Trang 5 / 6 FirstFirst ... 23456 LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 58
  1. #41
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Câu chuyện thời bao cấp : Quà ngày 20/11 - Những bó hoa và những chiếc thiệp tự làm

    Sắp đến ngày 20/11 ngày quốc tế các nhà giáo. Tôi không biết các nước khác kỷ niệm ngày này thế nào nhưng ở Việt Nam nó được quan tâm rất nhiều. Bây giờ ngày 20/11 có khi không còn là niềm vui nữa mà là nỗi lo của các bậc cha me. Cuộc sống đầy đủ hơn, không lo ăn từng bữa, không thiếu thịt cá nhưng rõ ràng là 20/11 lại không vui bằng những ngày gian khó bao cấp thủa nào.

    Lũ hoc trò chúng tôi thời đó cứ đến gần 20/11 lại tíu tít rủ nhau làm thiệp bằng tay. Sau này có mua thiệp làm sẵn. Ký tên . Ngày 20/11 mặc đẹp mua hoa, gắn những chiếc thiệp và đến tặng và chúc mừng thầy cô - Lớp và sân trường cứ ríu rít như bầy chim non.

    Lớn hơn chúng tôi rủ nhau đến chúc một số thầy cô mà mình quý mến tại nhà. Tôi có một người thầy dậy văn. Chính thầy truyền cảm hứng yêu văn thơ cho cả lớp chúng tôi. Đến thăm thầy được thầy cho xem tủ sách, cắn hạt bí rồi lại nghe thầy nói chuyện. Chỉ có vậy thôi sao thấy tình cảm thầy trò thân thương lạ kỳ.

    Thầy tôi bây giờ đã già lắm rồi - Lũ bạn tôi ở Hà Nội dù đã lớn nhưng vẫn giữ truyền thống ngày 20/11 đến thăm thầy. Món quà tặng thầy bây giờ mang mầu sắc vật chất hơn - Ngoài hoa tươi chúng tôi tặng thêm chiếc áo lụa hay chiếc khăn quàng cổ. Khi thầy có dịp vào chơi ở HCMC lớp cũ chúng tôi lại tụ họp lại mời thầy đi nhà hàng nhưng trong sáng và không có ý định gửi gắm và nhờ vả gì (thầy tôi sau này dạy ở trường Amsterdam dù đã về nghỉ nhưng thỉnh thoảng vẫn được trường mời nói chuyện)

    Có lẽ hồi bao cấp nghèo nên tình thầy trò trong sáng ít mang tính vật chất hơn chăng

    P/s : tôi viết note này với lời chúc trân trọng nhất đến các thầy cô giáo cũ của tôi, thầy cô của đệ tử tôi đã dạy tôi và con tôi nên người
    Được sửa bởi dinhlocphp lúc 13:18 ngày 17-11-2011


  2. #42
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Thích cách đăng bài minh họa của bác Dính, phản ánh rất thực những cái xấu cái tốt của một thời đã qua đối với bản thân mình.


  3. #43
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Quote Được gửi bởi Dennis Bergkamp View Post
    Chẳng phải tuyên truyền anh ơi vì theo em biết sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân thì thanh niên trai tráng miền Nam VNCH cũng ùn ùn đi đăng ký tuyển quân. Nghe nói CP VNCH lúc đó từ chối gần hết vì nhiều lý do gì em ko biết chứ nếu tận dụng cái khí thế đó + quân đội VNDCCH đang bị thiệt hại nặng thì ko biết cuộc chiến sẽ dẫn tới đâu.

    P.s: Em chỉ bàn về chuyện lịch sử chứ ko phải là kích động hay luyến tiếc gì (Sinh năm 83 mà luyến gì năm 68 )
    VNCH sẽ không bao giờ có thể thắng được nếu Mỹ không bỏ bom nguyên tử vào HN hoặc đổ bộ binh vào miền Bắc và chấp nhận 1 Korea War thứ 2 với số thương vong sẽ chắc chắn không dừng lại ở mức 57500 binh sĩ Mỹ.

    Bản thân VNCH trong nội bộ đã tự chia rẽ lẫn nhau rồi. Nhìn VNCH y như nhìn đạo quân Thái Bình Thiên Quốc nổi tiếng năm nào với đội quân lên đến 4 triệu nông dân mà không thắng nổi bát kỳ quân của triều đình Mãn Thanh vốn đã mục ruỗng tàn tạ đến gốc rễ.

    Tổng Thống Franklin Roosevel từng có 1 câu nói nổi tiếng: đừng bắt đầu 1 cuộc chiến mà bạn không có ý định giành chiến thắng trong cuộc chiến đó.

  4. #44
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post

    Chuyện thời bao cấp : Những miếng "tóp mỡ"

    Thời bao cấp, khó khăn làm mỗi gia đình tự điều chỉnh để có những thích nghi một cách hợp lý. Ngoài tem mua lương thực, thời bao cấp còn có các loại phiếu : phiếu mua đậu phụ, phiếu mua thịt, cá. Các phiếu được phân loại A, B, C cho dân, cho cán bộ, cho trẻ con. Cộng cả gia đình lại cũng không quá .5kg/tháng. Mua thịt cũng phải xếp hàng và khá vất vả. Thịt mua về thường được kho mặn với muối theo tỷ lệ có khi 1:1 để ăn cho có vị thịt. Nhưng hồi đó nhiều gia đình phiếu mua thịt dùng mục đích chính là để mua mỡ heo.

    Tại sao lại có sự phân biệt thế nhỉ, sao lại không có phiếu mua thịt ra mua thịt, mua mỡ ra mua mỡ. Té ra có sự điều chỉnh trong hành vi mua của các bà nội trợ. Thay vì mua 0.5kg thịt ăn được 2-3 bữa là hết. Kho muối mặn như cách chế biến trên thì ăn được gần 1 tuần, còn mua mỡ về rán lên cho vào hũ sành dùng để xào rau ăn được gần 3 tuần mà lúc nào bữa ăn cũng có vị "mỡ". Miếng mỡ sau khi rán ra mỡ co lại được gọi là miếng "tóp mỡ"
    hhững tiếng cười thật vui vẻ
    Bài tóp mỡ của lão Lọ chưa hay, bài này mới cảm động nè, đọc từ hôm thứ Sáu nhưng canh mãi đến giờ tuổi trẻ mới đưa lên mạng, chứ mà gõ lại cả bài này cũng chua lắm



    Kỷ niệm “đêm hôm trước”


    TTCT - Tôi dành buổi sáng không có tiết dạy để đi mua thịt. Một tháng, cả nhà đợi ngày trọng đại này, ngày bếp rộn ràng dao thớt, sực nức mùi mỡ rán, thịt kho.

    Tối hôm trước, các con nôn nao hẳn vì chúng biết ngày mai được ăn thịt. Tôi không ngủ được, 3g sáng đã đi. Trời vẫn còn tối lắm, mặt người chưa tỏ, chỉ thấy lố nhố hình dáng. Thế mà trước cánh cửa sắt đã gần kín chỗ. Ai cũng muốn đứng gần cửa để khi cửa mở chạy ào vào giành chỗ. Đêm vẫn còn sau cánh cửa bởi người bán và những con heo thịt còn ngủ. Nhưng trước cửa... không còn đêm!

    Bám vào cửa, tay cầm khư khư miếng bìa ghi sẵn tên và cục đá chặn, tôi mơ tưởng đến miếng thịt tiêu chuẩn của 30 ngày. Một miếng thịt vừa có nạc cho con bồi dưỡng trưa nay, vừa có mỡ rán để dành cho mẹ kho nấu cả tháng.

    Khi mặt trời rọi vào những gương mặt bơ phờ mất ngủ, cánh cửa sắt rít lên. Cửa vừa hé, ai cũng cắm đầu chạy. Mới qua khỏi cửa, tôi bị đẩy té nhào. Một thằng nhóc ngoảnh nhìn rồi chạy tiếp. Cái nhìn đủ để tôi nhận ra đứa học trò mình. Cái thằng học bình thường nhưng là đứa duy nhất trong lớp mặc áo trắng mùa đông. Nhìn kỹ mới thấy áo len độn trong áo trắng, hằn những vệt ngang đủ màu, dệt bằng những mẩu len thừa thẹo.

    Hắn cũng nhận ra tôi, quay ngoắt lại không phải đỡ tôi dậy hay xin lỗi tôi mà giật phắt miếng bìa trên tay tôi lao tới như tên bắn. Xếp hàng cho đá xong xuôi, hắn mới đi chân không đến gần tôi lí nhí: “Em xin lỗi...”. Còn tôi cảm ơn hắn khi thấy miếng bìa ghi tên tôi đặt trước bìa hắn, được chặn bởi chiếc dép của hắn vì hòn đá tôi vẫn cầm trên tay. Sau lưng hai thầy trò, đá nối đá dài dằng dặc trong tích tắc!

    Đi sớm thế mà mãi đến 10g mới có thịt mang về. Tôi thầm cảm ơn hắn lần nữa bởi sau tôi hai sổ, mậu dịch viên tuyên bố hết thịt. Hắn bê thịt ra mặt không vui. Mạ em rầu lắm đây! - hắn nhìn tảng thịt - Thịt ăn hết liền nhưng mỡ còn rán để dành ăn lai rai. Bỏ vào chén nước mắm muỗng mỡ hơ chảy là cơm độn gì cũng hết! Hên nhất là được miếng tóp. Hắn nuốt nước bọt hít hà.

    - Thịt nạc nhiều đạm bổ hơn em ạ! - tôi nghèn nghẹn trả lời rồi đưa cho hắn miếng mỡ - Cô cho.

    Nó lắc đầu bảo tôi: Về nhanh cô ơi, bếp đợi!

    Hắn ôm thịt chạy, còn tôi đi như bay. Trong đầu hai cô trò đặc kín hình ảnh bữa cơm có thịt, có mỡ, không dành một khe nhỏ nào cho chữ...

    Trưa ấy, cái bếp đen sì bồ hóng nhà tôi mở đại tiệc mừng “miếng thịt của 30 ngày“. Nhìn những miếng mỡ quý giá thau dần thành những miếng tóp giòn tan thơm phức, tôi bỗng nhớ hắn.

    Trút mỡ ra tô, tiếc cái chảo còn láng lườm, tôi lấy ít bột mì tiêu chuẩn, thứ cao lương ngày ấy, làm món bánh mì áp chảo. Lũ con tôi hoan hô kịch liệt, ngồi quanh nuốt nước bọt đợi. Miếng bột nặng trịch lấm tấm mọt như rải mè đen ấy được tôi nướng bằng cái chảo còn láng mỡ, vàng mặt này trở qua mặt khác. Mặt trên còn được điểm mấy miếng tóp mỡ ngon lành đến nỗi tụi nhỏ và mẹ chúng đều nuốt nước bọt. Tôi chia chiếc bánh làm sáu phần đều nhau dù nhà chỉ năm người. Miếng thứ sáu điểm hai miếng tóp, tôi gói lại. Chiều đi dạy tôi ngoắc hắn ra...

    Sau này nhiều lần nếm bánh pizza trứ danh đắt tiền, chẳng bao giờ tôi thấy ngon bằng miếng bánh mì áp chảo điểm mọt và tóp mỡ hồi ấy. Mới biết thiếu để được thèm, để cảm thấy ngon cũng là hạnh phúc.

    Giờ mấy ai thèm mỡ. Vả lại thời nay ra chợ mà coi, kiếm thịt siêu nạc thì dễ, kiếm mỡ mờ con mắt.

    Chạm mỡ là nhớ nỗi thèm xa xăm. Ra chợ thấy thịt ê hề mà sợ thịt. Nhưng thừa thứ này lại thiếu thứ khác còn quan trọng hơn. Đôi khi tôi ngồi nhớ những thứ thiếu vô hình vô tướng ấy đói cồn cào chảy nước mắt...


    Tác giả Quế Hương, bài copy từ báo tuổi trẻ cuối tuần số Chủ Nhật 20/11/2011

    (Phần bold đậm là chi tiết mình thích, trong nguyên bản không có)
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  5. 3 thành viên Like bài viết này:


  6. #45
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Bài của bác Kiệt post là quà mừng ngày Thầy Cô 20/11 hay quá.Đúng thời điểm luôn!
    Khó quá, không thèm ký

  7. #46
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    - Thịt nạc nhiều đạm bổ hơn em ạ! - tôi nghèn nghẹn trả lời rồi đưa cho hắn miếng mỡ - Cô cho.

    Nó lắc đầu bảo tôi: Về nhanh cô ơi, bếp đợi!

    Hắn ôm thịt chạy, còn tôi đi như bay. Trong đầu hai cô trò đặc kín hình ảnh bữa cơm có thịt, có mỡ, không dành một khe nhỏ nào cho chữ...

    Link: http://www.ddth.com/showthread.php/9...#ixzz1eFzIDUvp
    Sao hồi đó khổ vậy mà có những học trò và giáo viên tình cảm tận ruột gan ra ngoài, em khoái kiểu tình cảm mộc mạc, thô ráp này hơn là thứ đầu môi chót lưỡi bây giờ.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  8. #47
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Sao hồi đó khổ vậy mà có những học trò và giáo viên tình cảm tận ruột gan ra ngoài, em khoái kiểu tình cảm mộc mạc, thô ráp này hơn là thứ đầu môi chót lưỡi bây giờ.
    Hình như trong hoàn cảnh khó khăn,con người cùng hướng về phía trước chớ không chăm bẳm với nhau.


    Ừ,sao chưa thấy ai nói đến cung cách ban cho của nhân viên ,cán bộ HTX MB ,cửa hàng lúc bấy giờ nhỉ? Những thượng đế của nhân dân.
    Khó quá, không thèm ký

  9. #48
    Tham gia
    05-05-2006
    Location
    192.168.1.1
    Bài viết
    480
    Like
    0
    Thanked 8 Times in 8 Posts
    Xã hội xưa đáng để xem và nhớ về cội nguồn

  10. #49
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Chuyện thời bao cấp : Hương vị xôi khúc - Thề không bao giờ ăn lại

    Miếng xôi khúc, một món ăn bây giờ chắc quá bình thường của các cô cậu bé được mẹ mua cho trên đường đi học. Miếng xôi hình hơi vuông bọc nhân bằng đậu xanh có ít thịt ba chỉ vừa vặn cho một hai lần cắn ăn.

    Cũng nên kể lại một chút về cách làm xôi khúc. Trước đó tôi tưởng xôi khúc là xôi khi nấu họ cho thêm lá khúc vào trong nhân nhưng thực ra chế biến lại hơi khác. Hồi đó khu Đê La thành đối diện với Đại học Văn hóa và trường nhạc Hà Nội là khu trồng rau nuôi cá kiểu như ngoại thành tận Hà Tây bây giờ. Khoảng đầu thu cuối hè, các ao cá nuôi ở đây được tát cạn để thu hoạch cá, ruộng rau muống cũng được cắt hết. Đất được "nghỉ" một thời gian ngắn, lúc đó cây rau khúc mọc lên rất nhiều. Cây rau khúc là một loại cây hoang dã cao chừng 2 - 2.5 đốt tay người lớn, thân và mặt dưới của lá phủ một lớp lông tơ mịn mầu trắng bạc nên nhìn cánh đồng rau khúc mọc rất dễ biết.

    Rau khúc được hái về, giã nhỏ lọc lấy nước dùng để nhồi bột nếp. Bột nếp nhồi bằng nước lá khúc có mầu xanh bọc nhân đỗ xanh và thịt. Đồ trong nồi dính thêm xôi cơm nếp trông "đẹp lung linh" dưới cặp mắt thèm thuồng luôn thiếu chất của lũ trẻ con chúng tôi lúc đó . Cũng giống như bánh gai, hương vị riêng của rau khúc làm miếng xôi thơm và ngon hơn.

    Tối hôm đó chắc vừa có tiền làm thêm, mẹ tôi thường làm thêm bằng cách đan thuê áo len, áo sợi. Nhìn tay cụ đan thoăn thoắt suốt đêm để có áo đem đi giao hàng, tôi thỉnh thoảng được mẹ nhờ lồng cuộn len vào hai tay để mẹ đánh thành cuộn.Hình ảnh này cũng trở thành kỷ niệm của một thời bao cấp lúc đó. Và chắc cũng hiểu tâm lý cậu con trai vất vả, thèm thuồng bát phở, cây kem. Cụ chở tôi bằng xe đạp lên đường Nguyễn Khuyến Hà Nội lúc 8.00 pm và mua cho tôi mấy miếng xôi khúc. Cầm miếng xôi khúc nóng hổi gói trong lá sen tôi cảm nhận được hơi ấm của xôi trong tay (bây giờ mà so sánh cảm xúc này gần bằng cảm xúc cầm tay người yêu lần đầu thì chắc mọi người sẽ cười vỡ bụng mất ). Về đến nhà mới bắt đầu chia với cô em gái để cũng ăn. Cũng như trong chuyện tóp mỡ, bố mẹ tôi nói là đã no rồi, các con cứ ăn đi. Trẻ con đâu có để ý tấm lòng cha mẹ, chúng tôi tin là thế là ăn xôi khúc. Ngon không thể diễn tả được bằng lời.

    Tôi không biết lũ trẻ con khác thời bao cấp như thế nào nhưng tôi rất hiếm được ăn phở, ăn kem . Chắc cũng đa phần như nhau nên sẽ cùng chung kỷ niệm. Món ăn Hà Nội lại rất ngon nên sau này khi đi làm, ra công tác Hà Nội tôi có hẳn cả một kế hoạch ăn lại những món ăn mà trước đây đã đi vào kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ. Trong khi thực hiện kế hoạch này tôi chợt nhận ra sao chúng không còn ngon như mình luôn nhớ về nó. Và tôi quyết định dừng nó lại. Có những món tôi sẽ không bao giờ ăn để luôn nhớ về hương vị tuổi thơ ngày nào.

    Đó chính là lý do mà có chuyện thời bao cấp : "Hương vị xôi khúc - Thề không bao giờ ăn lại"

    (P/s : Xôi khúc bây giờ chắc không còn ngon vì nó không được chế biến từ rau khúc nữa và được các hàng xôi thay bằng ..lá bắp cải già )

  11. Thành viên Like bài viết này:


  12. #50
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Mịa! đọc cái thớt " Hình ảnh cuộc sống thời bao cấp" tới các bài viết của cu Dính lọ tớ lại nhớ về cuốn "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng
    Được sửa bởi dly lúc 07:18 ngày 22-11-2011

Trang 5 / 6 FirstFirst ... 23456 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •