View Poll Results: Bài viết này bạn đánh giá thế nào?

Voters
113. You may not vote on this poll
  • Rất tệ. Không nên viết tiếp.

    11 9.73%
  • Trung bình. Chỉ nên viết cái gì author biết rõ.

    9 7.96%
  • Khá. Viết tiếp.

    90 79.65%
  • Không có ý kiến. Tôi hổng thích Network.

    3 2.65%
Trang 6 / 14 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 140

Chủ đề: [TUTOR] CCNA #1

  1. #51
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    125
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Thông tin TUTOR CCNA : Routing(cont)

    Nói về 2 kiểu học route của Router:
    *Static Routing: là học "tĩnh", có nghĩa là nhà quản trị sẽ nhập vào hết tất cả. Static route không tốn bandwidth(cho việc update) do đã cài sẵn rồi, kiểm soát packet đi đâu về đâu dễ dàng nhưng cực config, an toàn mạng (do không gửi update đi). Nhưng static có yếu điểm là mắc công nhập , với một mạng lớn thì không thể config hết nổi, không tính nổi đường nào là tối ưu. Khi mạng bị down sẽ không tự xử lí để chuyển qua đường khác (mặc dù trên thực tế là vẫn có cách để back-up, nhưng sẽ không tự biết, mà là admin chỉ mới biết).
    *Dynamic Routing: là học "động". Có nghĩa là sẽ quản bá network mà mình có, rồi các router khác sẽ học và theo giải thuật của kiểu routing protocol mà được config trong mạng. Dynamic tốn bandwidth do phải gửi update, có khi cũng rất lớn. Khó iểm soát được packet sẽ đi đâu, có theo ý mình hay không(đây lại là một điều hết sức lí thú của routing). Tuy nhiên, được cái là tự quản lí trên một mạng rộng lớn, phức tạp. Tự thích ứng và xử lí với một sự cố xảy ra trên mạng. Nói là tự ậy chứ mình vẫn phải tính hết đấy, Nhưng có phức tạp thì mình mới có việc mà làm chứ
    *Trong Dynamic Routing người ta phân ra 3 loại routing:
    -Distance Vector: Học theo kiểu láng giềng, học từ bảng routing table của router kế cận. Distance vector quan tâm đến hướng(vector) packet sẽ đi, và khoảng cách(distance) để đi đến đó.
    -Link-State: học toàn bộ topology của mạng, sử dụng giải thuật để tự tính ra đường nào là tối ưu nhất.
    -Hybrid: do Cisco đưa ra, kết hợp giữa Distance và Linkstate.
    Phần Link-State và Hybrid nằm ngoài CCNA, nên các bạn cũng không lo. Thiệt ra trình độ Liwh cũng chưa master qua phần đó :.( , nên không dám mạo muội bàn như là TUTOR cho các bạn. Nếu có thắc mắc thì có thể send mail hay lập bài mới trong box Cisco nè. Liwh sẽ ráng kiếm cao thủ trả lời giùm cho.

    Nói về Optimizing route:
    *là cách mà Router học được cách để đi đến một mạng nào đó bằng một(hay nhiều) con đường (route) mà nó cho là tối ưu nhất.
    *đơn vị tính là metric: metric là cái mà routing protocol tính ra theo giải thuật của nó để chỉ độ tối ưu.
    *Administrative Distance (AD): là cách nhìn của Router về route như thế nào. AD để chỉ sự tin tưởng của Router vào route đó.
    Metric hay AD cũng vậy, càng thấp thì sẽ càng tốt. Bạn chỉ có khả năng thay đổi metric, còn AD của protocol nào là đã định sẵn rồi.
    VD:
    A và B cùng tham gia đấu thầu 1 vụ thầu.
    A ra giá 15 tỷ, B ra giá 10 tỷ. Thì 15, 10 ở đây các bạn xem như là metric. Thì B tốt hơn.
    Nhưng do A là người có uy tín, làm ăn tốt, nên bạn tin A hơn, cho rằng A làm tốt hơn. Nên bạn chọn A là người trúng thầu. Ở đây cũng giống như AD, độ tin cậy. A cho dù ra giá cao nhưng vẫn trúng thầu.
    *Trong đó RIP xài metric là hop count, AD = 120
    IGRP xài metric là tổ hợp của bandwidth , delay, load, reliability. Thông thường sẽ đụng đến bandwidth & delay.
    Nên nếu có chung 2 routing protocol này trong mạng thì router sẽ chọn route của IGRP giới thiệu hơn là RIP.

    Nhiều Routing Protocol trong network:
    Thật ra Cisco không khyến khích chuyện này cho lắm. Nhưng có những thứ mà mình không thể cưỡng lại được. Trong CCNA cũng chỉ đề cập đến xài RIP và IGRP trong cùng network thôi. Ở đây bạn sẽ gặp khái niệm route redistribution.
    Rout Redistribution: do khi dùng 2 routing protocols khác nhau sẽ dẫn đến việc ngộ nhận metric. Như giữa RIP & IGRP, do phải có cách nào để so sánh giữa 2 loại metric với nhau. Dẫn đến route redistribution. Để cho cả 2 loại giao thức phải hiểu cùng 1 topology.
    RIP & IGRP: để cho các bài sau nghen.

    Và có một chút lưu ý trong bài của Neo:
    *R 192.168.6.0/24 [120/2] via 192.168.2.2, Serial0
    [120/2] via 192.168.3.2, Serial1

    Do trong RIP cho phép load-balancing, tức là khả năng chia đều load(tải) trên những đường có metric bằng nhau, nên trong routing table cho thấy đến 192.168.6.0 đi bằng 2 đường S0 và S1.
    *Do IGRP có số metric không tròn trịa, mà cũng khó bằng nhau. Nên load-balancing trong IGRP là vô hiệu. Nên trong IGRP cho khả năng unequal load-balancing, tức là cứ route nào có metric lớn thì cho nhiều packet qua, route có metric nhỏ thì cho ít packet thôi, nhưng vẫn đi 2 đường.
    *Thông thường Cisco khuyến cáo không nên chỉnh sửa bandwidth(BW), để cho default trên đó, do tự động opotimize. Còn admin sửa đổi là sửa delay(DLY). Vả lại tính metric ở IGRP là BW, DLY trên toàn bộ route từ source đến dest, chứ không phải chỉ là ở source hay dest (các bạn đừng hiểu nhầm). Vả lại nếu BW lớn mà DLY cao thì có thể IGRP sẽ không chọn đường đó đâu.

    Dưới đây là topology Liwh vẽ dựa trên topo mà Neo đề ra.
    Thân
    Được sửa bởi Liwh lúc 17:36 ngày 07-10-2002

  2. #52
    Tham gia
    16-07-2002
    Location
    HCM
    Bài viết
    312
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Các khái niệm về routing của Liwh chắc các bạn dễ hình dung hơn.
    Lần này thì nói hơi sâu một chút nữa, ở đây các bạn quan tâm đến ý nghĩa của vấn đề ha.

    Tại sao lại cấu hình rắc rối chi cho mệt, các bạn hãy xem các khả năng sau:
    1. Nếu router của công ty kết nối với ISP & chấp nhận full routes từ Internet thì ta sẽ có hơn 65000 entry trong bảng định tuyến, làm chiếm 1 lượng lớn buffer, memory,… làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ truy cập mạng.
    2. Hai công ty A, B độc lập với nhau. Router A (192.168.1.0/24) sử dụng RIP, Router B(192.168.6.0/24) sử dụng IGRP, khi 2 công ty sát nhập với nhau thì yêu cầu phải nối mạng với nhau, & một số tài nguyên phải đảm bảo độc lập với nhau.
    Do đó, việc cấu hình lại router sao cho phù hợp là rất cần thiết.

    Trở lại bài toán trên, để cho R0(IGRP) giao tiếp với R3(RIP) ta có thể dùng phương pháp redistribution.

    Giả sử ta chọn đường 64K(R0-R1-R3), ta cấu hình R1 như sau:
    R1(config)#router rip
    R1(config-router)#network 192.168.4.0
    R1(config-router)#router igrp 100
    R1(config-router)#network 192.168.2.0
    R1(config-router)#redistribute rip metric 64 100 255 1 1500

    Để xác định metric, ta dựa vào bandwidth, delay, reliability, load & MTU size.
    Cú pháp là: redistribute rip metric B D R L M
    Ta có thể nhớ như sau: Big Dogs Relly Like Me với B-Bandwidth, D-Delay, R-Reliability, L-Load, M-MTU size.
    Metric sẽ tính theo công thức:
    Metric = {K1xBandwidth +[K2xBandwidth/(256-Load)] +K3xDelay}x[K5/(Reliability+K4)]
    (default-metric: metric=bandwidth+delay)

    Khi xem bảng định tuyến:
    R3#show ip route
    …C-Connected, I- IGRP,…
    C 192.168.6.0 is directly connected, Ethernet0
    I 192.168.1.0 [100/18060] via 192.168.4.2, Serial1
    C 192.168.4.0 is directly connected, Serial1
    C 192.168.5.0 is directly connected, Serial0
    I 192.168.2.0[100/16020] via 192.168.4.2, Serial1
    I 192.168.3.0[100/16020] via 192.168.5.2, Serial0
    R3#
    Trong cấu hình static route sử dụng đường 256K, nếu R2 không hoạt động(drop down) thì mạng 1.0 sẽ không liên lạc được với mạng 6.0. Nếu R1 drop down thì mạng 1.0 cũng không liên lạc được với mạng 6.0.
    Để giải quyết vấn đề này ta cấu hình R2 để sử dụng đường 256K:
    [/b]
    R2(config)#router rip
    R2(config-router)#network 192.168.5.0
    R2(config-router)#router igrp 100
    R2(config-router)#network 192.168.3.0
    R2(config-router)#redistribute rip metric 256 100 255 1 1500
    Khi xem bảng định tuyến:
    R3#show ip route
    …C-Connected, I- IGRP,…
    C 192.168.6.0 is directly connected, Ethernet0
    I 192.168.1.0 [100/4328] via 192.168.5.2, Serial1
    C 192.168.4.0 is directly connected, Serial1
    C 192.168.5.0 is directly connected, Serial0
    I 192.168.2.0[100/16020] via 192.168.4.2, Serial1
    I 192.168.3.0[100/16020] via 192.168.5.2, Serial0
    R3#
    Router sẽ chọn đường có metric nhỏ nhất để đi(đường 256K), khi đường 256K này mất kết nối, hoặc lưu lượng lớn làm nghẽn mạch thì router sẽ đi theo đường dự phòng 64K.
    Đến đây ta đã giải quyết được phần nào vấn đề tìm đường đi ngắn nhất, tối ưu theo một tiêu chuẩn nào đó. Và sẽ hay hơn nếu ta biết cách định hướng, kiểm soát được luồng dữ liệu trên mạng.
    Hi hi, viết bài gì mà giống như tớ với yuna đang oánh lộn với nhau mà Liwh là trọng tài, hỏng bít có khán giả nào theo dõi không mà sao hỏng có ý kiến gì hết!
    Được sửa bởi Neo lúc 09:11 ngày 14-10-2002

  3. #53
    Tham gia
    20-08-2002
    Location
    Hanoi
    Bài viết
    9
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    ICND o dau vay

    Xin cho hoi cho ICND va CCNA 640-607 o cho nao vay ?

  4. #54
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    125
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Các bạn có thắc mắc thì post bài lên. Sao thấy im ắng quá .Đây là mục Tutor mà, có thể hỏi hay là trình bày những gì mình biết cho các bạn chưa biết.
    Thân
    Được sửa bởi Liwh lúc 19:54 ngày 13-10-2002

  5. #55
    Tham gia
    16-07-2002
    Location
    HCM
    Bài viết
    312
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Hic tớ thì lại không muốn xoá bất cứ bài nào trong box này.

    Tớ muốn mọi thành viên trong box nói dóc với nhau cho dzui, vì nói dóc thì ai cũng nói được, hiểu nhau & giúp đỡ nhau hơn.

    Còn nói chữ thì hic hic, hỏng ai chịu nói đâu(phải giấu nghề chứ nói hết thì người ta giỏi hơn mình mất thui).

  6. #56
    Tham gia
    16-07-2002
    Location
    HCM
    Bài viết
    312
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts

    Rất hay ! IP Unnumbered

    Tiếp tục bài trước, nối mạng 192.168.1.0/24 với 192.168.6.0/24 nhưng hỏng phải tốn tiền mua thêm router bằng cách dùng IP unnumbered.

    IP unnumbered là một kỹ thuật mà Cisco IOS hỗ trợ cho phép các kết nối point-to-point làm việc mà không cần biết đến địa chỉ IP. Thay vào đó, các đường kết nối tuần tự mượn 1 địa chỉ IP của interface hay địa chỉ loopback.
    Sơ đồ:
    192.268.1.0/24 1.1 6.1 192.168.6.0/24
    ----------------------------R0--------R3------------------------------
    R0#conf t
    R0(config-if)#ip addr 192.168.1.1 255.255.255.0
    R0(config-if)#no shut
    R0(config-if)#int s0
    R0(config-if)#ip unnumbered ethernet 0
    R0(config-if)#no shut
    R0(config-if)#end
    R0#

    R1#conf t
    R1(config-if)#ip addr 192.168.6.1 255.255.255.0
    R1(config-if)#no shut
    R1(config-if)#int s0
    R1(config-if)#ip unnumbered e0
    R1(config-if)#no shut
    R1(config-if)#end

    Khi xem bảng định tuyến:
    R0#show ip route
    …C-Connected, R- RIP…
    C 192.168.1.0/24 is directly connected, Ethernet0
    R 192.168.6.0/24 [120/1] via 192.168.6.1, Serial0
    ...
    Như các bạn thấy đó, nếu nhắm mắt mà gõ lệnh thì rất mau, nhưng khi càng tìm hiểu sâu hơn thì ta sẽ thấy ẩn chứa trong những câu lệnh đơn giản là cả một kho kiến thức.

    Do sắp tới bận việc nên sẽ ít lên thường xuyên, tớ tạm kết thúc bài thực hành #1 này ở đây ha.

  7. #57
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    125
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Sao conf t rồi vô luôn interface mode vậy nè ?

  8. #58
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    2,486
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 23 Posts
    Tiếp tục phần tutor của Yuna . Yuna , Neo , Liwn đã nói khá kỷ về VLSM , Ip unnumbered . Cả hai đều là cách thức để tiết kiệm IP public , tối ưu hoá việt sữ dụng ip private . Yuna sẻ nói đến phần cuối : NAT - Network address translation .

    Trước tiên xin nói rằng NAT không đơn giản như những gì Yuna sắp nói . NAT phức tạp , và còn PAT - port address translation thì phức tạp hơn . Cả 2 đều sử dụng chung một nguyên tắt là chuyển đổi ip qua lại .
    NAT - Cônh ty bạn có 200 PC , bạn muốn kết nối mạng internet cho công ty , thông qua đường lease-line 128kbps . Bạn sẻ mua mộ class C network ? Nếu traffic của công ty bạn không lớn thì đó thật là một sự lảng phí . Cisco Router -(other type as well) cho phép bạn thực hiện NAT , có thể cho phép cả 200 PC access vào internet mà chỉ cần >2 ip public .
    NAT - Được phân làm 2 dạng : Static và Dynamic

    NAT- Static command như sau :
    Router(config)#ip nat inside source static local-ip global-ip
    Câu lệnh cho phép thực hiện việc chuyễn dịch giửa local-ip và global . Bạn chú ý từ inside , nó có thể là outside . Tại sao ? xem tiếp đã
    Sau khi gỏ lệnh xong , bạn gò tiếp :
    Router(config)#interface ****** 0
    Router(config-if)#ip address 201.203.13.17 255.255.255.240
    Router(config-if)#no shutdown
    Router(config-if)#ip nat outside

    3 lệnh đầu là để cấu hình interface bình thường , lệnh ip nat outside định nghỉa phần ****** là outside network , là network mà ip cần chuyển tới .
    Tương tự với ethernet interface . cấu hình bình thuờng và thêm lệnh
    Router(config-if)#ip nat inside
    Lệnh này định nghỉa Ethetnet là network inside .
    Thứ tự 2 lệnh này có thể đảo ngược , tùy vào mục đích của mình . Nếu cho PC trong mạng ra internet thì dùng như trên , còn cho các host internet với ip global truy cập vào Network private của mình thì ta đảo ngược lại .

    NAT -Dynamic .

    Static NAT phải tự gán từng ip một . Thông thường người ta sử dụnt dynamic NAT . Giả sử công ty bạn có 4 ip : 201.203.13.17-->201.203.13.20 . Và một network private là 192.168.1.0 , sử dụng dynamic NAT sẻ cho bạn nhiều lợi thế .
    Cấu hình dynamic : trước tiên , định nghỉa một pool NAT (ip pulic)
    Router(config)#ip nat pool [name] 201.203.13.17 (start ip) 201.203.13.20 (end ip) netmask [subnetmask]
    Sau đó cấu hình access-list
    Router(config)#access-list [accesslist number <100 standard)] permit 192.168.1.0 0.0.0.255
    Router(config)#ip nat inside source list [accesslist number] pool [name]

    Sau đó tương tụ như trên ở phần interface mode . Bạn đã có một network có thể truy cập internet qua đường lease-lined.

    Nhược điểm của NAT : DNS , SNMP , FTP , sercurity , Debug , các dịch vụ trên sẻ gặp khó khăn / không sử dụng được với NAT .

    về phần ip unnumbered của NEO , mình xin thêm : Các bạn để ý thấy ip của 2 ethernet 0 khác mạng nhau ? xin đừng hấp tấp , việc 2 ip này khác mạng nhau không thành vấn đề gì cả, miển là có routing protocol. Và có 1 điều nửa là ping không được 2 đầu đâu nhé.

  9. #59
    Tham gia
    16-07-2002
    Location
    HCM
    Bài viết
    312
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Hì hì, sửa sai một chút:
    R0#conf t
    config-if)#ip addr 192.168.1.1 255.255.255.0
    R0(config-if)#no shut
    R0(config-if)#int s0

    Sửa lại là:
    R0#conf t
    R0(config)#int E0
    R0(config-if)#ip addr 192.168.1.1 255.255.255.0
    R0(config)#no shut

    R0(config)#int s0

    Bạn nào học MS thì cũng biết NAT rồi ha, Cisco cũng dzậy nhưng profess hơn.

    yuna nói NAT mà hỏng nói Access-list thì hơi khó hiểu cho các bạn. Liwh rãnh viết phần này ha.
    Được sửa bởi Liwh lúc 19:56 ngày 13-10-2002

  10. #60
    Tham gia
    03-10-2002
    Location
    Ha Noi
    Bài viết
    13
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bạn có thể nói rõ hơn nữa về VLMS được ko ? Mô hình, cách thức tính và nếu có ví dụ rõ ràng thì tốt quá, tks

Trang 6 / 14 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •