Trang 82 / 114 FirstFirst ... 777980818283848587 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 811 đến 820 / 1133
  1. #811
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    “Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời
    2008-02-02
    Thiện Giao, phóng viên đài RFA
    Link download audio bài tường trình

    Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.

    Nhiều ngàn người Huế đã bị giết trong vòng chưa đầy 1 tháng phía quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, vãn hồi an bình cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.

    Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.


    Các nạn nhân xấu số

    Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.

    Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”

    Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?

    “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)

    Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

    Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.

    (Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)

    Thủ phạm của vụ thảm sát

    Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.

    Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

    “Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

    Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.

    “Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”

    Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.

    “Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

    Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.

    “Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có giấu điều đó đâu.”

    Ai chịu trách nhiệm

    Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.

    “Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”

    Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:

    “Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”

    Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?

    "Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát

    Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.

    Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”


    Họ đã bị giết trong hoàn cảnh nào?

    “Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

    Và, họ đã bị giết ra sao?

    “Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

    Một vết thương chưa lành

    Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

    “Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”


    Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.

    “Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”

    Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?

    Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?

    Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.

    http://www.rfa.org/vietnamese/Specia...-20080202.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 11:48 ngày 25-11-2011

  2. 5 thành viên Like bài viết này:


  3. #812
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Giờ chẳng nhẽ đi nhặt lại các bài viết và hình ảnh của ngày xưa kể tội ác Mỹ-Ngụy gây ra cho phe Bắc Việt thì nghe có vẻ giống cách của lão Ác Kền quá, tuy nhiên bác nào thích tìm hiểu chỉ cần gõ từ khóa đó lên google search phát ra cả mớ.

    Cuộc chiến nào dai dẵng đều đau thương, tàn khốc. Thời nay rồi mà anh A Kềnh vẫn hì hụi đi lục các bài đó ra chắc có ý đồ muốn những người ủng hộ nước VN bây giờ mang những bằng chứng tội ác của phe bên đó ra bêu rồi dần dần tạo ra sự tranh cãi, rồi xỉ vả nhau, rồi.... đến mức nhồi nhét lòng căm thù nhau gây xung đột chia rẽ dân tộc, mặc giù đây chỉ là những thế hệ sinh sau đẻ muộn không phải chịu đau thương của cuộc chiến. Có đáng không nhỉ?

    Bin cam kết rằng trong bất kỳ thảo luận hoặc bài viết nào của mình sẽ không bao giờ bẩn tính đến mức sưu tầm lại những sự tàn bạo độc ác của thời chiến của phía bên kia ra để khơi lên sự thù hằn lẫn nhau như vậy đâu, nếu vậy thì quá nhỏ nhen ích kỷ và đi ngược lại với sự tồn hưng của dân tộc Việt Nam ta

  4. #813
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Hôm nào rảnh, tớ kể cho nghe.

    Vụ 40 bác sỹ, y tá, ... Thuộc Trung Đoàn 3 - Huế. May mà ông cụ nhà tớ thuộc hàng nhát gan. Nên giờ mới ngồi uống trà cười khà khà kể chuyện

    Vụ này cũng...kinh điển lắm. Chắc chắn lão chưa nghe đâu
    Còn không mau chắp bút! Đám nhi đồng vô tri không có tinh thần học hỏi bên các diễn đàn khác thì có thể sổ toẹt các thứ do các nhân chứng sống thời đó kể lại, nhất là những thứ không có trong sách giáo khoa thì rất có thể bị các chú vẹt đánh phủ đầu liền vì muốn mọi người cũng dốt nát về Lịch Sử như mình, chứ lão mà bỏ thời gian ra để giúp ông cụ viết vài trang hồi ký rồi post lên theo đúng thời kỳ để thuyết minh thêm cho những series ảnh của bác Lọ thì tớ nghĩ đa số mọi người sẽ hưởng ứng ngay

  5. #814
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Còn nhiều hình ảnh khốc liệt lắm các bác - Nhất là Mậu Thân ở Sài Gòn. Chiến tranh là sự tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Tớ sẽ post tiếp tục các hình ảnh này

  6. 5 thành viên Like bài viết này:


  7. #815
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Phe "bên này": Nếu vụ việc bị cấp trên phát giát, nhẹ thì bị lột lon, cách chức. Nặng thì bị đưa ra tòa án binh. Nếu may mắn thoát được cả 2 vụ việc trên thì cũng bị công luận, người đời dèm pha. Vụ đám lính Mỹ ở Mỹ Lai rơi vào trường hợp 2, vụ tướng Loan xử bắn tại chỗ trùm khủng bố "bảy lốp" là 1 ví dụ cho trường hợp thứ 3.

    Phe "bên kia": Trước 75, người "chí sĩ" cách mệnh sẽ được trao huân chương anh Hùng, sẽ được ra thủ đô gặp bác và được bác xoa đầu và từ tốn bảo rằng "cháu giết Ngụy giỏi thế". Biệt động Saigon đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, khách sạn Continential và Chợ Lớn làm thiệt mạng hàng trăm dân thường là 1 ví dụ điển hình.

  8. #816
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi ngocquang19877 View Post
    Phe "bên này": Nếu vụ việc bị cấp trên phát giát, nhẹ thì bị lột lon, cách chức. Nặng thì bị đưa ra tòa án binh. Nếu may mắn thoát được cả 2 vụ việc trên thì cũng bị công luận, người đời dèm pha. Vụ đám lính Mỹ ở Mỹ Lai rơi vào trường hợp 2, vụ tướng Loan xử bắn tại chỗ trùm khủng bố "bảy lốp" là 1 ví dụ cho trường hợp thứ 3.

    Phe "bên kia": Trước 75, người "chí sĩ" cách mệnh sẽ được trao huân chương anh Hùng, sẽ được ra thủ đô gặp bác và được bác xoa đầu và từ tốn bảo rằng "cháu giết Ngụy giỏi thế". Biệt động Saigon đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, khách sạn Continential và Chợ Lớn làm thiệt mạng hàng trăm dân thường là 1 ví dụ điển hình.

    "Bên kia" chả có vụ nào mang tù binh ra giữa phố bắn để cho phóng viên chụp hình cả, và phong tặng anh hùng cho những người giết được địch, còn "bên này" chẳng nhẽ lôi các chiến sĩ giết được nhiều địch ra tòa án binh chăng?

    Quả là giờ Bin mới biết cái tréo nghoe đó
    Được sửa bởi Osama Binladen lúc 21:54 ngày 24-11-2011

  9. #817
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Xí nha, mấy cái vụ châm chích lẫn nhau phải ở bên rổ "bên lề" chứ mấy ba, chỗ này để spam vài dòng thôi cho nó mau qua trang mà

    Nói gì thì nói, trong bất cứ cuộc chiến nào, dân thường luôn là người phải hứng chịu sự tàn bạo nhiều nhất, ác cái là phụ nữ và trẻ em lại chiếm số đông nạn nhân mới đau chứ. Giờ khơi lại những hình ảnh đau thương đó, đám "nhi đồng vô tri" liệu chúng nó có quan tâm không ?

    Thời mậu thân 1968, khúc gần nhà lão Dê (bên đường Phan Thanh Giản, đoạn từ trạm biến điện lên ngã tư), xác người nhiều như bao nylon bay noài đường vậy ! Chả biết ai là dân, ai là VC nữa, lính VNH thì có người lo rồi, dân thường thì nhiều khi người nhà lo chạy giặc chưa về kịp để nhận diện.

    Đố bà con trong tấm hình này, tại sao toàn đàn bà và con nít, dưới sự bảo vệ của quân đội mà vẫn phải đứa hai tay lên đầu ? Hồi xưa tớ từng ngồi trong đám đông như vầy nên biết nè.


    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    "Bên kia" chả có vụ nào mang tù binh ra giữa phố bắn để cho phóng viên chụp hình cả, và phong tặng anh hùng cho những người giết được địch, còn "bên này" chẳng nhẽ lôi các chiến sĩ giết được nhiều địch ra tòa án binh chăng?

    Quả là giờ Bin mới biết cái tréo nghoe đó
    Không Bin, cu Quang bảo là số phận của quân lính các bên khi tấn công dân thường kìa Bin
    Được sửa bởi kiettt lúc 21:54 ngày 24-11-2011
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  10. 3 thành viên Like bài viết này:


  11. #818
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post
    Còn nhiều hình ảnh khốc liệt lắm các bác - Nhất là Mậu Thân ở Sài Gòn. Chiến tranh là sự tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Tớ sẽ post tiếp tục các hình ảnh này
    có đọc trên vi.wikipedia... thấy rất khốc liệt rồi, năm sinh nên cũng quan tâm nhiều

  12. #819
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    @Kiettt: giơ tay lên đầu chi vây anh? chắc sợ móc lựu đạn từ lưng quần ra phải hông anh

  13. #820
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Không Bin, cu Quang bảo là số phận của quân lính các bên khi tấn công dân thường kìa Bin
    Nhà em cũng có nhiều họ hàng người đi lính, thời nhỏ em rất thích nghe chuyện kể đánh nhau, và em vẫn nhớ rõ các vị ấy kể lệnh chỉ huy rất gắt gao về việc giữ an toàn tính mạng cho dân thường.

    Tuy nhiên trong chiến sự việc bom đạn của mỗi bên có thể giết phải người dân là chuyện khó tránh khỏi. Và chả có ai đi giết dân mà lại được tặng huân chương cả

Trang 82 / 114 FirstFirst ... 777980818283848587 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •