PDA

View Full Version : Xin viec tai mot Cong ty phan mem



songok
02-09-2006, 13:43
Chào các bạn, lâu quá không vào lại trang Diễn đàn tin học. Hôm nay vào lại xem có jì mới hông. Sẵn tiện post một bài chơi. Thông thường thì thói quen của tôi là vào các mục như Cấu trúc dữ liệu, C/C++ hay .NET để post bài. Nhưng hôm nay tôi vào thread này để viết một bài với một topic mới vậy. Cái mà tôi sắp viết đây là việc đi xin việc tại 1 công ty phần mềm.

Hiện tại số lượng cty phần mềm trong địa bàn TPHCM là rất lớn, do đó cũng mở ra một số cơ hội cho SV ngành này. Tuy vậy đếm đi đếm lại thì chỉ có vài “anh cả” như: FPT, PSV, GCS, TMA… Đó hẳn là niềm mơ ước của bao nhiêu bạn trẻ khi tìm việc. Cũng như bao nhiêu sinh viên vừa tốt nghiệp khác, cụ thể là trong lĩnh vực IT, vừa ra trường là ấp ủ bao nhiêu mơ ước về nghề nghiệp trong tương lai. Tôi quyết định apply vào một trong các công ty đó (cụ thể là TMA Solutions) và sau gần 1 tháng pv tại công ty này tôi có một vài nhận xét, hy vọng sẽ có ích cho tất cả các bạn khi tìm việc như tôi.

Như mọi người thường nghĩ thì tại các công ty lớn thì chắc việc tuyển dụng cũng phải quy mô và chuyên nghiệp. Cứ nhìn vào chỉ tiêu tuyển dụng của các công ty thì biết, nào là TMA sẽ tuyển đủ 1000 LTV vào năm 2006… Bộ phận HR của các công ty này chắc chắn sẽ phải rất đông. Tuy nhiên, theo tôi thì cần phải suy nghĩ lại, sau các lần phỏng vấn tại công ty này tôi thấy rằng việc tuyển dụng tại đây không chuyên nghiệp bằng cái thương hiệu của công ty. Tại sao vậy ? Xin hãy nghe tôi giải thích.

Cũng như bao nhiêu ứng viên khác, tôi phải trải qua vòng Test Anh văn 200 câu (Tôi cũng thấy làm lạ, thông thường tại các nơi khác đề chỉ có <= 50 câu và có cả GMAT, IQ nữa) nhưng tại đây chỉ có vậy. Sau vòng này tôi vào phỏng vấn với 1 người nước ngoài và một người phỏng vấn kỹ thuật. Thật không may cho tôi phỏng vấn kỹ thuật lại rơi vào toàn Java, nhưng lạ là người phỏng vấn tôi toàn chỉ hỏi những câu về công cụ: nào là bạn có biết Eclipse, NetBean hay bạn sử dụng tool nào… Thiết nghĩ cái này đâu quan trọng, cái chính là lập trình ra sao. Rõ ràng người phỏng vấn chắc chỉ muốn biết tôi xài bao nhiêu tool để lập trình.

Sau lần phỏng vấn đó, tôi được hẹn vài ngày để biết kết quả, tôi cũng hồi hộp lắm. Một ngày, 2 ngày rồi cả tuần. Cuối cùng vì không đợi được nữa, sau 1 tuần + 2 ngày (không tính T7 và CN) tôi gọi điện hỏi HR và nhân viên trogn HR còn không biết. Vậy là nếu tôi không gọi trực tiếp thì không biết đợi đến khi nào nữa! Hai hôm sau tôi lại được gọi lên phỏng vấn lần nữa.

Phỏng vấn lần này là phỏng vấn kỹ thuật, có khá hơn lần trước, tôi cũng thể hiện được những khả năng của mình. 2 ngày sau tôi được HR bảo là tuần sau lên bàn lương + điều kiện làm việc. Thiết nghĩ chắc họ nhận mình rồi mới kêu lên bàn lương và làm việc, tôi cũng phấn khởi lắm (mặc dù trước đó không ít lần hoài nghi về cách tuyển dụng)

Thế là ngày phỏng vấn cuối cũng đã đến, tôi đã chuẩn bị kỹ mức lương đề nghị. Tuy nhiên, thật bất ngờ, khi lên phỏng vấn hoàn toàn lại khác. Người phỏng vấn nói với tôi rằng Anh ta muốn review lại chút thôi. Tôi cũng bằng lòng, tuy nhiên Anh ta lại hỏi rất nhiều những cái người khác đã từng hỏi trong CV, nào là về học vấn, rồi cả luận văn, rồi một số kỹ thuật trong luận văn… Mặt khác Anh còn hỏi cả về Gia đình tôi, cha me bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, có mấy chị, có gia đình chưa, ở đâu…. Tôi thật không thể hiểu nỗi. Nhưng tôi vẫn cứ nghĩ chắc họ có lý của họ. Thế là sau 1 giờ pv những thứ đó, tôi ra về mà chẳng nhận được chút thông tin gì về chuyện làm việc + lương bổng. Hôm đó là T3 và người phỏng vấn bào là ngày mai biết kq. Tôi cũng bất ngờ lắm. Tuy nhiên tôi cũng ra về và chờ đợi.

Có một điều mà từ hồi phỏng vấn lần 1 đến giờ tôi khá ấm ức. Tôi vốn là Sv của 1 khoa tin học của một trường kinh tế. Chuyên ngành tôi học là hệ thống thông tin kinh tế. Vậy mà đi pv lần nào cũng bị soi mói, nào là “SV Kinh tế sao lại vô đây ?”. Thiết nghĩ, lẽ ra bộ phận nhận sự phải thay tôi để tra lời câu hỏi đó chứ, tại sao họ không loại tôi từ đầu mà lại gọi tôi lên để phỏng vấn rồi lại hỏi tôi câu đấy. Việc học ngành này rồi làm ngành khác đâu phải quá xa lạ, đã có biết bao nhiêu người từng như thế và cũng thành công. Mà tôi cũng đâu phải “ngoại đạo” gì đâu. Tôi không buồn gì, Tôi thừa nhận là trình độ của mình còn thua xa những SV từ các trường như Tự nhiện hay Bách Khoa, nhưng thông tin tuyển dụng của công ty đâu có để là chỉ tuyển SV bên TN hay BK mà là tuyển SV của mọi trường mà. Tôi cũng phải Test, rồi pv chứ có phải vô không đâu. 2 lần phỏng vấn trước, người đặt câu hỏi còn thông cảm. Lần phỏng vấn thứ 3 này, người phỏng vấn lại hỏi nhưng với thái độ xem thường rồi nói ra những điểm yếu, hạn chế của tôi so với SV khác. Thiết nghĩ lẽ ra họ phải biết nhưng thông tin của tôi rồi chứ.

Vậy là tôi lại phải về chờ, Nguyên ngày T4 chưa thấy có thông tin gì hết, đến T5 nữa, đến chiều tôi gọi hỏi phòng nhân sự thì lại được HR hẹn đến T6 sẽ cho biết kết quả. Rốt cuộc nguyên cả ngày T6 cũng chẳng có thông tin gì. Tôi đã quá ngán ngẫm, hôm nay là 1/9 rồi, có lẽ tôi sẽ quyết định bỏ cuộc. Tôi còn 1 cty nữa, họ đã nhận và sẽ làm tại cty này vào đầu tháng sau. Chắc tôi sẽ đồng ý

Thế đấy, tôi đã mất đúng 1 tháng trời để xin vào công ty. Vậy mà vẫn chưa đâu vào đâu.

Trên đây là những ý kiến của tôi, Nó có thể chỉ đúng với bản thân tôi và có thể sai đối với quan điểm của một số bạn. Nhưng cái chính tôi nói ở đây là cách làm việc của họ. Xin post lên để các bạn tham khảo.


Mong nhận được sự góp ý của mọi người

VietDuc
02-09-2006, 16:23
Một bài viết rất nên đọc cho các bạn ứng viên. Tuy nhiên, đứng về phía nhà tuyển dụng, tôi nghĩ những gì người ta interview bạn (kể cả những gì bạn cho là chẳng liên quan gì đến công việc bạn đang apply) đều có lý do của nó cả. Tôi đã từng interview không ít người khi tôi làm cho công ty US và cả bây giờ cho chính công ty của tôi. Những gì tôi hỏi nhiều khi ứng viên họ nghĩ chả liên quan gì đến cái công việc mà họ đang nghĩ, ấy vậy mà có thể những điều đó lại là mấu chốt quyết định.

Ví dụ: A,B và C là 3 ứng viên đều đạt 4/5 về mặt kinh nghiệm, kiến thức, trình độ. Vậy thì cái gì là điều kiện để tôi hire 1 trong 3 người (chỉ được hire 1 người). Lúc này phải quay ra những điều "ngoài vùng phủ sóng".
"Tại sao khi thi đại học bạn chọn ngành này mà ko chọn ngành khác?".
Tôi đã nhận được những câu trả lời cực kỳ khác nhau.
- Em thi phân ban, lỡ bị xếp vào ngành này nên giờ đâm lao phải theo lao (pó tay)
- Em nghĩ thời buổi này bùng nổ CNTT nên cứ học ngành này thi khi ra trường cơ hội xin việc nhiều hơn.
- Nhà em ở quê không có điều kiện tiếp xúc CNTT nên lúc thi ĐH em chọn ngành ABC, nhưng trong quá trình học ở TP, em được biết đến CNTT và đặc biệt là lập trình. Nó đã cuốn hút em thực sự và em đã thi chuyển sang ngành CNTT. Đến giờ em thấy "ơn trời" đã cho em lựa chọn đúng ngành.

Và tất nhiên các bạn thừa biết kết quả thắng sẽ về người thứ 3. Ở đây chỉ là 1 ví dụ trong vô vàn tình huống mà người tuyển dụng gặp phải. Còn rất rất nhiều điều tưởng như chả liên quan như: Nhà em cách cty bao nhiêu phút chạy xe, Em sống một mình hay cùng gia đình, có cưới vợ/chồng chưa v...v... Mọi thứ đều có liên quan về mặt này mặt khác trong tổng thể hoạt động một cty.
Lưu ý: đây là một tình huống có thực ở cty tôi và tôi thật sự hài lòng khi chấm tuyển ứng viên đó.

Về trường hợp của bạn, tôi thấy có vài bất cập từ TMA như sau:
- Phòng nhân sự chưa làm hết những gì cần phải làm trước khi quyết định gọi ai interview
- Chia việc interview ra quá nhiều công đoạn và mất thời gian. Thời buổi công nghiệp này mà làm việc cứ như thời bao cấp nếu không muốn nói là quan liêu.
- Quá nhiều người interview 1 người chưa chắc đã là cách hay.
- Thiếu trách nhiệm và thiếu tôn trọng trong việc trả lời kết quả (dù đạt hay không).

Trên đây chỉ là một số ý kiến của tôi trên phương diện một nhà tuyển dụng nhìn lại. Cty tôi là một cty không lớn, nhưng tôi nghĩ việc tuyển dụng mỗi cty đều sẽ ít nhiều có những điểm giống nhau trong tiêu chí chung.

Mời các bạn tiếp tục trao đổi, tôi cũng đang muốn biết thêm nhiều về suy nghĩ của các ứng viên để rút kinh nghiệm cho chính mình.

Thân!

songok
02-09-2006, 18:26
Chào VietDuc,
Rất cảm ơn bạn đã góy ý, Khi viết những suy nghĩ này tôi cũng giả sử là mình đứng ở hai trường hợp: là nhà tuyển dụng và người xin việc.

Tôi rất đồng ý với bạn có thể nhà tuyển dụng hỏi những câu rất ngoài lề để đánh giá ứng viên, tuy nhiên họ nên xem xét tùy mục đích của buổi phỏng vấn mà hỏi. Tôi cũng biết điều đó nên trong các buổi phỏng vấn đó như tôi đã nói tôi cũng đã trả lời đầy đủ.

Cái tôi muốn nói ở đây là tôi cảm thấy như giữa những người trong phòng nhân sự và người phỏng vấn không hề có những trao đổi với nhau trước khi phỏng vấn 1 ứng viên. Do đó sẽ có sự trùng lắp những cái cần hỏi trong phỏng vấn. Ngoài ra, họ thật không tôn trọng ứng viên khi không hề quan tâm đến ứng viên về hồ sơ, thời gian...

Thân,

VietDuc
03-09-2006, 17:06
yah
Cái tôi muốn nói ở đây là tôi cảm thấy như giữa những người trong phòng nhân sự và người phỏng vấn không hề có những trao đổi với nhau trước khi phỏng vấn 1 ứng viên. Do đó sẽ có sự trùng lắp những cái cần hỏi trong phỏng vấn. Ngoài ra, họ thật không tôn trọng ứng viên khi không hề quan tâm đến ứng viên về hồ sơ, thời gian...Có chăng công ty họ quá lớn, mục tiêu tăng nhân sự tính bằng con số ngàn nên có thể họ đã quá "mệt mỏi" chăng?

songok
03-09-2006, 18:57
Như các bạn đã biết, TMA là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực outsourcing. Về nhân lực thì không ngừng tăng, từ con số là 6 nhân viên năm 1997 đến nay đã gần 700 nhân viên, và dự kiến trong tương lai sẽ không ngừng tăng cao (có thể đến vài ngàn). Tuy nhiên đã có ý tuyển dụng với số lượng lớn như vậy thì tôi nghĩ lại càng đòi hỏi sự chặt chẽ trong các khâu tuyển dụng của họ.

Ta không thể nói rằng 1 công ty nhỏ với số lượng tuyển nhỏ (chừng 10 người) thì quy trình tuyển dụng của họ cũng vì thế mà sơ xài. Tôi đã từng đi phỏng vấn tại một số công ty nhỏ và thấy rằng quy trình của họ cũng rất bài bản. Tôi không đòi hỏi quá mức cách mà nhà tuyển dụng đáp ứng nhưng tối thiểu cũng phải không làm cho người đi xin việc như chúng ta cảm thấy hụt hẫn và mệt mỏi.

lqkhoi
04-09-2006, 15:11
Mình thấy rốt cuộc vấn đề nằm trông giống như ở nguyên tắc xin cho quá :)

Bạn có quyền từ chối không cần interview lần 2 và lần 3, lý do bạn đã có việc làm rồi mà. Còn nếu bạn đi với tâm lý của 1 người đã có việc làm rồi bây giờ chỉ đi chơi interview thôi, bạn có thể chẳng nên sợ gì cả và ngồi lại đối thoại hẳn hoi với người đã interview bạn.

Ví dụ nhé: Tại sao công ty các anh mời tôi phỏng vấn 2 3 lần và vẫn không biết kết quả gì hết. Bạn cứ ăn nói cho nó lịch sự vào nhưng đừng nghĩ trên nguyên tắc xin cho. Ngừoi ta nhận mình vào là người ta làm ơn cho mình. Hãy cứ nghĩ rằng nếu ai đó không nhận bạn thì chính bọn họ đã thiệt thòi vì lỡ một nhân tài. Thế thôi.

Kể bạn 1 câu chuyện vui và có thực về interview. Khóa của tôi trước ra trường được FPT Sài Gòn mời phỏng vấn. Lần phỏng vấn có tất cả xếp của FPT. Có một người bạn của tôi sau khi đã pass hết toàn bộ phần technical gặp mặt ban Giám Đốc. Xếp giám đốc FPT SG quên mất tên có đặt câu hỏi : "Bạn biết gì về FPT ?"

Trả lời "FPT là công ty phần mềm số 1 VN". ( Ban Giám Khảo xì xào khoái chí :)) ).

Hỏi tiếp "Làm sao bạn biết được chuyện ấy ?"

Trả lời "Ngày nào em cũng đi qua đường SƯƠNG NGUYỆT ÁNH (tổng hành dinh FSOFT thời của tôi) và thấy treo cái băng rôn to tướng : FPT Công ty Phần Mềm số 1 VN " :))

Bạn chắc có thể tưởng tượng cảnh gì ở dưới rồi :)). Trả lời thế đấy mà vài bữa sau vẫn được offer job và tất nhiên bạn tôi đâu thèm làm vì lúc trước khi phỏng vấn lần đó bạn tôi đã accept 1 công ty khác có mức lương gấp đôi mức lương FPT offer thời đó :)).

Nói tóm lại, đi xin việc bạn nên nghĩ ở tâm lý 2 chiều. Khi đó bạn sẽ rất tự tin trả lời những cuộc interview và chẳng có gì ngại khi đặt câu hỏi ngược lại người interview và có thể từ chối trả lời những câu hỏi mà bạn nghĩ thuộc về đời tư hay chẳng có liên quan gì đến công việc của bạn. Đó cũng là 1 cách để bạn tỏ rõ giá trị của bạn. Thế thôi. Không làm thằng này mình đi làm thằng khác. Mình ngon mà :))

VietDuc
05-09-2006, 00:21
Topic này vui rồi đây. Tôi nghĩ chúng ta đang trao đổi rất thẳng thắn và rất bổ ích. Rất vui.

Giờ đến tôi viết tiếp trên phương diện người tuyển dụng nhé:

Tôi cũng có một vài người bạn trình độ rất khá. Họ không apply vào các công ty như TMA, PSV nhưng họ vẫn cứ nộp đơn xin phỏng vấn. Mục đích chỉ là thử sức và hơn thế nữa là đánh giá ngược lại chính nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các bạn đều biết là số lượng cty nổi tiếng và lớn như TMA, PSV, FSOFT ở VN ko có nhiều, mà số công ty phát triển phần mềm nói chung và IT nói riêng loại trung trung hoặc nhỏ thì nhiều vô số. Tâm lý của những cty này là cần tìm được người thật sự giỏi để đạt mục tiêu giảm chi phí mà hiệu quả vẫn tốt. Không phải vì họ tiết kiệm mà là do quy mô các công ty như vậy không cho phép họ "vung tay quá trán". Do đó khi tuyển dụng có lẽ họ sẽ cẩn trọng hơn.

Vậy khi họ gặp một ứng viên thật sự giỏi thì sao? Chắc chắn họ sẽ rất mừng và cố gắng deal với ứng viên đó để giữ chân. Tuy vậy, nếu ứng viên đó đi interview với mục đích testing, họ sẽ ra đi và để lại sự thất vọng và tiếc nuối từ nhà tuyển dụng. Có thể ứng viên đó sẽ nghĩ cty này chưa đủ lớn để cho mình vùng vẫy, phát triển. Đó cũng là điều hiển nhiên thường gặp.


Mình thấy rốt cuộc vấn đề nằm trông giống như ở nguyên tắc xin cho quá Quan niệm cá nhân tôi hoàn toàn khác. Tôi nghĩ mỗi cuộc phỏng vấn, 2 bên đều tự giữ cho mình chỗ đứng đúng đắn nhất. Ở đây ko có khái niệm ai to hơn, ai bé hơn, không có chuyện xin, cho. Đơn giản chỉ là hiểu rõ và đối thoại đúng mực, đúng vị trí của mình. Tôi quan niệm 2 bên đang tìm đến chỗ hợp tác và cùng nhau phát triển. Cty ko phát triển nếu ko có nhân sự và ngược lại nhân sự không phát triển nếu không có môi trường do cty tạo ra. Phải thấy rõ rằng việc "giúp nhau" mới thật sự là con đường đúng đắn nhất để phát triển cũng như cộng tác được lâu dài. Hãy để sau cuộc phỏng vấn, dù kết quả có là gì đi chăng nữa thì tự hai bên sẽ đều tự hiểu "lý do" là gì? Tại sao có thể hợp tác và tại sao không. Như thế mọi chuyện sẽ khép lại trong sự rõ ràng và thân ái.

:D ngồi viết vài dòng vậy, có bạn nào đứng ở phía tuyển dụng như tôi mà có ý kiến không nè?

lqkhoi
05-09-2006, 08:49
Chưa đủ khả năng mở công ty để có thể đứng về nhà tuyển dụng như bạn :) nhưng tôi thấy vấn đề testing nhà tuyển dụng cũng là thường thôi. Tôi chỉ nói cái vấn đề xin cho đối với tác giả bài post này khi mà sau khi xin việc về lại complain thôi.

Còn testing nhà tuyển dụng thì đối với riêng bản thân tôi, tôi cho rằng đó là 1 cách tôi hay làm để xác định giá trị lại của chính mình. Hễ thấy có thời gian và thấy 1 cái job nào đó ưng ý là tôi apply. Mục đích chưa chắc là bức bách phải đi mà là 1 cách tự làm mới mình, xác định à "giá của mình là bao nhiêu đó" ( 1 interviewer có thể sai nhưng nếu vài người nói thì chắc là giá hợp lý rồi đó). Còn nếu interviewer muốn thực sự lôi kéo những người giỏi thì phải như thế nào đó thôi :). Tôi muốn biết người biết ta hơn là cứ ru rú suốt ngày ở 1 công ty, tự hào cho mình là giỏi để rồi té ngửa ra khi ở bên ngoài mình chẳng là cái gì, người ta hire mình chỉ vì lòng trung thành hay vì một cái điều gì bí ẩn khác :))

Thực ra tôi nhận xét thấy khi nhà tuyển dụng tuyển đại trà, rất ít có cơ hội kiếm được người phù hợp năng lực của mình. Tôi làm cho 1 MNC và cách lấy người của bọn này là toàn thông qua người giới thiệu ( có hoa hồng đàng hoàng ( cách bọn Cybersoft và PSV đang chơi)) rồi sau đó interview. Khi đó sẽ rút ngắn thời gian tuyển chọn ban đầu, xác suất lấy được người giỏi cao vì người giới thiệu chắc chắn đã có 1 thời gian dài làm việc chung và hiểu rõ năng lực thật sự của người được giới thiệu.

songok
05-09-2006, 13:15
Chào lqkhoi, rất cảm ơn bài góp ý của bạn. Có thể bạn đã đi làm rồi nên suy nghĩ có khác với một số người mới tốt nghiệp như tôi. Thật tình mà nói khi xin việc tôi không hề có ý là "đi thử chơi coi sao", mỗi lần xin việc đều là một cơ hội đối với tôi cho dù nhà tuyển dụng đó là một công ty lớn hay nhỏ. Đó là cách mà mình tôn trọng họ, nếu như với tâm lý đi chơi thôi như trên thì tôi nghĩ có lẽ mình chỉ đi được lần đầu thôi, có thể để lại ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng. Rất có thể sau này bạn có thể gặp lại họ và làm việc với họ(như đối tác chẳng hạn).

Thân,

VietDuc
05-09-2006, 13:33
Còn testing nhà tuyển dụng thì đối với riêng bản thân tôi, tôi cho rằng đó là 1 cách tôi hay làm để xác định giá trị lại của chính mình. Hễ thấy có thời gian và thấy 1 cái job nào đó ưng ý là tôi apply. Mục đích chưa chắc là bức bách phải đi mà là 1 cách tự làm mới mình, xác định à "giá của mình là bao nhiêu đó"Vậy bạn có nghĩ là bạn đang làm mất thời gian của nhà tuyển dụng hay không? Hay nói một cách khác là có thể bạn tự tin quá mức vào chính mình? Như trường hợp songok đưa ra đầu tiên chẳng hạn, bạn songok rất bất bình về việc nhà tuyển dụng làm mất thời gian của mình, đi đi lại lại nhiều lần rồi chờ đợi v..v... Tôi nghĩ dù đứng trên phương diện nào (ứng viên, tuyển dụng) thì cũng cần tôn trọng đối tác và đánh giá đúng mức giá trị của thời gian mà đôi bên cùng bỏ ra.


Tôi làm cho 1 MNC và cách lấy người của bọn này là toàn thông qua người giới thiệu ( có hoa hồng đàng hoàng ( cách bọn Cybersoft và PSV đang chơi)) rồi sau đó interview. Khi đó sẽ rút ngắn thời gian tuyển chọn ban đầu, xác suất lấy được người giỏi cao vì người giới thiệu chắc chắn đã có 1 thời gian dài làm việc chung và hiểu rõ năng lực thật sự của người được giới thiệu.
Đây là một giải pháp hay, rất nên học hỏi. Qua sự giới thiệu thì việc đánh giá thực lực mỗi ứng viên sẽ phần nào chính xác hơn.

songok
06-09-2006, 08:16
Thực ra tôi nhận xét thấy khi nhà tuyển dụng tuyển đại trà, rất ít có cơ hội kiếm được người phù hợp năng lực của mình. Tôi làm cho 1 MNC và cách lấy người của bọn này là toàn thông qua người giới thiệu ( có hoa hồng đàng hoàng ( cách bọn Cybersoft và PSV đang chơi)) rồi sau đó interview. Khi đó sẽ rút ngắn thời gian tuyển chọn ban đầu, xác suất lấy được người giỏi cao vì người giới thiệu chắc chắn đã có 1 thời gian dài làm việc chung và hiểu rõ năng lực thật sự của người được giới thiệu.

Tôi cũng có nghe nói thường là các công ty lớn như PSV hay GCs hay làm vậy. Thế thì đâu có cơ hội cho bọn SV mới ra trường như tui nếu không quen biết !

lqkhoi
06-09-2006, 09:16
To VIETDUC:
Tôi thấy vấn đề đâu có gì là mất thời gian đâu,khi đi phỏng vấn nghĩa là người đi phỏng vấn vẫn chấp nhận 1 cơ hội ra đi nếu cảm thấy hợp lý.Do đó nếu nhà tuyển dụng có thể đưa ra 1 cơ hội ngon hơn thì tại sao KHÔNG MOVE ?? Tôi không thích cái cảnh phải đi kiếm việc khi hiện tại mình đang thất nghiệp. Như vậy rất dễ bị nhà tuyển dụng xử ép.

To songok:

Bạn đừng lo. Mình đã nói rồi khi tuyển đại trà, họ lúc nào cũng nhắm đến những vị trí bình thường. Cái mình nói nằm ở vị trí đặc biệt hơn, cao cấp hơn. Cái mình muốn nói với bạn khi mới bắt đầu đi làm, hãy luôn tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nguyên tắc làm việc ở đâu cũng có ê kíp. Khi đó nếu bạn thân với ai mà nếu người đó có cơ hội, họ sẽ kiếm bạn trước tiên. Nó cũng nói thêm một điều nữa, hãy tỏ ra mình là chuyên nghiệp ngay cả khi sắp nghỉ việc. Biết đâu sau này, lại gặp nhau ở một chỗ nào đó.

songok
06-09-2006, 10:48
Cái mình muốn nói với bạn khi mới bắt đầu đi làm, hãy luôn tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nguyên tắc làm việc ở đâu cũng có ê kíp. Khi đó nếu bạn thân với ai mà nếu người đó có cơ hội, họ sẽ kiếm bạn trước tiên. Nó cũng nói thêm một điều nữa, hãy tỏ ra mình là chuyên nghiệp ngay cả khi sắp nghỉ việc. Biết đâu sau này, lại gặp nhau ở một chỗ nào đó.

Về cái khoản này thì ủng hộ cả hai tay luôn. Tôi cũng rất muốn biết một số kinh nghiệm (hay đúng hơn là chiến lược ^_^) trong việc tuyển dung đứng trên cương vị là nhà tuyển dụng và người xin việc. VietDuc và lqkhoi có thể chỉ giáo một số kinh nghiệm được không ?

Thân,