Trang 11 / 17 FirstFirst ... 689101112131416 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 101 đến 110 / 165
  1. #101
    Tham gia
    05-11-2008
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    717
    Like
    73
    Thanked 33 Times in 17 Posts
    Cái từ Diễn binh của Già TOM độc đáo quá nó chia LM ra làm 4 phần Miền Bắc, Miền Nam, Trước năm 75 và Sau năm 75, vậy mới biết LM là nơi hội tụ của nhiều vùng miền, nhiều độ tuổi :punk thú vị ghê, nhờ vậy mà lớp trẻ học được của lớp hết trẻ những kinh nghiệm mà mình chưa biết

  2. #102
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,561
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Hai quyển Từ Điển Hán Việt của tôi đều là sách xuất bản cũ và không bị xóa bỏ (sau này có tái bản lại đàng hoàng - không phải sách văn hóa nào cũng bị xóa). Một của Đào Duy Anh và một của Thiều Chữu.
    Cả hai quyển đều không có từ 'diễu'. Cho nên nếu chiếu theo tiếng Hán Việt, phần phải nghiêng về phe dùng từ 'diễn'. Còn nếu nói theo tiếng Việt thuần túy thì bố ai mà xác định được. Thời điểm nào gọi là cái mốc chính thức? Nên nhớ rằng theo tài liệu của nhóm giáo sĩ thời xưa thì tiếng Việt thời họ đâu giống cái mình xài bây giờ.

  3. #103
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi megaownage View Post
    Hai quyển Từ Điển Hán Việt của tôi đều là sách xuất bản cũ và không bị xóa bỏ (sau này có tái bản lại đàng hoàng - không phải sách văn hóa nào cũng bị xóa). Một của Đào Duy Anh và một của Thiều Chữu.
    Cả hai quyển đều không có từ 'diễu'. Cho nên nếu chiếu theo tiếng Hán Việt, phần phải nghiêng về phe dùng từ 'diễn'. Còn nếu nói theo tiếng Việt thuần túy thì bố ai mà xác định được. Thời điểm nào gọi là cái mốc chính thức? Nên nhớ rằng theo tài liệu của nhóm giáo sĩ thời xưa thì tiếng Việt thời họ đâu giống cái mình xài bây giờ.

    Nhất thiết phải tìm trong... những quyển từ điển Hán-Việt hay sao ?


    - "diễn" và "diễu" đều là động từ, nên đứng trước danh từ chính (danh từ "binh"), chính vì vậy khó xác định rằng: "diễu" là từ Hán-Việt hay là từ ngữ Việt được phát sinh sau đó. Khó xác định do: trong ngữ pháp Hán và trong ngữ pháp Việt, động từ bắt buộc phải đứng trước danh từ chính (giống nhau ở điểm này).

    - Hán-Việt chỉ có một phần trong đó (từ + ngữ + ngữ pháp) bị hòa trộn vào ngôn ngữ Việt do bọn Tàu ngày xưa cố tình đồng hóa, chớ người Việt không phải hoàn toàn sử dụng Hán-Việt để giao tiếp hay đưa vào văn bản.

    - Ngôn-ngữ có bản chất là một sinh-ngữ. Là một công-cụ được tạo ra bởi cộng-đồng nhằm mục-đích giao-tiếp và hiểu nhau. Nó sinh sôi và nảy nở theo dòng chảy thời-gian và sự biến đổi của xã-hội. Nên không thể đem nội-dung cũ bài trừ nội-dung mới, thậm chí còn có thể bị phản ứng ngược lại.



    Đừng cố chấp với kiến thức và văn hóa, khi chúng ta còn sống trong xã hội.

    Tống Nghiên nghĩ như vậy.
    ___ W ___

  4. #104
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,561
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Xin lỗi bác Tống. Tôi là người Nam gốc Bắc. Ai khinh thường Nam thì tôi nóng mặt. Ai chế diễu Bắc thì tôi đau lòng.
    Tôi chỉ nói từ điển HV, vì có bạn đề cập đến từ điển HV, và tôi có cẩn thận chêm câu 'nếu chiếu theo tiếng Hán Việt' (xin lỗi nếu tôi bôi đậm không đúng chỗ). Có nghĩa là chính bản thân, tôi cố ý tránh xác nhận từ 'diễ? hành' có phải là tiếng HV.

  5. #105
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi megaownage View Post
    Xin lỗi bác Tống. Tôi là người Nam gốc Bắc. Ai khinh thường Nam thì tôi nóng mặt. Ai chế diễu Bắc thì tôi đau lòng.
    Tôi chỉ nói từ điển HV, vì có bạn đề cập đến từ điển HV, và tôi có cẩn thận chêm câu 'nếu chiếu theo tiếng Hán Việt' (xin lỗi nếu tôi bôi đậm không đúng chỗ). Có nghĩa là chính bản thân, tôi cố ý tránh xác nhận từ 'diễ? hành' có phải là tiếng HV.
    Dạ, xin lỗi bạn vì sự thiếu cẩn trọng của mình đã làm bạn hiểu lầm !

    Mình chỉ dẫn chứng một bài gần nhất có nhắc đến từ điển Hán-Việt để minh họa cho ý của mình là: không bắt buộc phải tra trong những quyển từ điển Hán-Việt; chứ không phải thể hiện ý phản bác của mình đối với bài viết của bạn.

    Thậm chí, mình cũng nhận thấy sự khách quan trong câu chữ của bạn, và còn đồng thuận với phần lớn ý trình bày trong bài viết đó !


    Mong được bạn lượng thứ !
    ___ W ___

  6. #106
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Một trong những đặc trưng của tiếng Việt là không có một cách sử dụng thống nhất và chuẩn hóa cho toàn bộ mọi nơi.

    Có nhiều lý do dẫn đến đặc trưng này mà trong đó 2 vấn đề địa lý: lãnh thổ VN quá dài, đi lại khó khăn cùng với vấn đề lịch sử: sự phân chia lãnh thổ từ Trịnh Nguyễn phân tranh, Bắc Trung Nam tách biệt thời Pháp, 2 miền Nam Bắc tiếp sau đó và ngày nay là trong nước và hải ngoại.

    Không có ngữ pháp thống nhất, không có từ vựng rõ ràng thì chuyện đẻ ra từ mới và người xài người không xài và khác với từ ngày xưa cũng là chuyện dễ hiểu.

    Ví dụ như ở những từ "diễn binh" hay "diễu binh" nhà tôi đều không xài mà sử dụng một từ khác là "duyệt binh". Và với giải thích như TongNghien ở trên cho chữ "diễu binh" cũng là một giải thích hợp lý.

  7. #107
    Tham gia
    05-07-2009
    Bài viết
    107
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    VN mình mà có "Viện ngôn ngữ" chắc mấy cụ làm trong đó oánh nhau suốt ngày nhỉ !!!

  8. #108
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Nội chuyện đặt tên cho cái viện đó là đủ để các cụ đó oánh nhau rồi. Chán ..

  9. #109
    Tham gia
    12-12-2007
    Location
    Cửu Thiên
    Bài viết
    475
    Like
    2
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Tui copy thông tin từ website khác
    Quote Được gửi bởi datviet.com
    Diễu (hành) hiểu là du-游 hành, 1 hình thức di chuyển mang tính làm cho người khác phải ngắm xem và thích thú. Trong quân đội, diễu hành là hình ảnh những người lính xếp theo hàng dài, khi đi phải bước đều, làm cùng động tác, những người lính có chiều cao tương đồng nhau, vẻ mặt trang nghiêm,...điểm mấu chốt chính là nhìn bên trên đầu không có hình ảnh ầu người trồi lên trụt xuống mà phải đồng đều nhau.
    Quote Được gửi bởi datviet.com
    Từ các nguồn cho thấy:
    Diễu là để chỉ du hành (từ Hán Việt đó), diễu binh hiểu là Lính đi mà làm cho mọi người cảm thấy thích thú, tận hưởng. Để làm được điều này tất nhiên phải tập (trên kia Fox ghi thừa chữ hành lại thiếu chữ du (=^.^=) )->hiểu rộng hơn diễn binh luôn!

    Diễn là mô phỏng (diễn viên 1 người là mô phỏng theo 1 nhân vật được mô tả trong kịch bản), tập trước (diễn tập là bị dư chữ tập nhưng người Việt mình quen giải thích như hồi xưa, Thái Sơn còn thêm núi)

    Trên mạng Fox thấy có chữ diển binh, parade còn dịch ra là diển binh...không thấy có diễn binh

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]


  10. #110
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Mới kiếm được cái bài về sự khác nhau giữa ngôn ngữ NAM BẮC cũng vui vui. (Sưu tầm). Ai biết tác giả thì cho tui xin để ghi vào.
    ---------------------------------------------------------

    Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ
    Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
    Bắc mang thai, Nam có chửa
    Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

    Ôi ! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
    Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
    Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
    Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm Nấy Nệ

    Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
    Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
    Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
    Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre,

    Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
    Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
    Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
    Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

    Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
    Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
    Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
    Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

    Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
    Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
    Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
    Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

    Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
    Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
    Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
    Nam nói: mày đi ! Bắc hô: cút xéo.

    Bắc bảo: cứ véo ! Nam : ngắt nó đi.
    Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
    Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
    Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

    Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
    Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
    Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.
    Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó.

    Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
    Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
    Nam : ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !
    Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội.

    Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
    Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
    Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
    Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

    Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá !
    Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc.
    Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
    Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng.

    Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
    Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo.
    Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
    Nam mê phiếm, Bắc thích đùa.

    Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
    Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam : Thơm Thơm đậu phọng
    Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
    Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

    Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
    Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
    Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
    Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

    Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
    Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
    Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm.
    Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

    Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực !”,
    Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê !”
    Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
    Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu …

Trang 11 / 17 FirstFirst ... 689101112131416 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •