Trang 3 / 6 FirstFirst 123456 LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 58
  1. #21
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Kể ra hình ảnh của thời bao cấp đôi khi mấy trẻ mới lớn sau nầy không tin,lại cho là người lớn nói quá,làm gì có!

    Nói theo NINO là nét đẹp văn hóa.Đúng!cả một xóm mặc một thứ vải,màu hoặc sọc.Đi đâu,thấy người ăn mặc như thế là biết ở xóm nào,bởi được đo cắt từ 1 cây vải của Hợp tác xã mua bán.Đẹp lắm!
    Khó quá, không thèm ký

  2. #22
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    @Bin : Phân tích những cái vi mô - vĩ mô mệt lắm. Công việc áp lực nhiều rồi nên kể chuyện kỷ niệm vui có buồn có cho nó relax đi

    Chuyện thời bao cấp : Những miếng "tóp mỡ"

    Thời bao cấp, khó khăn làm mỗi gia đình tự điều chỉnh để có những thích nghi một cách hợp lý. Ngoài tem mua lương thực, thời bao cấp còn có các loại phiếu : phiếu mua đậu phụ, phiếu mua thịt, cá. Các phiếu được phân loại A, B, C cho dân, cho cán bộ, cho trẻ con. Cộng cả gia đình lại cũng không quá .5kg/tháng. Mua thịt cũng phải xếp hàng và khá vất vả. Thịt mua về thường được kho mặn với muối theo tỷ lệ có khi 1:1 để ăn cho có vị thịt. Nhưng hồi đó nhiều gia đình phiếu mua thịt dùng mục đích chính là để mua mỡ heo.

    Tại sao lại có sự phân biệt thế nhỉ, sao lại không có phiếu mua thịt ra mua thịt, mua mỡ ra mua mỡ. Té ra có sự điều chỉnh trong hành vi mua của các bà nội trợ. Thay vì mua 0.5kg thịt ăn được 2-3 bữa là hết. Kho muối mặn như cách chế biến trên thì ăn được gần 1 tuần, còn mua mỡ về rán lên cho vào hũ sành dùng để xào rau ăn được gần 3 tuần mà lúc nào bữa ăn cũng có vị "mỡ". Miếng mỡ sau khi rán ra mỡ co lại được gọi là miếng "tóp mỡ"

    Nhớ miền Bắc có những năm lụt mất mùa, có sổ gạo cũng chỉ mua được 2-3 kg/tuần. Các đĩa rau muống xào có phần nở ra và mỡ lại càng được phát huy tác dụng. Rán mỡ xong các miếng tóp cũng được đổ vào hũ chìm xuống đáy. Khi dùng gần hết, đó ăn rau xào sẽ thỉnh thoảng gắp được "tóp mỡ" mà lại được miếng "tóp mỡ dính ít da hay thịt nạc" thì lại càng bố tướng . Chao ôi sao lại thấy nó ngon đến thế. Nhà tôi có ba anh em, tôi thường trêu và khoe với cô em gái miếng "tóp mỡ" với vẻ đắc thắng trước khi ăn. Lớn rồi hiểu tại sao bố mẹ chẳng bao giờ có may mắn gắp được "tóp mỡ" . Cũng thẩu mỡ , mùa đông Hà Nội cơm vừa chín tới được mẹ gật đầu múc cho một thìa mỡ trộn vào cơm, chan một ít nước mắm vào. Nói thật thấy vị ngon của nó còn hơn ối thứ đặc sản đi ăn ở nhà hàng hiện nay

    Bây giờ dùng dầu thực vật để giảm lượng béo động vật, ra chợ thấy mỡ được thái sẵn để thành đống và bán dưới dạng tận dụng. Miếng "tóp mỡ" cũng không còn trong những đĩa rau xào nữa.

    Hôm trước ở Hà Nội đi uống beer hơi với bạn bè ở Tôn Đản, gọi món cá chép kho dưa. Giữa chừng ông bạn gọi : phục vụ ơi cho đĩa "tóp mỡ" thêm nhé - Té ra bây giờ nó lại là đặc sản rồi đấy. Gắp một miếng ăn vẫn thấy ngon và nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ thiếu thốn năm nào

    Gia đình tôi bây giờ vẫn giữ văn hóa thời bao cấp mang từ Bắc vào gọi là "ăn tươi". Mỗi chủ nhật tất cả anh chị em dâu, rể và các cháu tụ họp lại nhà ông bà già cùng đi chợ nấu ăn chung. Trong mỗi bữa ăn ông bà lại kể những khó khăn của một thời bao cấp. Lũ cháu có vẻ thích thú khi nghe chuyện mẹ và bác (tức là tôi) giành nhau ăn miếng "tóp mỡ" và tròn mắt hỏi : Sao ông bà lại chẳng bao giờ may mắn nhỉ. Câu trả lời bao giờ cũng là những tiếng cười thật vui vẻ
    Được sửa bởi dinhlocphp lúc 08:02 ngày 16-11-2011

  3. 4 thành viên Like bài viết này:


  4. #23
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Trong gia đình em cũng vậy, vẫn hay ngồi ôn lại chuyện cũ thời bao cấp và những thứ mà nhiều người đang moi móc chì chiết thì cũng chỉ xem như những kinh nghiệm đã qua và "cười xòa" vui vẻ. Thậm chí em còn hay trêu bố em: tại sao hồi đó con thấy thế này thế kia mà bố không làm? để mất cơ hội. Bố em chỉ nói: Thời bọn tao khác, không thể làm gì vượt qua tư tưởng của thời đó được, còn bọn mày bây giờ làm gì cũng đừng có liều quá, cũng phải biết học sự cẩn thận của mấy ông già tụi tao ngày xưa.

    Nói chung mỗi người nếu cố chấp cho rằng "tư tưởng thời đại của mình" là đúng thì em tin rằng bản thân người cũ khó mà hòa nhập được với thời đại mới, và người mới khó mà hiểu và cảm thông với những cư xử của người cũ....

    Cái quan trọng nhất đó là phải biết chấp nhận sự khác biệt tư duy thời đại. Giới trẻ bây giờ không nên ôm tư duy của non nửa thế kỷ trước để mà sống, và tất nhiên cũng nên cảm thông cho những gì đã diễn ra

  5. #24
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    "Cười xoà" bởi vì Bin và gia đình không bị ảnh hưởng những hậu quả quá nghiêm trọng (nếu có vui lòng Bin cho dẫn chứng). Chứ nếu vì cái gọi là "bao cấp" một cách bắt buột mà vợ mất chồng, cha mất con chỉ vì không có caí để ăn, thuốc để uống thì chắc là khó "cười xoà" lắm Bin ơi cho dù đến khi xuống lỗ lun á chứ nói gì đến chỉ vài chục năm.

    Còn ưu điểm ư. Có có nhiều lắm và cái lớn nhất nó nằm ở ngay trong tất cả chúng ta những người đã sống và trải qua thời bao cấp. Ấy là sự nhẫn nhục, chịu đựng ngay cả trong mọi thứ vì ta luôn có suy nghĩ "ấy cái thời ấy mình còn sống được, giờ có khổ chút thì xá vào đâu" và "lạng quạng quậy quọ thì mình lại trở về thời ấy đấy". Nhờ nó mà quý vị ở trên vẫn còn thọ đến ngày nay, nhưng cái đám trẻ mới từ sau năm 86 giờ nó đã 26 tuổi rồi Bin, nó đã chán lém rùi đấy bạn Bin. Và coi chừng lạng quạng chúng ta lại chuẩn bị quay về thời "bao cấp" đấy. Bonus cho bạn Bin 1 cái Reuters

    http://www.reuters.com/article/2011/...7AD09V20111114

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #25
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Đến những chính sách cải cách của Obama mà còn giống với chính sách "bao cấp" nữa là. Ở những tình huống bắt buộc phải có những chính sách phù hợp để thực thi. Bản thân các chính sách đó khi đã hoàn thành sứ mệnh của nó thì sẽ bị xóa bỏ để thay vào chính sách mới phù hợp hơn. Mỗi chính sách, mỗi giai đoạn đã qua bao giờ cũng có những thiếu sót sai lầm để lại của nó cả... Những thứ thuộc về quá khư Bin cho rằng nên chỉ xem là bài học

    Dẫu sao bây giờ ko phải là thời đói ăn, thiếu mặc của đại bộ phận, thì cái đại bộ phận đủ ăn đủ mặc đó phải biết suy nghĩ hành động làm sao đóng góp cho sự ổn định phát triển của đất nước. Bin nghĩ là như vậy.

  8. #26
    Tham gia
    03-11-2011
    Bài viết
    31
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Thời bao cấp kéo dài từ năm 1954 đến 1986 tại miền Bắc và từ năm 1975-1986 tại miền Nam
    Ngay từ năm 1955, công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa tin: công nhân viên, trên nguyên tắc, mỗi năm được cấp từ 5 đến 7 mét vải, khi sinh đẻ được cấp thêm 5 mét diềm bâu khổ 7 tấc. Bình quân cứ 10 người người dân đọc một tờ báo Nhân dân vàCứu quốc. Các quan chức từ cấp Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao được hưởng tiêu chuẩn nua quạt điện. Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Nhân viên làm việc trong các cơ quan hay người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được nhận một phần lương rất nhỏ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ được quy ra tem phiếu, riêng gạo được mua bằng sổ.
    Mỗi hộ gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hàng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá nhân từ 16 đến 21 kg mỗi tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu nhiều hơn.

    Trẻ em ngày ấy được gọi là ‘hộ ăn theo’ căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ sẽ được hưởng khoảng từ 10-14 kg/tháng. Để mua được gạo cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.
    Thời bao cấp, xã hội bị phân hóa. Đó là điều nghịch lý trong xã hội chủ nghĩa vốn hướng đến một Thế giới Đại đồng. Số liệu ghi trong cuốn Kinh tế Việt nam 1945-2000: “Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp được 6kg, tức là bốn chục lần nhiều hơn. Và tính ra chênh lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá, chè, đường, sữa, len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa”.
    Thời bao cấp, cuộc sống khó khăn nên dẫn đến các giá trị đạo đức cũng bị hủy hoại. Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài kể lại: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp…”
    Bàn về con người và tư tưởng thời bao cấp, Vương Trí Nhàn- nhà nghiên cứu văn hóa, phê bình văn học- phân tích: “Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua được cân gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nên cả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe nhờ đài [radio] ở một nhà bạn, cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy sự khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó”. Bài viết Nhân cuộc trưng bày về cuộc sống Hà Nội 1975-1986- Vương Trí Nhàn
    Cũng may, có một vài cá nhân xuất sắc vượt rào như Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc với "Khoán hộ" đã mở đường cho thời kì "Đổi mới tư duy kinh tế". Đến nay ông Kim Ngọc đã được vinh danh và được đặt tên cho con đường đẹp nhất tại thị xã Vĩnh Yên

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #27
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Chủ thớt nên lôi thêm các hình ảnh thời chiến tranh, thời thực dân pháp chiếm đóng, thời Nhập-Tàu-Pháp phân tranh... và cả thời nay ra nữa thì sẽ có một cái nhìn tổng thể theo dạng liên hoàn, như vậy mới đúng quy luật

    Thực ra tìm được người có tư duy liền mạch theo các thời đại như vậy cũng khó lắm, thông thường một xã hội của một quốc gia thì tỉ lệ những người như thế chỉ khoảng 10% trở xuống, thậm chí có thể chỉ 1% mà thôi. Phần lớn người ta có tư duy ngắn chỉ biết nhìn vào một điểm rời rạc nào đó mà thôi đáng lý ra họ nên làm đúng công việc xã hội phân công phù hợp với tư duy và hiểu biết của mình đằng này lại học đòi "vượt cấp" lấy sự hiểu biết ngắn tủn đó cho rằng nó là chân lý và mang đi quy chụp cho mọi thời đại

  11. #28
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    "Cười xoà" bởi vì Bin và gia đình không bị ảnh hưởng những hậu quả quá nghiêm trọng (nếu có vui lòng Bin cho dẫn chứng). Chứ nếu vì cái gọi là "bao cấp" một cách bắt buột mà vợ mất chồng, cha mất con chỉ vì không có caí để ăn, thuốc để uống thì chắc là khó "cười xoà" lắm Bin ơi cho dù đến khi xuống lỗ lun á chứ nói gì đến chỉ vài chục năm.

    Còn ưu điểm ư. Có có nhiều lắm và cái lớn nhất nó nằm ở ngay trong tất cả chúng ta những người đã sống và trải qua thời bao cấp. Ấy là sự nhẫn nhục, chịu đựng ngay cả trong mọi thứ vì ta luôn có suy nghĩ "ấy cái thời ấy mình còn sống được, giờ có khổ chút thì xá vào đâu" và "lạng quạng quậy quọ thì mình lại trở về thời ấy đấy". Nhờ nó mà quý vị ở trên vẫn còn thọ đến ngày nay, nhưng cái đám trẻ mới từ sau năm 86 giờ nó đã 26 tuổi rồi Bin, nó đã chán lém rùi đấy bạn Bin. Và coi chừng lạng quạng chúng ta lại chuẩn bị quay về thời "bao cấp" đấy. Bonus cho bạn Bin 1 cái Reuters

    http://www.reuters.com/article/2011/...7AD09V20111114
    @lqkhoi : Tớ đồng ý với lão là có nhiều gia đình gặp rất rất nhiều chuyện xảy ra. Tớ nghĩ cũng chẳng nên quên.

    Nếu cố tự lạc quan để được gọi là ưu điểm vì đã sống trong thời bao cấp thì tớ thấy là Ông bà hay cha mẹ, chính mình đã chịu cực khổ có thể ôn lại chuyện cũ với cháu con như là một trải nghiệm về sự yêu thương đùm bọc vượt khó trong truyền thống gia đình để chúng nó có động lực và niềm tin vươn lên nhiều hơn là hằn học hận thù. Nếu được như thế tớ tin bọn nhỏ sẽ vững vàng hơn nhiều

    Chia xẻ thêm với lão : Truyền thống gia đình vinh quang kiểu của gia đình cựu President Bus ai cũng mong muốn có nhưng đâu phải gia đình nào cũng được như thế. Vậy tớ sẽ nhìn về thời bao cấp theo chủ nghĩa tự lạc quan trong phạm vi gia đình để giáo dục các đệ tử lão ạ
    Được sửa bởi dinhlocphp lúc 12:58 ngày 16-11-2011

  12. #29
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Mình chờ xem có tay nào ở nước ngoài vào đính chính mà không thấy!!! Sao lạ vậy?

    Trong bài chủ đề, để chú cho bức hình vượt biển, người chủ nói:

    ...Cuộc sống khó khăn khiến nhiều người bất chấp nguy hiểm để vượt biên...
    Theo tôi biết (xin cứ đính chính nếu sai) thì những người đi ra nước ngoài không hề nêu lý do "cuộc sống khó khăn".

    Và cũng theo chỗ tôi biết (lại xin cứ đính chính nếu sai) thì "cuộc sống khó khăn" không đủ làm yếu tố để các nước ngoài nhận làm dân tỵ nạn.

  13. Thành viên Like bài viết này:


  14. #30
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Quote Được gửi bởi megaownage View Post
    Mình chờ xem có tay nào ở nước ngoài vào đính chính mà không thấy!!! Sao lạ vậy?

    Trong bài chủ đề, để chú cho bức hình vượt biển, người chủ nói:



    Theo tôi biết (xin cứ đính chính nếu sai) thì những người đi ra nước ngoài không hề nêu lý do "cuộc sống khó khăn".

    Và cũng theo chỗ tôi biết (lại xin cứ đính chính nếu sai) thì "cuộc sống khó khăn" không đủ làm yếu tố để các nước ngoài nhận làm dân tỵ nạn.

    Tôi tò mò một chút, không biết bác Mèo xuất ngoại theo diện gì ? và vào năm nào ? không biết bác có thể bật mí một chút không nhỉ ?. Có thể tôi sẽ tám với bác một tí !

Trang 3 / 6 FirstFirst 123456 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •