Trang 5 / 12 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 113

Chủ đề: Hoài cổ !

  1. #41
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Tớ không thích danh xưng Tử cấm thành dù tên này do vua Minh Mạng đặt, vì ông đặt tên này theo nghĩa "cấm thành màu tím", nhìn cái này tớ chả tưởng tượng được ra đã có thời nó màu tím

    Sau 1975, khu vực bên trong đại nội bị quân đội tiếp quản, sau đó thành khu dân cư luôn, và thời gian đó thì phá càng nhiều càng tốt, mình có anh bạn nhậu làm chung văn phòng với bà xã, ổng bảo cây me nào trong đại nội tao cũng đã từng leo lên đó ... ấy xuống rồi, và cái chuồng heo nhà tao xây bằng gạch gỡ ra từ nhà ông vua.
    Không còn màu tím, nên bỏ đi phần "Tử".

    Đại nội biến thành khu dân cư, nên bỏ đi phần "Cấm".

    Không trùng tu đến nơi đến chốn, mai này tường sập, thế là mất luôn phần "Thành".

  2. #42
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Không còn màu tím, nên bỏ đi phần "Tử".

    Đại nội biến thành khu dân cư, nên bỏ đi phần "Cấm".

    Không trùng tu đến nơi đến chốn, mai này tường sập, thế là mất luôn phần "Thành".
    Lão này bi quan quá !!!

    Muốn coi hình "Giáo Hoàng Học Viện" ở Đà Lạt không? Cái chỗ trang nghiêm thế mà chúng nó còn biến thành sân đá banh được. Sá gì...
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  3. #43
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Mỗi thời suy nghĩ nó mỗi khác, và hành động lúc đó nó cũng có lý do của nó. Tỉ như ở thời hồng vệ binh ấy, cái gì dính dáng tới bọn phong kiến, tôn giáo ru ngủ thì phải bị đập hết, để ta xây lại mười lần đẹp hơn. Vấn đề nên là ở chỗ, sau khi ta xây lại tới mười lần, vẫn chưa thấy nó đẹp bằng cái lần đầu nguyên thuỷ, thì ta phải ngay lập tức sửa chữa lỗi lầm, và đừng phạm tiếp cùng cái sai đó nữa.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  4. #44
    Tham gia
    25-02-2008
    Bài viết
    1,050
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Nhìn cái hình này muốn chửi thề ghê luôn, sao lại có cái kiểu làm ăn NGU như thế vậy trời!

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi đồng đồng View Post


    Di tích Voi Ré cũng đang xuống cấp nhanh chóng
    Nhiều khi thấy cứ để vậy đi mà nó còn với thời gian. Mấy bố nhúng tay vô sửa là chả còn thấy gì nữa cả...
    Được sửa bởi _River_ lúc 16:04 ngày 10-11-2010 Reason: Bổ sung bài viết

  5. #45
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    hôm nọ có thèng bảo tớ: bác có ra Đại Nội lần nào chưa?
    Mình trả lời: Có, nhưng lâu lắm rồi, tầm mười mấy năm.
    Nó bảo: Bác ra thăm lại ngay đi, để còn một tý hoài niệm...

  6. #46
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Đúng là phá hoại. Thà cứ để lổ loang dấu đạn mà có giá trị hơn !
    Quote Được gửi bởi Bạch Linh View Post
    La vang - Di tích này ở đâu vậy mọi người?
    Nhà thờ La Vang (thành Quảng Trị) là một trong bốn ngôi Vương Cung Thánh Đường tại Việt Nam, được Tòa Thánh sắc phong danh hiệu này năm 1961, tức là trước cả Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn, 1962), Nhà thờ Phú Nhai (Bùi Chu, 2008), và Nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam, 2010).

    Tuy có vinh dự là được sắc phong đầu tiên, lịch sử của nó lại buồn nhất trong bốn ngôi Vương Cung Thánh Đường của người Việt Nam. Khi Cổ Thành Quảng Trị của nước Việt Nam Cộng Hòa bị quân đội Bắc Việt cưỡng chiếm trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 thì nhà thờ La Vang bị pháo kích nặng nề, sau đó bị biến thành cơ sở hoạt động của một trung đoàn bộ đội, tháp nhà thờ biến thành đài quan sát pháo binh, trong sân nhà thờ thì xe tăng T54 tụ tập thay vì các giáo dân tham dự thánh lễ.

    "Chiến thuật" dùng nhà thờ làm căn cứ quân sự này có tới ba cái đại tiện:

    - Thứ nhất là từ tháp nhà thờ thì "phe ta" có thể quan sát ra xa.

    - Thứ hai là có lợi thế phòng thủ vì "phe địch" thường tránh không đánh bom, pháo kích bừa bãi vào các nhà thờ & chùa chiền bị "phe ta" chiếm đoạt, mà dùng bộ binh và lính nhảy dù để đánh đuổi những vị khách không mời mà đến, lý do không chỉ vì tín ngưỡng, mà còn là vì giáo dân thường chạy vào các nơi ấy nương náu Chúa/Trời/Phật.

    - Thứ ba là khi giao tranh, hễ có hư hại gì thì "phe ta" tuy vô thần, sẵn sàng biến các chốn tôn nghiêm làm nơi trú quân một cách không ngại ngùng, nhưng lại đổ vấy rằng "phe địch" cố tình phá hoại, vv.vv.

    Khi những làn đạn pháo kích của quân đội Bắc Việt trút như mưa xuống đầu hàng trăm ngàn người dân Quảng Trị đang cuống cuồng bỏ nhà chạy giặc trên Đại Lộ Kinh Hoàng, công lao đầu tiên thì phải nói đến các Tiền Sát Viên tay cầm ống nhòm, tay cầm điện đàm ngồi trên tháp nhà thờ La Vang hướng dẫn pháo binh dưới đất, oai dũng thẳng tay tiêu diệt hàng chục ngàn "bè lũ phản quốc" không chịu để "ánh sáng của Cách Mạng soi đường chỉ lối" mà lại nhất loạt tháo chạy về hướng Nam.

    Trong chiến dịch tái chiếm thành Quảng Trị, sau khi được máy bay trực thăng thả xuống khuôn viên nhà thờ thì Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù kịch chiến tới ba tiếng đồng hồ mới chiếm lại được thánh địa La Vang. Khi đám xe tăng T54 bốc cháy trong sân nhà thờ, Cộng quân bị đẩy lui thì ngôi Vương Cung Thánh Đường đầu tiên của Việt Nam cũng đã ghim đầy vết đạn, gạch ngói đổ nát tả tơi...chỉ còn có tháp nhà thờ và tượng Đức Mẹ là còn đứng vững mãi cho đến ngày nay...



    Nhà thờ La Vang trước Mùa Hè Đỏ Lửa


    Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quỳ gối tại nhà thờ La Vang sau Mùa Hè Đỏ Lửa.


    Di tích còn lại...

  7. #47
    Tham gia
    06-01-2010
    Bài viết
    194
    Like
    116
    Thanked 31 Times in 19 Posts



    Hàng độc



    Chum Khang Hy với họa tiết cảnh cung đình có giá lên tới hàng triệu USD

    Đó là chiếc chum cao 70 cm, vòng đường kính lớn nhất 55 cm, vòng đường kính nhỏ nhất là 36 cm. Phía trước là họa tiết cảnh cung đình hoa lệ, phía sau là họa tiết "nhất thi nhất họa" (vẽ chữ).

    Đây là chiếc chum từ thời Vua Khang Hy (năm 1662 đến 1722 triều đình nhà Thanh) theo thuyền biển sang đến Việt Nam.


    Sau hàng thế kỷ, nước men của chum vẫn còn sáng, mịn, bóng. Các họa tiết, hoa văn còn sắc nét.

    Giới chơi đồ cổ Hà thành đánh giá đó là chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay.


    Chủ nhân hiện thời của chum quý là ông Hoàng Ngọc, một trong những người chơi đồ cổ có tiếng ở Hà Nội.

    Từng có tay mê cổ vật người Hồng Kông sang tận nơi xin nhượng lại với một món hời đáng kể nhưng ông không đồng ý và quyết giữ gìn như một báu vật.





    Chum đời vua Ung Chính giá 250 ngàn USD



    Tính theo giá ở Việt Nam thì chiếc chum quý này được giới chơi cổ vật định giá lên tới triệu USD;

    nhưng nếu tính giá trên thị trường cổ vật thế giới thì con số này sẽ lớn hơn nhiều.
    Cùng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý hiếm, còn có chiếc chum Ung Chính mà tính đến nay niên đại của nó cũng vài trăm năm.

    Đó là chiếc chum cao 51 cm, vòng tròn có đường kính lớn nhất 40 cm, vòng đường kính bé nhất là 25 cm.

    Tính theo giá ở Việt Nam thì chum Ung Chính khoảng chừng 250 ngàn USD nhưng nếu ở nước ngoài,
    giá của nó chắc chắn không dừng ở đó.

    Bởi ngay cả trong giới chơi cổ vật ở quê hương của chiếc chum (Trung Quốc), loại chum từ thời đại vua Ung Chính (1723 - 1735) có họa tiết đẹp, lớp men mịn, sáng bóng và thân chum lành lặn - không phải là nhiều.

    Cổ vật sứ từ đời nhà Thanh (1644 - 1912) với đủ loại bình, đĩa, bát, chum… hiện còn giữ lại được tương đối nhiều.

    Trong đó, có những chiếc bình sứ màu huyết di ảnh (màu chàm có chấm huyết đỉa) là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
    Hay chiếc lai nhà Thanh với kiểu bầu dáng trái bóng với họa tiết vẽ tích người sắc nét, tinh xảo; phía mặt sau của lai là hoa văn “nhất thi nhất họa”. Lớp men già đến nay còn sáng bóng trên chiếc lai là đặc trưng nổi bật của men sứ triều đại nhà Thanh.

    Ấy là món đồ cung đình mà vua chúa Trung Quốc xưa dùng để đựng rượu.

    Chiếc lai đựng rượu nhỏ chỉ cao chừng 10 cm ấy từng được một tay chơi đồ cổ người Trung Quốc trả giá tới 25 ngàn USD hòng mang về nước

    nhưng chủ nhân của nó -

    ông Hoàng Ngọc kiên quyết giữ lại cho bộ sưu tập của mình.

    Cũng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý từ triều nhà Thanh còn có đôi chóe tiến lộc với họa tiết hai rồng cùng chầu về bông hoa hồng.

    Ấy là món đồ quý xưa được dùng trong các quan gia với ý nghĩa cầu phúc lộc đời đời cho dòng họ.

    Giới chơi cổ vật quan niệm rằng giữ những món đồ như vậy trong nhà sẽ mang lại những điều may mắn cho gia đình.


    ..






    Chiếc lai đựng rượu trong cung đình


    Cổ vật sứ từ các triều đình Trung Quốc xưa hiện còn trong các gia đình chơi cổ vật Hà Nội không nhiều.

    Những chiếc chum, chóe, lai đẹp lại càng hiếm. Cổ vật sứ nhiều nhất hiện nay còn lại ở trong nước, có lẽ là đồ sứ ký kiểu của cung đình Huế xưa



    Chiếc bát men trong cung vua với 4 chữ “Nội phủ thị trung hiện” được ông Thao gìn giữ cẩn thận





    Bát Vua Tự Đức

    Trong bộ sưu tầm của ông Thao có chiếc bát họa tiết hoa hướng dương phía ngoài, mặt trong là hoa đào với hai chữ Tự Đức ở phía đáy bát

    . Một chiếc bát của vua Tự Đức còn lành lặn sẽ có giá tới 5 ngàn USD.

    Sau hàng trăm năm, chiếc bát của vua đến nay vẫn còn nguyên lớp men mịn, sáng bóng, sang trọng của món đồ cung đình,
    khác biệt hẳn với đồ quan dụng hay dân dụng. Bởi những người thợ ngày đó đều phải hiểu biết rằng các thứ đồ vẽ rồng, kỳ lân, phượng hay những món đồ màu sắc… đều là đồ vật ngự dụng chỉ dành cho vua, chúa dùng.


    nguồn 24h.com




    Những bức ảnh quý giá về Hà Nội xưa

    Rất nhiều công trình kiến trúc cổ đã mai một theo thời gian, Hà Nội ngày nay vẫn được xem là một trong những thành phố đẹp còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.


    Chùa Một Cột

    Cầu Long Biên năm 1925.


    Cửa Bắc thành Hà Nội.



    Bảo tàng Nông nghiệp và thương mại



    Đường Phạm Ngũ Lão.



    Đường phố Hà Nội năm 1926.



    Phố Hàng Quạt.



    Tháp Hòa Phong ở Hồ Gươm.



    Tổng đốc Hà Nội.



    Thầy đồ "bán chữ" trên phố.



    Một đám cưới.



    Bữa ăn của một gia đình Hà Nội xưa.



    Thợ rèn.


    Trang phục vũ công.


    Dân nghèo.
    Được sửa bởi đồng đồng lúc 22:13 ngày 24-02-2012

  8. #48
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Khi những làn đạn pháo kích của quân đội Bắc Việt trút như mưa xuống đầu hàng trăm ngàn người dân Quảng Trị đang cuống cuồng bỏ nhà chạy giặc trên Đại Lộ Kinh Hoàng, công lao đầu tiên thì phải nói đến các Tiền Sát Viên tay cầm ống nhòm, tay cầm điện đàm ngồi trên tháp nhà thờ La Vang hướng dẫn pháo binh dưới đất, oai dũng thẳng tay tiêu diệt hàng chục ngàn "bè lũ phản quốc" đang ôm con tháo chạy. Sau khi được máy bay trực thăng thả xuống khuôn viên nhà thờ, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù kịch chiến tới ba tiếng đồng hồ mới chiếm lại được thánh địa La Vang, khi đám xe tăng T54 trong sân nhà thờ bốc cháy, Cộng quân bị đẩy lui thì ngôi Vương Cung Thánh Đường đầu tiên của Việt Nam cũng đã ghim đầy vết đạn, gạch ngói đổ nát tả tơi...chỉ còn có tháp nhà thờ và tượng Đức Mẹ là còn đứng vững mãi cho đến ngày nay...
    Hồi đầu tháng 9, nhân chuyến công tác cho THX ở Kim Đôi, hai vợ chồng tranh thủ tiện đường có ra viếng thánh địa La Vang, qua quan sát mình thấy có vài vấn đề:

    - địa hình khu vực nhà thờ, chung quanh rất trống trải, trong vòng khoảng hơn 1 cây số chung quanh chả còn cái cây nào cao cả.

    - Từ quốc lộ 1 vào đến nhà thờ chỉ khoảng gần 3 cây số.

    Bạn nào được huấn luyện về tác chiến xin vui lòng mở trí dùm, chứ như mình thấy thì tháp chuông nhà thờ tuy đúng là một điểm quan sát tuyệt vời cho pháo binh khống chế hoàn toàn quốc lộ 1, nhưng nếu không có hỏa lực cực kỳ mạnh thì nó không phải là một nơi đồn trú tốt, ngay cả khi đối phương không dám mưa bom hay mưa pháo vào đó. Là do quân Bắc Việt quá thiện chiến, hay do quân VNCH quá dở ?

    Chỗ này mà nhảy dù xuống thì có vẻ hơi khoa trương, chỉ tổ làm bia cho quân dưới đất tập bắn thôi, vì tầm nhìn trong mùa khô chỗ này cực kỳ tốt.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  9. #49
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Vụ này đã nghe Ba kể lại , Ba em hùi xưa chỉ là Quân Y.

    Trận đánh chiếm lại La Vang - một trong những cứ địa quan trọng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị. Có cả sự tham gia của B52 , F , tăng thiết giáp...

    La Vang được ưu tiên, một phần vì đây là "đất Thánh" của người Công Giáo. Một phần là chốt chặn để tiến đánh úp đường 9 - nam Lào. Mở "đường máu" theo Quốc Lộ 1 về Quảng Trị.

    Trận này(theo ý kiến chủ quan của Ba), có sự sai lầm về mặt tính toán quân sự. Đánh giá sai về lực lượng tương quan cũng như tình báo. Sau khi một loạt B52 và F bỏ bom cũng như tên lửa nhằm bình địa mặt trận. Thì Tiểu đoàn dù bắt đầu đánh úp mặt ở giữa kết hợp với Bộ binh bên kia sông tràn vào. Chẳng ai ngờ rằng các "đồ chơi" mà quuân đội Bắc Việt chiếm được trước đó như: Súng phòng không, Tăng thiết giáp,tăng lội nước, Rada, Súng chống tăng, Tiểu liên... lại được Bắc Việt sử dụng hết sức thành thạo để kháng cự.

    Trận địa không được "dọn dẹp" sạch sẽ khiến cho Tiểu Đoàn dù trở nên bia tập bắn cho các khẩu tiểu liên dưới đất. . Chiến dịch ngoài đánh vào, trong đánh ra coi như toạch!

    Bộ binh, thủy quân lục chiến, Đặc nhiệm, Pháo binh ... tiến vào La Vang cực kỳ khó khăn. Vì nơi đây, xung quanh chỉ là cây lá thấp. Đồng trống mênh mông. Bất cứ cử động nào cũng dễ dàng phát hiện.Mặt khác, các anh em người Công Giáo cũng không dám pháo kích vào nhà Thờ. Sự tôn kính của đạo Công Giáo cũng là một phần khiến cho chiến dịch trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

    Ba kể, Khi làm bệnh viện dã chiến ngay tại Nhà Thờ. Vẫn còn vương xác những người lính với chân bị xích vào súng máy, Ai còn thoi thóp thở thì đưa lên băng ca, võng... Có một chỗ riêng để các y tá, Bác sĩ cứu thương cho họ.

    Sau "mùa hè đỏ lửa". Ba xin giải ngũ ( chắc sợ chết ) . Di cư vào miền Nam cùng gia đình. Mỗi lần cùng cụ về Quảng Trị, thế nào cũng bắt phải đưa đi thăm La Vang. Cụ bảo :" Tụi bây thấy Đại úy Hòe gần nhà mình đó. Trận ni ổng dẫn đầu gần 30 lính lao vô cận chiến với mấy ổng. Rồi Khe Sanh... sau 75. Cũng có ai làm khó làm dễ mô. Dòm cái nhà thờ còn mỗi cái tháp chuông, bây chưa hiểu chiến tranh hắn ghê gớm ra răng mô. Hòa bình để tau thấy tụi bây lớn lên, mần ăn được là tau sướng lắm rồi" Rồi cụ thở dài, trông có vẻ ... ưu tư lắm!!

    Riêng tớ, khi về lại La Vang. Chỉ chửi lầm bầm : tiên sư thằng nào "tu bổ di tích" mà tởm thế!!
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  10. #50
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Riêng tớ, khi về lại La Vang. Chỉ chửi lầm bầm : tiên sư thằng nào "tu bổ di tích" mà tởm thế!!
    Cái này mới kẹt nè, di tích tôn giáo thì chủ đầu tư chắc chắn không phải là mấy ông UB rồi, điệu này chỉ có mấy ông mạnh thường quân ỷ nhiều tiền, thêm mấy bà vợ đứng sau lưng chỉ đạo đây.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

Trang 5 / 12 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •