Trang 6 / 14 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 134
  1. #51
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    @dinhlocphp: Có vài phản biện cho bài viết ở trên của bạn.
    Ở mục số 2 của bạn: tôi đồng ý về vấn đề là nhà trường nên dạy nền tảng hơn là chi tiết. Tuy nhiên những môn như kiến thức xây dựng đem bỏ vào cho 1 sinh viên IT là một việc quá không hợp lý. Tôi có thể hiểu được chuyện đem điện tử vô cho IT vì ít nhất nó cũng có phần quan trọng nếu bạn làm về phần hardware hay embedded của IT chứ với vẽ kỹ thuật và Cơ Ứng Dụng thì tôi thấy hoàn toàn không hợp lý. Có bao nhiêu sinh viên sau này sẽ ra làm IT cho Xây Dựng. Tỷ lệ này là bao nhiêu và thật bất hợp lý cho những sinh viên còn lại phải học một môn mà mình hoàn toàn không biết nó sẽ làm cái gì. Liệu tốt hơn với những môn mang tính hướng nghiệp đó chúng ta đưa vào những môn tự chọn. Không biết ở những trường khác như thế nào chứ ngày xưa tôi học ở BK TP , không ai cấm tôi đăng ký học Xử lý Tín Hiệu, Điện Tử 2 , Điện Tử Công Suất, những môn tôi nghĩ là cần thiết cho bản thân tôi,một người học về IT vì tôi muốn làm về embedded.Và vì thế cũng sẽ không ai cấm 1 sinh viên IT thích làm Autocad developer học về Cơ Ứng Dụng.

    Ở mục số 3: Bạn không thể quy lỗi này cho Sinh Viên.Có nhiều lỗi của thầy cô trong đó.Lecturer phải có nhiệm vụ khơi gợi sự chủ động trong sinh viên dù chắc chắn rằng với cách làm đó Lecturer mất thời gian nhiều hơn. Cho ví dụ: có ai học MTBK khóa 94-97 sẽ biết môn Ngôn Ngữ Lập Trình của thầy Phùng dạy. Một môn cực kỳ khô khan và đã được thầy biến thành theo tôi một trong những môn hay nhất mà tôi đã từng học qua. Từ tuần thứ 3 trở đi, quyền giảng dạy của các tiết học được trao cho từng nhóm sinh viên.Mỗi nhóm phải giảng cho phần còn lại của lớp hiểu về một chương và có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của mọi người. Thầy quy định rõ ràng nếu câu hỏi nào mà cả lớp không ai có đáp án đơn giản sẽ được dùng cho kỳ thi. Thầy chỉ giữ vai trò control và đặt câu hỏi nếu không ai chịu hỏi đồng thời sẽ trả lời nếu cảm thấy những câu hỏi quá sức sinh viên. Với cách dạy đó mọi sinh viên đều hoạt động một cách cực kỳ tích cực, lớp học cực kỳ sôi nổi với đủ thứ câu hỏi được đặt ra kể cả với những người thụ động nhất, những người mê điểm cao cũng phải hỏi và trả lời nếu không muốn tiêu với kỳ thi cuối.Những bài dạy đó đi theo tôi đến tận ngày nay. Chỉ đáng tiếc kể từ sau khi thầy Phùng đi học, cách dạy đấy mất đi vì các thầy phía sau có vẻ không đủ kiến thức và thời gian để có thể control một cách dạy như thế, và các bạn khóa sau còn mê môn đó như tôi nữa hay không ?

    Mục số 5: Đồng ý với bạn. Nhưng cái đó không chỉ riêng SV VN nó còn có thể nói cho cả người VN sau bao nhiêu năm tự mãn vì đã được bơm bi quá độ với rừng vàng biển bạc, dân tộc ta thông minh cần cù. Và bây giờ té ngửa ra khi thấy người ta giàu hơn mình nhiều quá. Việc đó cần phải 1 thời gian giống như 1 con ếch chui từ trong đáy giếng ra, dần dần nó sẽ thấy ừm thì trời rộng thật đấy nhưng tụi hươu nai khỉ vượn nó cũng thấy trời rộng giống y như mình đấy mà. Vậy tại sao mình cứ mang mặc cảm là ếch ngồi đáy giếng nhỉ. Tôi tin rằng khoảng 10 năm nữa khi làn sóng hội nhập đã thấm sâu vào chúng ta, chúng ta sẽ bớt sự tự ti đi nhiều.
    Được sửa bởi Arkain lúc 20:59 ngày 21-09-2007

  2. #52
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Đầu tiên cảm ơn bạn đã cùng tranh luận với nhau và dành cho mình những nhận xét tốt.

    Tôi cũng muốn trao đổi và tranh luận thêm về một số vấn đề mà bạn đã nêu ra

    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    @dinhlocphp: Có vài phản biện cho bài viết ở trên của bạn.
    Ở mục số 2 của bạn: tôi đồng ý về vấn đề là nhà trường nên dạy nền tảng hơn là chi tiết. Tuy nhiên những môn như kiến thức xây dựng đem bỏ vào cho 1 sinh viên IT là một việc quá không hợp lý. Tôi có thể hiểu được chuyện đem điện tử vô cho IT vì ít nhất nó cũng có phần quan trọng nếu bạn làm về phần hardware hay embedded của IT chứ với vẽ kỹ thuật và Cơ Ứng Dụng thì tôi thấy hoàn toàn không hợp lý. Có bao nhiêu sinh viên sau này sẽ ra làm IT cho Xây Dựng. Tỷ lệ này là bao nhiêu và thật bất hợp lý cho những sinh viên còn lại phải học một môn mà mình hoàn toàn không biết nó sẽ làm cái gì. Liệu tốt hơn với những môn mang tính hướng nghiệp đó chúng ta đưa vào những môn tự chọn. Không biết ở những trường khác như thế nào chứ ngày xưa tôi học ở BK TP , không ai cấm tôi đăng ký học Xử lý Tín Hiệu, Điện Tử 2 , Điện Tử Công Suất, những môn tôi nghĩ là cần thiết cho bản thân tôi,một người học về IT vì tôi muốn làm về embedded.Và vì thế cũng sẽ không ai cấm 1 sinh viên IT thích làm Autocad developer học về Cơ Ứng Dụng.
    Về cơ bản tôi đồng ý với bạn nếu hệ thống giáo dục đại học tốt thì có những học phần tự chọn hoặc môn này hoặc môn kia để SV có thể lựa chọn trong thời gian học các môn cơ bản. Tuy nhiên cũng không một sơm một chiều đại học Việt Nam làm ngay được chuyện này. Nhưng mặt khác nếu để SV tự chọn học phần theo chủ động của mình lại đòi hỏi khả năng tự chủ và cách nhìn về tương lai của SV phải đủ tầm. Một ví dụ - Nếu nói SV tự lựa chọn tôi sẽ tin ngay là số lượng SV ngành CNTT sẽ chọn các môn kinh tế học, xã hội học là rất ít. Nhưng theo tôi chính những môn này lại rất cần thiết cho nghề nghiệp của mỗi người trong tương lai. Tôi cũng thường được nghe những phàn nàn của các anh chị, cô chú lớn tuổi rằng sao bây giờ một kỹ năng tối thiểu của một cử nhân mới ra trường viết văn bản, tài liệu quá kém. Đấy cũng là hệ quả hồi phổ thông mọi người đều tập trung vào các môn khoa học tự nhiên mà không chú ý các môn về văn hóa xã hội vậy. Khi tranh luận điều này tôi cũng không đồng ý lắm với hàm lượng và thời gian của các môn như Triết học Mac-Lenin, tư tưởng Hồ chí Minh quá nhiều mà không có sự so sánh đối chiếu với các hệ thống triết học khác. Nhưng nên điều chỉnh chứ không nên không có.

    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Ở mục số 3: Bạn không thể quy lỗi này cho Sinh Viên.Có nhiều lỗi của thầy cô trong đó.Lecturer phải có nhiệm vụ khơi gợi sự chủ động trong sinh viên dù chắc chắn rằng với cách làm đó Lecturer mất thời gian nhiều hơn. Cho ví dụ: có ai học MTBK khóa 94-97 sẽ biết môn Ngôn Ngữ Lập Trình của thầy Phùng dạy. Một môn cực kỳ khô khan và đã được thầy biến thành theo tôi một trong những môn hay nhất mà tôi đã từng học qua. Từ tuần thứ 3 trở đi, quyền giảng dạy của các tiết học được trao cho từng nhóm sinh viên.Mỗi nhóm phải giảng cho phần còn lại của lớp hiểu về một chương và có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của mọi người. Thầy quy định rõ ràng nếu câu hỏi nào mà cả lớp không ai có đáp án đơn giản sẽ được dùng cho kỳ thi. Thầy chỉ giữ vai trò control và đặt câu hỏi nếu không ai chịu hỏi đồng thời sẽ trả lời nếu cảm thấy những câu hỏi quá sức sinh viên. Với cách dạy đó mọi sinh viên đều hoạt động một cách cực kỳ tích cực, lớp học cực kỳ sôi nổi với đủ thứ câu hỏi được đặt ra kể cả với những người thụ động nhất, những người mê điểm cao cũng phải hỏi và trả lời nếu không muốn tiêu với kỳ thi cuối.Những bài dạy đó đi theo tôi đến tận ngày nay. Chỉ đáng tiếc kể từ sau khi thầy Phùng đi học, cách dạy đấy mất đi vì các thầy phía sau có vẻ không đủ kiến thức và thời gian để có thể control một cách dạy như thế, và các bạn khóa sau còn mê môn đó như tôi nữa hay không ?
    Như đã dự kiến tôi sẽ thử phân tích về thực trạng giáo viên. Vấn đề tôi nêu ra ở đây là đa sô SV hiện nay học theo thực trạng thụ động. Đồng ý là vai trò của giáo viên rất quan trọng nhưng nếu mỗi SV luôn nghĩ về vấn đề mở rộng cách tìm tòi tài liệu, tìm tòi các phương thức xử lý cho một vấn đề sẽ giúp cho họ chủ động và tự tin hơn rất nhiều khi bước vào môi trường thực tế trong tương lai. Rõ ràng là ngoài vai trò của người thầy hiện nay Internet đang là một công cụ mạnh đáng kể giúp cho SV tham khảo kiến thức. Tôi cũng được các anh chị lớn tuổi đã từng học ở Havard kể về việc họ phải đọc hơn 30 cuốn sách, lecture để viết nên một tiểu luận báo cáo trong những buổi thảo luận nhóm trong SV. Liệu có SV Việt Nam nào làm những điều như vậy hay không? Chắc chắn là hiếm và sẽ rất nhiều người đổ tội cho hoàn cảnh ngay.

    Tôi cũng đang suy nghĩ để nói lên suy nghĩ của mình về đội ngũ giáo viên đây

  3. #53
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    lqkhoi: nghe bạn kể thì tớ thấy người thầy tên Phùng của bạn có cách giảng dạy không khác gì như là trong trường đại học ở Mỹ đâu, nếu như trong guồng máy giáo dục mà giáo viên nào cũng như thế thì tốt biết mấy.

    Theo cái nhìn của tớ, không có sinh viên thụ động mà chỉ có giáo viên không biết kích động học trò của mình. Có kiến thức là một chuyện, nhưng biết phương pháp dạy thế nào cho lý thú mà hiệu quả lại là chuyện khác.

    Tớ từng học qua những lớp về thương mại/kinh tế mà hoàn toàn không đụng đến sách giáo khoa, giáo sư đứng giữa lớp thao thao bất tuyệt về những khái niệm kinh tế vừa kể ra những ví dụ thiết thực trong thị trường để học sinh có thể hiểu và nhớ ngay, đến cuối lớp tất cả mọi người được khảo bằng miệng những điều đã được dạy trong ngày, giáo sư chỉ ai thì người đó phải trả lời ngay tại chỗ. Khi có kiểm tra giữa học kỳ thì mỗi người được gọi lên bục giảng, bốc lấy một lá thăm, trúng đề tài nào thì phải đứng ngay đó mà luận cho đủ 10 phút trước cả lớp, các bạn học có thắc mắc gì trong phạm vi đề tài đó thì phải trả lời hết, khi đó ai mà lơ đãng trong lớp thì sẽ lòi ra ngay.

    Học kiểu này tuy luôn phải động não nhưng cực kỳ lý thú, thầy đã chuẩn bị kỹ càng nên có thể đứng giảng một cách thuyết phục mà không cần giáo án trong tay, sinh viên cũng có thể tiếp thu ngay kiến thức mà không cần thắp đèn học tủ, phương pháp này khác hẳn với việc thầy ghi chữ trên bảng, học sinh ghi xuống, học thuộc lòng từng câu từng chữ như một cái máy, rồi trả hết lại cho thầy như ngày nào. Sau một thời gian tớ mới hiểu ra tại sao giáo sư lại chọn cách dạy như vậy: một khi đã làm business thì bạn không có thời gian suy nghĩ lâu la, nhiều khi phải quyết định ngay chứ không được chần chờ, cơ hội vụt qua là mất, ông không những đã truyền lại những kiến thức quan trọng lại cho học trò một cách sôi động và dễ nhớ, mà cùng lúc còn chuẩn bị học sinh của mình cho việc làm sau này.

  4. #54
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Đó chính là lý do vì sao tôi đang chờ bài tiếp theo của dinhlocphp về thực trạng giảng viên ở VN.
    Chứ như tôi thấy số lượng những người như thầy Phùng của tôi càng ngày càng ít đi. Bởi vì giảng kiểu ấy đòi hỏi người thầy giáo phải có 1 kiến thức rất tuyệt vời về môn học mà người đó giảng dạy. Cách dạy đó cũng đòi hỏi người thầy mất nhiều thời gian hơn, có thể cháy giáo án nhiều hơn ( thứ tui ghét nhất). Nó khiến cho các thầy cô không có thời gian chạy sô thêm để cải thiện cuộc sống.
    Bạn Arkain không biết chứ thầy cô giảng dạy ĐH ở đây cũng phải chạy sô đấy. Nếu chịu khó chạy sô thì sẽ giàu lắm đây, còn không thì cũng chỉ đủ sống thôi. Mà thầy cô mà thời gian đi dạy đến 8 giờ / ngày 6 ngày / tuần, như đi làm thì thời gian đâu để củng cố bài giảng nâng cao kiến thức của mình. Không nghiên cứu tìm tòi thì có là tiến sỹ của lĩnh vực đó một thời gian cũng sẽ không bằng 1 thằng nhóc sinh viên làm luận văn tốt nghiệp của đề tài đó thôi.

  5. #55
    Tham gia
    27-11-2002
    Location
    HCMC
    Bài viết
    1,593
    Like
    58
    Thanked 39 Times in 32 Posts
    Mình xin lấy một vì dụ liên quan đến bản thân mình.
    Học kì này lớp mình phải làm khá nhiều đề án, trong đó có một đề án về SQL Server. Mà về cái này mình lại còn yếu, không phải do mất căn bản mà do có một vài lấn cấn trong nhận thức, vì vậy mình cần coi qua đề án mẫu để giải tỏa những vướng mắc đó. Mà xem ké đế án của các nhóm cùng làm trong lớp thi không thể vì liện quan đến vấn đề copyright và trong lớp chỉ có 1 nhóm đủ khả năng để thực hiện hoàn chỉnh, có thể tham khảo được. Do đó mình nhờ đến 1 người bạn của mình từng học Aptech ra, nhóm người đó từng làm về SQL sever và mình cũng đã thấy họ làm đề án hết sức dày công. Khi mình xem qua CSDL của họ, điều đầu tiên thấy được là CSDL hết sức đồ sộ, mô hình rất sát với thực tế. Nhưng có một điều đó chỉ mới là những thế mạnh về chiều rộng, còn khi xem xét kĩ thì thấy mô hình chuẩn hóa chỉ mới ở mức thấp nhất (đây cũng là phần yếu nhất của mình), các thực thể chỉ được thể hiện từ các thực thể trực quan nhất trong nhu cầu thực tế. Tuy chưa xem qua đề án nhóm lớp mình làm nhưng mình biết rõ về phần này thì nhóm trong lớp mình làm hết sức chặt chẽ. Mình đã phân tích rõ cho bạn mình thấy những hạn chế, nhưng một phần cái đó đã làm lâu rùi, với lại hình như người đó chưa hiểu được tường tận vấn đề nên mình thấy những lời của mình không giúp được gì nhiều.
    Thực tế thì nhóm trong lớp mà mình so sánh đó là nhóm mạnh nhất trong lớp, nhưng bù lại thằng bạn mình cũng đâu thua kém, là tốt nghiêp loại ưu đàng hoàng. Vì vậy theo mình nghĩ đào tạo trong trường cho mình căn bản vững chắc và sự chuẩn bị chu đáo. Có nhưng cái có thể dạy lướt qua và trau dồi bằng quá trình thực hành, nhưng có những cái cần có nền tảng thật vững chắc thì mới làm cho đàng hoàng được

  6. #56
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi
    Đó chính là lý do vì sao tôi đang chờ bài tiếp theo của dinhlocphp về thực trạng giảng viên ở VN.
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    lqkhoi: nghe bạn kể thì tớ thấy người thầy tên Phùng của bạn có cách giảng dạy không khác gì như là trong trường đại học ở Mỹ đâu, nếu như trong guồng máy giáo dục mà giáo viên nào cũng như thế thì tốt biết mấy.

    Theo cái nhìn của tớ, không có sinh viên thụ động mà chỉ có giáo viên không biết kích động học trò của mình. Có kiến thức là một chuyện, nhưng biết phương pháp dạy thế nào cho lý thú mà hiệu quả lại là chuyện khác.
    Rảnh rỗi nên 8 chút
    Trước hết mong các bạn coi đây là những ý kiến cá nhân - không có trỉ trích bất cứ thầy cô nào đang dạy trong các trường Đại học cả - Bản thân tôi vẫn luôn kính trọng các thày cô đang dạy tôi và luôn biết ơn những người đã trao cho mình kiến thức dù có những lúc vẫn có những bất đồng về quan điểm

    Giảng viên đại học Việt Nam: Sự hổng chân

    Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên của các trường Đại học Việt Nam tôi không thể dùng từ nào khác hơn là "hổng chân" vì những phân tích sau :

    1. Hổng chân của đội ngũ giáo viên cựu trào do hậu quả từ những thập kỷ 75-95 : Thực tế những năm đó qua sách báo Việt Nam quá nghèo khó. Hình ảnh các thầy cô giáo đại học phải nuôi heo, trồng rau để cải thiện cuộc sống diễn ra trước mặt sinh viên không phải là hiếm. Một số thầy cô được đào tạo bài bản có kiến thức từ những nước phát triển về, trước cuộc sống khó khăn rời trường để mưu sinh. Các sinh viên giỏi tìm mọi cách để không phải ở lại trường dạy học là một động cơ có thể hiểu được. Vì vậy mặt bằng chung của giáo viên trình độ không cao. Bây giờ chúng ta được thừa hưởng những trái cây của 20 năm trước đây với những giáo viên lớp trước (ngoại trừ một số thầy cô hiểu được những khiếm khuyết này để cải thiện mình) - Đâý là cái hổng thứ nhất.

    2. Hổng chân do kết quả từ đánh giá xã hội đối với ngành giáo dục : Cái này cũng gần giống như phân tích trên nhưng hơi liên quan đến đại học sư phạm và nguồn thầy cô từ phổ thông đi lên. Gần như ai cũng biết đến câu "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" của những kỳ thi đại học ngày nào. Và thế là một thế hệ giáo viên lờ nhờ được ra đời -> gây hậu quả không chỉ đơn thuần là giáo viên mà ảnh hưởng đến cả những yếu điểm của sinh viên - Một sự hổng chân mang tính nền tảng.

    3. Hổng chân từ đội ngũ giảng viên trẻ : May mắn thay bây giờ vị trí của ngành sư phạm đã được thay đổi. Rất nhiều sinh viên trẻ có năng lực có động lực ở lại làm giáo viên giảng dạy. Nhưng thời gian và kinh nghiệm của họ còn quá ngắn để tích lũy đủ độ chín và trở thành các giảng viên có kinh nghiệm. Mặt khác việc thiếu giaó viên để SV giỏi đứng lớp ngay sau một thời gian ngắn cũng sẽ có những bất cập và nhược điểm của nó - Hổng chân về thời gian và kinh nghiệm đối với các giáo viên trẻ.

    4. Hổng chân về đạo đức :Không phủ nhận có rất nhiều thầy cô giáo có tâm trong nghề. Ngoài kiến thức họ còn truyền đạt cho SV những đạo lý làm người, chuẩn mực nghề nghiệp. Nhưng gần như trái ngược với những năm 80,90 rất nhiều giáo viên lao vào kiếm tiền, chà đạp lên đạo đức nghề nghiệp. Bản thân họ không còn là tấm gương cho sinh viên nữa. Cũng từ đó hình thành các khái niệm bè phái trong trường đại học, các khái niệm "chùa thầy", các hình tượng "thầy Đông"... Đây cũng là kết quả tất yếu của lớp những kẻ cơ hội không năng lực trở thành giáo viên trong những năm 7x,8x khó khăn và của những giáo viên trẻ không giữ được mình khi cuốn theo "môi trường" của các bậc đàn anh

    5. Hổng chân vì cơ chế giáo dục : Hệ thống giáo dục các trường Đại học do yếu tố thừa hưởng xã hội nên rất nặng nề. Giáo viên muốn cải tiến giáo trình phải trình Bộ - Thời gian đáp ứng của Bộ lại chậm chạp -> làm nhụt nhuệ khí cải tiến của đội ngũ giáo viên năng động. Điều này hoàn toàn khác biệt với hệ thống giáo dục quốc tế trong đó các trường hoạt động như DN nên họ luôn cải tiến để nâng cao chất lượng của mình -> thu hút được nhiều SV-> có nhiều học phí -> có nhiều lãi.

    Túm lại để khắc phục những cái hổng chân này không thể một sớm một chiều mà cải tiến được. SV chúng mình cứ phải nhìn vào thực tế để học giỏi thôi. Bởi đâu đó bác Đặng Tiểu Bình có phát biểu rằng : "không ai thương mình bằng chính mình trong việc tự cứu mình". Kêu ca, nản vì thầy cô thì hậu quả nhãn tiền là mình chịu chứ không phải là ai khác cả. Với lại học đạt đẳng cấp quốc tế trong môi trường như thế cũng có khi lại là thách thức thú vị đấy chứ

    Nếu các bạn hưởng ứng bài sau mình sẽ thử phân tích về hệ thống Đại học Việt Nam xem sao (hơi vượt tầm rồi đây)

  7. #57
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Bạn dinhlocphp đang làm chức gì thế? Liệu có nên bạn chuyển hướng qua bên ngành giáo dục cho bọn sinh viên lứa sau nó nhờ không ? Cá nhân tôi đồng ý với bài phân tích về tình hình giáo viên của bạn. Vấn đề là cũng có rất nhiều người nhận thấy vấn đề đó nhưng bài toán này được giải quyết như thế nào thì lại không được trả lời.

    Vòng lẩn quẩn đặt ra ở đây là tiền hay nói 1 cách lịch sự và thanh lịch hơn là kinh phí. Không ai có thể sau bao năm miệt mài học hỏi nơi xứ người, hy sinh những công việc tốt đẹp ở xứ người để về gõ đầu sinh viên với mức lương thấp cả. Vậy muốn kiếm tiền nhiều đòi hỏi giảng viên phải chạy show, điều này lại dẫn đến việc đầu tư cho chất lượng giảng dạy chất lượng nghiên cứu ngày càng sa sút hơn. Nhưng nếu nâng lương của Giáo Viên lên con số cao thì nhà trường lấy ở đâu ra, khi chính nhà trường ở đây cũng đang nằm trong vòng vây bao cấp.

    Ngay cả với những người được gọi là có quyền lực lớn nhất hiện nay như bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Trước khi nhậm chức ông cũng có những bài phân tích những lời hứa khá tốt nhưng nếu hổng lầm thì gần 1 năm qua, những thay đổi đó cũng chưa rõ ràng và rõ nét. Nếu theo nhiệm kỳ của nước ngoài, ông đã đi được 1/4 chặng đường rồi đấy.

  8. #58
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post
    Nếu các bạn hưởng ứng bài sau mình sẽ thử phân tích về hệ thống Đại học Việt Nam xem sao (hơi vượt tầm rồi đây)
    Đợi hơi lâu rồi nhe

  9. #59
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Học cao vẫn khó kiếm tiền

    Ấn Độ là một trong những quốc gia hiếm hoi, nơi bạn càng học cao càng dễ thất nghiệp. Tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng và đại học thất nghiệp lên đến 17%, cao hơn so với người chỉ tốt nghiệp trung học (số liệu thống kê năm 2001).

    Một sinh viên trường HInduja College ở Mumbai. (Ảnh: IHT)

    Với bất kỳ cô gái Ấn Độ nào, được giống như Kinjal Bhuptani hẳn là điều tốt. Cô đang học cao đẳng kinh doanh tại thủ đô tài chính Ấn Độ, một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng Bhuptani không ảo tưởng thế.

    Cô có lẽ sẽ không được chia sẻ sự giàu có chung của cả nước, bởi sau khi tốt nghiệp, cô sẽ chẳng thể kiếm được công việc với mức lương 100.000 USD/năm ở Goldman Sachs hay Microsoft. Tương lai của Bhuptani là đi gõ cửa từng nhà để bán thẻ tín dụng, kiếm 4 USD mỗi ngày.

    Sai lầm của Bhuptani, nếu có thể gọi là sai lầm, là cô đã không thi vào các trường danh giá nhất của Ấn Độ như Học viện Quản trị hay Viện Công nghệ thông tin. Những người tốt nghiệp ở đó ra sẽ nhận được những tấm séc nặng tiền từ Wall Street và quản lý những công ty lớn nhất thế giới.

    Xếp hạng hai, thấp hơn một bậc so với sinh viên học ở những nơi danh giá trên, là 11 triệu sinh viên Ấn Độ thuộc 18.000 trường đại học và cao đẳng khác. Họ chỉ được đào tạo một cách kém cỏi, họ tiếp nhận kiến thức thụ động và ít được rèn luyện các kỹ năng mà thị trường cần.

    Đó là nhận xét của các nhà giáo dục và kinh doanh. Hầu như tất cả các sinh viên này bị xem là không thể dùng được, theo đánh giá của các công ty đa quốc gia và địa phương.

    "Cứ như thể chúng tôi chưa từng được học hành gì", Bhuptani than phiền.

    Những người chỉ trích cho rằng hệ thống giáo dục Ấn Độ đang khiến hàng triệu sinh viên bị tụt vào lớp đáy trong một nền kinh tế hai lớp, khiến đất nước không tận dụng được nhân tài và khiến sinh viên mất cơ hội hưởng thành quả của cuộc cải cách kinh tế.

    Vấn đề lớn nhất, theo các chuyên gia, là môi trường trong lớp học, thứ môi trường khiến những sinh viên tuổi 20 hóa thành trẻ con, chỉ im lặng ghi chép và giữ kỷ luật, không dám phân tích, tranh luận và thuyết phục người khác.

    Họ cũng thiếu những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm: nói tiếng Anh chuẩn không bị pha âm sắc địa phương, thiết kế và trình bày bằng Power Point, viết một cách logic, làm việc theo nhóm và nắm lấy những cơ hội lãnh đạo.

    "Đó hiển nhiên là vấn đề sống còn đối với các sinh viên", Kiran Karnik, chủ tịch Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ, nơi quy tụ nhiều công ty hàng đầu của Ấn Độ, phát biểu. Năm ngoái, hiệp hội này ra báo cáo cho biết chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Ấn Độ được các công ty nước này cho là dùng được.

    Ấn Độ là một trong những quốc gia hiếm hoi, nơi bạn càng học cao càng dễ thất nghiệp. Tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng và đại học thất nghiệp lên đến 17%, cao hơn so với người chỉ tốt nghiệp trung học (số liệu thống kê năm 2001).

    Trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, nhiều công ty trên khắp Ấn Độ than phiền rằng họ không kiếm được nhân viên giỏi. Nghịch lý này được các chuyên gia giáo dục giải thích là do sự thiếu kinh nghiệm của sinh viên.

    Hàng nghìn trường cao đẳng và đại học của Ấn, mỗi năm nuốt vào lòng hàng triệu sinh viên, và cho ra sản phẩm là chừng ấy người có bằng tốt nghiệp nhưng lại không được tuyển dụng.

    Sự khác biệt giữa sinh viên trường "xịn" với các trường "tầm tầm" lớn đến mức kinh ngạc. St. Stephens College - trường nổi tiếng nhất nhì Ấn Độ - có trong danh sách cựu học viên những nhân vật nổi tiếng như tiểu thuyết gia, quan chức hàng đầu của LHQ, và cả một cựu tổng thống Pakistan.

    P. Jacob Cherian, quyền hiệu trưởng của trường, cho biết sự khác biệt lớn nhất là nhà trường của ông tập trung vào đào tạo các kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp, những kỹ năng mà các trường khác vốn không quan tâm. Cũng như ở các trường đại học phương Tây, sinh viên của ông có nhiều cơ hội gặp và nghe các nhân vật nổi tiếng nói chuyện.

    Ở các trường tầm tầm, việc học hành rất vất vả và khắc nghiệt. Thầy giáo sẵn sàng đuổi một học sinh đến muộn hai phút. Trong giờ học, nếu chẳng may bị bắt gặp nói chuyện riêng, sinh viên có thể bị phạt đứng cả giờ học.

    Trường Hinduja (Mumbai) nơi Bhuptani theo học nằm trong một khu vực giàu có nhất ở Ấn Độ, nhưng nó vẫn là loại hai, vô danh tiểu tốt, điển hình cho một loạt các trường đại học và cao đẳng khác.

    "Cái mà thị trường lao động cần và cái mà trường dạy chúng tôi hoàn toàn khác nhau", Sohail Kutchi, một sinh viên học ngành thương mại, phát biểu.

    Sinh viên cho biết họ không được học kỹ năng giao tiếp hiệu quả, cho dù những công việc chính mà họ được cho là sẽ đảm nhận là chuẩn bị hồ sơ, trả lời điện thoại và trình bày. Họ chỉ có rất ít cơ hội làm việc theo nhóm hoặc thảo luận. Và cho dù đây là ngôi trường nói tiếng Anh, các giáo sư vẫn dùng sai ngữ pháp và phát âm nặng âm sắc địa phương.

    Đối với những công ty đang có ý định tuyển sinh viên mới ra trường, kiểu giáo dục đó quả không phải là cái họ muốn. Trong khi đó thì các hãng ở Ấn Độ lại đang trong giai đoạn cần rất nhiều người. Chẳng hạn, riêng năm nay Infosys sẽ tuyển 25.000 nhân viên mới, được lựa chọn trong tổng số 1,5 triệu ứng viên.

    Trong số hàng triệu người bị loại, chắc chắn sẽ có những sinh viên giỏi giang, bị loại chỉ vì thiếu kỹ năng giao tiếp, thiếu tự tin và chưa có cơ hội trải đời, giám đốc nhân sự của Infosys là Mohandas Pai nói.

    "Anh có thể rất thông minh", ông bình luận về các ứng viên, "nhưng vì anh học ở một nơi biệt lập, anh không nói giỏi tiếng Anh. Anh lại không được rèn luyện kỹ năng trình bày, thế thì anh trượt".

    Theo T. Huyền
    Vnexpress

  10. #60
    Tham gia
    21-02-2003
    Bài viết
    120
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Sợ meoden8x luôn ^^ .. đang bàn về giáo dục mà mang chuyện tiền bạc ra.. tiền đâu phải là tất cả, tri thức mới quan trọng.. còn bàn về chuyện kiếm tiền thì bạn nên lập 1 cái topic dạng như "kỹ năng kiếm tiền trong thời đại ngày nay" chẳng hạn ^^..

Trang 6 / 14 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •