Trang 53 / 55 FirstFirst ... 48505152535455 LastLast
Hiển thị kết quả từ 521 đến 530 / 549
  1. #521
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Giang hồ nói "hơn 1 tuổi là anh là chị,hơn 3 tuổi là cô là chú.".Bà Thanh Lan hơn anh gần 20 tuổi ,gọi bằng thái thái là phải rồi.
    Dậy mà em biết có mấy đứa nhỏ hơn người ta tới 20 tuổi, nó vẫn kiu người ta bằng "anh" đó anh
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  2. #522
    Tham gia
    31-05-2012
    Bài viết
    159
    Like
    48
    Thanked 290 Times in 126 Posts
    Đồng ý với cái này
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Mới hỏi lại òi, bả bự hơn tui tới gần 20 tuổi lận mí người ơi, tui còn ... chẻ lắm chớ bộ
    Còn cái ni?????
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Sau này lớn lên đi thả dê nhỏ cháu ngoại bả, bị chó xóm đó rượt chạy chí chết luôn.
    Nếu đúng như thế thì mình ráng thuê một anh mõ, đi suốt đường xe lửa, từ ga Sài Gòn ra tới Biên Hòa báo động ... các em nhỏ
    ----------------------------------

    Trong các ca sĩ có cái tên là Lan, chỉ thích mỗi Ngọc Lan (hải ngoại) - Hát như không hát, Không hát như hát

  3. #523
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi Phượng Vỹ View Post
    Trong các ca sĩ có cái tên là Lan, chỉ thích mỗi Ngọc Lan (hải ngoại) - Hát như không hát, Không hát như hát
    Vừa coi bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ vừa thấy mụ Vỹ phân tích tiếng hát Ngọc Lan, sao giống Phong Thanh Dương chỉ điểm Độc Cô Cửu Kiếm cho Lệnh Hồ Xung vậy ta.

    "Ngọc Lan tiếng hát, hữu tiến vô thối, vô ca thắng hữu ca".

  4. #524
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Tậu được bộ loa TRIO thời tiền sử. + với cái amply tuổi đời bằng lão Dly. Mới mở có mấy 2 bài mà bọn bạn nó bỏ đi ra cafe cóc hết rồi

    Đúng là nhạc xưa cũng kén người nghe thật

  5. #525
    Tham gia
    22-01-2011
    Bài viết
    16
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts

    Nhạc Việt xưa và tôi

    ngày trước thỉnh thoảng mới nghe nhạc xưa. Nhưng giờ tần xuất nghe càng ngày càng nhiều. Đến 1 lúc nào đó tự nhiên mình sẽ cảm nhận được giá trị của thể loại nhạc xưa

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #526
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Nghe Nguyễn Ánh 9 chê tiếng hát của gả họ Đàm làm mình vổ đùi khoái chí.

    Lâu rồi không còn bị tiếng hát của hắn tra tấn cái lổ tai, kể củng là một hồng phúc. Mình hay đánh trống cho mấy tay amateur ca. Hể ai hát nhạc xưa theo phong cách của gả họ Đàm là mình muốn chọt cho lủng trống khỏi phải đệm.

  8. 5 thành viên Like bài viết này:


  9. #527
    Tham gia
    24-06-2013
    Bài viết
    57
    Like
    0
    Thanked 7 Times in 2 Posts
    Càng lớn lại càng tìm về những cái xưa cũ để thưởng thức. Lúc bé cứ chê là Sến, ai dè lớn lên mình còn sến hơn
    Bạc Bẽo

  10. #528
    Tham gia
    21-11-2011
    Bài viết
    768
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    nhạc xưa từng lời từng chữ rất lả lơi, lãng mạn chứ không kho khan, thô thiển như bây giờ

  11. #529
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản
    Quỳnh Giao
    Friday, July 18, 2014 3:08:44 PM


    Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản.

    Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”... Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.

    Thế rồi, khi đã toại lòng với “bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà, nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời,” thì cũng chính tâm hồn lãng mạn ấy hát khúc ngày về. Giấc mơ hồi hương là phần tương phản của cái chí tung hoành đi tìm đất lạ.

    Nếu đọc lại nhiều bài viết của Vũ Hoàng Chương thì có thể mường tượng ra giấc mơ giang hồ đó. Nó trải rộng trong hồn thơ chứ vẫn thu hẹp vào khoảnh đất nhỏ xíu. Từ Nam Ðịnh đến Hà Nội đã là một phiêu lưu. Lên tới núi rừng Việt Bắc thì đấy là cõi bạt ngàn!...

    Quỳnh Giao nhắc lại Lâm Tuyền hay Vũ Hoàng Chương vì nhớ tuổi ấu thơ thao thức của mình khi sắp được đi Vũng Tầu! Lên tới Ðà Lạt thì đã tựa như vào Thiên Thai trong cổ tích....

    Thế rồi một biến cố đã giập giấc mơ vào thực tại. Với nhiều người thì đấy là cơn ác mộng.

    Hiệp định Genève năm 1954 chia đất nước ra hai vùng giới tuyến làm nhiều người phải giang hồ thật! Phong trào di cư từ Bắc vào Nam là biến cố lớn lao nhất thế kỷ, cho đến ngày có cuộc di tản năm 1975 và sau đó.

    Nền tân nhạc cải cách Việt Nam xuất phát đầu tiên từ trong Nam vào quãng 1938-1940. Rồi bùng phát và trưởng thành là ở ngoài Bắc trong thời kỳ 1945-1954. Ðấy là giai đoạn hào hùng mà lãng mạn với rất nhiều ca khúc trữ tình. Rồi cuộc di cư 54 là một giao động lớn trong thế giới tân nhạc ấy.....

    Chúng ta có những nhà soạn nhạc đã thành danh ở miền Bắc. Phần lớn trong số này cũng là nhạc công, là nhạc sĩ trình diễn chuyên nghiệp với một hay nhiều nhạc cụ. Những người vào Nam từ trước chỉ là một thiểu số hiếm hoi. Sớm nhất thì có Lê Thương từ năm 1941, trễ hơn chục năm thì có Phạm Duy và Phạm Ðình Chương trong “gia đình Thăng Long.”

    Phong trào di cư từ 1954 mới xô đẩy đa số còn lại vào Nam và làm thay đổi không khí tân nhạc.

    Các nhạc sĩ tên tuổi từ miền Bắc có Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Ngọc Bích, Hoàng Trọng và Vũ Thành. Những nhạc sĩ kế tiếp nổi danh như cồn ở trong Nam thì có Ðan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Cung Tiến. Phải gõ chữ vân vân vì nhiều lắm. Những người còn ở lại miền Bắc, như Văn Cao, Hoàng Giác, Hoàng Phú, Tô Vũ hay Ðoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý thì hết viết... như cũ.

    Nhớ lại chuyện 60 năm trước, chúng ta tự hỏi là lớp nhạc sĩ di cư đã sáng tác những gì sau đó?

    Trong mọi cơn chấn động bàng hoàng, con người chúng ta chỉ là lũ trẻ thơ. Hãy nhìn bầy trẻ khi chúng hãi sợ, hoặc gặp điều phật ý mà khó hiểu. Có những đứa thì hờn lẫy giẫy giụa, nhưng cũng có đứa lặng người không thể gào khóc. Còn gào thét là còn tin rằng ai đó sẽ phải lo cho mình, chứ nếu lặng người nín thinh thì đấy là lúc đứa trẻ bần thần tuyệt vọng nhất. Sau cơn chấn động như 1954 hay 1975, chúng ta đều lặng người trong tê tái.

    Nhưng các nhạc sĩ của chúng ta lại khác bầy trẻ. Họ không nín lặng mà khóc bằng nhạc.

    Cảm hứng viết nhạc hoài hương có sẵn trong tâm khảm đã từ biến cố 54 đưa tới nhiều ca khúc về cố hương. Không kể những bài đã có từ trước như “Ôi Quê Xưa” của Dương Thiệu Tước, “Tình Hoài Hương” của Phạm Duy hay “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, chúng ta nhớ lại “Khóc Biệt Kinh Kỳ” và “Bên Bờ Ðại Dương” của Hoàng Trọng, “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ, “Bóng Quê Xưa” của Nhật Bằng và “Tìm Về Bến Xưa” hay “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền, v.v....

    Ðan Thọ và Nguyễn Hiền là hai nhạc sĩ có nhiều tác phẩm về nỗi hoài niệm quê hương đã mất kể từ thời 54.
    Ngày nay, Ðan Thọ vẫn còn và có lẽ không quên sự thổn thức của 60 năm trước.

    Ngồi nhớ và nghe lại thì sau biến cố Genève 54, các nhạc sĩ của chúng ta còn bị giằng xé theo một cách khác. Nhiều người vẫn tin vào một ngày trở về.

    “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành là tác phẩm đẹp nhất của đề tài này. Ngoài lời một được gợi lên từ một bài thơ, lời hai của chính tác giả trong điệp khúc có âm điệu khải hoàn ca: “ngoài chân mây xa bừng lên muôn ánh hào quang” vì đấy là lúc giấc mơ đã thành, là “cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương.”...

    Người khác thì khám phá và hát mừng sự bao la choáng ngợp của miền đất mới.

    Vào Nam từ trước, Phạm Ðình Chương sớm ngợi ca miền Nam đôn hậu từ hình ảnh Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Rồi qua năm 1955, ông chấm nơi này là “Ðất Lành” và hát về mối tình Nam-Bắc một nhà: “Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa. Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu. Ðồi nương thương sức cần lao, se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu”...

    Cũng trong dòng nhạc đó, trường ca “Con Ðường Cái Quan” do Phạm Duy thai nghén từ năm 54 tại Paris và hoàn thành về sau ở trong Nam đã có những giai điệu “tốt tươi” nhất - chữ “tốt tươi” là của ông - là từ đoạn 16 trở về sau, khi chàng lữ khách mơ giấc hải hồ vào tới trong Nam!

    Trong số nhạc sĩ di cư, Hoàng Trọng nổi danh từ đất Nam Ðịnh với nhiều ca khúc luyến nhớ. Sau khi vào Nam, từ “Mộng Ngày Hồi Hương” năm 1956, ông hòa vào niềm vui mới qua bài “Ðẹp Mùa Yên Vui” sáng tác năm 1958 với lời từ của Hồ Ðình Phương: “Miền Nam mưa nắng giao hòa, Câu hát câu hò say trời quê đẹp như gấm hoa...”

    Sự giằng xé dễ hiểu mà đáng thương của người viết nhạc diễn tả tâm tình day dứt của chúng ta giữa cái cũ đã mất và cái mới đã thành đời sống thật.

    Ngồi hát lại trong tâm tưởng, “Con Ðường Cái Quan” đã từ đoạn Cửu Long Giang mà hò “Về Miền Nam” và dẫn tới đoạn kết là “Ðường Ði Ðã Tới.” “Về Miền Nam” cũng là tên ca khúc của Trọng Khương. Chúng ta không đi nữa mà về. Thâm tâm hát mừng như vậy thật, chứ không vì sự tuyên truyền của loại nhạc cổ động, mà dẫu gì thì hai miền vẫn chung một đất nước.

    Rồi thời gian và sự tự do của miền Nam hàn gắn tất cả và dẫn tân nhạc qua một thế giới khác lạ.

    Sau khi đất nước chia đôi, trong số đông đảo các nhạc sĩ và ca sĩ di cư vào Nam có nhiều nhạc công cự phách. Nhạc khúc mới và cách trình diễn tân kỳ thổi gió mới vào nhạc qua đài phát thanh, phần phụ diễn văn nghệ của phim chiếu bóng rồi đại nhạc hội và phòng trà hay khiêu vũ trường...

    Khác bộ môn văn chương là nơi mà lối viết của dân miền Nam làm phong thái chân phương của nhà văn miền Bắc trở thành sống động hơn, với những đối thoại rất gần với thực tế ngoài đời, bộ môn tân nhạc ở miền Nam lại tiếp nhận tính chất trang nhã nhiều khi cầu kỳ của ca nhạc sĩ di cư từ miền Bắc. Nghệ sĩ di cư như Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Anh Ngọc cùng các ban nhạc và lối hòa âm đã thật sự làm tân nhạc miền Nam đổi khác. Từ đó, các nhạc sĩ trong Nam không còn viết như trước nữa, nhiều ca sĩ cũng trình bày theo giọng Bắc.

    Sau đấy còn có sự đóng góp của đông đảo thi sĩ di cư từ miền Bắc, và cả các nhà thơ tòng quân nhập ngũ, khiến nghệ thuật phổ thơ vào nhạc còn đem lại một phong thái khác hẳn cái thời mà chúng ta gọi là “tiền chiến.”

    Cũng từ đấy, người nghe khó phân biệt được sáng tác Y Vân, Nguyễn Văn Ðông, Lê Dinh, Minh Kỳ hay Lam Phương với ca khúc của nhạc sĩ di cư đất Bắc. Nếu có khác thì đấy là giữa thể loại ca khúc của thành phố thanh bình, có men rượu, khói thuốc và cả một chút Paris, với nhạc chân quê hay nhạc của người lính thời chiến.

    Cho đến khi Nam Bắc thật sự là một nhà, và khi nền tân nhạc hết phân biệt hậu phương hay tiền tuyến thì chúng ta gặp cuộc đổi đời thứ hai, biến cố 1975. Lần này cũng vẫn phong ba giông tố, nhưng không là một nơi chốn mới của quê hương mà là một sự giã biệt bi thảm hơn. Sang năm, chúng ta sẽ viết lại chuyện này....

    ***

    Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.

    Không vì “yêu sách” của tờ báo mà vì yêu nhạc, Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn...”


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.U88BI0BuRy0

  12. 3 thành viên Like bài viết này:


  13. #530
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Bài của tác giả Quỳnh Dao mà lão Kền dẫn, khó đọc quá, văn chương hoa mỹ và cầu kỳ, một nhận xét khác về nền âm nhạc đương đại dễ đọc hơn nè:


    Tản mạn: Nhạc Việt ngày nay

    (Bài của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn)

    Hôm nay, có dịp đọc bài phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh, có nhiều ý mà tôi nghĩ nhạc sĩ đang nói cho mình. (Xin nói thêm anh nhạc sĩ này có khả năng viết rất tốt và có nhiều ý tưởng hay). Theo tôi, nhạc Việt ngày nay thiếu chất sang trọng của nghệ thuật, và thay vào đó là những “sáng tác” bắt chước nước ngoài nhưng lời ca thì dung tục và nhảm nhí.

    Dĩ nhiên, âm nhạc sau 1975 cũng có bài hay, nhưng rất tiếc con số đó hình như không nhiều. Thay vào đó là những ca khúc có vẻ như thương mại hoá, “mì ăn liền”, mà đọc tựa đề đã làm cho người ta chẳng hiểu gì cả. Chẳng hạn như “Anh ba Khía” , “Ông xã, bà xã”, “Quen một ngày cho vui”, “Em có thể làm bạn gái anh không”, v.v. Người ta tỏ ra “bình dị”, nhưng sự thật là nó phản ảnh tính lố bịch.

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh kể lại câu chuyện ông gặp Nhạc sĩ Phạm Duy và muốn nghe ông bình luận về âm nhạc ngày nay. Nhạc sĩ Phạm Duy nói “Nhiều năm trước, chúng ta nghe âm nhạc bằng trái tim còn ngày nay chúng ta nghe âm nhạc ngoài da.” Có thể hiểu “ngoài da” là sự hời hợt và tính chất thương mại của âm nhạc, và cái ngoài da này nó lấn át những ý nghĩa tốt đẹp nhất của âm nhạc. Càng suy nghĩ về ý này tôi thấy rất đúng với thực tế hiện nay. Thử tìm hiểu bài “Giá như chưa từng quen”, có những câu như:

    Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
    Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa

    Ca khúc này “mô phỏng” theo một ca khúc trước 1975 là “Nếu ta đừng quen nhau”, nhưng lời ca theo tôi thì ý nhị hơn nhiều:

    Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
    Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu

    Đúng là ngày xưa chúng ta nghe nhạc bằng trái tim, còn bây giờ họ nghe nhạc “ngoài da”. Nhạc ngày xưa có âm điệu, tha thiết, du dương; còn nhạc ngày nay phần lớn là một sự hỗ lốn từ những nốt nhạc. Do đó, chẳng ai có thể nhớ nỗi một ca khúc sau này. Có lẽ một ca khúc làm người ta có thể nhớ, nhưng là loại nhớ … tào lao:

    Dậy đi mua đồ nấu canh chua
    Về cho ba mầy bữa cơm trưa

    Lần đầu tiên nghe qua bài này, tôi ngỡ ngàng về tính nhảm nhí và dung tục của nó. Không ngờ những câu chữ như thế mà cấu thành một bài nhạc, một tác phẩm nghệ thuật. Thật là tào lao! Đó là những tín hiệu về sự suy thoái văn hoá. Suy thoái kinh tế thì có thể vực dậy vài năm, nhưng suy thoái văn hoá thì cần vài thế hệ để phục hồi. Thật ra, có thể nói tình trạng suy thoái văn hoá đã nhen nhúm từ những 40 năm trước, nên thời gian phục hồi có lẽ cả thế kỉ.



    Link bài phỏng vấn nhạc sỹ Tuấn Khanh:
    Code:
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/the-virtue-of-mus-is-forg-07202014063939.html
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  14. 3 thành viên Like bài viết này:


Trang 53 / 55 FirstFirst ... 48505152535455 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •