiết và tranh luận không phải là xấu. Việc đưa ra giả thiết và muốn người khác tin và có tính thuyết phục thì phải có bằng chứng đầy đủ. Việc cố bôi nhọ hoặc lăng mạ người khác gây ra các thiệt hại về danh dự cũng như về kinh tế đều có thể bị người bị hại kiện ra toà theo các quy định của pháp luật dân sự hoặc hình sự.

bkiss
12-10-2006, 03:23
Sao mọi người không tinh ý nhỉ, vấn đề VGL quá đơn giản
1. Bản 2.0 là ai code ? VGL hay TuatNH ?
Nếu là VGL code, thì chỉ có thể đổi thành PS chứ không thể đề TuatNH, có ai nói CDT là sở hữu của PS, đồng ý, vậy tại sao không đề bản quyền bởi PS?
Ví dụ : Tôi sáng tác 1 bài hát cho PS, trả tiền xong, PS có quyền đề là ; sáng tác bởi PS, chứ không thể đề là sáng tác bởi 1 con gì đó, mặc dù là trả tiền người ta nhưng không thể ghi bậy lên đó được, điều này luật Vn cấm
2. Nếu Bản 2.0 tuatNH cũng tham gia làm (sau khi VGL bỏ) thì có thể đề là TuatNH , nhưng Luật Vn hiện nay không cho phép vì Bản quyền phần mềm nhà nứoc quy định và được quản lý bởi Cục BQTG, và họ "đối xử" tương đương các tác phẩm sáng tác khác.

Mọi người chú ý : Đây là Vietnam, BQ Phần mềm được thực hiện theo Bản quyền tác giả như các loại hình sáng tác khác là tương đương , "Còn hiện tại gia công quần áo không phải đăng ký Bản quyền tác giả tại Cục BQTG - Bộ VHTT :) nên được miễn, tuy nhiên bạn mama_rosa có ý hay, có thể năm sau Bộ VHTT sẽ quản lý luôn cả sản phẩm may mặc gia công nữa cũng tốt"

@dinhlocPHP : ở VN thì mình không có ý kiến, nhưng ở Lesotho (một trong những nước văn minh nhất TG) thì sử dụng dịch vụ free mà lại chỉ trích lại họ là sẽ bị luật pháp trừng trị, đất nước họ rất khuyến khích các hoạt động free

Thạc sĩ Luật học Tương đương (chưa thi TN vì chưa có tiền)

Arkain
12-10-2006, 06:53
Sao mọi người không tinh ý nhỉ, vấn đề VGL quá đơn giản
1. Bản 2.0 là ai code ? VGL hay TuatNH ?
Nếu là VGL code, thì chỉ có thể đổi thành PS chứ không thể đề TuatNH, có ai nói CDT là sở hữu của PS, đồng ý, vậy tại sao không đề bản quyền bởi PS?
Ví dụ : Tôi sáng tác 1 bài hát cho PS, trả tiền xong, PS có quyền đề là ; sáng tác bởi PS, chứ không thể đề là sáng tác bởi 1 con gì đó, mặc dù là trả tiền người ta nhưng không thể ghi bậy lên đó được, điều này luật Vn cấm


Có việc này sao?

Luật VN thì tớ không rành, nhưng luật lệ của thế giới thì người giữ copyright cho bài hát đó cũng không có quyền mạo nhận là người sáng tác (chỉ có thể ghi "sản xuất bởi" hoặc "copyrighted by" mà thôi). Thử mở các đĩa nhạc ngoại quốc ra xem, trong bìa lúc nào cũng ghi rõ tác phẩm nào là do nhạc sĩ nào viết, nếu chính nhà sản xuất hặc chính người ca sĩ chế ra cái tên gì đó thì cũng là "ghi bậy" (nghe sao giống vụ cu Khạc Đàm Vĩnh Hưng và producer bị chửi hồi trước quá).

Từ CD nhạc cho đến video games và phim ảnh, mọi soundtrack được dùng trong quá trình tạo dựng đều phải được credit cho tác giả một cách rõ ràng.

kiencruise
12-07-2007, 07:58
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

-m

Vậy chương trình "Sức sống mới" nếu đem đi đăng ký Sỡ hữu trí tuệ thì sẽ thuộc loại hình nào đây ? Còn nữa, 1 tờ báo như là "Echip" hoặc "LBVMVT" có được coi là 1 sản phẩm Sỡ hữu trí tuệ không, nếu có thì sẽ thuộc loại hình nào ?

kiencruise
12-07-2007, 07:58
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

-m

Vậy chương trình "Sức sống mới" nếu đem đi đăng ký Sỡ hữu trí tuệ thì sẽ thuộc loại hình nào đây ? Còn nữa, 1 tờ báo như là "Echip" hoặc "LBVMVT" có được coi là 1 sản phẩm Sỡ hữu trí tuệ không, nếu có thì sẽ thuộc loại hình nào ?

dungvinhntv
26-03-2008, 08:21
Luật sư cho mình hỏi về luật dân sự về kiện tụng tranh chấp nhà cửa có thể hỏi luật sư ở đây được không ?cám ơn nhiều ....dungvinhntv...

nguabay
26-03-2008, 14:55
Luật sư cho mình hỏi về luật dân sự về kiện tụng tranh chấp nhà cửa có thể hỏi luật sư ở đây được không ?cám ơn nhiều ....dungvinhntv...

Bạn có thắc mắc về kiện tụng tranh chấp nhà cửa (Luật DS)thì cứ việc hỏi. Hy vọng trong khả năng hiểu biết của mình, anh em trong DĐ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc này.