Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 15
  1. #1
    Tham gia
    05-04-2006
    Bài viết
    64
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    giáo trình mạng máy tính (tài liệu )

    GIÁO TRÌNH
    MẠNG MÁY TÍNH










    Hà nội 11-2000


    Chương 1
    Sơ lược lịch sử phát triển của mạng máy tính
    Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa được đưa vào một "thiết bị" gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra (I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó một máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác.
    Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.

    Hình 1.1. Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên
    Những dạng đầu tiên của thiết bị đầu cuối bao gồm máy đọc bìa, máy in, thiết bị xử lý tín hiệu, các thiết bị cảm nhận. Việc liên kết từ xa đó có thể thực hiên thông qua những vùng khác nhau và đó là những dạng đầu tiên của hệ thống mạng.
    Trong lúc đưa ra giới thiệu những thiết bị đầu cuối từ xa, các nhà khoa học đã triển khai một loạt những thiết bị điều khiển, những thiết bị đầu cuối đặc biệt cho phép người sử dụng nâng cao được khả năng tương tác với máy tính. Một trong những sản phẩm quan trọng đó là hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM. Hệ thống đó bao gồm các màn hình, các hệ thống điều khiển, các thiết bị truyền thông được liên kết với các trung tâm tính toán. Hệ thống 3270 được giới thiệu vào năm 1971 và được sử dụng dùng để mở rộng khả năng tính toán của trung tâm máy tính tới các vùng xa. Ðể làm giảm nhiệm vụ truyền thông của máy tính trung tâm và số lượng các liên kết giữa máy tính trung tâm với các thiết bị đầu cuối, IBM và các công ty máy tính khác đã sản xuất một số các thiết bị sau:
    Thiết bị kiểm soát truyền thông: có nhiệm vụ nhận các bit tín hiệu từ các kênh truyền thông, gom chúng lại thành các byte dữ liệu và chuyển nhóm các byte đó tới máy tính trung tâm để xử lý, thiết bị này cũng thực hiện công việc ngược lại để chuyển tín hiệu trả lời của máy tính trung tâm tới các trạm ở xa. Thiết bị trên cho phép giảm bớt được thời gian xử lý trên máy tính trung tâm và xây dựng các thiết bị logic đặc trưng.
    Thiết bị kiểm soát nhiều đầu cuối: cho phép cùng một lúc kiểm soát nhiều thiết bị đầu cuối. Máy tính trung tâm chỉ cần liên kết với một thiết bị như vậy là có thể phục vụ cho tất cả các thiết bị đầu cuối đang được gắn với thiết bị kiểm soát trên. Ðiều này đặc biệt có ý nghĩa khi thiết bị kiểm soát nằm ở cách xa máy tính vì chỉ cần sử dụng một đường điện thoại là có thể phục vụ cho nhiều thiết bị đầu cuối.

    Hình 1.2: Mô hình trao đổi mạng của hệ thống 3270
    Vào giữa những năm 1970, các thiết bị đầu cuối sử dụng những phương pháp liên kết qua đường cáp nằm trong một khu vực đã được ra đời. Với những ưu điểm từ nâng cao tốc độ truyền dữ liệu và qua đó kết hợp được khả năng tính toán của các máy tính lại với nhau. Ðể thực hiện việc nâng cao khả năng tính toán với nhiều máy tính các nhà sản xuất bắt đầu xây dựng các mạng phức tạp. Vào những năm 1980 các hệ thống đường truyền tốc độ cao đã được thiết lập ở Bắc Mỹ và Châu Âu và từ đó cũng xuất hiện các nhà cung cấp các dịnh vụ truyền thông với những đường truyền có tốc độ cao hơn nhiều lần so với đường dây điện thoại. Với những chi phí thuê bao chấp nhận được, người ta có thể sử dụng được các đường truyền này để liên kết máy tính lại với nhau và bắt đầu hình thành các mạng một cách rộng khắp. Ở đây các nhà cung cấp dịch vụ đã xây dựng những đường truyền dữ liệu liên kết giữa các thành phố và khu vực với nhau và sau đó cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu cho những người xây dựng mạng. Người xây dựng mạng lúc này sẽ không cần xây dựng lại đường truyền của mình mà chỉ cần sử dụng một phần các năng lực truyền thông của các nhà cung cấp.
    Vào năm 1974 công ty IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng và thương mại, thông qua các dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc vào một máy tính dùng chung. Với việc liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ như một tòa nhà hay là một khu nhà thì tiền chi phí cho các thiết bị và phần mềm là thấp. Từ đó việc nghiên cứu khả năng sử dụng chung môi trường truyền thông và các tài nguyên của các máy tính nhanh chóng được đầu tư.
    Vào năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã bắt đầu bán hệ điều hành mạng của mình là "Attached Resource Computer Network" (hay gọi tắt là Arcnet) ra thị trường. Mạng Arcnet cho phép liên kết các máy tính và các trạm đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, qua đó đã trở thành là hệ điều hành mạng cục bộ đầu tiên.
    Từ đó đến nay đã có rất nhiều công ty đưa ra các sản phẩm của mình, đặc biệt khi các máy tính cá nhân được sử dụng một cánh rộng rãi. Khi số lượng máy vi tính trong một văn phòng hay cơ quan được tăng lên nhanh chóng thì việc kết nối chúng trở nên vô cùng cần thiết và sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho người sử dụng.
    Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như:
    Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị, chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu.
    Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế.
    Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như:
    Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
    Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
    Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
    Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới.
    Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong mạng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý thông tin trên mạng quá nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra mất thông tin một cách đáng tiếc.
    Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với lợi ích kinh tế cao đang rất được quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất nhiều giải pháp về công nghệ, một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong mỗi yếu tố có nhiều cách lựa chọn. Như vậy để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp thì phải trải qua một quá trình chọn lọc dựa trên những ưu điểm của từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ.
    Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên công nghệ để giải quyết. Nhưng công nghệ cao nhất chưa chắc là công nghệ tốt nhất, mà công nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp nhất.
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    08-02-2009
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    tôi muốn tìm giáo trình mạng máy tính nhanh nhất ở trang web nào

  3. #3
    Tham gia
    06-06-2008
    Location
    Hà nội
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bạn ơi bạn vào google gõ "giáo trình mạng máy tính" thì ra nhiều trang lắm. Mình mới đký trang ebook có tài liệu về mạng máy tính hay lắm bạn thử vào xem

  4. #4
    Tham gia
    03-01-2009
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ban co the tim doc giao trinh mang may tinh o trang web http://3c.com.vn
    duoc do ! minh doc roi thay cung hay
    day la lick dow cua phan hoc mang may tinh ne:http://3c.com.vn/Story/vn/hotrokhach...8/1/33878.html
    chuc ban thanh cong !

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    trang ebook minh vao roi va thay o do cung co giao trinh hoc mang may tinh duoc do ! ok thank vi da co them 1 trang nua ve tai lieu mon mang may tinh nhe ! ok

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    co ban nao co giao trinh visuabasic.net cho minh xin dia chi trang do voi nhe ! thank cac ban nhieu ! hj minh dang hoc cai do ma ngo wa co !ok
    Được sửa bởi tranhieulam lúc 22:42 ngày 11-03-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  5. #5
    Tham gia
    05-07-2008
    Bài viết
    37
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    http://www.adminviet.net
    Cậu vào trang này xe, có cả một kho luôn đấy, từ mạng căn bản nhất đến hệ điều hành mạng đều được viết rất chi tiết, cậu thử xem nhé!
    Thân!

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi nguyennhuy1989 View Post
    tôi muốn tìm giáo trình mạng máy tính nhanh nhất ở trang web nào
    http://duriangroup.12.forumer.com/viewtopic.php?t=68, đây nè, có đầy đủ "thượng vàng hạ cám" cho cậu chọn lựa đấy nhé!
    Được sửa bởi Ngantk lúc 09:28 ngày 27-03-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  6. #6
    Tham gia
    14-05-2009
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tệ thật ! mang may tinh

    aico the giup tui tim hieu ve nhung thong tin lien wan den mang internet
    =====)===============>

  7. #7
    Tham gia
    30-06-2009
    Bài viết
    40
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    MÌNH SƯU TẦM ĐƯỢC GIÁO TRÌNH MẠNG MÁY TÍNH RẤT CHI TIẾT ĐÂY:
    Chương 1 : Khái niệm về mạng máy tính
    Chương 2 : Kiến trúc mạng và mô hình kết nối các hệ thống mở
    Chương 3 : Mạng internet và giao thức TCP/IPV4
    Chương 4 : Kĩ thuật mạng cục bộ
    Chương 5 : Kĩ thuật mạng diện rộng WAN
    Chương 6 : Mạng tốc độ cao và ứng dụng các công nghệ mới
    Chương 7 : An toàn mạng

    BẠN NÀO CHƯA CÓ XIN MỜI VÀO LIÊN KẾT SAU ĐỂ TẢI VỀ
    http://www.tudonghoa.byethost33.com/...a1ng-may-tinh/

  8. #8
    Tham gia
    20-02-2009
    Bài viết
    7
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    thnak mấy pác................
    có j post lên anh em koi nhak)

  9. #9
    Tham gia
    16-03-2010
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bạn nào có thể giúp mình tìm hiểu về quy trình khảo sát thiét lập mạng Lan được không.^^ thanks!

  10. #10
    Tham gia
    27-01-2010
    Bài viết
    363
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    hi

    Quote Được gửi bởi nguyennhuy1989 View Post
    tôi muốn tìm giáo trình mạng máy tính nhanh nhất ở trang web nào
    google.com.vn <giaotrinh mang may tinh>

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi congchua90 View Post
    bạn nào có thể giúp mình tìm hiểu về quy trình khảo sát thiét lập mạng Lan được không.^^ thanks!
    Qui trình khảo sát thiết kế thi công, cài đặt mạng LAN

    1. Thu thập thông tin của khách hàng

    - Mục đích : Xác định mong muốn của khách hàng trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng.

    - Một số câu hỏi:

    Bạn thiết lập mạng để làm gì? Sử dụng nó cho Mục đích gì?

    Các máy tính nào sẽ được nối mạng?

    Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người/ nhóm người ra sao?

    Trong vòng 3-5 năm bạn có nối thêm máy tính nào vào mạng hay không? Nếu có là máy nào ở vị trí nào? Số lượng bao nhiu?

    - Phương pháp:

    Phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng có máy tính sẽ nối mạng. thông thường các đối tượng mà chúng ta phỏng vấn không có chuyên môn sâu về mạng. Cho nên bạn lên tránh sử dụng dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao đổi với họ. Chẳng hạn lên hỏi khách hàng “ bạn có muốn người trong cơ quan bạn gửi mail được cho nhau không” thay vì “ bạn có muốn cài đặt mail server cho mạng không”. Những câu trả lời của khách hàng thường lộn xộn không có cấu trúc, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không pải góc nhìn của kĩ thuật viên thi công. Người thực hiện phỏng vấn phải có kinh nghiệm và kĩ năng trong lĩnh vực này. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin.

    Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn nayf là quan sát thực địa, để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự tính đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi thi công mạng. thực địa đong vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí thi công. Chú ý đến ràng buộc về mặt thẩm mĩ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đi dây mạng bên trong đó, sau khi khảo sát lại thực địa cần vẽ lại thực địa hoặc yêu cầu khách hàng đưa cho chúng ta sơ đờ thiết kế của công trình kiên trúc.

    Tìm hiêu nhu cầu thông tin giữa các phòng ban , bộ phận trong cơ quan khách hàng mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đôi, điều này cần thiết cho việc chọn băng thông cho các nhánh mạng sau này.

    2. phân tích yêu cầu.

    - Khi đã có được yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp này sẽ phân tích yêu cầu để xây dựng bảng( đặc tả yêu cầu hệ thống mang) trong đó xác định rõ những vấn đề sau.

    - Những dịch vụ mạng nào cần có trên mạng( dichjvuj chia sẻ tập tin, máy in, dịch vụ web, in ternet..

    - Mô hình mạng là gì : workgroup, hay client server

    - Mức độ yêu cầu an toàn mạng

    - ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng

    3. Thiết kế giải pháp

    - thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau:

    + Kinh phí dành cho hệ thống mạng

    + Công nghệ phổ biến trên thị trường

    + Thói quen về công nghệ của khách hàng

    + Yêu cầu về tính ổn định về băng thông hệ thống

    + ràng buộc về pháp lí

    Tùy thuộc vào khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau do đó giải pháp thiết kế sẽ khác nhau

    4. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lí

    - thiết kế mô hình mạng ở mức luận lí liên quan đến việc lựa chọn mô hình mạng, giao thức mạng, cà đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng.

    Mô hình mạng được chọn pải hỗ trợ tất cả các dịch vụ được chọn trong bảng Đặc tả hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là workgroup hoặc Domain đi kềm với giao thức TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX.

    Ví dụ :

    - một mô hình mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn mô hình workgroup.

    - Một hệ thống mạng chỉ có nhu cầu chia sẻ máy in và thư mục giữa người dùng trong mạng cục bộ nhưng yêu cầu quản lí người dùng thí ta dùng mô hình Domain.

    - Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần thêm về giao thức sử dụng trong mạng là TCP/IP.

    Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là “

    + Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho Domain, máy tính , địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ.

    + Phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng.

    5. Xây dựng chiến lược khai thác và quản lí tài nguyên trên mạng

    Chiến lược này nhằm xác định ai được quyền gì trên mạng, thông thường người dùng trên mạng được nhóm lại thành từng nhóm, và việc phân quyền được thực hiện trên các nhóm người dùng.

    6. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lí.

    Căn cứ vào sơ đồ mạng ở mức luận lí, kết hợp với kết quả ở bước khảo sát thực địa, chúng ta tiền hành thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lí, mô tả chi tiết về vị trí đi dây, vị trí của các thiết bị nối( HUB, SWITCH, MODEM…), vị trí các máy chủ, máy trạm. Từ đó đưa ra 1 bảng dự trù các thiết bị cần mua, trong đó mỗi thiết bị cần nêu rõ : tên thiết bị, thông số kĩ thuật, số lượng, đơn giá …

    7. Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng.

    Mô hình mạng có thể cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Ví dụ với Domain ta có: windows NT, windows 2000, Netware, Linux, unix, windows server 2003 ….Tương tự các giao thức thông dụng TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX…cũng được hỗ trợ hầu hết trong các hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như sau:

    + Giá thành phần mềm của giải pháp

    + Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm

    + Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm

    Hệ điều hành là nền tảng cho phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không chỉ có giá thành của của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm giá thành của các phần mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có hai xu hướng chọn hệ điều hành mạng: Của Mcrosoft hoặc các phiên bản của linux

    8. Cài đặt mạng

    Khi bản thiết kế được duyệt chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt phần cứng, phần mềm mạng theo thiết kế.

    a, phần cứng:

    - Đi dây mạng, lắp đặt switch, modem, theo sơ đò vật lí

    B, phần mềm

    - cài đặt hệ điều hành cho các máy server, máy trạm

    - Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng

    - Tạo người dùng phân quyền sử dụng cho người sử dụng mạng

    Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm pải tuân thủ theo sơ đò thiết kế mạng ở mức luận lí đã mô tả. Việc pân quyền cho người dùng phải theo dúng chiến lược khai thác và quản lí tài nguyên.

    9. Kiểm thử mạng

    Chạy vận hành để kiểm tra mạng

    Kiểm tra sự kết nối giữa các máy tính với nhau, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ ở mức an toàn của hệ thống

    10. kế hoạch bảo trì hệ thống
    Được sửa bởi ltnhuan lúc 07:43 ngày 22-02-2011 Reason: Bổ sung bài viết

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •