Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    23-02-2009
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Chia sẻ của một cựu sinh viên trường Hồng Bàng

    theo nguồn http://danluan.org/node/807


    Thân gửi các bạn SV Hồng Bàng!

    Tôi là một cựu SV của HB, tôi ra trường đã 2 năm, tôi học bên Kinh tế, và cũng đã tìm được việc làm đúng với ngành mình đã học. Mấy ngày qua, tôi đọc và biết được nhiều thông tin về việc nhà trường tăng học phí đột ngột, và phản ứng của các bạn. Ra trường,nhưng tôi vẫn theo dõi thường các hoạt động của SV và trường, vì dù thế nào đó cũng là kỷ niệm sau cùng của thời HS-SV.

    Rất buồn là nhiều thời gian đi qua, mà môi trường học của chúng ta chẳng cải thiện thêm được chút nào. Tôi biết phản ứng về học phí của các bạn chỉ là giọt nước làm tràn đầy cái ly bức xúc về trường mà các bạn đã trãi qua. Tôi đọc rất nhiều lần những phàn nàn ,bức xúc của các bạn trên các diễn đàn mạng. Trừ một vài ý kiến bênh vực, còn đa số không một tiếng khen, thậm chí có bạn còn dùng 1 ít ngôn từ quá khích. Những bức xúc của các bạn, đa phần đều đúng cả, tôi đã trãi qua tôi hiểu, có khi các bạn còn chưa nói hết. Tuy nhiên, cũng có 1 số ít bạn có những ý kiến hơi cực đoan. Trong phạm vi bài nầy, tôi cũng xin góp một số ý kiến với mong mỏi là SVHB sẽ có được điều kiện và môi trường học tập tốt hơn lên.

    Thật ra nói về cơ sở vật chất thì HB quá tệ. Bao nhiêu năm rồi,cứ đến mùa tuyển sinh là được nghe cái điệp khúc "hoành tráng" về cơ ngơi của HB, nào là "đô thị ĐH", trên 10 cơ sở (thật ra là đi mướn, càng nhiều thì SV càng trối chết chạy đi kiếm chổ học, chứ có cơ sở nào cho ra hồn đâu). Thấy SVHB năm 1 chạy đi học mà xót: VP khoa nằm Ngô Quyền,(Q5) hay Gò Vấp, học QS ở Hồng Hà (Thanh Binh), Tin học ở Lê Đức Thọ(Gò Vấp), thể dục ở NTD Phú thọ, Toán CC ở ĐBP (BThanh), thi ở NĐChiêu (phu nhuận), chưa kể các sinh hoạt ngoại khóa ở mấy chổ khác nữa. Còn cơ sở thế nào thì các bạn đã biết rồi.

    Tại sao có các mục đó trong web một trường ĐH. Và còn rất nhiều mục vô bổ khác. Trong khi những thông tin sát sườn,cần thiết tối thiểu cho học tập của SV thì lại là con số không.

    Cách điều hành của các phòng, ban, văn phòng khoa thì rất lộn xộn và tùy tiện, không nghĩ đến SV. Đầu năm vô thấy SV í ới với nhau trên mạng tìm lịch học, chổ học mà thấy rầu, rồi lịch thi. Trường có 2 cái trang gọi là web trường nhưng chẳng biết để phục vụ cái gì. Mà làm gì đến 2 web, khi chẳng cái nào có nội dung cho ra hồn. Đúng ra, thông tin khoa nào trường đưa lên mục của khoa đó. Lịch học, lịch thi, thì phải cập nhật ở phòng đào tạo. Đằng này thì cái trang hbu.vn toàn là những thông tin bên lề, lòe loẹt như để đánh bóng cho trường và hình ảnh thầy hiệu trưởng. Tôi chẳng thấy web trường nào mà cập nhật hình ảnh thầy hiệu trưởng nhiều đến thế. Nhan nhãn những video về những việc chẳng quan trọng gì. Rồi hình ảnh thầy hiệu trưởng khi sinh nhật, khi nhận thiệp chúc xuân. Có 1 bài báo nào nói về 1 tí gì đó của HB cũng cắt xén đua lên như: nón bảo hiểm HB chất lượng(?), thầy hiệu trưởng góp ý về xe buýt. Để làm chi vậy nhỉ? Mục các khoa chuyên ngành vẻn vẹn mấy dòng về tên thầy cô phụ trách khoa, là hết, có khi còn đưa vào cái bài báo như “Kế Toán - Kiểm Toán”, “Chúng ta đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?”, “Đối thoại với Bà Nguyễn Phương Mai - Trưởng Đại diện Hiệp hội Kế toán Công Chứng Anh (ACCA) tại Việt Nam”.

    Hay cái mục Khoa học huyền bí chơi một bài đi tìm mộ rất huyền bí? Hay là mục "Ngôi sao triển vọng điện ảnh 2009" hoặc cái mục tìm hiểu tử vi? Tại sao có các mục đó trong web một trường ĐH. Và còn rất nhiều mục vô bổ khác. Trong khi những thông tin sát sườn,cần thiết tối thiểu cho học tập của SV thì lại là con số không. Các khoa đều làm một cái blog riêng trên Yahoo để thông tin. Tại sao vậy? Trường không thấy làm vậy là rất khó coi sao? Blog là thông tin cá nhân, vậy Web trường lập 2 cái để làm gì?

    Về phần giảng dạy của các GV, các khoa khác thì tôi không biết, còn với khoa Kinh tế của bọn tôi, thì không có gì để gọi là phàn nàn, chúng tôi tự hào vì đã được học ở những GV đó. Không biết trong thâm tâm, các thầy cô có xem bọn tôi thua kém những SV trường top trên mà không truyền hết "lửa" không, nhưng mức độ tận tâm, tôi nghĩ, không có sự phân biệt nào đâu. Có thể, do cách điều hành và đãi ngộ ở trường, có làm cho nhiệt huyết của thầy cô nguội đi chăng? Dù không bằng lòng trong cung cách quản lý của nhà trường, nhưng chúng em vẫn biết ơn với những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho chúng em.

    Bằng cấp, là chuẩn mực đánh giá kiến thức khi ta ra đời,tìm việc làm, nhưng điều quan trọng nhất là năng lực thực sự.

    Về vấn đề kiến thức và bằng cấp khi ra trường như một số bạn đã có ý kiến, tôi cũng xin góp vài ý. Thực ra, vấn đề bằng cấp này, mổ xẻ ra sẽ rất dài dòng, Tôi không đồng ý với các bạn khi phát biểu" thà không bằng cấp chứ không muốn lấy bằng HB". Tôi hiểu, các bạn rất bức xúc.Trong mắt các nhà tuyển dụng đa số bây giờ, bằng dân lập , các bạn đã bị mất 1 chút lợi thế rồi, qua những sự việc không mấy hay ho như bây giờ, bằng HB càng mất thêm một số điểm nữa. Có 1 số bạn còn ngượng ngùng khi nói là SVHB. Bằng cấp, là chuẩn mực đánh giá kiến thức khi ta ra đời,tìm việc làm, nhưng điều quan trọng nhất là năng lực thực sự. Do không suôn sẻ trong thi cử nên chúng không được học trong những ngôi trường tốp trên, danh giá hơn. Chúng ta phải học trong điều kiện học tập thua kém hơn so với các SV trường đó. Tiền bạc, công sức chúng ta bỏ ra nhiều hơn. Ra trường, bằng cấp của chúng ta chưa được mọi người coi trọng bằng SV các trường danh tiếng đó. Và nó cũng có nghĩa là chúng ta chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhưng không được vì thế mà chúng ta bi quan ( ít ra là với những bạn đã đang học ở đây, còn với các em tương lai, thì tôi không dám khuyên, vì dù gì các bạn cũng đã ở đây rồi).

    Các bạn hãy có suy nghĩ một cách tích cực hơn: so với SV các trường khác, để có được tấm bằng ĐH, các bạn phải bỏ ra công sức hơn gấp nhiều lần, trong một điều kiện thua thiệt hơn rất nhiều. Va chạm với nhiều khó khăn,cực khổ mà những SV trường khác may mắn hơn không gặp phải, ta cũng phải tự hào cho nghị lực bản thân của ta chứ (dù tự hào pha chút cay đắng). Khi ra trường, bằng cấp có thể làm bạn mất điểm ít nhiều trong mắt các nhà tuyển dụng nhưng không phải là đóng lại với các bạn, nếu thực sự bạn có năng lực và thực tài. So với những bằng cấp danh tiếng hơn, bước đầu ta phải chấp nhận bỏ nhiều mồ hôi ,công sức mới được thừa nhận. Các bạn hãy nghĩ lại xem: đâu phải là những học sinh cấp 3 trường chuyên, trường điểm nào cũng tài giỏi, cũng đậụ ĐH danh tiếng, học sinh trường huyện vùng sâu, vùng xa( điều kiện học tập thiếu thốn hơn nhiều) vẫn đậu thủ khoa ĐH đó thôi.

    Ai, nơi nào sẽ đảm bảo lợi ích và công bằng cho SV?

    Không như trường PTTH, chất lượng học sinh được đánh giá ngay sau kì thi ĐH. Trường nào học sinh đậu cao, đậu nhiều là trường tốt, giỏi. Cái sản phẩm "chất lượng bằng ĐH" khi các bạn ra trường, cho xã hội đánh giá còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hôi bên ngoài . Còn tùy thuộc vào địa phương, ngành nghề, thời điểm nào, nhu cầu ra sao, kể cả một số yếu tố “khó nói nữa”. Nhưng năng lực bản thân vẫn là trên hết. Sếp của tôi hiện thời, chỉ có bằng ĐH tại chức, trong khi dưới trướng gần 30 em chinh qui, Kinh tế HCM, Ngân hàng HCM lủ khủ vì thực sự ổng giỏi chứ không phải "sống lâu lên lão làng”.

    Hãy tự tin, cố gắng đi hết con đường, đừng bi quan các bạn ạ!

    Trở lại sự việc vấn đề "tăng học phí đột ngột", tôi cũng phản đối cách tăng học phí tùy tiện như vậy. Cách giải thích, đánh giá SV của ông TP-QLSV với báo chí cũng rất khó nghe, mang tính quy chụp, vơ đũa , và thiếu trách nhiệm. Ngay sau đó, cái cách thu học phí kiểu " tối hậu thư" mang tính "trả đủa" SV mà trường áp dụng , thì thật không biết bình luận sao về cách hành xử của lãnh đạo trường ngay trong môi trường giáo dục mà lại thế nầy. Tôi nghĩ, nếu HĐQT trường điều hành trường theo cách kinh doanh đơn thuần, thì cũng đã bộc lộ nhiều sai trái trong quản lí, nói nôm na là SV bỏ tiền ra mua cái "Sản phẩm GD" của trường, tiền đóng đủ, nếu thiếu thì cấm thi. Nhưng trường lại không lấy tiền học phí đó để trang bị những nhu cầu học hành cần thiết cho SV, mà đem đầu tư vào những mục đích riêng khác, để SV thiếu cơ sở vật chất học, chất lượng học không đảm bảo, thì trường chịu trách nhiệm thế nào với SV? Ai, nơi nào sẽ đảm bảo lợi ích và công bằng cho SV?

    Bộ GD nên có quy định: Vấn đề học phí cần phải công khai và đảm bảo không tăng trong suốt khóa học; hay không tăng trong từng năm học, nếu tăng theo năm học thì cũng phải có một biên độ cho phép giới hạn mức tăng (ví dụ: tăng nhưng không quắ 10% hay 15%..của năm trước). Chứ tùy tiện tăng thì để SV lỡ học năm 1 rồi , các năm sau tăng vô tội vạ thế nầy thì SV và gia đình làm sao kham nỗi vì mức học phí hiện tại của các trường ngoài công lập đã cao rồi.

    Mong sao Bộ GD sẽ có một quy định cụ thể ,rõ ràng về: vấn đề học phí, Quản lí chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất cần thiết tối thiểu cho SV, để đảm bảo quyền lợi và công bằng cho SV các trường ngoài công lập.
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    16-01-2008
    Bài viết
    36
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Nên có 1 quy định thống nhất vấn đề học phí ...HB là trường có học phí cao nhất đó .....

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •