Trang 2 / 11 FirstFirst 123457 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 106
  1. #11
    Tham gia
    29-07-2009
    Location
    location
    Bài viết
    227
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    lại cuộc cãi vả về BHDC
    cho vài công ty BHDC làm ăn đoàng hoàng thử xem nào hỡi các FLP
    đừng nói xuông thế
    ng ta chỉ đích danh cty rồi đó
    còn bạn nào làm BHDC tốt thì nêu ví dụ về cty đó đi

  2. #12
    Tham gia
    05-03-2009
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    cái bán hàng đa cấp này SV trường mình đã bị nó dụ 1 lần. Các bạn ấy bị lừa đau quá, phải gởi mail cho thầy hiệu phó, xin thầy cảnh giác sinh viên toàn trường.

  3. #13
    Tham gia
    12-12-2007
    Bài viết
    666
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Sao thấy mấy tụi bán hàng đa cấp vui vui sao ấy, mặt mặt mày thì đúng là ngố, nhìn là biết nai hay tỉnh lên, thế mà cũng áo vào quần, cavat, xách cặp làm như Business dữ lắm, toàn là gà hiểu nhau hết rồi hi hi

  4. #14
    Tham gia
    01-09-2009
    Bài viết
    10
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nói thế chứ công ty thì cũng có tốt xấu chứ bạn. Tuy nhiên chọn công ty xong phãi chọn nhóm làm việc nữa. Chọn nhầm nhóm là coi như xong đời. Như mình này. Có ông chú bên nước ngoài đang xài SP và làm cho Tập đoàn FLP nên mới tin tưỡng lên Lô Hội ai dè gặp ngay nhóm lừa đão. Toàn kiu đầu tư chứ chã dạy bán hay làm gì cã. Chán chết;.

  5. #15
    Tham gia
    29-05-2009
    Bài viết
    195
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Du nhập vào VN từ năm 1998 đến nay, phương thức bán hàng đa cấp (BHĐC) luôn được dư luận và cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về BHĐC, song phần đông là lên án, bài xích...

    Bán hàng trực tiếp (direct selling) - bao gồm 2 phương thức tiếp thị “đơn cấp" (single level marketing) và "đa cấp" (multi level marketing).


    Cảnh đăng ký tham gia để trở thành ĐDBH của một hãng mỹ phẩm BHTT. Ảnh: Nguyễn Sa
    Với phương thức đơn cấp, đại diện bán hàng (ĐDBH - còn gọi là nhà phân phối, hợp tác viên, đại lý…) bán lẻ sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng và hưởng hoa hồng trên số sản phẩm do chính mình tiêu thụ (DN không trả lương cố định hàng tháng).

    Còn với phương thức đa cấp, ĐDBH được hưởng hoa hồng từ sản phẩm mình bán được, thường cao hơn phương thức kinh doanh truyền thống, từ 5 - 60% tùy DN. Ngoài ra, ĐDBH còn phải tuyển dụng nhiều ĐDBH khác vào nhóm của mình để hưởng hoa hồng trên sản phẩm do các ĐDBH này bán, và việc ăn hoa hồng của cấp dưới được kéo dài ra nhiều tầng (đa cấp) "cắn đuôi nhau", ít nhất là 2 và cao nhất là 9 cấp (như Công ty Sinh Lợi đang áp dụng).

    Đặc điểm chung của phương thức bán hàng trực tiếp là khách hàng muốn trở thành ĐDBH bước đầu buộc phải mua một vài món hàng của công ty hoặc phải đóng một khoản tiền "cọc" theo qui định. Sau đó, để được hưởng tỉ lệ hoa hồng như công ty đã hứa thì mỗi tháng phải bán được sản phẩm (tùy DN qui định số lượng), phải tuyển thêm người tham gia vào mạng lưới và đôn đốc, nhắc nhở người cũ (cấp dưới mình) bán hàng.

    Đa cấp khởi nguồn từ Mỹ

    BHĐC xuất hiện tại Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Công ty đầu tiên có phương thức bán hàng này là Avon Products, inc. Ông David H. Mc Connell, người bán sách tận nhà thuộc nhà xuất bản Mississippi (New York) một ngày nọ bỗng nảy ra ý định tặng quà cho khách hàng mua sách của mình. Vốn say mê nước hoa, ông đã nghiên cứu và sản xuất các lọ nước hoa nhỏ tặng kèm theo sách, thật bất ngờ: hầu hết khách hàng “mê” quà khuyến mãi hơn là sách!

    Ông Connell bắt đầu việc kinh doanh ngành hàng mỹ phẩm như vậy. Tổng đại lý đầu tiên (bây giờ Avon gọi là ĐDBH) là bà P.F.E. Albee, và họ đã cùng nhau tạo dựng lực lượng bán hàng cho công ty. Đến nay, sau 118 năm phát triển với hình thức kinh doanh duy nhất là BHĐC, Avon đã trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bán mỹ phẩm trực tiếp với doanh thu khoảng 6,8 tỉ USD/năm và có mặt tại 144 quốc gia trên thế giới.

    Bên cạnh Avon còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng kinh doanh theo phương thức này từ rất lâu như Amway Corporatin, Alticor, Cretive Memories, Longaberger, Mary Kay, The Pampered Chef và Shaklee…, họ kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng và máy móc thiết bị.

    Hình thức BHĐC nhanh chóng lan truyền và phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Thụy Điển và mới phát triển vài năm nay ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan…

    Du nhập vào VN: lừa nhiều, thật ít?

    BHĐC xuất hiện tại VN từ năm 1998. DN đầu tiên áp dụng phương thức kinh doanh này là Incomex (bán sản phẩm máy chăm sóc sức khỏe), tiếp theo là Thế Giới Mới (thực phẩm dinh dưỡng), Sinh Lợi (máy chăm sóc sức khỏe), Lô Hội (thực phẩm dinh dưỡng) rồi đến Vision (thực phẩm dinh dưỡng)...

    Có thể thấy, bước đầu phương thức BHĐC du nhập vào thị trường VN đã xuất hiện toàn những "gương mặt đen". Tai tiếng của Thế Giới Mới, Sinh Lợi, Vision... đã xuất hiện với tần số dày đặc trên các mặt báo kèm theo những lời cảnh báo, tiêu biểu như "Sinh lợi thành sinh hại", "Chân tướng Vision", "Thế Giới Mới lừa đảo, chiếm đọat tài sản hơn 6 tỷ đồng", "Bán hàng đa cấp: ngày càng nhiều nạn nhân"...

    Các vấn đề gây bức xúc cho xã hội nhất trong thời gian qua (và đến nay vẫn còn tồn tại) là: Tình trạng bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng cao gấp nhiều lần so với giá vốn (Ví dụ tổng giá trị sản phẩm do công ty Lô Hội nhập về theo tờ khai Hải quan trong 3 tháng là 114.444 USD nhưng doanh số bán hàng trong thời gian này của DN lên tới 4 triệu USD, chênh lệch từ 4.000 - 5.000%); tình trạng nhập nhằng giữa thực phẩm dinh dưỡng và thuốc, cho ĐDBH hưởng huê hồng cao (60%) nhưng thực chất là “móc túi” họ và người tiêu dùng như Vision; bắt ĐDBH phải đặc cọc khỏan tiền lớn sau đó "ẵm tiền trốn đi" như Thế Giới Mới; hoặc bắt ĐDBH mua một số lượng hàng lớn mới được gia nhập công ty như NoNi (phải mua 1 thùng nước trái nhàu NoNi với giá 2,4 triệu đồng để bán ra với giá 3,2 triệu đồng...) Rõ ràng, các công ty BHĐC trên đã lợi dụng việc chúng ta chưa có khung pháp lý chặt chẽ để biến tướng hoạt động này.

    Tuy nhiên, cho đến nay mới có 3 lãnh đạo của Công ty Thế Giới Mới là bị truy tố và nhận hình phạt từ 8-20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đọat tài sản. Các công ty còn lại chỉ bị phạt tiền về các tội danh như lưu hàng thuốc không có số đăng ký, trốn thuế, hàng hóa không hóa đơn chứng từ, nguồn gốc...

    Ghi nhận của phóng viên VietNamNet

    Muốn tham gia vào đội ngũ bán thẻ học ngoại ngữ của Trung tâm đào tạo trực tuyến FPT, cộng tác viên phải bỏ ra 699.000 để mua 1 thẻ (dù có nhu cầu học hay không), thời hạn thẻ là 30 ngày (nếu sau 30 ngày không sử dụng hết 720 giờ truy cập học ngoại ngữ trên mạng thì thẻ vô tác dụng), người dùng thẻ vẫn phải trả tiền truy cập inetnet. Sau đó, mỗi tháng phải bán tối thiểu 1 thẻ hoặc tuyển 3 người/tháng để bán thẻ mà duy trì hợp đồng làm công tác viên.

    Cái giá mà người tiêu dùng phải trả cho 1 thẻ học bao gồm số tiền DN phải trả cho hệ thống phân phối như sau: Cộng tác viên: 15-20%; tuyển dụng cấp 1: 10%/tổng trị giá bán; Tuyển dụng cấp 2: 5%/tổng trị giá bán; tuyển dụng cấp 3:10%/tổng trị giá bán và tiền thưởng cho hợp đồng kinh doanh cấp 1 là 4%//tổng trị giá bán; hợp đồng kinh doanh cấp 2 là 3%//tổng trị giá bán; hợp đồng kinh doanh cấp 3 là 5%//tổng trị giá bán.

    Như vậy, tiền hoa hồng cho các cấp bán hàng lên đến 52-57%/giá trị thẻ.

    Trong cuộc họp với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM góp ý cho dự thảo Luật cạnh tranh, bà Phạm Thị Kim Hồng - Nguyên Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM đề nghị “Phải cấm tuyệt đối hình thức BHĐC. Hình thức kinh doanh này còn tồn tại chỉ làm ô uế, xấu đi bộ mặt thương mại”. Tương tự, Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đỗ Gia Phan cũng đề nghị “Việc bán hàng đa cấp phải bị cấm hoàn toàn vì thực chất đây là một hình thức kinh doanh thu lời bất chính”.

    Nhiều cấp trung gian: lợi bất cập hại

    Trở lại với câu chuyện BHĐC của Avon, khi công ty này đã đầu tư vào Việt Nam. Một quan chức thuộc Sở Thương mại TP.HCM, qua quá trình theo dõi các DN BHĐC, đã đánh giá Avon là một trong số hiếm những DN thực hiện tốt phương thức BHĐC tại VN.

    Avon đã đầu tư nhà máy sản xuất tại KCN VN - Singapore với tổng vốn đầu tư là 3 triệu USD. Toàn bộ sản phẩm mà công ty đang phân phối đều được sản xuất trong nước (nguyên liệu nhập từ Philiphines) nên giá thành vừa phải và đặc tính sản phẩm phù hợp với khí hậu VN.

    Điểm nổi bật đáng chú ý đầu tiên của Avon là trên mỗi cuốn catalogue sản phẩm điều in rõ dòng chữ “Sản phẩm được đổi hoặc trả lại trong vòng 30 ngày, kể từ ngày mua với điều kiện còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng”.

    Để trở thành ĐDBH của Avon, khách hàng chỉ đóng một khoản phí là 100 ngàn đồng sau đó nhận 1 túi xách (dùng đựng sản phẩm khi đi bán hàng), 3 món hàng trị giá trên 100 ngàn đồng để dùng thử trước khi đi tư vấn cho khách hàng, và được tham gia các buổi huấn luyện nghiệp vụ (cách trang điểm, chăm sóc da). Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký như vậy thì ĐDBH sẽ được nhận các cuốn catalogue trong đó có đầy đủ hình ảnh các sản phẩm của công ty, giá thành sản phẩm và công dụng... Nếu ĐDBH không có vốn cũng không cần phải mua hàng, chỉ cần giới thiệu catalogue đến bạn bè, người thân và khi có khách đặt mua hàng (theo mẫu trong catalogue) thì quay về công ty lấy hàng giao để kiếm thêm thu nhập.


    Đông đúc đại diện bán hàng của một công ty BHTT đang chờ tới lượt lấy hàng. Ảnh: Nguyễn Sa
    ĐDBH của Avon chỉ được hưởng hoa hồng từ 20% - 30%/doanh số bán hàng, trong khi giá thành sản phẩm của Avon thì rất thấp (từ 29 -185 ngàn đồng/sản phẩm).

    Ngoài ra, nếu tuyển dụng được người tham gia vào nhóm mình thì ĐDBH được hưởng hoa hồng 7%/ doanh số bán hàng/người do mình trực tiếp tuyển, và từ 1% - 2%/người do cấp dưới mình tuyển. Như vậy, Avon chỉ tính hoa hồng cho mạng lưới bán hàng của mình ở mức độ là 2 cấp.

    Mỗi sản phẩm Avon bán ra đều có hóa đơn bán hàng (người mua chịu 10% thuế giá trị gia tăng), với các ĐDBH được hưởng hoa hồng từ nhóm của mình thì đến kỳ lương sẽ bị giữ lại 5% để đóng thuế thu nhập cá nhân cho họ.

    Với cách làm như thế, dù mới có mặt tại VN cuối tháng 4/04 vừa qua, nhưng Avon đã phát triển được hơn 8.000 ĐDBH, một ĐDBH giỏi tại Đồng Nai đã đạt doanh số bán hàng khoảng 150 triệu đồng/tháng.

    Như vậy, có thể thấy vai trò của DN BHĐC là phải đảm bảo được việc cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có giá thành rẻ (nhờ giảm được chi phí qua các khâu trung gian như khuyến mãi, quảng cáo lớn...), chứ không phải là tạo ra nhiều tầng lớp trung gian, với tỷ lệ hoa hồng cao để đội giá thành lên gấp nhiều lần. Người tiêu dùng phải được hưởng các quyền lợi chính đáng như quyền đổi, trả sản phẩm khi không vừa ý về chất lượng, được chăm sóc, tư vấn và hậu mãi tốt. DN BHĐC không vì mưu lợi trước mắt mà bắt ĐDBH (những người có nhu cầu về việc làm) phải mua hàng hay "đặc cọc" số tiền lớn...

    Cần nhanh chóng luật hoá BHĐC

    Cách đây 6-7 năm, BHĐC đã bùng nổ tại Trung Quốc kéo theo hàng loạt những vụ lừa đảo. Vì thế, tháng 4/1998 Chính phủ Trung Quốc đã cho đóng cửa các công ty BHĐC, với lý do được viện dẫn là dựa vào điều luật “Đầu cơ dẫn đến tình trạng xáo trộn kinh tế xã hội”.

    Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng sau các công ty BHĐC đã có thể hoạt động trở lại (có điều chỉnh hệ thống phân phối sản phẩm). Đây là kết quả tác động của các công ty BHĐC có thế lực tại Hoa Kỳ (thông qua Bộ Thương mại nước này).

    Để đáp ứng đòi hỏi của WTO và có thể kiểm soát được hoạt động BHĐC, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung các nhà làm luật để tìm ra những qui định đưa vào dự luật. Các vấn đề nhà làm luật quan tâm nhất là hệ thống phân phối hàng, tiền đặt cọc của ĐDBH, điều kiện cho đổi - trả lại sản phẩm nếu người mua không vừa ý…

    Chiến dịch thanh tra các DN BHĐC trên địa bàn TP.HCM theo chỉ đạo 4907 của Bộ Thương mại dự kiến sẽ kết thúc vào đầu tháng 1/2005. VietNamNet sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc kết quả của đợt thanh tra này.

    Dù vậy, tình trạng nhộn nhạo của nhiều DN kinh doanh trá hình, lợi dụng danh nghĩa BHĐC để lường gạt khách hàng vẫn tồn tại ở Trung Quốc. Cuối tháng 10/04 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đích thân chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh, thành: “Cần phải nghiêm khắc truy quét hoạt động truyền tiêu, đa cấp”.

    Kinh nghiệm hơn, Singapore và Thái Lan cũng đã có đạo luật về BHĐC. Singapore qui định mức phạt tiền cao nhất trong vi phạm BHĐC là 200.000 đô la Singapore và phạt 5 năm tù giam tùy mức độ vi phạm.

    Quả thật, trước xu thế hội nhập, đóng cửa hoạt động BHĐC không phải là cách ứng xử hợp lý. Điều cần phải làm ngay là sàng lọc lại DN BHĐC, cũng như đưa ra những qui định hợp lý và đủ sức làm chùn chân những DN có "mưu đồ" kinh doanh bất chính.

    Hiện Quốc hội đang tập trung thảo luận, bàn bạc để xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho phương thức BHĐC (trong Bộ Luật Cạnh tranh). Song song, cuối tháng 11/04 vừa qua, Bộ Thương mại cũng đã chỉ đạo Sở Thương mại thuộc các tỉnh, thành trong cả nước tiến hành các cuộc thanh tra kéo dài đến hết tháng 12/04 để tăng cường giám sát hoạt động BHĐC.

    Nguyễn Sa
    Còn chủ cty Lô Hội là người bà con xa lơ xa lắc của tui, bả tên Nhi, trong GĐ hay gọi là "Tám Mập" quên ở Phú Túc Châu Thành Bến Tre. Hồi trc có buôn hàng cấm bị bắt nhờ quen 1 bác trên bộ nên ko sao, các bạn cứ nhìn hàng loạt công ty đa cấp bị dẹp sạch chỉ mỗi Lô Hội còn sống là biết khả năng của bà Tám cao cỡ nào rồi. Tui chỉ phận con cháu thôi, bả giờ về quê mua gần hết đất ở ấp tui ở luôn rồi, bỏ ra cỡ 300 tỷ xây 1 khu resort nghỉ dưỡng luôn mà, ra đường giờ gặp toàn đất của bả. Còng lưng, cạn nước bọt lừa người thân mà bán, cuối cùng người giàu nhất là bà Tám của họ nhà tui, hehe

  6. #16
    Tham gia
    18-04-2008
    Bài viết
    34
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sinh Lợi chuyển thành "Thiên Ngọc Minh Uy" rồi trên đường 32 Nhổn, nhìn trông hốt lắm ) , =)) ở đó sinh hoạt kiểu "bầy đàn" một lũ mặt khỉ ngồi nói chuyện bắt chấy cho nhau ở giữa sân, chả có vẹo gì cả đâu =)), Còn Lố Lăng và Cơ Hội (Lô Hội) mình biết một chinh nhánh ở Giang Văn Minh =)) Đi qua đã ngửi thấy mùi rồi, khó ngửi lắm, tôi nhạy cảm đi qua 1 thằng Lố Hôi là nhận ra ngay nhân viên BHDC chả cần vào, nhìn bọn mặt khỉ là nhận ra ngay =))

  7. #17
    Tham gia
    29-05-2009
    Bài viết
    195
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trong vòng xoáy đa cấp: Lô Hội: giấc mơ Mỹ


    Lô Hội đông đảo, tấp nập vào cả ban đêm - Ảnh: N.C.T.

    TT - Với Công ty TNHH thương mại Lô Hội, nghề bán hàng đa cấp (BHĐC) rất đơn giản. Bạn chỉ cần mời người đến công ty. Khi người đó bước chân vào Lô Hội, sẽ có một êkip chuyên nghiệp hỗ trợ bạn đưa họ vào “tròng”.

    >> Những “chuyên gia” Đài Loan ở Sinh Lợi
    >> “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

    Con "dụ" cha

    Người bảo trợ đưa tôi đi một vòng quanh công ty với những lời giới thiệu sơ lược qua những bức ảnh treo trên tường. “Đây là công ty của Mỹ đấy! Vào đây em sẽ được làm việc kiểu Mỹ, kiếm tiền kiểu Mỹ” - người bảo trợ nói. Sau những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng với hai người tuyến trên của anh để nghe thuyết giảng về hoa hồng và những cấp bậc thăng tiến, tôi được đưa đi ký hợp đồng tiếp thị và phân phối sản phẩm.

    Bài học đầu tiên mà một nhà phân phối mới như tôi phải áp dụng là nguyên tắc “ba không” khi mời người: thứ nhất, không nói về công ty vì nghe đến cái tên Lô Hội người ta sẽ cho đấy là công ty lừa đảo, chắc chắn sẽ từ chối đến; thứ hai, không nhắc đến sản phẩm vì “bạn còn chưa hiểu làm sao nói cho người khác hiểu”; và thứ ba, không nói về thu nhập vì “cái gì dễ làm mà kiếm được tiền nhiều quá thường khiến người ngoài hồ nghi”. Vậy làm thế nào để mời người mà không phạm vào ba điều cấm này? Các quản lý (manager) sẽ hướng dẫn cho nhà phân phối mới cách mời từng nhóm đối tượng khác nhau.

    Ai cũng có thể trở thành con mồi. Một bữa, tôi và Khang - một sinh viên cùng chung người bảo trợ với tôi - được đưa đến gặp giám sát (supervisor) Phượng. Khang nói với Phượng: “Em tính hết cả rồi! Ba em có tiệm thuốc tây ở Kiên Giang, em chỉ cần mua sản phẩm đem về cho ba em bán”.

    Phượng liền “buông lưới”: “Vậy là tốt! Gọi điện nói rằng ba ơi con mới được nhận vào làm việc ở một công ty lớn của Mỹ, nhưng không biết có nên làm hay không. Ba lên đây vào công ty tìm hiểu giúp con được không?”. Rồi Phượng kết luận: “Ba bạn lo cho tương lai của con nên chắc chắn sẽ lên thành phố. Bạn chỉ việc ra bến xe đón ba rồi đưa thẳng về đây, sẽ có người “lo” cho ba bạn”.

    Phượng bảo chúng tôi cần chia thị trường làm ba phần. Thị trường “nóng” gồm những người ruột thịt, thị trường “ấm” chủ yếu là bạn bè và thị trường “lạnh” hướng đến những người chưa quen. Trong đó, thị trường “ấm” phải được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy trong BHĐC, chuyện con “dụ” bố mẹ, vợ “tuyển” chồng, anh “rủ” em... là phổ biến.

    Các nhà phân phối ở Lô Hội luôn nhắc đến với vẻ kiêng nể gia đình của manager cấp cao H.H.Duy. Duy sinh năm 1980, vào Lô Hội tháng 8-2003. Sau đó Duy “dẫn” bố mẹ vào, và từ vị trí là “F1” (từ lóng chỉ tuyến dưới ở Lô Hội) của con, bố mẹ Duy nay cũng đã được thăng chức manager. Họ vừa “mời” thêm cô con gái và cậu con trai của mình vào mạng lưới. Thành ra cả gia đình cùng kiếm tiền bằng nghề BHĐC.


    Bà Trương Thị Nhi, tổng giám đốc Công ty Lô Hội, được rước từ cánh gà ra sân khấu bằng kiệu và được hộ tống bởi ba ông Phước, Lộc, Thọ
    Lô Hội cũng lách luật

    Cũng như Sinh Lợi, Lô Hội đã lách luật để được Sở Thương mại TP.HCM cấp giấy đăng ký hoạt động BHĐC. Vào Lô Hội, khách lập tức được đưa đi ký hợp đồng để tham gia mạng lưới đúng như pháp luật qui định, nhưng chỉ được “ngồi chơi xơi nước”. Trong vòng hai tháng, bằng mã số của mình khách phải mua hàng đạt tổng giá trị 6,25 triệu đồng (tương đương hai chỉ tiêu - 2cc) thì mới được đi “chiêu dụ” người khác và hưởng hoa hồng trên doanh số đội nhóm.

    Tính ra, cái giá phải trả để mua quyền kinh doanh ở Lô Hội đắt gấp đôi Sinh Lợi. Thế nhưng, nhiều người vẫn bỏ tiền ra mua vì chỉ cần khổ cực khoảng hai năm để “chiêu dụ” người và gầy dựng mạng lưới, họ sẽ được thong dong “ngồi mát ăn bát vàng”, hưởng hoa hồng từ sức lao động của tuyến dưới. Ở Lô Hội đã “đẻ” ra một lớp người chuyên túc trực ở công ty để tiếp đón những “con mồi” do tuyến dưới của họ dẫn đến.

    Ở Lô Hội, tiền và những người kiếm được nhiều tiền nhất luôn được “tôn vinh” và “ngưỡng mộ”. “Tuyến trên” của những người kiếm được nhiều tiền nhất ở công ty chính là bà tổng giám đốc Trương Thị Nhi, hiện chiếm đến 99,8% cổ phần trong Lô Hội (0,2% còn lại thuộc sở hữu của bà Lê Thị Huyền Cơ - người đứng tên chứng chỉ hành nghề dược phẩm của công ty).

    Bà Nhi hiếm khi xuất hiện như một người bình thường. Trong các buổi lễ hội của công ty, bà hay diện áo dài khăn đóng màu đỏ chói như cô dâu sắp về nhà chồng. Có khi bà đóng vai người “ở trển” xuống, tinh tươm trong bộ váy áo trắng, đằng sau có đeo đôi cánh thiên thần, kim sa lấp lánh.

    Bà hạ xuống trần, chạm đến đâu là đem lại sức sống cho muôn loài vạn vật đến đó, đặc biệt cho những cây nha đam nên bà được mệnh danh (bởi cô MC) là “bà chúa xuân”. Vì là “ở trển” nên bà đi từ trong cánh gà ra sân khấu bằng... kiệu, có người vén màn cho bà bước xuống hẳn hoi.

    Đứng ở sân khấu bà cũng có tiền hô hậu ủng, thanh niên trai tráng đi hai bên để... dìu. Một “món” nữa không thể thiếu trong các buổi lễ công nhận danh hiệu hằng tháng của Lô Hội được tổ chức tại nhà hát Bến Thành là hàng trăm lá cờ mang dòng chữ FLP (đối tác Mỹ của Lô Hội) được mang đến, vẫy phấp phới khắp khán phòng.

    "Rác" Mỹ tuồn vào VN?

    Vào Lô Hội, trước khi mua hàng, tôi phải học làm “bác sĩ” kê toa. Gọi là “bác sĩ” vì tôi sẽ là người quyết định cho “bệnh nhân” uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu. Nhưng họ luôn nhắc học viên rằng: “Sản phẩm của chúng ta không phải là thuốc mà là thực phẩm dinh dưỡng. Chúng ta không nhằm mục đích điều trị bệnh như thuốc tây mà chỉ hỗ trợ điều trị thôi”!?

    Chỉ với khoảng 30 loại viên bổ sung dinh dưỡng và nước uống dinh dưỡng hiệu Aloe và Forever, Lô Hội có thể hỗ trợ điều trị “bách bệnh”, từ suy dinh dưỡng, thấp khớp, tiểu đường, hen suyễn cho đến trĩ, viêm âm đạo, tâm thần, thậm chí cả bệnh hôi nách, sâu răng tiền mãn kinh... Lô Hội đặt ra giá bán lẻ cao hơn giá bán sỉ đến 43%, và qui định chỉ có những đơn đặt hàng trị giá khoảng 1 triệu đồng mới được hưởng giá sỉ. Đó cũng là một cách buộc các nhà phân phối phải kê toa “nặng” cho khách hàng nhằm hưởng doanh số cao.

    Theo dõi một lần bốc thuốc kê toa trị “bệnh mập” của các “bác sĩ” ở Lô Hội mới thấy hãi hùng. Để phục vụ khách hàng là một cô gái trẻ khá mập, manager Tuấn kê toa gồm ba loại nước, bột và viên dinh dưỡng. Trong đó, Tuấn ghi nước dinh dưỡng Aloe Vera Gel phải uống trước bữa ăn. Tôi lại nhờ Bảo - tuyến dưới của Tuấn đang đứng bên cạnh - kê toa giùm.

    Toa của Bảo kê gồm bốn loại, trong đó Aloe Vera Gel được chỉ định phải uống sau bữa ăn. Tôi thắc mắc sao thấy anh Tuấn dặn uống trước bữa ăn. Bảo bực mình: “Anh ấy lộn đó!”. Toa thuốc của tôi gần 1,4 triệu đồng, nhưng Bảo nói uống trong một tháng phải cần thêm hai chai Aloe và một hộp bột nữa, nghĩa là một tháng “bệnh nhân mập” của tôi phải tốn hơn 2,3 triệu đồng. Cũng “bệnh mập” nhưng Diễm, một nhà phân phối khá nổi tiếng của Lô Hội, kê toa thì lần này có hai loại hoàn toàn khác với toa của Tuấn và Bảo!

    Lô Hội hiện bán sáu dòng sản phẩm chính, được nhập từ Nhà máy Aloe Vera of America Forever thuộc sở hữu của Tập đoàn Forever Living Products (FLP) - chuyên trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây lô hội. Lô Hội tuyên bố công ty đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) chính thức cấp giấy phép lưu hành cho 63 sản phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm dưỡng da, cùng với 88 sản phẩm mỹ phẩm trang điểm. Điều đặc biệt là giá nhập khẩu các sản phẩm đến từ Mỹ này còn rẻ hơn cả... ve chai.

    Rẻ “vô địch” thuộc về son dưỡng môi Aloe lips with jojoba, giá gốc 1.900 đồng/cây, giá bán lẻ của Lô Hội gấp... 40 lần. Giữ vị trí thứ hai là kem đánh răng Forever Bright Toothgel, giá nhập 2.600 đồng/tuýp, giá bán lẻ cũng gấp... 40 lần. Kế đến là nước xịt tóc Forever Aloe Pro-set giá gốc 3.100 đồng/chai, giá bán lẻ gấp... 55 lần.

    Thực phẩm dinh dưỡng của Lô Hội cũng rẻ... kinh hoàng, giá nhập chỉ tính bằng vài ngàn đồng VN nhưng giá bán gấp đến 60-70 lần, thậm chí gấp cả 100 lần như viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen, giá nhập 3.300 đồng/chai nhưng giá bán lẻ đến... 348.000 đồng. Dân gian có câu "tiền nào của đó".

    Với giá cả sản phẩm của Lô Hội “rẻ như bèo” như vậy thì chất lượng của chúng sẽ ra sao? Hàng trăm ngàn người dân đang phải trả nhiều triệu đồng cho những sản phẩm chỉ đáng giá vài ngàn đồng nhập từ Mỹ, trách nhiệm này thuộc về ai?

    Một công ty BHĐC vừa tháo chạy khỏi VN để lại khoản nợ gần cả chục tỉ đồng nhưng các cơ quan hữu quan không ai hay. Còn bao nhiêu công ty BHĐC nữa sẽ tiếp bước theo chân công ty này?

    NHƯ HẰNG

  8. #18
    Tham gia
    29-07-2009
    Location
    location
    Bài viết
    227
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài học đầu tiên mà một nhà phân phối mới như tôi phải áp dụng là nguyên tắc “ba không” khi mời người: thứ nhất, không nói về công ty vì nghe đến cái tên Lô Hội người ta sẽ cho đấy là công ty lừa đảo, chắc chắn sẽ từ chối đến; thứ hai, không nhắc đến sản phẩm vì “bạn còn chưa hiểu làm sao nói cho người khác hiểu”; và thứ ba, không nói về thu nhập vì “cái gì dễ làm mà kiếm được tiền nhiều quá thường khiến người ngoài hồ nghi”. Vậy làm thế nào để mời người mà không phạm vào ba điều cấm này? Các quản lý (manager) sẽ hướng dẫn cho nhà phân phối mới cách mời từng nhóm đối tượng khác nhau.
    hài
    thu nhập có thể dấu chứ làm nhân viên bán hàng mà ko đc giới thiệu công ty, sản phẩm . vậy mà cũng nhiều người "phi thân vào đống gạch"

  9. #19
    Tham gia
    01-09-2009
    Bài viết
    10
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @to Vegetsky, RyanX, Install : Như mình đã nói công ty có tốt có xấu và như theo mình tìm hiểu thì Lô Hội là 1 công ty tốt ( mình nói vậy ko phãi mình nịnh hay gì cã, mình cũng chĩ là 1 nạn nhân của con người thôi ) . Cái đáng lên án ỡ đây là con người trong công ty đó. Mình đã xui xẽo gặp ngay 1 nhóm lừa đão số 1. Mấy bác nào vào Lô Hội mà gặp 1 nhóm toàn mặc đồ đen thì tránh xa nó ra. Lừa đão đấy.

  10. #20
    Tham gia
    29-07-2009
    Location
    location
    Bài viết
    227
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    mình từng vô cty đó nghe tư vấn và quan sát xung quanh rồi
    y chang nhau cả
    nên bạn cố gắng phản biện cty tốt hay nhóm tốt thì cho tụi mình thấy chút lý luận, ví dụ, phong cách...bất cứ cái gì bạn bấu víu đc nhé

Trang 2 / 11 FirstFirst 123457 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •