Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    16-09-2008
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    456
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Vũ khí chống nạn 'xả rác SMS' là quản lý thuê bao trả trước

    Với vô số SIM khuyến mại có tài khoản gấp 2-3 lần số tiền bỏ ra mua, không chỉ công ty lớn mà cả các cửa hàng và dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ cũng đều tận dụng để phát tán tin nhắn quảng cáo rồi vứt SIM đi.

    Các mạng di động vẫn có những đợt SIM chứa tài khoản 150.000 - 160.000 đồng bán với giá chưa tới 50.000 đồng. Điều này mang lại lợi ích cho nhiều người dân nhưng cũng bị một số đơn vị kinh doanh lợi dụng để phát tán SMS có nội dung gây khó chịu cho người nhận, thậm chí lừa đảo.

    "Sau kỳ nghỉ tết Kỷ Sửu, tôi thấy lượng tin nhắn rác gửi đến máy của mình tăng lên hơn trước", chị Ngân, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, cho biết. "Hầu hết tin nhắn đều có nội dung quảng bá cho dịch vụ xem bói đầu năm, tặng ảnh bikini hay tặng quà gì đó. Tôi gọi lại cho số điện thoại đó để phàn nàn thì không được".

    Một tin nhắn spam mà chị Ngân nhận được trong đầu năm mới. Ảnh: V.T.

    Hiện tại, trong hợp đồng thuê đầu số 8*** hay 6***, những nhà cung cấp dịch vụ nội dung SMS đều không được phép quảng bá cho chính dịch vụ của mình qua đầu số đã thuê. "Nếu các đơn vị này tự quảng bá cho mình là họ phạm luật và sẽ bị xử lý khi cơ quan điều tra thu thập đủ chứng cớ", ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, cho biết. Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước và Tiếp thị của MobiFone, cũng cho hay trong thỏa thuận của đối tác thuê đầu số với công ty này, MobiFone không cho phép các nhà cung cấp nội dung gửi tin nhắn quảng cáo từ đầu số dịch vụ đến khách hàng.

    Điều này có nghĩa là các bên cung cấp dịch vụ nội dung phải quảng bá cho dịch vụ của họ thông qua những hình thức quảng cáo khác ngoài đầu số SMS, như trên báo điện tử, báo in, truyền hình... Tuy nhiên, sức hấp dẫn của quảng bá qua SMS quá lớn (chi phí rẻ nhờ SIM rẻ, modem GSM để phát tán GSM cũng chỉ khoảng 2-3 triệu đồng), khiến các đơn vị kinh doanh dùng SIM trả trước để phát tán tin nhắn đi với số lượng hàng trăm đến hàng nghìn SMS (một modem GSM trung bình có khả năng phát tán 600 - 1.500 SMS/giờ).

    Tuy nhiên, khi VnExpress liên hệ với đơn vị quản lý đầu số dịch vụ xuất hiện trong một tin nhắn spam về cờ bạc xuất phát từ số điện thoại di động cá nhân, Giám đốc công ty đã phủ nhận tin nhắn này là do họ gửi đi. "Có thể đó là từ một đối thủ cạnh tranh muốn gây khó khăn cho chúng tôi và đã nhắn những tin như thế", vị Giám đốc này nói. "Không xác định được số thuê bao của ai nên chúng tôi không quy được trách nhiệm cho ai".

    Trên thực tế, một đơn vị thuê nhiều đầu số (dải đầu số) của nhà cung cấp viễn thông còn cho các đối tác khác thuê lại đầu số để cung cấp nội dung. Ví dụ, một đơn vị thuê dải 1x00 của nhà cung cấp viễn thông có thể cho đơn vị A thuê số 1100, đơn vị B thuê 1200... Khi số lượng đối tác phát triển nhiều, cộng với sự tiếp cận dễ dàng của dịch vụ nhắn tin hàng loạt, đơn vị thuê và quản lý dải đầu số đó cũng không thể kiểm soát hết nội dung tin nhắn do các đối tác gửi đi, trong khi trách nhiệm quản lý nội dung vẫn thuộc về chính bản thân đơn vị này.

    "Chúng tôi mong muốn nhà nước quản lý thật chặt thuê bao trả trước. Mỗi số điện thoại di động phải gắn liền với một cá nhân hoặc pháp nhân để khi có vấn đề gì xảy ra, các bên liên quan có thể tra cứu và quy trách nhiệm rõ ràng", một Giám đốc bày tỏ. "Điều này sẽ giúp chúng tôi quản lý đối tác thuê lại đầu số dễ hơn, khiến họ hoạt động có trách nhiệm hơn và chúng tôi cũng tránh được điều tiếng không hay".

    Dù vậy, trong chiến dịch đối phó với nạn "xả rác SMS", quản lý thuê bao trả trước là việc cần làm nhưng chưa đủ. "Trên mạng Internet có nhiều trang web cho phép nhắn tin hàng loạt tới điện thoại người sử dụng với số thuê bao gửi đi là bất kỳ số nào mà người gửi điền vào, khiến những kẻ muốn lừa đảo, trục lợi qua SMS vẫn có thể tìm kiếm cơ hội", một chuyên gia bảo mật cho biết. "Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải tìm cách tăng cường bảo đảm an ninh cho mạng và ngăn chặn những cổng nhắn tin này".

    Trong báo cáo thứ hạng cạnh tranh CNTT toàn cầu của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm BSA và Cơ quan tình báo kinh tế EIU công bố hôm 24/2 vừa qua, các chuyên gia kiến nghị cần có khung luật quản lý spam (gồm e-mail, tin nhắn qua điện thoại...) chặt chẽ để làm trong sạch môi trường mạng và tăng tính cạnh tranh CNTT của Việt Nam (hiện chỉ đứng thứ 61/66 quốc gia).

    (theo vnexpress)
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    15-04-2009
    Bài viết
    24
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Phải có sự tiếp tay từ chính các công ty viễn thông thì mới có tình trang loạn Spam tin nhắn như hiện nay.
    Các công ty cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn về dịch vụ này

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •