Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 11
  1. #1
    Tham gia
    04-03-2008
    Bài viết
    19
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Một năm, hơn 100 lao động Việt Nam chết ở Malaysia

    Một năm, hơn 100 lao động Việt Nam chết ở Malaysia:

    Quốc hội sẽ vào cuộc

    Người lao động VN sang Malaysia.
    (Ảnh chụ tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: PLTPHCM)

    Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), từ tháng 4/2002 đến nay đã có hơn 300 trường hợp người lao động VN chết tại Malaysia. :yim_: (Tại sao vậy?)

    Qua khảo sát của PV, để được đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, người lao động phải chi ra 18-19,5 triệu đồng cho các công ty môi giới, trong khi đó thu nhập bình quân của họ là khoảng 2,5 triệu đồng. Với thu nhập như trên, họ phải mất 1/3 thời gian trong hợp đồng lao động (thời hạn ba năm) để trả nợ.

    Tiến sĩ Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đã phân tích khá cụ thể trong cuộc trao đổi với PV. “Tôi giật mình khi biết con số người lao động VN chết tại Malaysia. Bởi khi còn làm chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, tôi chưa bao giờ thấy Cục QLLĐNN báo cáo chuyện này. Số người chết chắc chắn còn lớn hơn bởi có nhiều lao động đi theo đường bất hợp pháp hay theo đường du lịch rồi trốn ở lại”, ông cho biết.

    Luật Malaysia còn nhiều hạn chế

    Việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động ở Malaysia còn nhiều hạn chế. Chính phủ nước này ủy quyền cho các doanh nghiệp tự kiểm soát dịch chuyển công việc của lao động nhập cư. Chính sách xuất nhập cảnh và các hợp đồng lao động tư nhân lại cấm quyền được lập hội hoặc tham gia hiệp hội. Điều này trái với luật lao động của Malaysia và trái với tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

    Lao động nhập cư ở Malaysia phải đối mặt với việc bị không trả lương, giảm lương theo luật và các vi phạm hợp đồng khác; lao động nữ phải chịu đựng bạo lực và ngược đãi; khi xảy ra tranh chấp, bên sử dụng lao động thường tùy tiện bãi bỏ giấy phép lao động của lao động nhập cư...

    (Cái xứ mọi rợ như vậy, sao dân mình qua đó làm gì?):yim_:

    Nhà nước hiện nay mới chỉ có chính sách ưu tiên đào tạo hướng nghiệp và hướng dẫn cho người lao động nên đi nước nào thôi. Theo tôi, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ bằng cách mua bảo hiểm thân thể toàn diện cho họ để phòng khi xảy ra rủi ro. Quy định này đã có từ lâu nhưng thực tế chẳng doanh nghiệp nào mua cả.

    Theo luật pháp Malaysia, người lao động trong nước và lao động nhập cư được bảo vệ như nhau. Khi người lao động gặp rủi ro, các doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ có tiền đền bù nhất định. Ngoài ra, doanh nghiệp môi giới cũng hỗ trợ một số tiền nhất định nữa cho gia đình người tử nạn.

    Về việc nhiều gia đình có con em tử nạn nói rằng họ chưa hề biết đến số tiền đó, chúng ta cũng cần làm rõ. Nếu chết do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm đền bù. Nhưng nếu nguyên nhân do người lao động thì họ sẽ không được hưởng gì cả.

    Do chưa có một tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhập cư. Và khi lao động chết, chẳng ai chịu trách nhiệm đi tìm rõ nguyên nhân để đòi hỏi quyền lợi cho gia đình họ cả.

    Việc kiểm tra y tế lỏng lẻo dẫn đến người lao động bị đột tử vì bệnh tật có sẵn, trách nhiệm thuộc về cơ quan y tế. Công ty môi giới xuất khẩu lao động cũng phải chịu trách nhiệm vì đã không kiểm tra cẩn thận.

    Sẽ chất vấn bộ trưởng LĐ-TB&XH

    Cục QLLĐNN cũng chỉ có chức năng tìm kiếm thị trường, định hướng cho lao động và thẩm định về mức lương tối thiểu, điều kiện làm việc, ngành nghề phù hợp; kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc xử lý của các DN môi giới này đối với người lao động.

    Tuy nhiên, nếu một thị trường lao động mà có nhiều người chết trong một năm như Malaysia thì Cục sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới là đã không giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

    Theo tôi, Quốc hội nên có yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các cơ quan chức năng phải kiểm tra, đánh giá nguyên nhân. Thậm chí rất cần chất vấn trước Quốc hội tất cả vấn đề đó.

    Tôi sẽ bàn bạc với Ủy ban Các vấn đề xã hội để có văn bản yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH kiểm tra và báo cáo. Sau khi xem xét, chúng tôi sẽ cho chất vấn bộ trưởng ngay tại cuộc họp Thường vụ QH. Chúng ta phải sớm ngăn chặn và tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Cơ quan chức năng phải chấn chỉnh ngay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, theo dõi điều kiện làm việc của lao động. Nơi nào sử dụng lao động không đảm bảo các điều kiện trong hợp đồng phải có kiến nghị để chuyển lao động làm công việc phù hợp hơn. Đặc biệt, không để lao động làm việc quá sức của mình.

    Chúng ta vẫn có thể tìm thêm nhiều thị trường mà ở đó quyền lợi người lao động được bảo đảm hơn. Bộ LĐ-TB&XH phải yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổng kiểm tra tất cả số người lao động đang làm việc không chỉ ở Malaysia mà ở tất cả các nước đang có người Việt Nam làm việc.

    Nhà nước cũng nên coi đây là thiên tai, tai nạn nghề nghiệp để có thêm hỗ trợ. Cục QLLĐNN nên đề nghị với Bộ trích từ quỹ rủi ro trong xuất khẩu lao động cho những gia đình này.

    Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Tôi xót xa và phẫn nộ!

    Chiều nay, tôi vừa gọi điện thoại cho chị Ngân (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) hỏi có biết thông tin này không. Chị ấy nói với tôi có biết và đang chỉ đạo kiểm tra.

    Thật sự, tôi rất đau lòng và đã phẫn nộ. Dân mình sang xứ người là để có công ăn việc làm, có thêm thu nhập, tại sao họ phải chịu những cái chết đau đớn, xót xa như vậy? Tại sao tình trạng lao động chết đã xảy ra từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn tiếp diễn, vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để hạn chế?

    Tình trạng khổ cực của lao động VN ở nước ngoài, kể cả bị chết đâu phải bây giờ mới xảy ra. Trước đây tôi đã từng gọi cho chị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) hỏi nguyên nhân, giải pháp. Chị Hằng có hứa với tôi sẽ lưu ý và xử lý thật nặng các doanh nghiệp đưa người đi nước ngoài rồi “đem con bỏ chợ”, làm ẩu, cũng như các vấn đề liên quan đến quyền lợi người lao động.

    Quan điểm của tôi là Bộ LĐ-TB&XH cần xem xét một cách nghiêm túc và nhanh chóng có các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng lao động VN chết ở Malaysia, cũng như bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho họ.

    Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH: Có những vấn đề quá tầm của chúng tôi

    Những thông tin trên báo chí là đúng sự thật, đặc biệt là thống kê về con số lao động VN chết tại Malaysia.

    Cục QLLĐNN luôn xác định đã đưa người lao động đi nước ngoài là phải đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp và sinh mạng cho họ. Tuy nhiên, tình trạng báo chí phản ánh là những vấn đề mang tính rủi ro và có thể rủi ro này cao hơn mức bình thường. Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm, đã chỉ đạo các doanh nghiệp và người lao động thực thi đúng quy định luật pháp của VN và nước bạn, kiểm tra rất gắt gao về năng lực đưa người đi xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp.

    Trước đây, khi có thông tin về tình trạng lao động chết do không đủ các điều kiện về sức khỏe, chúng tôi đã đề nghị Bộ Y tế thực hiện việc khám sức khỏe kỹ lưỡng hơn, thậm chí còn có văn bản đề nghị những bệnh viện nào mới đủ điều kiện để kiểm tra sức khỏe cho lao động.

    Có một thực tế là đi xuất khẩu lao động tại Malaysia chỉ có thu nhập thấp, rủi ro cao. Vậy đặt vấn đề là có nên đưa lao động đi hay không? Chúng tôi không ép buộc ai cả mà đây là nhu cầu của bản thân người lao động. Và những rủi ro xảy ra là điều không ai mong muốn.

    Về tình trạng lao động VN chết tại Malaysia do bị sát hại, chúng tôi nhận được khá nhiều thông tin và đã báo cáo với Bộ LĐ-TB&XH, với Chính phủ, Bộ Công an... Tuy nhiên, trong thực thi giải pháp vẫn còn những vướng mắc mà ở cấp của chúng tôi không thể giải quyết được.

    Theo Thái Sơn - Tố Như/ Pháp luật TPHCM
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    04-03-2008
    Bài viết
    19
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam:

    "Lao động chết ở nước ngoài: Nếu công bố, dư luận sẽ sững sờ"

    (Hỏng lẽ vì ly do đó nên trước giờ cứ dấu nhẹm đi. Mình mà nghe ở nơi có người đo đó có thời tiết xấu, lật tàu có vài người chết là tim đứng im re rồi.):yim_:

    (Dân trí) - Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, cho biết, quan điểm của ông là phải khẩn trương làm việc thật nghiêm túc, kết luận rõ ràng và công khai về số lao động bị chết khi đi xuất khẩu lao động…

    Trao đổi với Dân trí về vấn đề nhiều lao động chết ở nước ngoài, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nói:

    "Gần đây tôi có đọc một số báo nói về một số người lao động Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt là người lao động Việt Nam tại Malaysia bị chết. Tôi cũng đã trao đổi với các vị lãnh đạo bên Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, các anh ấy cũng nói rằng cái chết xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó đưa ngay những thông tin ấy lên sẽ có những mặt không có lợi.

    Không phải các anh ấy muốn giấu thông tin, nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì vì nhiều lý do, có người vì khâu kiểm tra sức khỏe không được kỹ nên sang đấy điều kiện lao động căng thẳng, cộng thêm có lao động không giữ mình nên đã uống rượu, dẫn đến đột tử. Các anh bên Bộ LĐ-TB&XH hứa sẽ xem xét một cách nghiêm túc, kết luận một cách sòng phẳng, rõ ràng, tôi rất hoan nghênh thái độ đó.

    Nhưng tôi cho rằng những thông tin ấy làm cho dư luận chung sững sờ, vì theo tôi, phải kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH, đại sứ quán phải vào cuộc để kết luận từng trường hợp một thật rõ ràng, như thế mới tạo nên sự yên tâm cho người lao động xuất khẩu.

    Số lao động tử vong ở nước ngoài, đặc biệt là tại thị trường Malaysia lớn như vậy nhưng vẫn chưa có công bố rộng rãi, phải chăng chúng ta đang bưng bít thông tin, thưa ông?

    Các anh ở Bộ LĐ-TB&XH nói rằng họ không giấu giếm gì cả, những trường hợp chết thì sau đó đã làm thủ tục thông báo về gia đình. Còn bây giờ đăng lên báo chí ngay thì không có lợi trong dư luận xã hội, vì có nhiều vấn đề chưa được rõ ràng.

    Liệu phản ứng của Bộ LĐ-TB&XH có quá chậm so với những mất mát về người mà lao động gặp phải?

    Tôi nghĩ rằng khi có trường hợp chết người từ vài ba người thì Bộ LĐ-TB&XH nên vào cuộc ngay. Chỉ tiếc rằng qua những vụ việc vừa rồi, những nghiên cứu, kết luận là hơi chậm trễ.

    Quan điểm của tôi là phải khẩn trương làm việc thật nghiêm túc, kết luận rõ ràng và công khai.

    Thưa ông, có điều gì bất ổn giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp nước tiếp nhận lao động hiện nay?

    Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì phải tuân thủ theo đúng luật của nước ngoài và đúng luật trong nước. Nhưng để vận dụng cái đó, nhất là làm rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc phối hợp với nhau để tổ chức tốt đưa người lao động làm việc ở nước ngoài thì còn nhiều mặt khiếm khuyết. Chính vì vậy, Hội Luật gia Việt Nam đã tiến hành tổ chức hai cuộc hội thảo để bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam lao động tại nước ngoài.

    Ông có thể cho biết đó là những khiếm khuyết nào?

    Chúng ta đã không quản lý chặt chẽ nên "đẻ" ra lớp người giả danh để trục lợi. Theo khuyến nghị của nước ngoài thì nên tập trung vào các đầu mối ở cấp tỉnh để đưa người lao động đi nước ngoài. Còn như hiện nay, các công ty lớn nhưng không có đại diện ở cấp tỉnh gắn với hành chính, cho nên một số kẻ lợi dụng công ty này công ty khác để làm việc không tốt. Chuyện ở trong nước thì phải làm sao chống được những người lợi dụng lừa đảo.

    Ông có giải pháp nào để quản lý tốt hơn người lao động Việt Nam ở nước ngoài?

    Riêng ở ngoài nước thì phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ người lao động. Nhiều khi mình đưa người lao động qua rồi “buông”. Các cơ quan chuyên trách về lao động ở nước ngoài không sao sát theo dõi, bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt là những lao động đi làm việc tại các gia đình thì mình phải nghiên cứu thật kỹ, học tập với các nước khác.

    Bên cạnh đó, vì đây là vấn đề liên quan đến các tổ chức xã hội nên phải làm sao huy được được những tổ chức này tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho những người lao động xuất khẩu, cũng như có cơ chế hỗ trợ khi họ về nước.

    Xin cảm ơn ông!

  3. #3
    Tham gia
    16-12-2007
    Bài viết
    89
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    trời đất, ko thể nào tin đc ! dân mình chịu thiệt ở nước ngoài kìa ! thế mà bấy lâu nay báo đài chẳng hay biết j hết, đúng là chính sách quản lí dân của nc ta còn nhiều vấn đề quá!
    __________________

  4. #4
    Tham gia
    20-12-2004
    Location
    Bù Đăng - Bù Đốp
    Bài viết
    604
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 2 Posts
    VN chỉ được cái mỏ. Khôn nhà dại chợ .

  5. #5
    Tham gia
    04-03-2008
    Bài viết
    19
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Phải làm rõ cái chết của hơn 400 lao động Việt Nam ở Malaysia


    Công nhân xuất khẩu sang Malaysia bị lừa gạt, ức hiếp
    2008.03.03

    Nhã Trân, phóng viên đài RFA
    Kể từ khi Việt Nam có chính sách xuất khẩu lao động, một trong những nơi công nhân Việt đến nhiều nhất là Malaysia. Từ khoảng vài năm trở lại đây có những khám phá cho thấy rất đông người đã bị bóc lột, hà hiếp khi chấp nhận sang đất nước này làm việc cho các tập đoàn sản xuất


    Công nhân ngoại quốc ăn trưa trong giờ nghỉ tại một xưởng làm ở Kuala Lumpur hôm 7-3-2007. Photo AFP



    Vào cuối năm 2007 công nhân Việt ở Công ty Esquel Malaysia, thuộc một trong những tập đoàn lớn nhất, đã đình công vì những đối xử tàn tệ của giới chủ, và một tổ chức ngoài chính phủ của người Việt ở Hoa Kỳ vừa lên tiếng về vụ này. Nhã Trân có bài tường thuật sau đây, mời quí vị theo dõi.
    Công Ty Esquel Malaysia trực thuộc Tập Đoàn Esquel toàn cầu, trụ sở chính tại Hồng Kông, là một trong những tập đoàn sản xuất y phục lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm vào khoảng nửa tỉ đô la.
    Năm 2007 tập đoàn này nhận khoảng 1,300 lao động Việt Nam qua nhiều công ty môi giới như Sovilaco, Vilexim, Châu Hưng Trading Joint Stock Company…
    Những công nhân này đến từ các tỉnh Miền Bắc. Chân chất thật thà, những thanh niên nam nữ vùng quê hoặc tỉnh lẻ hoàn toàn tin vào hứa hẹn của phía công ty môi giới nhận lao động, ký hợp đồng 3 năm với mức lương khá và được đào tạo tay nghề.
    Phí tham gia phải đóng cho công ty môi giới rất cao, đến hàng chục triệu đồng, tức cả ngàn đô la một đầu người. Những người muốn qua Malaysia làm việc vì vậy thường phải thế chấp nhà cửa tài sản hoặc vay mượn để trả, với hy vọng sau đó đồng lương khá sẽ giúp trả nợ và dành dụm chút ít làm vốn lâu dài.
    Thực tế khác biệt với những hứa hẹn

    Tôi đến từ Bắc Giang. Tôi đang ở đảo Penang. Khi đi, tôi phải đóng tiền gốc phải tốn đến 21 triệu đồng, còn học hành họ bảo rằng cỡ 25 triệu. Nhưng sang bên này thì mói biết là sai hoàn toàn với hợp đồng. Họ hứa là 26.90 cents một ngày công đi làm, không kể những ngày lễ ngày Tết thì gấp đôi gấp ba. Nhưng sang bên này thì hoàn toàn ngược lại, còn có 21 cents và không bao giờ được trả đủ. Hãng thì không có việc, muốn làm gì thì làm dẫn đến lương thấp, còn nợ rất nhiều.

    Anh Nam, một công nhân trẻ mới sang Penang
    Thế nhưng, trên thực tế, mọi hứa hẹn này đều không được thực hiện. Chân ướt chân ráo rời quê nhà đến xứ người, công nhân Việt sớm nhận ra sự thật, như lời kể của anh Nam :
    “Tôi đến từ Bắc Giang. Tôi đang ở đảo Penang. Khi đi, tôi phải đóng tiền gốc phải tốn đến 21 triệu đồng, còn học hành họ bảo rằng cỡ 25 triệu. Nhưng sang bên này thì mói biết là sai hoàn toàn với hợp đồng. Họ hứa là 26.90 cents một ngày công đi làm, không kể những ngày lễ ngày Tết thì gấp đôi gấp ba. Nhưng sang bên này thì hoàn toàn ngược lại, còn có 21 cents và không bao giờ được trả đủ. Hãng thì không có việc, muốn làm gì thì làm dẫn đến lương thấp, còn nợ rất nhiều.
    Hầu như làm ở bên này với mức lương 300 ringgit một tháng chỉ đủ ăn và không trả đủ tiền lãi ở nhà, nói gì đến tiền gốc. Tiền gốc mỗi người trung bình phải khoảng cỡ 20 triệu đồng trở lên. Ăn ở thì cứ như ngồi trong rọ vậy. Bảo vệ đến điều tra bất cứ thời gian nào, hoặc là đến bắt bớ tra hỏi 24/24 chẳng có lý do gì cả. Họ thu hết hộ chiếu. Không có hộ chiếu thì đi đâu được. Không thể ra khỏi đảo được. Chỉ quanh quẩn trong đảo."
    Lời của anh Nam, một công nhân trẻ mới sang Penang làm việc cho công ty Esquel Malaysia, cho thấy lao động người Việt đã bị lừa gạt bởi những cam kết hấp dẫn về tiền lương cũng như điều kiện ăn ở.
    Anh Thanghws, một lao động khác của Esquel Malaysia cũng trong hoàn cảnh tương tự : “Tôi tên là Thắng. Tôi đến từ Thái Bình. Anh em tôi đi tháng 5-2007 và hiệp đồng với công ty Esquel với mức lương là 26.9 cents một ngày và áp dụng trong 90 ngày. Nhưng trong 3 tháng đó chúng tôi hưởng mức lương không hoàn toàn chính xác như bản hợp đồng đã ký.”
    Hành động của công ty Esquel Malaysia được theo dõi bởi một tổ chức từ thiện của người Việt ở Hoa Kỳ, có trụ sở tại Bắc Virginia và nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Cách đây 2 năm, Uỷ ban Cứu Nười Vượt Bển, còn được biết qua tên khác là Boat People SOS, qua trao đổi với công nhân người Việt ở Mã Lai, khám phá ra tình trạng lao động đến từ Việt Nam bị bóc lột, hà hiếp thậm tệ.
    Giám Đốc Điều Hành của tổ chức này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết đã ghi nhận và quan sát vụ việc từ cuối năm 2005:
    “Năm 2007 thì công ty này đã tuyển 1.300 ngưòi Việt, phần lớn ở những vùng nghèo và nông thôn như là tại Hà Giang, Tuyên Quang để đưa sang Mã Lai Á (Malaysia) làm việc với lời hứa hẹn tối thiểu mỗi tháng họ sẽ nhận đựoc 736 ringgit tức là đồng Mã kim (tương đương với khoảng 245 Mỹ kim).
    Tuy nhiên, khi đến nơi thì họ bị tịch thu tất cả giấy tờ tuỳ thân và bắt phải ký một hợp đồng mới. Sau đó họ đi làm chỉ nhận được một khoản rất nhỏ, chưa đầy 60 Mỹ kim một tháng, do đó họ không thể nào đủ sống và rất là đói kém."
    Bị bóc lột và ngược đãi



    Do cuộc sống khó khăn ở quê nhà, nhiều người Việt Nam tìm cách ra nước ngoài làm việc với hy vọng kiếm tiền giúp đỡ gia đình. AFP PHOTO.




    Bị bóc lột và ngược đãi, công nhân Việt ở công ty Esquel Malaysia đã trải qua những ngày tháng buồn khổ. Hồi tháng 10 năm ngoái họ đã đứng lên phản đối dã tâm của giới chủ:
    Một công nhân cho biết: “Mức lương cơ bản quá thấp nên chúng tôi đã tổ chức đình công và công ty hứa hẹn sẽ giải quyết trong 3 tháng. Nhưng không biết vì duyên cớ tại sao mà 20 ngày sau anh em chúng tôi mới đựoc đi làm. Mà trong kỳ đó thì chỉ làm được mấy ngày mà vẫn bị trừ thuế 50 ringgit một kỳ. Tôi là người công nhân thấp cổ bé họng chẳng biết lý do tại sao mà một công ty lớn như công ty Esquel lại áp dụng như thế. Một công nhân khác tiếp lời: “Cái vụ đình công đó ở tầm 2 hoặc 3 giờ đêm họ đến họ bắt bớ. Chỉ có được mặc đồ lót không đấy, họ bắt cho lên xe tống đi. Không có hỏi lý do gì hết. Hai tay bị còng. Rất nhiều người bị bắt như vậy.”
    Đại diện Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cũng thuật lại diễn tiến và kết quả vụ đình công này: “Một số người bất mãn và đình công thì bị đánh, và cuối cùng do sự phẫn uất mà toàn thể 300 công nhân Việt Nam ở hãng Esquel Malaysia đã tổng đình công, thì lúc đó chủ nhân lôi ra khoảng 1 giờ cho tới 3 giờ sáng, không kịp thay quần áo, bị còng tay lại và bị lôi kéo đưa đến phòng giam ở tại công ty. Đến sáng sờm thì họ bị giao cho cảnh sát Mã Lai, và lập tức bị trục xuất về Việt Nam.“
    Sau những bức hiếp của phía chủ, lao động người Việt của công ty Esquel Malaysia nay mang tâm trạng chán nản tột cùng. Hầu như mọi người chỉ còn mong được trở lại quê nhà vì đã hết tin tưởng vào thiện chí của lãnh đạo tập đoàn này.
    Một công nhân nói: “Kỳ này anh em tui vô cùng suy sụp về lòng tin đối với công ty Esquel cho nên anh em chúng tôi chỉ muốn, nếu như ai đó giúp đỡ được, anh em chúng tôi quay về nước càng sớm càng tốt. Đựoc về nước là điều may mắn nhất cho chúng tôi."
    Theo lời của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, hành động của công ty Esquel Malaysia đi ngược với tinh thần Luật Chống Buôn Người của Malaysia, vi phạm Công Ước Quốc Tế Chống Buôn Người mà Kuala Lumpur đã ký kết tham gia hôm mùng 1 tháng 10 năm 2007.
    Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết tổ chức của ông đã có một số phản ứng về vụ này: “Chúng tôi đã liên lạc với hãng Esquel ở Hong Kong và một luật sư người Mã Lai có lòng cũng đã viết thư liên lạc và yêu cầu giải quyết một cách ổn thoả và êm thắm nhưng không nhận được sự trả lời. Do đó đầu tháng 2 chúng tôi đã phát động một chiến dịch vận động dư luận để đánh vào quyền lợi kinh tế của công ty Esquel."
    Đến nay số lao động người Việt ở Malaysia đã lên tới hơn 120 ngàn. Trường hợp của lao động thuộc tập đoàn Esquel may mắn được đưa ra ánh sáng nhờ quan tâm của người Việt nước ngoài. Không biết còn bao nhiêu vụ tương tự đang xảy ra hàng ngày và hàng chục ngàn con dân Việt tiếp tục là nạn nhân của bất công trong lao động xuất khẩu ở Malaysia.
    Quý thính giả vừa nghe Nhã Trân trình bày về trường hợp của các công nhân lao động xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia làm việc cho côn ty Esquel tại quốc gia này. Trong buổi phát thanh kế tiếp, chúng tôi sẽ trình bày về hiện trạng của vấn đề lao động xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia.



    Liên quan đến việc 200 lao động Việt Nam bị ngược đãi tại Jordan trong tuần qua, trao đổi với PV chiều ngày 3/4, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết:

    “Cho đến thời điểm này, cán bộ ngoại giao (ông Trần Việt Tú - phó lãnh sự quán Việt Nam tại Cairô, Ai Cập - PV) và 2 doanh nghiệp của Việt Nam đã tới Jordan để làm việc với người lao động, chủ doanh nghiệp và Bộ Lao động Jordan.

    Chúng ta đưa người đi để làm việc, còn cái chưa rõ trong hợp đồng giữa giới chủ và người lao động thì theo luật là phải xem xét thống nhất các điều khoản, tất nhiên phải dựa trên luật pháp của Jordan. Phía bạn vẫn rất muốn lao động Việt Nam tiếp tục ở lại làm việc”.

    MD

  6. #6
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Đọc 1 vị quan chức nào trả lời mà mém chết sặc vì cười. Quan chức ấy trả lời là tính theo tỷ lệ tử vong thì chỉ có 0.09%.

    Không biết nói sao. Ngày xưa Mỹ chết ở VN có hơn 50 ngàn tính theo tỷ lệ chắc cũng là 0.002% dân số US thời đó, tính thế thì phải đợi chết phân nữa thì mới gọi là đáng kể.

    Dân Malaysia thì đổ hết qua Sing để kiếm việc, Malay Tàu thì làm việc cao cấp, Malay đen thì làm việc thấp cấp. Dẫn đến Malay thiếu nhân công thấp trầm trọng và lôi VN qua thế chỗ.

    Tính đến thời điểm này dân số Malay có khoảng 24 triệu dân, VN qua đó lao động là đến 120 ngàn người suy ra gần 0.5% dân số Malay. Một con số khủng khiếp và toàn là công việc cấp thấp. Nghĩ mà buồn

  7. #7
    Tham gia
    27-11-2002
    Location
    HCMC
    Bài viết
    1,593
    Like
    58
    Thanked 39 Times in 32 Posts
    Hồi đó đọc báo (hình như Tuổi Trẻ) thấy nó nói Malay là thị trường xuất khẩu lao động tốt, nhu cầu ld nhiều mà dk làm việc tốt hơn các nước khác. Vậy mà bây giờ lại hoàn toàn trái ngược.

  8. #8
    Tham gia
    04-03-2008
    Bài viết
    19
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Không chỉ ở Mã Lai thôi đâu, kể cả bên Jordan. người Việt mình cũng phải sống như trâu như chó. Phụ nữ VN mình để đàn ông VN mình yêu mình quý, vậy mà đọc coi tụi nó đối xử với phụ nữ mình như thế nào.




    Cô Trần Thị Ánh bị đánh đến bất tỉnh dù đang bệnh (ảnh của công nhân).



    Amman, Jordan - 02-272008

    Thể theo yêu cầu của một tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ, trưa nay nhân viên của một cơ quan quốc tế cùng với giới chức Bộ Lao Động Jordan đến hiện trường nơi xẩy ra vụ bóc lột và đàn áp trên 200 công nhân Việt, tất cả là phụ nữ ngoại trừ bốn thanh niên thợ máy.

    Cuộc tiếp cứu xảy ra do sự phối hợp giữa Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cơ quan International Organization for Migration (IOM) trong mấy ngày qua.

    Cô Theodora Suter, đại diện tổ chức IOM, và giới chức Bộ Lao Động đi chung đều tỏ ra kinh hoàng trước cảnh tượng của những phụ nữ Việt nằm ngồi la liệt, với những vết bầm sưng do bị đánh đập và dấu hiệu suy nhược vì đói. Cô Suter đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chị Trần Thị Ánh, đang mê man và trong tình trạng bệnh nguy kịch.

    Phần lớn các công nhân này được đưa đến Jordan trong vòng 5 tháng qua để làm việc cho hãng W&D Apparel Jordan Corp, một công ty may mặc ở ngoại ô của thủ đô Amman. Trong hợp đồng chủ nhân cam kết trả 220 Mỹ kim một tháng nhưng trong thực tế phần lớn công nhân chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mỹ kim.

    Khi các công nhân đình công để đòi chủ nhân tôn trọng hợp đồng thì họ bị bỏ đói.

    “Chúng em mỗi bữa chỉ được một chén cơm. Còn những người đau bệnh không được thuốc men”, một nữ công nhân cho biết.

    Họ cầm cự nhờ vào số mì gói và nước đường tích trữ từ trước nhưng rồi số thực phẩm này cũng cạn kiệt.

    Khi 167 công nhân quyết định không đi làm và đòi hồi hương, chủ nhân đã cho nhân viên bảo vệ đến đàn áp, đánh đập họ thật dã man. Cảnh sát địa phương, thay vì bênh vực lại tiếp tay với nhóm bảo vệ và xúm vào hành hung các công nhân.

    Cũng theo chị nữ công nhân kể trên, “Họ rất to lớn. Họ nắm tóc và quật chúng em xuống đất như những con ếch. Làm sao mà chịu nổi”

    “Chị Ánh bị bịnh nặng nằm trên giường cũng bị cầm tóc lôi xuống và dọng đầu vào thành giường đến bất tỉnh”, chị Nguyễn Thị Luyến tả lại cảnh hỗn loạn của vụ đàn áp.

    Ngay khi được thông tin về vụ đàn áp, TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, liên lạc ngay với các công nhân để thu thập dữ kiện và báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua sắp xếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ông đã làm việc chặt chẽ với tổ chức IOM để lập kế hoạch giải cứu cho số công nhân Việt Nam.

    Theo kế hoạch, sáng sớm ngày hôm nay Cô Suter đến họp với Bộ Lao Động Jordan để trình bày sự việc và yêu cầu can thiệp. Cùng lúc ấy một số công nhân đã kín đáo rời khỏi công ty và đến văn phòng chi nhánh của Bộ Lao Động trong khu vực để yêu cầu can thiệp. Qua đường dây điện thoại, TS Thắng nối hai đầu với nhau: Văn phòng chi nhánh chính thức xác nhận với Bộ Lao Động có công nhân Việt đang yêu cầu bảo vệ.

    Dựa vào lý do ấy, hai tiếng đồng hồ sau Cô Suter và giới chức Bộ Lao Động đã đến công ty W&D. Sau một vài giằng co nhỏ với các nhân viên bảo vệ, các công nhân Việt đã gặp được phái đoàn và hướng dẫn họ vào khu nhà trọ, nơi đã xẩy ra và còn nhiều chứng tích của vụ đàn áp. Phái đoàn chụp hình quang cảnh ngổn ngang và hỏi han các phụ nữ ốm yếu và bị thương tích.

    Để giải quyết tình trạng bất đồng ngôn ngữ, TS Thắng đã giúp thông dịch cho phái đoàn và các công nhân qua điện thoại.

    Phái đoàn lập tức gọi bác sĩ cấp cứu để đưa gấp 5 nữ công nhân, trong đó có chị Ánh, đến bệnh viện với hai nữ công nhân đi kèm để săn sóc và trấn an.

    Vào lúc 4 giờ chiều, vị Tổng Giám Sát của Bộ Lao Động đã có mặt tại hiện trường để điều tra và lập biên bản.

    Vì các công nhân không nói được tiếng Anh, TS Thắng đã giúp thông dịch qua điện thoại.

    “Chúng tôi rất cảm ơn cơ quan IOM, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đặc biệt là Bộ Lao Động Jordan. Bước kế tiếp là sắp xếp để đưa các công nhân về nước an toàn và sau đó là truy tố chủ nhân hãng W&D. Đây là một trường hợp buôn người điển hình”, TS Thắng nói.

    Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển là một trong những tổ chức hàng đầu về chống buôn người trên thế giới và đã can thiệp cho nhiều chục vụ lớn nhỏ trong 9 năm qua. Cuộc giải cứu cho 250 công nhân Việt và Hoa ở American Samoa là một trong những vụ nổi tiếng—đó là vụ buôn người lớn nhất bị truy tố bởi chính phủ liên bang trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong một vụ rất lớn khác, UBCNVB đang can thiệp cho 1,300 công nhân Việt bị bóc lột nặng và đàn áp nặng nề bởi hãng Esquel Malaysia. Các luật sư của UBCNVB đã huấn luyện về phòng chống buôn người cho nhiều cơ quan chính quyền và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực chống buôn người, gần đây UBCNVB phối hợp với một số tổ chức bạn để thành lập Liên Minh Chống Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu, tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA).

  9. #9
    Tham gia
    27-02-2008
    Bài viết
    8
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tôi xin đại diện đất nước VN xin tuyên bố:

    - Các bác phạm trọng tội là tiết lộ bí mật quốc gia.

    Đất nước ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của nhà nước và chính phủ đang đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp. Tiến nhanh, tiến chắc lên sự phồn thịnh. Vậy mà các thanh niên miệng còn hôi sữa ở đây lại đi bơi móc ra những khuyết điểm ko đáng có. Tôi thử hỏi các bạn là ở đâu ko có tiêu cực??? Phải quên hết tiêu cực ở VN đi vì nó chỉ là 1 phần rất nhỏ, phải luôn biết nghĩ về tương lai tươi sáng đang rộng mở mà phấn đấu làm việc. Các bạn còn non lắm, Xh cũng rất phức tạp nên các bạn ko thể biết đâu. Ông bà ta thường nói "Biết thì thưa thốt, ko biết thì dựa cột mà nghe". Các bạn đã biết hết về XH chưa? Chắc là chưa quá nên đừng bao giờ mở miệng ra phê phán mà hãy tập trung học thật tốt, đưa đất nước sánh với 5 châu 4 biển.

    Tương lai đất nước này phụ thuộc vào công lao học tập và lao động của các bạn.

  10. #10
    Tham gia
    27-02-2008
    Bài viết
    8
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts


    Làm người VN kiếp này tủi nhục thật, kiếp sau xin chớ làm người VN.

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •