Trang 1 / 6 1234 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 58
  1. #1
    Tham gia
    03-11-2011
    Bài viết
    31
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 12 Posts

    Hình ảnh về cuộc sống thời bao cấp

    Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.


    Cảnh chen lấn tại một cửa hàng mậu dịch


    [IMG]http://i6.photobucket.com/albums/y***/vctv/SoGao.jpg[/IMG]
    Đây là sổ mua lương thực (gọi nôm na là sổ gạo), hồi ấy viên chức đi làm Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện trong thời kỳ này: mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!
    Theo Kinh tế Việt Nam 1955-2000, nhà xuất bản Thống kê “Thời bao cấp không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng, cụ thể như lạc [đậu phụng] chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau. Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người trồng lạc không ăn lạc, không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán … Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán kiếm lời”.

    "Cán bộ cao ăn cung cấp

    Cán bộ thấp ăn chợ đen

    Cán bộ quen ăn cổng hậu
    "
    Là câu vè thời bấy giờ


    Hòn đá dùng để giữ chỗ, xếp hàng khi mua thịt, gạo. Hay còn gọi là "đặt gạch"

    Những câu vè dưới đây nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:

    Nhất gạo nhì rau

    Tam dầu tứ muối

    Thịt thì đuôi đuối

    Cá biển mất mùa

    Đậu phụ chua chua

    Nước chấm nhạt thếch

    Mì chính có đếch

    Vải sợi chưa về

    Săm lớp thiếu ghê

    Cái gì cũng thiếu


    Một đám cưới



    Cảnh đeo bám quen thuộc trên những chiếc tàu điện, phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 – 1980.


    Sửa chữa xe đạp là nghề rất được trọng dụng ở Hà Nội thời bao cấp. Thời mà xe máy là vật dụng vô cùng xa xỉ


    Mặt tiền của nhà triển lãm ở ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền.

    [IMG]http://i6.photobucket.com/albums/y***/vctv/Radio_sd1-1.jpg[/IMG]
    Đây là giấy đăng ký máy thu thanh (Radio, gọi nôm na là cái đài) giống như đăng ký xe máy bây giờ, quản lý chặt để cấm nghe đài địch. Trong đó có đài BBC.
    " Nghe đài, đọc báo của ta - Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn"


    Hàng chục người tập trung ở ngoài một tòa nhà ở Hà Nội để nhận giấy tờ xuất cảnh.


    Cuộc sống khó khăn khiến nhiều người bất chấp nguy hiểm để vượt biên


    Đối mặt với cướp biển Thái Lan, cướp bóc,hiếp dâm ...


    Đây là bức thư của người con gửi cho ba mình, viết về bơ và pho mát, người mẹ tưởng là cục xà phòng đem ra mài lấy bọt để giặt quần áo

    Sưu tầm-Tổng hợp
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    10-11-2011
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    537
    Like
    86
    Thanked 54 Times in 46 Posts
    Mình nhớ là có cả một album trên mạng về những hình ảnh thời bao cấp. Rất chân thật và đáng cho thế hệ trẻ bây giờ xem và biết về quá khứ!

  4. #3
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Mình nhớ thời bao cấp mặc giù thiếu thốn nhiều thứ nhưng chế độ kỷ luật rất khắt khe, bất kỳ vị cán bộ nào phạm tội mà bị dân tình phát hiện ra là bị kỷ luật, bãi chức cho về chăn lợn ngay. Thời đó người ta soi lỗi rất khủng vì thế hiếm có người nào dám ngông nghênh vi phạm, nhất là vấn đề "quan hệ nam nữ bất chính" nếu dính phải là chức tước to mấy cũng bị hạ bệ luôn, mãi đến thời mở cửa kinh tế thì cùng với đời sống vật chất tốt lên thì kỷ cương bị lỏng lẻo hơn...


  5. #4
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Chuyện thời bao cấp thì tớ có cả rổ

    Kể hầu mấy lão chuyện này xem cho vui

    Câu chuyện thời bao cấp : Anh xu chiêng - Chị áo may ô - Hàng đổi hàng

    Cuộc sống thời bao cấp có những câu chuyện "thật như đùa, đùa như thật", kể lại mà vẫn cứ không nín được cười.

    Số là ngoài chuyện ăn con người chúng ta còn có những nhu cầu về mặc, sinh hoạt tiêu dùng. Ăn thì nhà nước phát cho sổ để mua gạo, tem phiếu để mua đậu phụ, cá thịt... Còn chuyện mặc và các dụng cụ nhu yếu phẩm hàng ngày thì phân phối về cơ quan nơi cán bộ làm việc. Thế là hàng tháng lại có cảnh mỗi phòng ban được gọi đến phòng đời sống để nhận hàng phân phối. Các vật dụng có giá trị hơn như xe đạp Phượng Hoàng, Phích nước hay radio thì phải bình bầu và bốc thăm toàn cơ quan cho nó công bằng. Bốc được thăm mua cái xe đạp Phượng Hoàng nữ "cánh chả xích hộp" tương đương như mua được cái Gezt bây giờ. Sướng âm ỉ cả nhà

    Câu chuyện Phượng Hoàng thì chẳng cười nổ tung cả nhà được. Cười ở chỗ nhu yếu phẩm hàng tháng cơ các bạn. Trong một phòng thì có nam có nữ, người thì có cái xe đạp, nhà lại có cái radio nên cứ định mức phòng đời sống phân cho 1 cái lốp, 2 cái xăm xe, 4 cục pin con thỏ, 3 cái may ô ba lỗ, 2 cái xu chiêng. Về tự các phòng chia nhau nhé.

    Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Chẳng hiểu câu slogan này có tự khi nào nên việc phân chia rất dễ mất lòng . Thế là bao nhiêu sáng kiến đưa ra để chia cho công bằng và cuối cùng "Random" là hợp lý nhất. Các nhu yếu phẩm được viết vào tên lên mỗi tờ giấy cho vào hộp để bốc thăm. Ai bốc trúng thứ nào coi như được phân thứ đó.

    Kết quả thật là tréo nghoe - Nhà có đài thì lại bốc phải ruột xăm xe. Ông muốn có lốp lại vớ phải cái phích. Cô thiếu nữ xinh tươi cần che chắn bộ ngực phổng phao thì bốc thăm được cái May ô ba lỗ cứ rộng thùng thình trong khi anh thanh niên ngực lép lại được cái ....xu chiêng há há há. Mà hồi đó mua đi bán lại thì lại bị cấm, Các tư tưởng phe phẩy, con buôn không phải là XHCN bị đưa ra kiểm điểm và trừ điểm thi đua. Thế là sau khi bốc thăm cả phòng cứ như lễ hội hàng đổi hàng. Pin đài với xăm lốp xe đạp còn công khai được chứ xu chiêng với áo may ô ba lỗ thì sao đây. Mặt đỏ lên vì ngượng nghịu các anh các cô cứ thậm thà thậm thụt : Anh ơi đổi cái xu chiêng cho em nhé (em khuyến mãi thêm cho cái hôn - tớ bịa ra tình tiết này ). Đổi ngang anh nhé hàng đổi hàng mà .

    Nghe nói cũng vì hàng đổi hàng mà mấy cặp thành vợ thành chồng và cũng mấy gia đình lục xục vì về nhà mấy bà vợ cằn nhằn sao ông không mang xu chiêng về cho tôi mà lại đổi cho cái con bé kia ........hở hở hở

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #5
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    Mình nhớ thời bao cấp mặc giù thiếu thốn nhiều thứ nhưng chế độ kỷ luật rất khắt khe, bất kỳ vị cán bộ nào phạm tội mà bị dân tình phát hiện ra là bị kỷ luật, bãi chức cho về chăn lợn ngay. Thời đó người ta soi lỗi rất khủng vì thế hiếm có người nào dám ngông nghênh vi phạm, nhất là vấn đề "quan hệ nam nữ bất chính" nếu dính phải là chức tước to mấy cũng bị hạ bệ luôn, mãi đến thời mở cửa kinh tế thì cùng với đời sống vật chất tốt lên thì kỷ cương bị lỏng lẻo hơn...

    Sure or Not? Bin thử search vụ buôn lậu của vợ Tướng Văn Tiến Dũng xem

  8. #6
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    1,848
    Like
    289
    Thanked 104 Times in 77 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    Mình nhớ thời bao cấp mặc giù thiếu thốn nhiều thứ nhưng chế độ kỷ luật rất khắt khe, bất kỳ vị cán bộ nào phạm tội mà bị dân tình phát hiện ra là bị kỷ luật, bãi chức cho về chăn lợn ngay. Thời đó người ta soi lỗi rất khủng vì thế hiếm có người nào dám ngông nghênh vi phạm, nhất là vấn đề "quan hệ nam nữ bất chính" nếu dính phải là chức tước to mấy cũng bị hạ bệ luôn, mãi đến thời mở cửa kinh tế thì cùng với đời sống vật chất tốt lên thì kỷ cương bị lỏng lẻo hơn...

    Cũng nhờ kỷ cương kỷ luật rất tốt nên ông nội em làm bác sĩ mà nhà nghèo nhất xóm.

    Vì đói quá ông tính khám thêm bệnh nhân ở nhà nhưng được vài ngày thì dân tình nói ra nói vào, ko yên ổn được. Nhiều bệnh nhân khi được chữa khỏi bệnh mang con gà, ký gạo tặng cũng ko dám nhận vì cứ thử nhận đi rồi biết

    Đường đường có chồng là bác sĩ mà bà em cũng trưởng khoa nhưng đi xe đạp thắng bằng cách nhảy xuống cà 2 cái dép xuống đường =)).

    Quả thật, ko tiến vào giải phóng, thống nhất đất nước thì giờ này chắc đời con đời cháu vẫn đi xe đạp ko thắng quá =))

  9. #7
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Sure or Not? Bin thử search vụ buôn lậu của vợ Tướng Văn Tiến Dũng xem
    Tớ chỉ biết các vụ kỷ luật bãi miễn... mấy cán bộ nhỏ nhỏ quanh vùng tớ sống mà họ phạm lỗi thôi, còn ở xa tớ ko thấy nên chịu

    Các hình bác chủ thớt đưa ra thời bao cấp, nếu xét theo đúng thời điểm đó đi loanh quanh đâu đó ra các nước xung quanh ta cũng thấy đầy. Các vụ nhồi nhét hành khách lên xe điện, bám tàu hỏa, đu xe đò... thời giờ vẫn nhan nhản ở nhiều nước thậm chí được cho là tiên tiến hơn VN nhiều nữa kìa

    Quote Được gửi bởi Dennis Bergkamp View Post
    Cũng nhờ kỷ cương kỷ luật rất tốt nên ông nội em làm bác sĩ mà nhà nghèo nhất xóm.

    Vì đói quá ông tính khám thêm bệnh nhân ở nhà nhưng được vài ngày thì dân tình nói ra nói vào, ko yên ổn được. Nhiều bệnh nhân khi được chữa khỏi bệnh mang con gà, ký gạo tặng cũng ko dám nhận vì cứ thử nhận đi rồi biết

    Đường đường có chồng là bác sĩ mà bà em cũng trưởng khoa nhưng đi xe đạp thắng bằng cách nhảy xuống cà 2 cái dép xuống đường =)).

    Quả thật, ko tiến vào giải phóng, thống nhất đất nước thì giờ này chắc đời con đời cháu vẫn đi xe đạp ko thắng quá =))
    Thời trứng nước đó nói làm gì, đến giáo sư đại học còn về quê cày ruộng, tướng quân đội lên biên cương ngủ chuồng ngựa như TQ mà giờ họ cũng phát triển ầm ầm đấy thôi

    Con người ta ngoài việc biết ngoái cổ lại nhìn đường sau thì cũng nên biết nhìn về phía trước để còn mà đi tiếp nữa, chớ cứ "hoài cổ" vậy thì chỉ có cách đi lùi hoặc đứng im tại chỗ chớ nếu đi tiếp không đụng tường vấp ngã thì cũng bị các phương tiện "giao thông" khác nó nghiến chít

  10. #8
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    nói thật ra em rất thích thời bao cấp, vì lúc đó mọi người đều xếp hàng, mà theo em biết, xếp hàng là văn hóa của những người tiến bộ.
    Giờ này, hết bao cấp, hễ có gì thì cứ chen lấn, mạnh được, yếu thua, đây cũng là lý do vì sao ở Việt Nam kẹt xe trầm trọng, mạnh ai nấy chen, chen một hồi... tắt luôn.
    Ước gì mình trở về thời bao cấp

  11. #9
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Thực ra nếu bác nào đủ trình độ và thời gian ngồi phân tích kỹ lưỡng cái hay, cái dỡ của từng thời theo lý tính thì hay biết bao, tiếc rằng những người Bin yêu mến thì rất hay cảm tính khi nhìn về quá khứ

    Tuy nhiên con người luôn vốn là thế

  12. #10
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    Thực ra nếu bác nào đủ trình độ và thời gian ngồi phân tích kỹ lưỡng cái hay, cái dỡ của từng thời theo lý tính thì hay biết bao, tiếc rằng những người Bin yêu mến thì rất hay cảm tính khi nhìn về quá khứ

    Tuy nhiên con người luôn vốn là thế
    bác Bin phân tách coi sao

Trang 1 / 6 1234 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •