Trang 1 / 4 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 31
  1. #1
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts

    Cảnh đẹp Tây Nguyên!

    Tây Nguyên, vùng cao nguyên hoang sơ với những con người cảnh quan mộc mạc bình dị nhưng cũng vô cùng hùng vĩ. Tất cả những nét đặc trưng văn hoá ấy có thể nay mai không còn nữa, vì vậy Bin lập bích này mong được bà con cùng sưu tầm các cảnh quan, văn hoá, con người của vùng đất tươi đẹp này

    1. Thác Gia Long: Những người dân địa phương sống lâu năm ở đây kể rằng thác có tên Gia Long chính là bắt nguồn từ việc vua Gia Long đã từng thưởng ngoạn cảnh thác và cho xây một cây cầu bắc ngang dòng suối nơi chân thác


    Thác Gia Long gắn liền với sự tích vua Gia Long tới đây ngoạn cảnh


    Vua Gia Long đã từng thưởng ngoạn cảnh thác và cho xây một cây cầu bắc ngang dòng suối nơi chân thác

    Thác Gia Long cao khoảng 30m, rộng khoảng 100m. Quanh thác là rừng xanh ôm vào lòng hồ tắm tiên rộng khoảng 100m2 êm ả làn nước trong xanh chảy ra từ trong núi.
    Cảnh vật nơi đây hội tụ đủ hồ và thác, khung cảnh thơ mộng, tiếng chim ríu rít gọi nhau trên những cành cây. Thác Gia Long, nơi đây là một điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn và thú vị đối với những du khách muốn khám phá thiên nhiên.

    Đêm ở thác trăng dát bạc lung linh kỳ ảo, ngồi bên ché rượu cần dậy men rừng quyện với cơm lam dẻo thơm và thịt heo rừng nướng thơm nức, lắng nghe ngọn thác hát vang vọng bài ca đại ngàn, tưởng không còn lạc thú nào hơn.

    2. Sông Serepôk: (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một chi lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km[1], trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.


    Sông Serepôk, đoạn chảy qua Bản Đôn, Việt Nam.

    Thác Đray sáp trên sông Serepôk


    Thác Dray Sap còn có nghĩa là Thác khói

    3. Nhà Rông:





    4. Cồng Chiêng:







    5. Nhà Mồ:







    6. Lễ hội:


    Hội tuốt lúa




    Hội đua voi.


    Du lịch
    Được sửa bởi Osama Binladen lúc 14:44 ngày 15-03-2009
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    02-01-2009
    Bài viết
    156
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Mai mốt toàn cờ TQ cấm trên ấy không biết còn đẹp như vậy hem ta.

  3. #3
    Tham gia
    20-09-2006
    Bài viết
    883
    Like
    84
    Thanked 71 Times in 37 Posts
    đẹp cỡ Hoàng Sa ....

  4. #4
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Nhìn mấy cái thác đẹp thật, chả kém gì thác Bản Giốc

  5. #5
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post

    5. Nhà Mồ:







    Hình trên: cho vợ coi cái này, mụ ấy bảo cái thằng cha bên trái giống mình i chang, hic hic hic Đã thế ông chuyển sang hút thuốc lào cho nó giống hẳn, grừ grừ.

    Hình dưới: Để dành cái này, mai mốt đem ra đấu với lão Dê
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. #6
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    cái hình trên là uống rượu cần mà già. Kiểu này phải đưa lão lên tây nguyên sống quá

  7. #7
    Tham gia
    18-07-2008
    Bài viết
    473
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bác nào muốn nhậu cứ việc lên đó, rượu chẳng bao giờ thiếu... nhậu sướng luôn!

  8. #8
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Khi nào bác Dê dẫn bác Kiệt làm chuyến du hí Tây Nguyên đê rồi chụp nhiều hình cho bà con nghía với
    Quote Được gửi bởi Vĩnh Thắng View Post
    Bác nào muốn nhậu cứ việc lên đó, rượu chẳng bao giờ thiếu... nhậu sướng luôn!
    7. Bản Đôn:
    Đúng rồi, Nghe nói có rượu Rượu A Ma Công Được ngâm từ thang thuốc gồm độc nhất lá và thân, rễ cây Trơng, một loài cây mọc trong rừng sâu Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất tế nhị và được báo chí nhắc đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một món quà quý mang đậm chất Bản Đôn.

    Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến năm 2007 ông khoảng 90 tuổi đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi Khun Yu Nốb, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên 100 con voi. Người Bản Đôn nói rằng với bài thuốc của mình năm 75 tuổi A Ma Công vẫn rất cường tráng còn lấy thêm người vợ thứ tư và sinh được một con trai.


    Nhà ông A Ma Công


    Chiếc mâm đồng kỷ vật của Vua Voi Bản Đôn

    Mộ vua Voi ở Bản Đôn

    Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn

    Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc.

    Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện Buôn Đôn gồm các khu du lịch thác Bảy Nhánh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Cầu treo, hồ Đăk Min, vườn cảnh Trohbư...

    Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó là Tháp chàm Yang Prong - Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.

    Sự năng động trong khai thác du lịch hiện nay đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của Du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk.

    Dựa trên những giá trị văn hóa như truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; các di tích, thắng cảnh, lợi thế rừng quốc gia và các món ăn đặc sản rất đặc trưng như thịt rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các loài cá sông đặc sản như cá lăng, cá mõm trâu với rượu cần, rượu Ama Công. Ngành du lịch ở Bản Đôn hiện tại rất phát triển với các sản phẩm ăn khách như tham quan vườn quốc gia Yok Đôn, mộ Vua Voi, nhà sàn cổ, cầu treo, hội đua voi hoặc cưỡi voi lội qua sông Serepôk, nghe đánh cồng chiêng...


    Một thoáng Bản Đôn


    Nhà sàn gỗ đặc trưng ở Bản Đôn
    Được sửa bởi Osama Binladen lúc 15:03 ngày 15-03-2009

  9. #9
    Tham gia
    18-07-2008
    Bài viết
    473
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post

    Nhà sàn gỗ đặc trưng ở Bản Đôn
    [/center]
    Cái nhà này thì em biết nè, là nhà cổ mấy trăm năm tuổi gì đó nằm trong khu du lịch Bản Đôn ở Đắc Lắc, đi cũng vài lần, có lần đi cùng bác Hiệp Vũng Tàu, tối ngủ bụi ở đó, thằng chả ghẹo gái rồi đi ngủ sớm, làm mình em xử hết 1 bình A Ma Công, xỉn tè le luôn...

    Còn lần sau nữa là đi bụi bằng xe máy, em bị lạc đường trong rừng tới gần tối mịt mới về được Buôn Ma Thuộc, thấy cái bản ranh giới thành phố Buôn Ma Thuộc, mừng quá, tấp xe vào, lạy như tế sao... xung quanh cũng may ko có ai, chứ mắc công người ta tưởng em bị ma nhập thì giờ này ko ngồi đây xạo sự! Hehe...



    Tự nhiên coi mấy cái hình này thấy nhớ ghê. À, có một thực tế phũ phàng là tây nguyên thực ra đẹp theo kiểu khác, khác rất nhiều với những chiếc áo dân tộc, những cồng chiên mà các bác thấy. Tại một số làng, hiếm hoi may mắn lắm thì các bác sẽ được thấy thanh niên chơi cồng chiên, nhưng cũng không mặc đồ dân tộc đóng khố như cái bác nghĩ đâu, toàn quần jean áo thun. Gọi là hiếm hoi vì đa số làng hiện nay không còn bộ cồng chiên nào cả, bị ăn trộm lấy hết rồi.

  10. #10
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Bác Thả Gà được xơi rượu A Ma Công rồi về Sì Gòn có thấy công lực tăng như có ma đẩy ko

    Công nhận giờ các làng bản của các dân tộc thiểu số đã hiếm thấy thanh niên mặc váy áo truyền thống (người già họ vẫn mặc). Còn về cồng chiêng như bác Thắng nói bị chôm hết thì tiếc quá nhỉ

    Bác nên làm thêm chuyến du hí Tây Nguyên sớm sớm vào, cố tìm cái gì còn sót lại chụp hình mang về cho bà con nghía với

    8. Đàn T’rưng: Sẽ là thiếu sót lớn nếu nói đến Tây Nguyên không nhắc đến đàn T'rưng


    T'rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na. Cái tên "t'rưng" xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với mọi người. Đàn t'rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác nhau. Đàn t'rưng chuyên nghiệp có khoảng 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn (loại đàn t'rưng dân gian chỉ có 5 ống với cách xếp ngược lại, ống trên cao lớn rồi đi dần xuống là những ống nhỏ hơn). Nhìn chung, ống có đường kính từ 3 đến 4cm, dài từ 40 đến 70cm. Mỗi đầu ống đều bịt kín do còn nguyên các đầu mấu, đầu kia đuợc gọt vát một phần ống để tạo âm theo chuỗi hàng âm của người dân tộc. Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạp thành âm thanh cao thấp khác nhau tùy độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. Những ống to và dài phát ra âm trầm, còn những ống nhỏ và ngắn có âm cao. Âm sắc của đàn t'rưng hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt. Nghe tiếng đàn t'rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.

    Đàn t'rưng có âm vực rộng gần 3 quãng tám. Kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ này khá đơn giản, dùng dùi (bằng tre hoặc gỗ) gõ vào ống để tạo ra âm thanh; có thể đánh ngón vê, ngón á giống như chơi đàn tam thập lục, gõ nhanh chậm đều tốt; có thể đánh chồng âm hoặc đồng âm nhưng 2 nốt cách nhau 1 quãng tám.

    Theo truyền thống, t'rưng là nhạc cụ do nam giới sử dụng, chỉ được chơi trên nương rẫy, kiêng cữ đánh trong nhà và trong làng. Vì người dân tộc tin rằng trong mỗi ống đàn có một vị thần cư trú, giúp con người bảo vệ cây trồng trên rẫy. Ngày xưa, người ta dùng tiếng đàn t'rưng để xua đuổi chim, thú trong lúc canh lúa, nếu đánh trong nhà thì t'rưng sẽ đuổi hồn gia súc, gia cầm khiến chúng sợ mà không lớn lên hoặc không sinh sản được. Song hiện nay, ta thấy trên các sân khấu chuyên nghiệp, người chơi đàn t'rưng thường là nữ giới.

    http://www.youtube.com/watch?v=a54TYDwDRp0
    Được sửa bởi Osama Binladen lúc 20:28 ngày 14-03-2009

Trang 1 / 4 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •