Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 20
  1. #1
    Tham gia
    10-11-2008
    Bài viết
    196
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Các hậu quả của game, đâu là nguyên nhân?

    Gần đây, vấn đề về game có vẻ đang nóng, được nhiều người quan tâm, nhưng những ý kiến về vấn đề này còn khác nhau nhiều. Vì vậy, tôi xin được nêu quan điểm của mình về vấn đề này

    Bài viết này được viết trong 1 thời gian ngắn, nên có thể có những sai sót, mong bà con thông cảm :p

    I. VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

    Nhiều người khi phê phán, chỉ trích cứ hay nhắc đến những cụm từ kiểu như "vấn nạn game", "nghiện game" hay thậm chí "tệ nạn game", và vì thế nhiều bậc phụ huynh (thậm chí kể cả không phải là phụ huynh) dần dần trở nên dị ứng khi nhắc đến từ "game", coi nó như một thứ tệ nạn của xã hội cần phải bài trừ giống như ma tuý vậy.

    Vậy thì vấn đề ở đây là gì? Có thật là tất cả các game đều đáng bị lên án hay không? Trước khi nói về nguyên nhân của vấn đề và cách giải quyết nó, chúng ta nên thống nhất là ta đang nói về vấn đề gì. Theo tôi, ở VN, vấn đề chủ yếu gây nhức nhối cho xã hội hiện nay là các hậu quả của game online. Các game offline cũng có gây ra những hậu quả, nhưng ở VN thì không nổi cộm bằng game online. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ chủ yếu nói đến hậu quả của game online. Vậy, ta có thể nói ngắn gọn, vấn đề là: Ngày nay, nhiều game, đặc biệt là game online, đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

    Cụ thể, chúng ta có thể nêu ra 3 vấn đề chính tác động đến những người chơi game:
    1. Bỏ quá nhiều thời gian để chơi game khiến:
    + Sao nhãng các công việc khác như học tập, làm việc, tập luyện,...
    + Ngồi quá nhiều trước máy tính, mải chơi mà ăn uống không điều độ, lại không tập luyện thể dục thể thao khiến sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng.
    2. Ảnh hưởng về tính cách, nhân cách, chẳng hạn như thích bạo lực, đánh đấm, chém giết, thậm chí kể cả *** : ở nước ngoài đã có nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt, phá hoại, ăn cắp xe,... chỉ vì... muốn bắt chước game (như GTA, Halflife,...), hay những trường hợp mới mấy tuổi đầu đã ti toe... *** với nhau, cũng do ảnh hưởng của game. Ở VN hình như chưa thấy nhiều những vụ kiểu đấy (hoặc do tôi không biết) nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu cho thấy những người quá mê các thể loại game này cũng có xu hướng bị ảnh hưởng ít nhiều về tính tình, nhân cách
    3. Phạm tội vì những mục đích hoặc lý do liên quan đến game: gần đây ở VN càng ngày càng xuất hiện nhiều những vụ kiểu như giết người, cướp của để lấy tiền chơi game online, hoặc đánh giết nhau vì mâu thuẫn hoặc lợi ích trong game online. Ở nước ngoài cũng có không ít trường hợp như vậy, thậm chí có kẻ còn dám giết cả cha mẹ, họ hàng của mình để lấy tiền cống cho game online hoặc vì họ ngăn cấm việc chơi game.

    II. NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

    Có lẽ nhiều người sẽ nói ngay: "do game", "do người chơi", "do gia đình", "do nhà phát hành",... Nhưng nói như thế thì cũng chẳng ích gì mấy. Vậy thì hãy thử phân tích kỹ hơn xem sao, trước hết là bắt đầu từ...

    1. Các đặc tính của game và game online:
    Nói đến game thì chắc ai trong số chúng ta cũng có thể hình dung trong đầu 1 vài hình ảnh của một game nào đó, chẳng hạn như xếp hình, Mario, Đế chế, Halflife, The Sims,... hay những game online như VLTK, Audition, Crossfire,... Vậy đó, game thì đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Nhưng đã gọi chung là "game" thì cũng phải có những đặc điểm chung chứ. Và đây là những đặc tính mà tôi cho rằng game nào cũng phải có:

    a) Các đặc tính của game nói chung:
    - Tính Giải trí: rõ ràng rồi. Một game nếu không làm cho người chơi thấy thú vị thì chẳng thể nào tồn tại được. Có thể là giải trí bằng sự vui nhộn như các game flatform, có thể giải trí bằng những câu đố hóc búa như puzzle game, adventure game, cũng có thể giải trí bằng các khung cảnh đẹp tuyệt diệu, âm nhạc du dương như Final Fantasy, Far Cry,... Nhưng tóm lại, game luôn có tính giải trí, vì bản thân nó là 1 loại hình giải trí, cùng với TV, sách báo, truyện, âm nhạc,... Nhưng nó khác phim ảnh, truyện tranh, âm nhạc ở chỗ là nó có...
    - Tính Tương tác và tính Ảo: trong phim, bạn chỉ có thể xem các nhân vật biểu diễn võ thuật, còn trong game, chính bạn là người biểu diễn. Trong truyện, bạn có thể đọc về chuyến phiêu lưu của nhân vật, còn trong game, chính bạn là người phiêu lưu. Bạn có thể xem ManUtd thi đấu trên TV, nhưng trong game bạn có thể cho ManUtd đá với tuyển VN, có thể điều khiển các cầu thủ hàng đầu thế giới lên ngôi vô địch thế giới... Ngoài đời thật bạn chỉ là một người bình thường, nhưng trong game bạn có thể dễ dàng trở thành một vị anh hùng hành hiệp trượng nghĩa hay một ngôi sao được nhiều người hâm mộ, thậm chí... làm các việc phạm pháp tuỳ thích (GTA, St' Row,...). Nói chung, tính Tương tác và tính Ảo của game tạo nên một "thế giới ảo" hầu như không có giới hạn, và tất nhiên, điều này hấp dẫn người chơi vô cùng, đồng thời gây ra những tác hại vô cùng
    - Tính Thử thách và tính Treo thưởng: một trong những bản năng của con người là thích chứng tỏ mình. Và trong game thì có thừa những thử thách cho người chơi chinh phục. Nếu game không có tính thử thách, nó đã chẳng được gọi là game, và nếu vượt qua được thử thách mà người chơi chẳng nhận được cái gì thì game đó cũng chẳng được ai chơi. Các bạn có công nhận rằng cảm giác khi hoàn thành một game, phá được những kỷ lục trong game, nhìn thấy nhân vật của mình đạt được vô số những thành tích, vô số chiến lợi phẩm,... thật là tuyệt vời không? Nó cũng gần giống như khi chúng ta đạt được những thứ đó ngoài đời thật, mà trong khi ngoài đời thì thật khó mà đạt được chúng, còn trong game thì dễ dàng hơn nhiều

    b) Các đặc tính của game online:
    Game online chỉ khác game offline mỗi ở chỗ là nó chơi qua mạng internet, nhưng chỉ mỗi thế cũng đủ khiến cho tính chất của game online khác rất nhiều so với game offline, và tác hại của nó cũng vượt xa so với game offline. Ngoài những đặc tính chung của game, game online còn có 2 đặc tính riêng sau:
    - Tính Liên tục: game offline chạy ngay trên máy tính nhà bạn, và bạn thích chơi khi nào thì chơi, chẳng ai bắt ép bạn cả, và bạn có ngừng chơi cả tháng hay cả năm, khi chơi lại, thế giới trong game cũng vẫn thế. Trong khi đó, game online vẫn cứ chạy liên tục cho dù bạn chơi hay không chơi. Điều đó đồng nghĩa với việc một người chơi liên tục sẽ đạt kết quả cao hơn nhiều so với một người chơi ít, góp phần tạo nên một sức ép thúc đẩy các game thủ phải cày cuốc ngày đêm cho "bằng bạn bằng bè".
    - Tính Cộng đồng: đây chính là đặc tính QUAN TRỌNG NHẤT tạo nên sự khác biệt giữa game offline và game online, là nguyên nhân chính tạo nên sức hấp dẫn của game onine, và cũng là nguyên nhân chính gây ra các hậu quả của game online.

    Tính Cộng đồng tạo nên sức hấp dẫn như thế nào? Khi bạn chơi một mình, bạn tìm ra cách đánh mới, bạn phá đảo, lập kỷ lục,... một mình bạn biết. Khi bạn rủ một thằng bạn chơi cùng, thằng bạn đó biết về thành tích của bạn, niềm vui của bạn nhân đôi. Khi bạn rủ một lũ bạn ra quán chơi với nhau, cả lũ bạn đó khâm phục bạn, niefm vui của bạn nhân gấp bội. Và, khi bạn chơi cùng với hàng nghìn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu người như trong game online, mỗi chiến tích của bạn đều được ghi nhận, đều có cảm giác là ai cũng biết đến, nếu bạn xưng vương xưng bá trong đó thì rất nhiều người sẽ thán phục bạn. Vậy đó, bạn có thể hình dung được tác dụng của tính Cộng đồng trong game online lớn đến mức nào rồi đấy. Như đã nói ở trên, con người thích được chứng tỏ mình, thích được nhiều người biết đến, được người khác kính nể, trọng vọng, mà muốn thế thì không gì nhanh và dễ bằng game online. Vì thế, tính Cộng đồng trong game online nâng tác dụng của tính Thử thách và tính Phần thưởng lên một cách khủng khiếp.

    Thế còn tác hại của nó? Hẳn không cần nói thì các bạn cũng đã hình dung được phần nào. Trong game offline thì bạn chơi với máy, hay cùng lắm với vài ba đứa bạn nữa, còn trong game online thì bạn chơi với hàng ngàn, hàng vạn người. Và khi đã có xuất hiện nhiều con người, cùng với những lợi ích, những mục đích, với tính chất "người này được thì kẻ kia thua" thì đương nhiên sẽ xuất hiện sự ganh đua, tranh chấp,... tất nhiên là vô cùng phức tạp. Nếu "thế giới ảo" được tạo ra bởi tính Tương tác và tính Ảo của game offline như đã nói ở trên giống với thế giới thật bao nhiêu thì "thế giới ảo" trong game online, có thêm tính Cộng đồng, lại càng giống với thế giới thật bấy nhiêu. Mà thế giới thật thì yên bình gì đâu.
    Thực ra, nhiều người khi thấy các tệ nạn, các hậu quả từ game online, hay internet cứ đổ lỗi cho game online, cho internet là thủ phạm. Nhưng sao họ không nghĩ rằng, xã hội được tạo ra từ những con người, và thế giới ảo cũng được tạo ra từ những con người. Trong thế giới thật, con người có những nhu cầu, lợi ích, có mâu thuẫn, tranh chấp,... thì trong thế giới ảo, con người cũng có từng đấy thứ. Còn internet hay game online chỉ là phương tiện, một phương tiện cực kỳ tiện lợi, giúp cho người ta tìm thấy những thứ mình muốn, đạt được những thứ mình thích một cách dễ dàng. Và vì thế, nếu nó giúp cho người ta làm những công việc tốt, có ích dễ dàng bao nhiêu thì cũng giúp người ta đạt được những mục đích xấu dễ dàng bấy nhiêu.
    Vậy nên, có thể nói, sự phức tạp trong thế giới ảo của game online chính là từ sự phức tạp trong thế giới thật, nhưng có phần tiêu cực hơn, vì thế giới thật được kiểm soát chặt chẽ, còn thế giới ảo thì hầu như chưa được kiểm soát.

    2. Nguyên nhân của các vấn đề:
    Sau khi phân tích các đặc tính của game và game online ở trên, chúng ta hãy thử phân tích xem đâu là nguyên nhân của vấn đề.
    Vấn đề:
    1. Bỏ quá nhiều thời gian để chơi game khiến:
    + Sao nhãng các công việc khác như học tập, làm việc, tập luyện,...
    + Ngồi quá nhiều trước máy tính, mải chơi mà ăn uống không điều độ, lại không tập luyện thể dục thể thao khiến sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng.
    Nguyên nhân của vấn đề này rõ ràng là do sức hấp dẫn của game, quá hấp dẫn khiến người chơi như "nghiện" nó vậy. Sức hấp dẫn đó được tạo nên từ hầu hết các đặc tính đã nói ở trên của game.
    Nhưng một điều rõ ràng mà không phải ai cũng nhận ra: một thứ không thể được coi là có tội chỉ vì nó hấp dẫn quá! Nói thế không phải là bao biện cho game, nhưng các bạn cứ thử suy nghĩ kỹ mà xem, trong cuộc sống có rất nhiều việc phải làm. Nếu chúng ta mải mê bất cứ một thứ gì đó quá mức mà quên các việc khác, chẳng hạn như mê xem phim không làm việc nhà, mê đọc truyện mà không học hành, mải học hành mà không tập thể thao, mải chơi thể thao mà không làm việc, mải mê công việc mà không chăm lo cho gia đình, bạn bè,... thì đương nhiên cuộc sống của bạn sẽ mất cân bằng thôi, đúng chưa? Còn tại sao game (và game online nói riêng) lại thường hay bị chỉ trích hơn các thứ khác? Vì thứ nhất, nó mới xuất hiện, đang phát triển mạnh và ngày càng tạo ra nhiều thay đổi trong xã hội nên được chú ý nhiều. Thứ hai, sức hấp dẫn của nó ngày càng tăng và vượt xa so với các loại hình giải trí khác.

    Một lý do nhỏ nữa khiến cho chơi thể thao nhiều thì khoẻ lên, còn chơi game nhiều thì yếu đi, đấy là cái đặc thù của việc chơi game là phải ngồi trước máy tính hoặc TV. Đặc tính này thì không phải của riêng gì game mà tất cả những người dùng máy tính nhiều đều phải chịu. Nhưng tôi cũng biết nhiều người vừa chơi game cũng vẫn vừa khoẻ mạnh, thành công đấy thôi. Vậy thì...

    ...lỗi do ai? Đương nhiên, hiện nay nhiều người cũng đã công nhận, trong vấn đề này thì lỗi là do người chơi không biết tự giới hạn mình chứ không phải do game. Những ai đã từng chính bản thân mê game quá đà thì hãy tự trách mình đi nhé, đừng đổ lỗi cho game, bởi vì không phải là không có cách để dung hoà game và các hoạt động khác.

    2. Ảnh hưởng về tính cách, nhân cách, chẳng hạn như thích bạo lực, đánh đấm, chém giết, thậm chí kể cả *** : ở nước ngoài đã có nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt, phá hoại, ăn cắp xe,... chỉ vì... muốn bắt chước game (như GTA, Halflife,...), hay những trường hợp mới mấy tuổi đầu đã ti toe... *** với nhau, cũng do ảnh hưởng của game. Ở VN hình như chưa thấy nhiều những vụ kiểu đấy (hoặc do tôi không biết) nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu cho thấy những người quá mê các thể loại game này cũng có xu hướng bị ảnh hưởng ít nhiều về tính tình, nhân cách
    Trước hết tôi có thể khẳng định: vấn đề này là do đặc tính riêng của một số game nhất định gây ra chứ không phải là game nào cũng thế, và chắc các bạn cũng đồng ý với điều đó. Rõ ràng, đâu phải game nào cũng có bạo lực, có ***,... Những hiệu ứng tiêu cực này cũng một phần do ảnh hưởng của bởi tính Ảo của game (chẳng hạn nó khiến người ta tưởng rằng giết người ngoài đời cũng dễ dàng và hay ho như ở trong game).
    Vấn đề đau đầu là, ở nước ngoài, các game được bày bán công khai, mỗi game được gắn một mác cho các lứa tuổi phù hợp, phụ huynh dễ kiểm soát hơn, thế mà vẫn cứ gây ra bao nhiêu hậu quả, thế mà ở VN, mấy cái mác 18+, mature,... chẳng hề tồn tại trong khái niệm của mấy đứa nhóc chơi game không bản quyền ngoài hàng hoặc down trên mạng. Riêng về những loại game này thì lỗi không phải của riêng người chơi mà bản thân game đã tiêu cực rồi.

    Nhưng để cho trẻ con chơi những thứ không hợp lứa tuổi như thế, những người có trách nhiệm cũng có lỗi chứ? Những ai có trách nhiệm?
    Trước hết là phụ huynh. Đúng, có nhiều vị phụ huynh có lỗi khi không kiểm soát được con mình chơi gì, hoặc kiểm soát theo kiểu phát xít, cứng nhắc khiến chúng càng tò mò dấm dúi hơn. Nhưng đôi khi cũng không trách được phụ huynh, bởi vì các bậc cha mẹ thường rất bận bịu, nhiều khi lại không hiểu hết được đời sống giới trẻ là thế nào, game là thế nào nên cũng không biết kiểm soát như thế nào.
    Thứ hai là các vị chủ quán game, để cho bọn trẻ vào chơi những game độc hại. Nhưng giống như đã thảo luận trong 1 topic nào đó cũng trong diễn đàn này, đôi khi cũng khó xử cho chủ quán, vì không cho nó vào thì nó lại sang quán khác, thế thì chẳng được ích gì cho bọn nó lại còn mất doanh thu của mình. Thế nên nỗ lực lẻ tẻ của vài ba người chủ quán chắc chắn cũng chẳng làm nên cơm cháo gì. Thế thì ai có trách nhiệm hướng mọi thứ theo một con đường thống nhất?
    Câu trả lời là các vị làm và thi hành luật pháp. Tôi không nói rằng trách nhiệm hoàn toàn là của họ, nhưng rõ ràng hiện nay, những người này đang thực hiện không tốt việc của mình. Nếu có những quy định nghiêm ngặt hơn, thực thi chặt chẽ hơn thì chắc hẳn tình hình đã chẳng như bây giờ.

    3. Phạm tội vì những mục đích hoặc lý do liên quan đến game: gần đây ở VN càng ngày càng xuất hiện nhiều những vụ kiểu như giết người, cướp của để lấy tiền chơi game online, hoặc đánh giết nhau vì mâu thuẫn hoặc lợi ích trong game online. Ở nước ngoài cũng có không ít trường hợp như vậy, thậm chí có kẻ còn dám giết cả cha mẹ, họ hàng của mình để lấy tiền cống cho game online hoặc vì họ ngăn cấm việc chơi game.
    Vấn đề này chủ yếu nằm ở game online, và chủ yếu là tác hại của tính Cộng đồng trong game online. Thế thì, tôi đã nói ở trên rồi đấy, khi nhiều người được kết nối với nhau, kèm theo những mục tiêu, những lợi ích, những danh vọng, những phần thưởng,... và lại còn không được kiểm soát, thì ta đừng mong là không có điều gì tiêu cực xảy ra. Khi đó, ta đã có một "xã hội ảo" với đầy đủ các mặt tốt, mặt xấu như xã hội thật. Trong xã hội thật, nếu như những kẻ tranh đua quyền lực, danh vọng, tiền tài không từ 1 thủ đoạn nào để đạt được mục đích, thì điều đó cũng diễn ra với "xã hội ảo", chỉ khác 1 điều là nó diễn ra với những cậu học sinh sinh viên mơ tưởng đến những danh vọng ảo, quyền lực ảo,... mà thôi.
    Sự kết hợp của tính Tương tác, tính Ảo và tính Cộng đồng là nguy hiểm như thế đó. Nó cho ta cả một thế giới lung linh kỳ diệu trước mắt, nơi mà mọi chuyện dường như không thể đều trở thành có thể, nhưng tất cả lại chỉ là ảo giác. Những người không chơi game thì không hiểu rằng game là cái gì mà có những cậu thanh niên giết người, cướp của vì nó. Họ đâu có biết rằng, trong đầu chúng đang nghĩ về cả một thế giới đầy tự do, với rất nhiều những mục tiêu lớn lao mà chúng đang cố gắng chinh phục? Đáng buồn thay, đó đều là ảo giác. Khi "game" gắn thêm chữ "online" vào rồi thì nó không còn chỉ đơn thuần là để giải trí nữa, mà khi đó nó đã có thêm những tính chất của một "xã hội" vào rồi.

    Vậy thì, lỗi do đâu? Ở đây thì đúng là không phải lỗi do cá biệt một vài game nữa rồi, mà nó đã nằm ở bản chất của game online:
    khi nhiều người được kết nối với nhau, kèm theo những mục tiêu, những lợi ích, những danh vọng, những phần thưởng,... và lại còn không được kiểm soát, thì ta đừng mong là không có điều gì tiêu cực xảy ra
    Có game online là có những mặt trái của xã hội, đó là hệ quả tất yếu, vì bản chất của game online là thế. Nhưng, như đã nói ở trên, còn một phần nữa là "không được kiểm soát". Bản chất của nó là như thế, vậy thì chỉ còn cách kiểm soát nó trong đúng chừng mực thôi. Nhưng những người phải kiểm soát thì lại không kiểm soát nổi nó, đó là lỗi của họ.
    Còn ai nữa? Người chơi game, tất nhiên. Các bạn có thực sự nghĩ rằng, những đứa lông bông chơi game online bạt mạng ngoài kia nếu không có game online thì sẽ ngoan ngoãn chăm học không? Tôi cho là không. Bạn có thực sự nghĩ những kẻ cướp của giết người để lấy tiền chơi game kia nếu không phải cướp tiền để chơi game thì sẽ là con ngoan trò giỏi không? Tôi thì không. Tôi cho rằng nếu chúng không cướp tiền chơi game thì có thể có ngày sẽ cướp tiền để chích hút. Có thể không phải tất cả, nhưng đa phần là thế. Điều đó không có nghĩa là game online không hề có tội, mà không phải tất cả nguyên nhân đều là game online.
    Sự thực là, phim ảnh, sách truyện,... cũng có tác động không nhỏ đến tính cách con người. Ai dám nói là không có những trường hợp phạm tội do ảnh hưởng của phim, của truyện? Và đặc biệt là môi trường giáo dục, đó mới là nhân tố quyết định đến việc hình thành nhân cách con người. Tôi không tin là tự nhiên một con người vốn không có một mầm mống tội lỗi nào lại đi giết người chỉ để mua đồ ảo, hay vì mâu thuẫn trong game online. Nếu đó là do ảnh hưởng bởi game xấu thì lại trở về trường hợp 2. Còn nếu là vì 1 động cơ nào đó liên quan đến lợi ích trong game online, thì tôi tin rằng, phải có sẵn những hạt giống nào đó trong họ từ trước rồi, còn game online chỉ là nước tưới cho hạt giống đó nảy mầm và phát triển thôi. Bạn có thể không tin, nhưng tôi cho rằng rất rất nhiều người mặc dù bình thường vẫn ngoan ngoãn với bố mẹ, thầy cô, nhưng thực ra trong lòng cảm thấy bị gò bó, muốn tìm kiếm tự do, muốn khẳng định mình, muốn nổi loạn. Đó vốn không phải là điều xấu xa, tôi xin khẳng định. Nhưng khi nó cháy âm ỉ bên trong con người mà không được người khác quan tâm nâng đỡ đúng cách, thì khi nó gặp một mồi lửa, nó sẽ bùng cháy lên và đi sai đường. Tôi đã từng biết những người như thế rồi chứ không phải không.

    III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

    Phùùùù. Về nguyên nhân của vấn đề, có thể có những người có ý kiến khác, xin hãy bàn sau. Còn bây giờ, dựa trên những nguyên nhân mà ta đã phân tích ở trên, hãy thử đưa ra những giải pháp xem.

    Một số người cứ hô hào "bài trừ game", "xoá sổ game",... Tôi kịch liệt phản đối cái cách suy nghĩ và cách nói đấy. Đó là cách suy nghĩ lười biếng, đổ lỗi, và trong triết học gọi là phủ định sạch trơn. Chẳng nhẽ vì mình đã chịu hậu quả cay đắng vì chơi game mà cho rằng phải xoá sổ game? Đó là một cách đổ lỗi cho game mà thôi. Bất cứ cái gì trên thế giới này cũng có mặt trái của nó, và nếu như cứ chỉ nhìn vào mặt trái của nó là đòi xoá sổ nó thì sẽ thế nào đây? Con người cũng có nhiều điểm xấu lắm đấy, hay là nên xoá sổ con người đi chứ nhỉ??? Game rõ ràng là không phải không có mặt tích cực, và việc ta cần làm là tìm cách hướng nó phát triển theo hướng tích cực chứ không phải là cấm đoán, tiêu diệt. Những người nghĩ rằng có thể xoá sổ được game trên toàn thế giới này là những người chẳng hiểu gì về các quy luật khách quan của nhu cầu của con người, sự phát triển của xã hội và của công nghệ cả. Tôi đố ai có thể xoá sổ máy vi tính và các thiết bị số trên thế giới này đấy! Mà chừng nào còn các thiết bị số thì chừng đó còn tồn tại game!

    a) Một số mặt tích cực của game: (chắc chắn là không thể nào kể hết ra đây được, chỉ có thể nêu 1 số ví dụ thôi)
    - Giải trí: như đã nói ở trên, rõ ràng, game đem lại cho người chơi những sự thích thú, những trải nghiệm thú vị vượt xa so với các loại hình giải trí khác, vì bản thân trong nó đã bao gồm rất nhiều loại hình giải trí rồi. Chơi game, người chơi vừa như được đọc một câu chuyện, vừa như được xem phim, nhưng lại vừa được tự mình tham gia vào nó, vừa được nghe nhạc, đôi khi lại phải giải những câu đố hay vượt qua những thử thách... Sự thú vị của game là không thể chối cãi, nếu không nó đã chẳng làm bao nhiêu người say mê đến thế. Vậy nên, nếu biết dùng nó đúng liều lượng, nó sẽ là một liều thuốc bổ cho tinh thần (thuốc bổ cũng vậy thôi, dùng quá liều thì có bổ đằng trời cũng chết)
    - Học ngoại ngữ: lợi ích này chủ yếu của game offline, và phải đối với những người chịu khó học hỏi. Một ví dụ thực tế là chính tôi, trước khi chơi game thì rất dốt tiếng Anh, nhưng từ khi bắt đầu chơi một số game offline thì học tiếng Anh nhàn kinh khủng, vì khi đã sử dụng TA quen thì lại thấy nó rất dễ học.
    - Học được nhiều kiến thức và kỹ năng khác: cái này phụ thuộc vào tính chất của từng game nói riêng. Chẳng hạn dòng game Total War, nếu ai chịu khó tìm hiểu kỹ thì sẽ biết thêm rất nhiều về lịch sử châu Âu, hay nhiều game giải đố cũng giúp người chơi luyện cách tư duy, hoặc còn cung cấp các kiến thức khoa học. Đặc biệt hơn, chơi các game cảm ứng trên Wii như kiểu Wii Fit thì khỏi kêu là chơi game không tốt cho sức khoẻ, vì vốn đó là game để luyện tập sức khoẻ. Cũng có những game thật sự vô bổ, nhưng nói chung là tuỳ game.
    - Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ: ai dám nói rằng nếu không có game, công nghệ vẫn phát triển được như ngày hôm nay? Tôi cho rằng, đã có máy tính (hay rộng hơn là các thiết bị công nghệ nói chung) thì nhất định sẽ có game, vì máy tính có thể tạo nên những hình ảnh, âm thanh, chuyển động,... tuyệt vời, lại cho phép người ta tương tác với chúng, chỉ cần thêm 1 chút thử thách, câu chuyện vào là ta có 1 game. Nguợc lại, chính game lại thúc đẩy công nghệ phát triển. Nhiều khi những công nghệ mới nhất, những máy tính mạnh nhất ra đời là để phục vụ cho game thủ. Cũng có rất nhiều người đi theo ngành CNTT, rồi từ đó đóng góp cho nó phát triển, cũng bắt nguồn từ mê game (như tôi đây :p). Nhiều khi tôi tự hỏi, nếu không có game thì giờ này công nghệ máy tính còn đang ở đâu.

    b) Giải pháp thế nào là phù hợp?
    Tôi thì cũng không dám đề nghị những giải pháp gì to tát hay mang tính đột phá, và tôi cũng không có quyền lực gì để thực hiện các giải pháp đó cả, chỉ xin có vài ý kiến về một số điều chúng ta cần quan tâm thôi.

    Vấn đề 1: như ta đã nói ở trên, vấn đề này chủ yếu là do người chơi không kiểm soát được mình, còn không thể trách game quá hấp dẫn được. Vậy nên, ta cũng chẳng thể nào đề ra 1 giải pháp là... làm cho game bớt hấp dẫn đi được ). Rõ ràng là chính người chơi và những người thân xung quanh phải tự giải quyết vấn đề này lấy. Bên cạnh đó, đối với game online, cũng cần phải có những sự ép buộc từ phía luật pháp và nhà phát hành, không cho phép người chơi chơi nhiều quá mức (vấn đề này sẽ nói kỹ hơn ở phần sau).

    Vấn đề 2: như đã nói thì vấn đề này là do một số tựa game nhất định, mang tính tệ nạn. Vậy thì giải pháp đối với các nhà phát hành là quản lý chặt chẽ hơn về nội dung các game. Còn ở VN, đối với game oífline thì khó mà có giải pháp nào từ phía pháp luật ngoại trừ việc cố gắng loại bỏ dần game không bản quyền. Vậy thì trông chờ nhiều nhất vào gia đình và người thân thôi

    Vấn đề 3: giải quyết vấn đề này là nan giải nhất hiện nay đây. Theo tôi, xã hội nào cũng thế thôi, thực hay ảo chỉ là vấn đề phương tiện, còn xã hội nào cũng được xây dựng bởi các con người, nên luật pháp phải nghiêm minh thì mới vào nề nếp được. Thử nghĩ xem nếu một xã hội thực mà không có ai kiểm soát, để nó phát triển tự do thì nó sẽ ra sao? Thế giới game onine của chúng ta hiện nay đang là như thế đấy. Vậy nên, giải pháp cần thiết nhất theo tôi là siết chặt quản lý bằng luật pháp và việc thực thi luật pháp. Những cái quy định số giờ chơi tối đa với lại yêu cầu trẻ con vào quán chơi game phải có nguời lớn đi kèm, ban ra xong rồi chẳng ai còn nhớ đến nó nữa. Vậy thì làm thế nào? Tôi mạn phép đề nghị 1 giải pháp là tất cả những game online mang tính chất cày cuốc, khi người chơi đăng ký phải khai số CMTND, tên tuổi thật (nếu những game cho phép trẻ em chơi thì số CMT là của người bảo lãnh), và tất cả các hoạt động trong game đều gắn với trách nhiệm của con người thực, có việc gì là truy ra luôn. Mặc dù vẫn có thể có trường hợp lấy số CMT người này đăng ký cho người khác nhưng vẫn sẽ hạn chế hơn là đăng ký tự do tràn lan. Nếu làm được thì vừa kiểm soát được dộ tuổi chơi game, vừa kiểm soát được thời gian chơi.

    Các giải pháp chỉ là ý tưởng thôi, mọi người cứ tự do góp ý bổ sung
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Trong này bác có nói đến việc chơi game ngoài quán net. Tui đã từng ra quán ngồi, mùi thuốc lá, mùi mồ hôi, nóng bức, tiếng chửi thề, mấy đứa nhỏ đứng mới cao hơn cái bàn chút xíu mà chửi thề khiếp luôn, thắng cũng chửi thề, thua cũng chửi thề, đứng bên ngoài coi cũng chửi thề, cày đồ mà lượm được đồ cũng chửi thề, không lượm được gì cũng chửi thề. Trên kênh chat của game cũng thấy chửi thề, chửi phong long cũng có, chửi auto cũng có... đủ loại chửi cả.

    Về giải pháp, bác nói làm cho game bớt hấp dẫn hơn, tui nghĩ cái này cũng thua, vì nhà phát hành game luôn làm mọi cách cho game hấp dẫn và cuốn hút càng nhiều người chơi càng tốt.
    Game ở VN được quản lý bằng cách mỗi ngày 5 giờ chơi, nhưng cách nhà cung cấp game đều tìm cách lách luật, chứ để 5g chơi đúng theo ý nghĩa của nó thì.. mất hết khách. Giải pháp đưa ra thì mọi người sẽ tìm một giải pháp để làm cho cái giải pháp đó không còn ý nghĩa nữa. Vấn đề là tác động tới tâm lý của người chơi thôi, làm thế nào để họ nhận ra tác động của game online về sâu về xa, về tương lai sau này.

  3. #3
    Tham gia
    10-11-2008
    Bài viết
    196
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi pinochu View Post
    Trong này bác có nói đến việc chơi game ngoài quán net. Tui đã từng ra quán ngồi, mùi thuốc lá, mùi mồ hôi, nóng bức, tiếng chửi thề, mấy đứa nhỏ đứng mới cao hơn cái bàn chút xíu mà chửi thề khiếp luôn, thắng cũng chửi thề, thua cũng chửi thề, đứng bên ngoài coi cũng chửi thề, cày đồ mà lượm được đồ cũng chửi thề, không lượm được gì cũng chửi thề. Trên kênh chat của game cũng thấy chửi thề, chửi phong long cũng có, chửi auto cũng có... đủ loại chửi cả.
    Ừa, tui cũng gặp cảnh đó nhiều rồi, ghét kinh khủng. Nhưng ko hiểu ý bác muốn nói gì?

    Về giải pháp, bác nói làm cho game bớt hấp dẫn hơn, tui nghĩ cái này cũng thua, vì nhà phát hành game luôn làm mọi cách cho game hấp dẫn và cuốn hút càng nhiều người chơi càng tốt.
    Chắc bác đọc ko kỹ rồi, tui đâu có nói đó là 1 giải pháp, tui nói thế này cơ mà:
    Vậy nên, ta cũng chẳng thể nào đề ra 1 giải pháp là... làm cho game bớt hấp dẫn đi được )

    Game ở VN được quản lý bằng cách mỗi ngày 5 giờ chơi, nhưng cách nhà cung cấp game đều tìm cách lách luật, chứ để 5g chơi đúng theo ý nghĩa của nó thì.. mất hết khách. Giải pháp đưa ra thì mọi người sẽ tìm một giải pháp để làm cho cái giải pháp đó không còn ý nghĩa nữa. Vấn đề là tác động tới tâm lý của người chơi thôi, làm thế nào để họ nhận ra tác động của game online về sâu về xa, về tương lai sau này.
    Nếu như thế thì hoá ra luật pháp đặt ra chẳng để làm gì à? Dù sao cũng vẫn phải có tác động từ pháp luật chứ đâu thể chỉ dựa vào người chơi đc? Chẳng hạn đi đường thì cũng phải cần luật giao thông chứ nếu chỉ chờ người đi đường có ý thức thì chết hết à?

  4. #4
    Tham gia
    19-04-2004
    Location
    Tp Hồ Chí Minh
    Bài viết
    694
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Game thủ lukepro cho biết anh đã phải mang từ điển ra để dịch những thuật ngữ báo trên màn hình khi gặp lỗi để tìm hiểu nguyên nhân. "Tôi chỉ thấy màn hình báo 'Please move map after 30s' khi di chuyển qua các bản đồ và lúc nhân vật thiệt mạng ngoài Biện kinh, ấn vào nút 'Về thành dưỡng sức' lại thấy báo 'Please go to the Hospital After 30s'", lukepro nói.
    nguồn : http://gamethu.vnexpress.net/GT/Dang...9/06/3B9AFFA4/

    Giá như em này bỏ chút thời gian chơi game ra để học Anh văn chẳng hạn, thì cũng ko tới mức dùng từ điển để dịch vài từ tiếng Anh đó.

  5. #5
    Tham gia
    19-05-2004
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    5,825
    Like
    22
    Thanked 143 Times in 113 Posts
    Trước hết là phụ huynh. Đúng, có nhiều vị phụ huynh có lỗi khi không kiểm soát được con mình chơi gì, hoặc kiểm soát theo kiểu phát xít, cứng nhắc khiến chúng càng tò mò dấm dúi hơn. Nhưng đôi khi cũng không trách được phụ huynh, bởi vì các bậc cha mẹ thường rất bận bịu, nhiều khi lại không hiểu hết được đời sống giới trẻ là thế nào, game là thế nào nên cũng không biết kiểm soát như thế nào.

    Còn ai nữa? Người chơi game, tất nhiên. Các bạn có thực sự nghĩ rằng, những đứa lông bông chơi game online bạt mạng ngoài kia nếu không có game online thì sẽ ngoan ngoãn chăm học không? Tôi cho là không. Bạn có thực sự nghĩ những kẻ cướp của giết người để lấy tiền chơi game kia nếu không phải cướp tiền để chơi game thì sẽ là con ngoan trò giỏi không? Tôi thì không. Tôi cho rằng nếu chúng không cướp tiền chơi game thì có thể có ngày sẽ cướp tiền để chích hút. Có thể không phải tất cả, nhưng đa phần là thế. Điều đó không có nghĩa là game online không hề có tội, mà không phải tất cả nguyên nhân đều là game online.
    Nhà có thằng cháu học lớp 7. Lúc trước nó học cũng thuộc diện khá được mua dàn máy vi tính. Cách đây 1 năm nó chỉ biết đánh máy, chơi một vài flash game, game nhỏ trên máy. Nhưng từ khi gắn internet nó tự cài võ lâm truyền kỳ, từ đó nó về là chơi. Lâu quá không thấy nó ra sao thì đến giờ nó đã ghiền rồi. Ghiền đến nỗi mà đi từ sáng tới chiều với một thằng cháu nữa ra tiệm để chơi. Chẳng cấm gì nó chuyện chơi game nhưng cái chuyện ra quán để chơi là không thể chấp nhận được vì biết cái môi trường đó không thích hợp. Ba má tụi nó cũng biết tụi nó chơi với nhau dùng đủ mọi cách từ khuyên đánh đập đến cả doạ đuổi ra khỏi nhà nhưng giờ vẫn chẳng khả quan hơn. Gia đình có quan tâm, không ngăn cảng làm gì quá đáng nhưng bây giờ làm sao cho nó thoát ra khỏi bây giờ. Thằng cháu nó cũng bơi giỏi, đi bơi nhiều nhưng từ ngày chơi game nó bỏ đi bơi luôn =)).
    Nếu nói đề nghị người chơi tự quản lý mình thì nên cấm tất cả người dưới 18 tuổi chơi game bởi vì vẫn còn sự quản lý của gia đình, nhưng có nhiều trường hợp gia đình cũng chẳng thể nào quản nỗi con của mình do ma lực của nó
    Tóm lại nếu ghiền game đến thế thì chui vào The Matrix ở luôn cho rồi.
    Khám phá Du lich Con Dao

  6. #6
    Tham gia
    10-11-2008
    Bài viết
    196
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi david beckham View Post
    nguồn : http://gamethu.vnexpress.net/GT/Dang...9/06/3B9AFFA4/

    Giá như em này bỏ chút thời gian chơi game ra để học Anh văn chẳng hạn, thì cũng ko tới mức dùng từ điển để dịch vài từ tiếng Anh đó.
    Thì bước đầu chịu khó tra từ điển cũng là tốt rồi. Nhớ hồi xưa tui cũng bắt đầu như thế, chơi Đế chế từ nào ko hiểu thì tra từ điển, cứ thế dần dần sử dụng TA thạo dần, từ chỗ sợ môn TA đến chỗ học TA cực kỳ nhàn, dễ như ăn cháo

    Nhà có thằng cháu học lớp 7. Lúc trước nó học cũng thuộc diện khá được mua dàn máy vi tính. Cách đây 1 năm nó chỉ biết đánh máy, chơi một vài flash game, game nhỏ trên máy. Nhưng từ khi gắn internet nó tự cài võ lâm truyền kỳ, từ đó nó về là chơi. Lâu quá không thấy nó ra sao thì đến giờ nó đã ghiền rồi. Ghiền đến nỗi mà đi từ sáng tới chiều với một thằng cháu nữa ra tiệm để chơi. Chẳng cấm gì nó chuyện chơi game nhưng cái chuyện ra quán để chơi là không thể chấp nhận được vì biết cái môi trường đó không thích hợp. Ba má tụi nó cũng biết tụi nó chơi với nhau dùng đủ mọi cách từ khuyên đánh đập đến cả doạ đuổi ra khỏi nhà nhưng giờ vẫn chẳng khả quan hơn. Gia đình có quan tâm, không ngăn cảng làm gì quá đáng nhưng bây giờ làm sao cho nó thoát ra khỏi bây giờ. Thằng cháu nó cũng bơi giỏi, đi bơi nhiều nhưng từ ngày chơi game nó bỏ đi bơi luôn =)).
    Nếu nói đề nghị người chơi tự quản lý mình thì nên cấm tất cả người dưới 18 tuổi chơi game bởi vì vẫn còn sự quản lý của gia đình, nhưng có nhiều trường hợp gia đình cũng chẳng thể nào quản nỗi con của mình do ma lực của nó
    Tóm lại nếu ghiền game đến thế thì chui vào The Matrix ở luôn cho rồi.
    Đúng là kiểu trường hợp như thế này cũng khó thật. Bọn trẻ con bằng đấy tuổi thì chưa thể tự quyết định cái gì lợi cái gì hại cho mình. Đúng là có khi phải giới hạn tuổi chơi game online chỉ từ 18+ ấy chứ

  7. #7
    Tham gia
    31-07-2008
    Bài viết
    175
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    nên có quy định 18t trở lên mới được chơi MMORG còn dưới 18 chỉ đc chơi game casual

  8. #8
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Quote Được gửi bởi Big Q View Post
    Nếu như thế thì hoá ra luật pháp đặt ra chẳng để làm gì à? Dù sao cũng vẫn phải có tác động từ pháp luật chứ đâu thể chỉ dựa vào người chơi đc? Chẳng hạn đi đường thì cũng phải cần luật giao thông chứ nếu chỉ chờ người đi đường có ý thức thì chết hết à?
    tui biết luật đặt ra để mọi người tuân theo, nhưng mọi người đều tìm cách lách luật, vd như game VLTK, cũng đưa luật mỗi ngày chơi 5 tiếng, nếu người chơi chơi hơn 5 tiếng thì các chức năng bị disable, game cũng làm đúng vậy, nhưng lách bằng cách nhân vật đi từ thành này sang thành khác thì vụ 5 tiếng đó sẽ reset lại từ đầu, vậy không phải là lách luật sao bác. Nhà nước đâu có build 1 đội để test game online bắt lỗi không thi hành luật đâu.

    còn đi đường thì cần có luật giao thông lại là chuyện khác.

  9. #9
    Tham gia
    02-03-2008
    Bài viết
    439
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Quan trọng là hỗ trợ người chơi game về quan điểm, tư tưởng và hành động. Có cản người ta cũng vẫn chơi như thường.

  10. #10
    Tham gia
    03-06-2009
    Location
    HCM
    Bài viết
    93
    Like
    2
    Thanked 7 Times in 5 Posts
    Cái định luật [80/20] nhiều khi nghĩ ở nhà mình có trong trường hợp game online VLTK nhà có 4 cái PC thì có tới 3 cái dành để chơi game online, còn 1 cái dành cho mình làm việc

    Chơi 1 ngày khoảng 12-14 tiếng nhiều khi cho chạy Auto 24/24 cpu load lúc nao cũng hơn 90-100%, 1 người là >50t, 1 chàng trai trẻ>24t có từ 5-10 TK không con nào dưới level 100 cũng cắm đầu chơi bất kể giờ giấc, bất kể dù mọi người đều nói khuyên can, cắt net, luộc tài khoản bằng keyloger... cũng không xong vì đã ăn sâu vào máu rồi. giờ chỉ có thay tủy hay tẩy não may ra hết ghiền game và mình cũng không hiểu chơi để được gì dù 1 già và 1 trẻ nói trên nói là "GIẢI TRÍ"

    Mức độ tàn phá của game online là vô địch, một vấn nạn cho xã hội Việt Nam, môt thế hệ bị ảnh hưởng bởi truyện kiếm hiệp Kim Dung đã ăn sâu vào máu người Việt từ nhỏ qua truyện, phim ảnh HK

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •