Hiển thị kết quả từ 1 đến 5 / 5
  1. #1
    su30mk Guest

    Từ ban nhạc "nhái" đến... văn hóa xài đồ "nhái"

    Còn đôi chút gợn, nhưng có thể nói ban nhạc "tribute" FABBA của Australia đã... "nhái" thành công hình tượng ban nhạc huyền thoại ABBA của Thụy Điển.

    Họ đã chứng minh được trước khán giả Hà Nội và TPHCM trong hai đêm diễn thú vị vào tối 13 và 14/2 rằng: Nếu có "nhái" thì "nhái" để kế thừa, nâng cao chứ không phải để hạ thấp chính mình và phiên bản gốc!

    FABBA "nhái" thế nào?

    FABBA - bản sao của ABBA diễn hết mình trên sân khấu Việt (Ảnh: Dân Trí)

    Từ "tribute" trong tiếng Anh có nghĩa là đồ cống nạp hoặc hiện vật hay lời nói để tỏ lòng kính trọng. Ban nhạc tribute như FABBA (nhái ABBA), Beatels (nhái Beatles)... theo nghĩa hiểu của Australia - đất nước của những ban nhạc "nhái" - tức là ban nhạc tái hiện lại hình ảnh của những cây đại thụ đã trở thành huyền thoại hoặc thành danh đi trước, để tỏ lòng kính trọng, ngưỡng mộ.

    Ngay cách dùng từ "ban nhạc tribute" ấy đã cho thấy sự phân tách rành mạch chuyện "nhái" được định hình theo hướng tích cực chứ không phải copy, sao chép trắng trợn, vô lối.

    Tư tưởng chăm chăm làm "nhái" là sự quay lưng với sáng tạo; nếu làm "nhái" quá đáng, bất tuân quyền sở hữu trí tuệ của người khác sẽ làm cho môi trường nghệ thuật bị vẩn đục, rộng hơn là xã hội thiếu sinh khí cho sự kiến tạo những điều mới mẻ, những giá trị độc đáo, khác lạ.
    Sang VN trình diễn đúng dịp Valentine sau một lần lỗi hẹn, FABBA không ngại giới thiệu mình là "ban nhạc tribute". Hình ảnh FABBA với những thành viên mà họ "đóng vai" luôn được đề cao và nhắc tới với sự trân trọng.

    Và 4 thành viên chủ chốt của FABBA là Anthea Johnson (vai Frida - trưởng nhóm), Robyn Larymore (vai Angetha), Tim Johnson (vai Bjorn) và Danny (vai Benny) cũng cho biết ABBA luôn tự hào về họ.

    Điều này ngỡ như mẫu thuẫn vì những gì là bắt chước thì luôn bị nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm. Với FABBA, nếu không dùng từ "nhái" hay "bắt chước" thì người ta vẫn gọi họ là một phiên bản của ABBA trên sân khấu.

    Nhưng chính trên sân khấu Việt, ban nhạc "nhái" này đã chứng minh được họ đã khiến khán giả thấy nhớ ABBA và trân trọng hơn những gì mà ban nhạc cựu trào tạo dựng được từ những năm 70 của thế kỷ trước.


    Rất nhiều khán giả nước ngoài đi xem FABBA hát nhạc ABBA (Ảnh: Kidu)

    Không có cặp đôi nữ ca sĩ với âm vực rộng như ABBA, bộ đôi nhạc sĩ tài năng hay một điều đặc biệt không thể "nhái" là sự duyên dáng, cuốn hút như "tiền nhân"; nhưng nhờ hàng chục năm "ngấm" nhạc ABBA, "hậu duệ" FABBA (thành lập năm 1996) đã đem được tinh thần của những ca khúc bất hủ của ABBA đến với khán giả (phải bỏ ra đến 600.000 đồng để có được một chiếc vé xem).

    Cách hát, bản phối, phục trang, lối biểu diễn của FABBA không bị "phăng" quá đà hay đưa vào những phá cách đến mức khán giả không thể nhận ra mình đang sống với những giai điệu của ABBA - ban nhạc đã tuyên bố không bao giờ tái hợp.

    Trong cả hai đêm diễn ở Hà Nội và TPHCM, FABBA hát khoảng 25, 26 ca khúc xen lẫn với những đoạn hồi tưởng về ABBA xưa. Riêng ở Hà Nội, phần đầu chương trình hơi buồn tẻ nhưng về sau hàng trăm khán giả, kể cả khán giả trung tuổi, đã rất tự nhiên đứng lên lắc lư, hào hứng nhảy múa cùng họ. Đó là điều không phải chương trình biểu diễn nào ở VN cũng có được.



    Khán giả "phê" với những giai điệu xưa...

    Những Waterloo, I have a dream, Money, money, money, Thanh you for music, Does your mother know, Honey, honey, Knowing me, knowing you, Mama mia, Fernado, Dancing Queen... đã được tái hiện hay nói cách khác được "nhái" khá kỹ càng với thái độ trân trọng những người đã sinh ra nó. Dù bước lùi xuống hay bước khỏi sân khấu, đến gần khán giả thì FABBA cũng đã làm được một việc là để khán giả thấy các tác phẩm âm nhạc gần gũi hơn với người nghe, người xem và không chỉ họ, ai cũng có thể hát theo với niềm yêu thích của mình.

    Những bản phối được FABBA sử dụng vẫn mang âm hưởng của những năm 70 với những gì đã có tính "đại chúng" rất cao (đến mức được coi như "kinh điển", đặc trưng); và giá trị đó chỉ có thể kế thừa, phát triển chứ khó có thể phủ định hay làm biến đổi.

    Trang phục họ sử dụng cũng không cầu kỳ mà hơi cổ điển. Họ hát đến bài thứ 20, khán giả vẫn muốn lắng nghe và đứng dậy hát chung càng nhiều... Đó là lúc người ta cùng nhau sử dụng một sản phẩm tốt, phù hợp với mình chứ không phải chủ quan, quên mất mình đang nghe gì, nghe ai hát hay "ăn theo" đồ "nhái".

    "Nhái" để nâng lên hay...?

    Một trường hợp từ đêm diễn "FABBA với những ca khúc bất hủ của ABBA" đã gợi lên nhiều suy tư về việc sáng tạo và sử dụng đồ "nhái" trong cuộc sống khi hiện nay giá trị thật đang bị lẫn lộn giữa những giá trị giả, sản phẩm gốc phải vật vã chống chọi với đồ "nhái", copy, sao chép.


    Họ đã diễn hết mình (Ảnh: Dân Trí)

    Ngay trong chương trình FABBA, rõ ràng là "biểu diễn thật", nhưng không biết có phải người ta nghĩ rằng "đi xem ban nhạc "nhái" hay không, mà theo nguồn tin từ Ban tổ chức, vé giả rất nhiều, việc cảnh báo người mua phải phát đi bằng loa ngay từ cổng (!).

    Đó là một ví dụ điển hình để thấy, nếu muốn "nhái" cũng cần có văn hóa.
    Nói chuyện "nhái" cũng là để thấy quý và trân trọng hơn những giá trị đích thực, cho dù luôn rất hiếm hoi và những sáng tạo có được do đổ bao mồ hôi, công sức.
    Riêng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật - dịch vụ, nếu nhái chỉ để ăn tiền, nhăng nhố, bất chấp khán giả và đối tượng bị "nhái" phản ứng ra sao như đã xảy ra rất nhiều - thì đó là việc gây tổn thương đến cả sản phẩm hay hình tượng mà người khác đã có công gây dựng; thể hiện sự coi thường công chúng, khán giả.

    Người ưa xài đồ nhái cũng khó có thể được coi là "sang", "sành" hay "đẳng cấp". Và ở đây cần phân biệt giữa "nhái", nhân bản theo kiểu nhượng quyền thương hiệu, sản xuất hàng loạt với làm giả phạm pháp, đi ngược lại lợi ích của chủ sở hữu.

    Khách du lịch nước ngoài, nếu đến một nước mà bị hoa mắt giữa đồ nhái, ví dụ rượu giả, tranh chép ẩu, tặng vật nhái, thời trang giả hiệu tràn lan... thì sản phẩm du lịch dễ bị mất lòng tin, hình ảnh bị lem luốc - những yếu tố cốt lõi để tạo nên uy tín và thương hiệu.


    Có những nơi không rõ là "được" hay "bị" coi là "thiên đường đồ nhái"...

    Trong showbiz Việt lâu nay rộ lên tình trạng "đạo" nhạc. Những tác phẩm sao nhái nhạc Tây, nhạc Tàu... vốn không hiếm gặp. Đã có những nhạc sĩ, ca si bị hệ lụy từ chuyện bê nguyên sáng tạo của người làm của mình, có người còn nằm trong "nghi án". Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, lưới trời lồng lộng, "hàng nhái" sẽ chẳng thể bền...

    Tư tưởng chăm chăm làm "nhái" là sự quay lưng với sáng tạo; nếu làm "nhái" quá đáng, bất tuân quyền sở hữu trí tuệ của người khác sẽ làm cho môi trường nghệ thuật bị vẩn đục, rộng hơn là xã hội thiếu sinh khí cho sự kiến tạo những điều mới mẻ, những giá trị độc đáo, khác lạ.

    Nếu nhái được hiểu và thực hiện theo hướng kế thừa, nâng cấp thì những hình tượng mới, phiên bản mới tốt đẹp, được hình tượng gốc hay người sáng tạo khởi nguồn đồng tình và hãnh diện, tự hào chứ không phải thấy bực mình, phải kiện cáo hay nổi giận.

    Như cách "nhái" của ban nhạc tribute FABBA, dù không phải không có người "dị ứng" với cách "tua lại" của họ nhưng khi đến với khán giả, họ đã không thể hiện tác phẩm méo mó, quá đà; vẫn đem được vào chương trình những bài hát về đất nước Australia, giới thiệu những đặc sắc của văn hóa nước họ bên cạnh những ca khúc, phần biểu diễn mà họ "cover" lại từ thần tượng ABBA.

    Nói chuyện "nhái" cũng là để thấy quý và trân trọng hơn những giá trị đích thực, cho dù luôn rất hiếm hoi và những sáng tạo có được do đổ bao mồ hôi, công sức.

    Nguồn: Tuần Việt Nam
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    07-01-2009
    Bài viết
    92
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nhưng quả thật là khi nghe ban nhạc Fabba này nhái lại các tác phẩm của ABBA thật thì hơi bị chán (nếu không nói là dỡ, với những người sành nghe và ái mộ ABBA) vì họ hát không hay bằng nguyên gốc nhưng được cái là nhiệt tình và chân thật !

  3. #3
    Tham gia
    02-07-2007
    Location
    10 Downing Xtr.
    Bài viết
    715
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Những band kiểu này nếu chỉ dừng ở mức độ phong trào thì hợp lý hơn là biểu diễn chuyên nghiệp.

  4. #4
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Có nhiều người còn chưa biết họ đã được ABBA thật thẩm định và cho phép làm bản sao của mình. Dĩ nhiên vấn đề bản quyền ăn chia không phải bàn cãi. Ở VN thì quen dùng từ "nhái" cho việc gian lận rồi.

  5. #5
    Tham gia
    10-11-2008
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Quote Được gửi bởi 'OR''=' View Post
    Trong showbiz Việt lâu nay rộ lên tình trạng "đạo" nhạc. Những tác phẩm sao nhái nhạc Tây, nhạc Tàu... vốn không hiếm gặp. Đã có những nhạc sĩ, ca si bị hệ lụy từ chuyện bê nguyên sáng tạo của người làm của mình, có người còn nằm trong "nghi án". Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, lưới trời lồng lộng, "hàng nhái" sẽ chẳng thể bền...
    .
    Nhạc VN bi giờ toàn chôm chỉa về. Scandal đầu còn ồn ào, chứ bi giờ chuyện đạo nhạc như chuyện thường ngày của huyện. Hix, ko biết tương lai của nhạc Việt rồi sẽ tới đâu.

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •