Trang 1 / 10 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 100
  1. #1
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts

    Đâu là nguyên nhân khiến VN kém hấp dẫn đầu tư?

    Dạo này báo chí hay đưa những phân tích về sự kém hấp dẫn đầu tư các dự án lớn về ngành công nghiệp chủ lực vào VN và nguyên nhân chính mà mà họ hay đưa ra là tập trung vào sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước khiến các nhà đầu tư lớn kia tháo chạy.

    Thật nực cười, bởi nếu có dự án chính của các doanh nghiệp lớn đầu tư vào người ta mới lo các doanh nghiệp vệ tinh hoặc phụ trợ bởi việc tạo dựng khởi động cho các dự án phụ trợ này vô cùng nhanh chóng, và nó cũng chỉ sống được khi có dự án đầu tư lớn cần đến nó.

    Ở các nước như TQ, Thailand... các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển bởi các dự án lớn được triển khai trên đất của họ, các sản phẩm phụ trợ phải được sản xuất ở gần họ nhất để cơ động và đỡ tốn chi phí lưu kho, vận chuyển, hàng rào thuế quan.... do vậy họ họ không ưu tiên phương án sang VN đi đặt hàng các thiết bị phụ trợ, do vậy ở VN ngành này không phát triển là điều đương nhiên.

    Để phát triển bất kỳ thứ gì cũng cần thời gian, môi trường đầu tư thông thoáng... và quan trọng là khiến cho nhà đầu tư thấy có lợi nhất là họ sẽ dịch chuyển các dự án chủ lực cua họ sang, và đương nhiên khi họ đã chịu đầu tư sang VN thì tự nhiên ngành phụ trợ được phát triển. Do vậy nguyên nhân chính để các nhà đầu tư các dự án lớn, chủ lực (gọi như vậy để tránh với các dự án công nghiệp phụ trợ mà nhiều nhà báo, nhà phân tích vẫn cho rằng vì nó èo ọt ở VN mà làm kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn kia ) muốn đầu tư sang VN hay không thì hoàn toàn không phải do mấy cái nguyên nhân vớ vẫn về công nghiệp phụ trợ đó, bởi như từ đầu đã nói, thời gian để khởi động ra nó ngắn hơn nhiều lần các dự án lớn kia, và nếu có dự án lớn vào VN thì những chủ doanh nghiệp đó biết kiến thiết ra nó....

    Không biết có phải những "nhà phân tích" đó đang cố tình lăng xê cho nghành công nghiệp phụ trợ để VN lại nhập về một mớ công nghệ máy móc lạ hậu bị thải ra từ một số quốc gia xung quanh đang muốn thải nó đi để thay đổi công nghệ mới? Nếu vậy thì vô cùng nguy hiểm bởi khi nhập đống sắt vụn và công nghệ cũ rích này về không những mất tiền oan mà nó còn chả góp ích gì cho việc thúc đẩy đầu tư các dự án lớn quan trọng đến VN, thậm chí sản phẩm phụ trợ của nó sản xuất ra không đạt chuẩn không thể bán ra trên thị trường trong thời đại mới....

    Bin nghĩ vậy, còn các bác nghĩ sao?

    Dọn sân chờ gạch ném
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Cu Pín đừng đề cao mấy thằng đầu tư, chúng không biết các đống sắt vụn là gì đâu! (*)

    Về kỹ thuật, họ có những chỉ số riêng của họ. Trong đó, những điểm quan trọng là:

    - Giá lương công nhân.
    - Trình độ thợ cấp 2 (? quên mất phải cấp 2 hay không, ý muốn nói là những thợ như thợ tiện, thợ hàn, vv...)
    - Môi trường (vd nếu nhà máy cần thải nước thì phải gần 1 con sông)

    Không có Cty nào bỏ 100% tiền túi ra để đầu tư cả. Chúng luôn luôn chỉ bỏ một phần, và quay vốn phần còn lại. Vì vậy, những điểm quan trọng là:

    - Sự đánh giá của các cơ quan tài chính --> Giá mượn tiền từ ngoại quốc để đầu tư tại địa phương (VN bị cái hơi cao nhưng không khác Thái và Phi bao nhiêu)
    - Sự hổ trợ của các cơ quan tài chính địa phương (cái này là cái mà VN sẽ khó đuổi kịp TQ)

    Các điểm thuộc về chính sách (như phương pháp hoàn vốn, chuyển khoản, hối đoái) thì tùy theo thời điểm nên không thể bàn.

    Về vấn đề "công nghiệp phụ trợ" thì mình bắt chước Mụ Tiền. Lúc khác viết tiếp.

    (*) Mấy thằng đầu tư này, hiếm thằng biết thế nào là một nhà máy công nghiệp. Chúng đi kinh lý chơi để ăn nhậu chứ thực ra lúc vào nhà máy thì mù tịt, giả vờ hỏi câu này câu nọ. Đôi khi chúng mướn chuyên viên đi dọ xét nhà máy giùm. Hơn nửa trường hợp mấy thằng chuyên viên chụp vài cái hình quấy quá rồi lo đi nhậu.

    [14/11/2011]
    Châu hoàn hiệp phố rồi - cám ơn lão Dê
    Được sửa bởi megaownage lúc 12:31 ngày 14-11-2011

  3. 3 thành viên Like bài viết này:


  4. #3
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Môi trường đầu tư ở VN hiện nay thế nào thì mình không biết,nhưng có nhiều cách tính ngược là khá phổ biến,như mở đường thì làm mặt đường trước,cấp thoát nước làm sau;qui hoạch thì đuổi dân trước,mở khu dân cư sau...Đầu tư thì cũng thế,cái có hại thì làm trước,có lợi tính sau.
    Phải vậy hông lão Bin?
    Khó quá, không thèm ký

  5. 2 thành viên Like bài viết này:


  6. #4
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Cảm ơn bác Mèo có mấy cái gạch đầu dòng rất hay, Bin rất muốn nghe tiếp về vấn đề "Công nghiệp phụ trợ" từ bác

    Cách đây cả chục năm, Bin cũng đã từng đi đặt từng con ốc, lông đen, zoong cao su... và nói chung cứ có số lượng lớn đơn hàng là đặt được ngay rất dễ, chất lượng đảm bảo hơn hàng tàu nhiều (hôm nọ vừa gặp lại một bạn học cũ đang làm tiến sĩ ở Vũ Hán, Bin hỏi thấy gái tàu thế nào nó làm câu: ông biết rồi đấy, hàng tàu mà, chán lắm). Nên cái nghề phụ trợ này ở VN không đến nổi thiếu thốn như mấy tay nhà báo ngoại đạo kia đang phân tích. Và Bin cũng có tìm hiểu để xây dựng các xưởng sx những thứ như thế vô cùng đơn giản và không tốn nhiều thời gian, miễn là phải có đầu ra cho nó...

    @Bác Cả: Bác nói chính xác, em cũng nghĩ cái quan trọng là quy trình quản lý, môi trường thông thoáng... ấy
    Được sửa bởi Osama Binladen lúc 09:39 ngày 11-11-2011

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #5
    Tham gia
    07-09-2009
    Location
    chán chít.
    Bài viết
    608
    Like
    31
    Thanked 11 Times in 11 Posts
    đọc bài của bác Meo với bác Tiên đúng là được mở rộng tầm mắt. Rất sâu sắc!. Thank hai bác đang chờ đoạn tiếp, kinh nghiệm của người đi trước trong vấn đề này bao giờ cũng sâu và chính xác .
    Em thấy có một điểm lạ là cách đây tầm 5 6 năm Nhật đầu tư vào Việt Nam dữ lắm mà họ làm thật chi thật vậy mà mấy năm gần đây toàn thấy mấy ông tàu lơ vơ vào đầu tư. Trước chỗ em có 1 nhà máy bếp từ của nhật và 1 nhà máy sản xuất chiếu nhựa của tàu thì có mỗi công ty nhật họ chịu xây cống thoát hẳn hoi còn bọn tàu thì dân kêu mãi gần 2 năm tụi nó mới xây . Cho nên em vẫn khoái nhật đầu tư hơn tàu

  9. #6
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Đây là bải của anh Phan Bảo Lâm thảo luận trên VEF Bin xin quote lại:

    Quote Được gửi bởi Phan Bao Lam
    Thế nào là cơ hội "vàng" ? Là các điều kiện đến từ bên ngoài ăn khớp 1 cách thông suốt với các điều kiện bên trong. Người ta muốn đầu tư công nghệ vào VN (họ có thừa công nghệ cũ cần chuyển giao) và VN có thừa nhân lực trình độ phù hợp nhưng thiếu việc làm. Đó chính là cơ hội vàng. Hoặc giả như cơ hội buôn bán. 1 anh có thừa hàng để bán nhưng chả ai mua gặp 1 anh có thừa tiền để mua nhưng chả ai bán, đó chả phải là cơ hội vàng là gì. Người ta có mà ta không có hoặc ngược lại, tức là không ăn khớp nhau thì sao gọi là cơ hội vàng được. Còn thiên tai chỉ là yếu tố ngẫu nhiên có tính ngắn hạn, đâu có liên quan gì đến cơ hội. Nước nào có bờ biển dài lúc nào chả có thiên tai. Xem thiên tai ở nước này là cơ hội của nước khác là phi lý.

    Cơ hội không tự nhiên mà có mà chủ yếu là do các bên tự tạo ra. 2 trong số nhiều bên ăn khớp với nhau 1 cách thông suốt tạo thành cơ hội vàng. Nếu 1 trong 2 bên vì tham lam đặt ra các điều kiện ngặt nghèo phi lý cho bên kia có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội vàng thì cả 2 bên đều thiệt. Như vậy, vấn đề đối với chúng ta là làm sao dự đoán và nắm bắt cơ hội. Ví dụ như chuyển giao công nghệ bao giờ cũng đi kèm với làn sóng công nghệ. Nước vừa mới nghiên cứu thành công công nghệ tiên tiến là x nhất định sẽ chuyển giao công nghệ cũ hơn là x-1. Nước muốn được chuyển giao x-1 phải nắm bắt được thời điểm và điều kiện chuyển giao để chủ động đàm phán, bỏ lỡ thì anh khác nhảy vào trước. Nếu bỏ lỡ thì chỉ được tiếp nhận x-1 từ cái anh nhảy vào trước đó, tức là chuyển giao qua trung gian, là "tam sao thất bổn". Cái anh chuyển giao công nghệ (thực chất là đầu tư công nghệ) cũng sẽ khảo sát các điều kiện của các bên mà họ muốn chuyển giao, anh nào đáp ứng tốt nhất (có khả năng sinh lời cao nhất) thì chuyển. Điều kiện tiên quyết để nhận chuyển giao x-1 là anh phải có công nghệ x-2 từ trước. VN ta chả có cái x nào làm gì đủ điều kiện mà tiếp nhận chuyển giao công nghệ, làm gì có cái gọi là cơ hội vàng mà bỏ lỡ.

    Việc chuyển giao công nghệ đòi hỏi anh phải có đủ khả năng để tiếp nhận chớ đâu phải là chuyển giao con cá mớ rau. Nói cách khác, anh muốn tiếp thu kiến thức lớp 10 thì anh phải có trình độ lớp 9. Chuyển giao công nghệ thực chất là chuyển giao tri thức. Không phải mua máy móc tiên tiến hiện đại về xài thì gọi là chuyển giao công nghệ. Cái đó chỉ gọi là trang bị công nghệ mà thôi. Như vậy, VN khó có khả năng nhận chuyển giao công nghệ trực tiếp từ Nhật, cao lắm là nhận từ Hàn, bình thường là từ TQ, Ấn độ. Trình độ công nghệ của nước tiếp nhận chỉ kém nước chuyển giao 1 bậc thì mới nhận chuyển giao được, kém quá xa thì nhận chuyển giao kiểu gì.

    Từ đó suy ra, muốn cho người ta đầu tư công nghệ chế tạo vào VN thì tự bản thân VN phải có ngành công nghiệp chế tạo, dù lạc hậu hơn nhưng vẫn tương đối đáp ứng yêu cầu. VN không có ngành này hoặc có mà quá lạc hậu gần như là con số 0 thì tiếp nhận đầu tư kiểu gì. Không có nhà đầu tư nào chỉ muốn đầu tư gia công lắp ráp ở VN, về lâu về dài sẽ làm đội giá thành sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết lắp ráp. Tuy nhiên, VN trong cả quá trình dài hàng chục năm không khuyến khích phát triển công nghệp chế tạo thì nhà đầu tư nước ngoài dù không muốn cũng vẫn phải dừng lại ở gia công lắp ráp. Khi công lao động tối thiểu ở TQ tăng lên thì giá thành sản phẩm lắp ráp ở VN cũng phải tăng tương ứng dù công lao động của VN không đổi. Điều này gây bất lợi cho cả VN và nhà đầu tư. VN bất lợi thế nào là việc của VN, nhà đầu tư bất lợi thì họ chuyển sản xuất sang nước khác. Thái lan có công lao động cao hơn VN nhưng nhất định là thấp hơn TQ, ngành công nghiệp chế tạo tự thân của họ không bằng TQ nhưng nhất định là hơn VN. Như vậy, Thái lan rõ ràng là "điểm đến" sau TQ. VN cũng có thể là điểm đến nhưng chắc chắn không phải là của công nghệ đời x-1 mà là cũ kỹ lạc hậu hơn nhiều theo kiểu "cũ người mới ta". Nếu tiếp tục theo hướng này, tương lai VN sẽ nhận chuyển giao công nghệ từ .....Thái lan.

    Đây là hậu quả của lối tư duy "tăng trưởng bằng mọi giá", "tăng trưởng dựa trên số lượng". Theo Karl Marx, lượng đạt đến mức độ nhất định sẽ chuyển sang chất. Mọi nước đều chứng minh là Marx đúng, trừ VN. Ở VN, lượng đạt đến mức độ nhất định thì chuyển sang .....đầu tư sai mục đích, đầu tư ngoài ngành nên không chuyển sang chất được. Tất cả các nước đi lên từ nghèo nàn lạc hậu như TQ, Hàn, Đài, Ấn, Sing, Thái, Mã, .....đều đi lên từ lượng (tức là từ gia công lắp ráp) đến chất (sản xuất hoàn chỉnh) theo vòng xoáy tiến bộ công nghệ. Còn VN, cái chất ấy có vẻ như vẫn còn nằm đâu đó trong .....tương lai dù lượng đã đạt đến ngưỡng cực hạn trong hiện tại. Giáo điều, duy ý chí, phải chăng là bản tính cố hữu không thể bỏ được của người VN ?

  10. #7
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Câu hỏi của mềnh là chiện đó ai cũng biết rồi, giờ khắc phục thì phải nàm sao? Câu trả lời của bạn Xiên vẫn chưa đủ.

    Nếu quý vị có thử đọc nguyên lý JustInTime đi vào lịch sử của công ty Toyota thì tất cả các xí nghiệp sản xuất phụ trợ không được xa hơn 5km so với công ty mẹ. Nếu quý vị đọc tiếp tự truyện của SteveJobs thì ông tôn thờ nguyên lý Just In Time này đến nỗi khi quay trở lại cầm quyền vào năm 1***, chuyện đầu tiên là ông apply cái này vào việc sản xuất máy Mac để push toàn bộ việc phải stock máy Mac cho 1 tháng thì sau 1 năm chỉ còn đúng 1 tuần. Đó cũng là lý do chính việc Apple chuyển toàn bộ việc sản xuất các sản phẩm của mình đến TQ để có thể được tập trung ( lý do giá thành không phải là lý do lớn nhất của quyết định này).

    Nó cũng có nghĩa rằng các thứ gọi là Khu Công Nghiệp của ta nếu làm được như trên thì diện tích hiện tại của các khu công nghiệp của ta chỉ nhỏ bằng cái lỗ mũi.

  11. Thành viên Like bài viết này:


  12. #8
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    1,848
    Like
    289
    Thanked 104 Times in 77 Posts
    Hic, anh thử search Phan Bảo Lâm đi, ko biết ông này là ai nhưng có nhiều bài phản hồi rất hay đó.

  13. #9
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Nếu khuyết điểm thì thiếu gì người nêu, anh mài nêu bậy bạ cũng trúng vài cái. Vấn đề là khắc phục như thế nào? Lộ trình bao nhiêu năm? Milestone sẽ là gì thì đếch thằng nào dám nói. À quên mấy thằng phản biện đa số là mấy thằng có học nên nó viết tốt, còn mấy thằng có quyền bắt người ta làm thì chúng nó lại không biết viết (hoặc cũng không biết làm )

  14. 3 thành viên Like bài viết này:


  15. #10
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Em viết những bài này như những gì đã hứa với lão Manh.

    phần 1: sự trỗi dậy của những con rồng Châu Á

    Sau khi cả nước Nhật bị san phẳng năm 1945, người Nhật trước nỗi nhục là nước bại trận, mất toàn bộ thuộc địa và bị "cai trị" bởi liên quân Anh-Mỹ trong suốt 5 năm sau chiến tranh, quyết tâm xây dựng xây dựng lại đất nước của họ lớn hơn bao giờ hết. Trong khi đó thị trường tiêu thụ rộng lớn ở các nước Châu Á hầu như để ngỏ cho các công ty Mỹ. Tuy nhiên, muốn làm ăn hiệu quả ở Châu Á thì các công ty Mỹ không có cách nào khác là phải bắt tay với người Nhật, nơi duy nhất ở Châu Á không bị chìm trong nội chiến thời bấy giờ. Chỉ trong vòng gần 20 năm, các zaibatsu (Toyota, Sony, Mitsubishi) đã được sản sinh và đặt những nền nóng vững chắc xuyên xuốt thị trường thế giới.

    Và đến Hàn Quốc, Hàn Quốc bắt đầu đi lên từ 1970s. Lúc này, Trung Quốc đang chìm trong cách mạng văn hóa. Chi phí sản xuất, phát triển ở Nhật Bản bắt đầu phi mã do lạm phát và bong bóng bất động sản (sẽ nổ vào 1990s). Các công ty Nhật và Mỹ bắt đầu "outsource" 1 phần nền công nghiệp sản xuất của mình sang Korea. Thêm nữa vị thống lãnh nổi tiếng của Hàn Quốc thời bấy giờ Park Chung Hee có thể được coi là "cha đẻ" của các chaebol hiện đại của Hàn Quốc thời nay với các chính sách thuế má, tiền tệ etc cỗ võ cho sự phát triển lớn mạnh của các cheabol này.

    Và cuối cùng là Trung Quốc. Có 3 thứ mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn làm ăn với TQ: chi phí sản xuất rẻ mạt, chính sách kinh doanh cởi mở và thông thoáng, và tinh thần kinh doanh của người bản xứ. Tỷ như, nếu lão là 1 người ngoại quốc và có sẵn 1 mớ USD trong tay, lão có thể chạy vòng vòng ở các khu công nghiệp Trung Quốc và mua hàng ngay tại các xưởng sản xuất. Sau khi mua hàng, nếu lão không có đăng ký kinh doanh tại TQ, hoặc không có khả năng lo các thủ tục thông quan, đối tác TQ của lão sẽ lo từ A-Z, hàng sẽ được ship về tận cảng của các lão với thuế má cực kỳ cực kỳ ưu đãi và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Trong suốt thời gian tá túc tại các tỉnh TQ, các lão sẽ được vô vàn các ưu đãi khác từ các dịch vụ tỷ như nhà hàng, khách sạn nếu bọn họ biết được các lão có ý định kinh doanh tại vùng của họ.

    Phần 2: Vietnam và TQ, ta bằng họ những gì, ta thiếu những gì và ta hơn họ những gì?
    Được sửa bởi ngocquang19877 lúc 20:22 ngày 11-11-2011

  16. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 10 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •