Hiển thị kết quả từ 1 đến 6 / 6
  1. #1
    Tham gia
    09-05-2008
    Bài viết
    525
    Like
    0
    Thanked 43 Times in 30 Posts

    Nặng gánh tha hương…

    Nặng gánh tha hương…

    (Dân trí) - Sài Gòn những ngày cận Tết, nhiều người mất đi cái vẻ hối hả ngày thường, lâu lâu cũng chậm rãi ngoái nhìn những hàng mai, chậu kiểng đượm mùi xuân ven phố. Nhưng thảng hoặc vẫn có những con người đang hối hả và lầm lũi bước.


    Bà Hơn không có ý định gác gánh hàng rong trong những ngày tết.

    Đã là ngày 26 tháng chạp âm lịch, tôi vẫn bắt gặp bà Hơn ở góc đường Phạm Ngọc Thạch - Lê Duẩn với gánh hàng bánh trái của mình. Dù đã hơn 60, hàng ngày bà vẫn gánh quang gánh trên vai, đi ruổi từ nhà trọ ở quận 4 qua cầu Ông Lãnh, dọc theo phố Nguyễn Thái Học để vào trung tâm TP bán.

    Vốn quê ở Bình Định, vào Sài Gòn bán hàng rong đã gần 10 năm nay nuôi cháu ăn học. Nay đứa cháu đã ra trường nhưng bà vẫn chưa bỏ gánh hàng rong này được; bởi lương công nhân của cháu không đủ lo cho bà, mà ở quê thì bà cũng chẳng làm được gì khác, thôi thì ráng bám trụ Sài Gòn.

    Mấy tháng trước có gặp thì bà bảo hai tháng bà về quê một lần để lấy hàng, sắp xếp về trước Tết để đón Tết cùng gia đình luôn, nhưng nay sao vẫn chưa về? Bà buồn bã cho hay: “Thằng cháu mất việc tháng trước nên nó không muốn về, nó đang chờ kiếm việc khác. Lúc này nó đang xin làm giữ xe cho quán ăn dịp tết nên bà cũng ở lại với nó luôn. Dù gì tết nhất cũng có hai bà cháu”.


    Lạc lõng giữa Sài Gòn.

    Và để không phải tiêu lạm vào cái khoản tiền còm cõi của cháu, bà vẫn phải tiếp tục quảy gánh hàng rong dù đã là những ngày cận tết. Nếu ở quê, những ngày này bà đã phải chuẩn bị bánh trái, sửa sang nhà cửa, tảo mộ ông bà… Nhưng ở Sài Gòn, bà chỉ biết quảy gánh hàng rong cho qua ngày, mà cũng là kiếm tiền độ nhật.

    Chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng, quê Hà Tĩnh, làm nghề buôn bán ve chai thì càng buồn hơn. Vì chị còn chồng và 2 đứa con nhỏ ở quê nhưng không được về đoàn tụ trong những ngày cuối năm này. Chị cho biết: “Về làm gì, nào là tiền ăn uống, xe pháo, quà cáp… Về chỉ có mấy ngày tết mà bay đứt mấy triệu bạc. Đã 3 năm rồi chị không về quê, chắc là sang năm cũng sắp xếp về một chuyến, nhưng không về dịp tết đâu, tốn kém lắm”.

    Trong nhóm ve chai dưới chân cầu Ông Lãnh của chị còn có 3 chị đồng hương cũng cùng chung cảnh tết xa nhà triền miên như chị, và một chị ở Quảng Nam, hai chị Nghệ An… Tất cả họ luôn thùm thùm trong chiếc áo công nhân xây dựng rộng thùng thình, mặt mũi quấn chặt bởi những tấm khăn, lầm lũi tháo, giũ từng sợi đồng, từng túi nilon... Họ cúi gầm mặt như giấu đi nỗi buồn tha hương, vất vả mưu sinh của mình.

    Chị Hồng chép miệng than: “Ở quê đi làm gạch cực gấp mấy lần ở đây mà có đủ ăn đâu, ngày làm giỏi lắm cũng chỉ kiếm được ba, bốn chục nghìn. Thôi thì, ngày nào người ta nghỉ mình làm được nhiều tiền hơn chứ tết nhất gì”.


    Chị Hồng: "Sẽ về nhà, nhưng không về vào dịp tết".

    Khi được hỏi về cái tết quê, ông Hồ Tứ chạy xe xích lô trên đường Phạm Ngũ Lão nhìn xa vắng: “Tôi bôn ba rời khỏi quê hương đã 40 năm rồi chú ơi, chiến tranh loạn lạc mà mình phải rời khỏi quê cha đất tổ. 40 năm lênh đênh không biết qua bao nhiêu tỉnh thành rồi mà có được sự nghiệp gì đâu; nhà thuê, chạy xe mướn thì làm sao dám về nhận mặt họ hàng…”.

    Sài Gòn náo nhiệt và giàu sang, ngày Tết càng được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ đèn hoa… Nhưng đâu đó ở những góc tối vẫn có những con người tha hương lầm lùi đi, lầm lũi nhặt nhạnh từng đồng. Ngày cuối năm, trên vai họ càng nặng gánh mưu sinh...

    Tùng Nguyên

    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    18-10-2007
    Bài viết
    734
    Like
    11
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Đấy là SG đây là HN nè Bác!
    Nấn ná ở lại vì... bộ quần áo mới cho con
    17:30' 22/01/2009 (GMT+7)
    - Cầu Mai Động những ngày cuối năm, chợ lao động đã thưa thớt người chờ việc. Kinh tế khó khăn kéo theo tình trạng không có việc làm đã khiến phần lớn những lao động quê xa lên đường về nhà hết cả. Chỉ còn hơn chục người cố nấn ná, bám trụ ở lại kiếm thêm chút tiền sắm Tết hoặc đơn giản chỉ là mong kiếm đủ lộ phí tàu xe về nhà.



    Nhịn ăn, ngủ đường để tiết kiệm



    27 Tết, ý định kiếm một cái Tết tươm tất đã trở nên xa vời với tất cả những lao động ở đây. Những người kiếm được chút ít hoặc không thể kiên nhẫn hơn đã lên đường về quê từ mấy hôm trước. Những người ở lại ai cũng có lý do cho riêng mình để nấn ná chưa về nhà.



    Những ngày này, nhóm người cửu vạn ở đây cũng chỉ trông chờ vào mấy công việc lặt vặt quanh chợ hoa Kim Ngưu như vận chuyển đào, quất... hay khuân vác ở các xe hàng. Thế nhưng công việc cũng không có nhiều, họ vẫn thường đùa nhau "có việc bây giờ chẳng khác nào trúng số".




    Chống cằm ngồi chờ việc.
    Ngồi túm tụm năm ba người lố nhố hai bên thành cầu Mai Động, khuôn mặt ai cũng mệt mỏi nhưng không bỏ sót bất cứ người đi đường nào dừng lại để tranh nhận việc.



    Vừa để ý tìm kiếm khách giữa dòng người đông đúc đi mua hoa, sắm Tết, anh Thu rít một hơi thuốc dài tâm sự: “Cũng muốn về nhà ngay chứ, Tết rộn ràng lắm rồi! Ngồi ở đây nhìn người ta đi lại sắm Tết túi lớn, túi bé là tôi nhớ nhà lắm. Quanh năm có mỗi dịp này là gia đình đông đủ, nhưng về nhà cũng phải mua cho con gái đôi dép, cái kẹp tóc chứ chả nhẽ lại về tay không. Mà tiền xe cộ cũng đã đủ đâu”.




    Anh Thuận đang nằm co ro ngủ ngoài đường.

    Anh Dũng thì tỏ ra lạc quan hơn: “Quanh năm quần quật như trâu như ngựa rồi, giờ chỉ muốn về nhà cho nhanh. Mà ở nhà chắc mẹ con nó cũng sắm sửa xong xuôi rồi. Tôi giờ chỉ mong kiếm mấy chục bạc lấy tiền tàu xe thôi. Thế mà đứng mấy hôm nay cũng không có việc. Suốt mười năm tôi làm ở đây, chưa năm nào ít việc như năm nay”.



    Những ngày này không có việc làm là tình trạng chung của tất cả các chợ lao động. Không có việc làm, không kiếm được ra tiền đã đành, mỗi ngày nấn ná ở lại Hà Nội cũng phải chi tiêu từ 20 - 50 nghìn đồng ăn uống và thuê chỗ ngủ. Thế nên, nhiều người đã tìm mọi cách để tiết kiệm tối đa chi phí.



    Để kiếm đủ tiền mua vé xe và một ít quà cho con gái, những thứ gì có thể cắt giảm được anh Thu đều cố gắng. Từ ăn ba bữa một ngày giảm xuống còn một bữa một ngày. Hai món chính là bánh mỳ và xôi thay phiên nhau. Hôm nào không kiếm được việc gì làm thì nhịn đói đi ngủ. “Tính mỗi bữa 10 nghìn đồng thì cũng tiết kiệm được khối” - anh Thu tâm sự.




    "Có việc bây giờ chẳng khác nào trúng số".
    Bên cạnh đó, thay vì thuê một chỗ ngủ qua đêm với giá 10 nghìn đồng, anh cùng vài người nữa làm tấm bạt kiếm chỗ nào ở ngoài đường kín gió ngủ tạm.



    Anh Thuận (Hà Tây), bạn đồng hành của anh Thu cho biết: “Nhà chủ cho trọ qua đêm cũng có cho ký sổ nợ, nhưng với tình hình thế này thì kiếm tiền đâu ra mà trả. Tôi cũng không thích nghe người ta nói lằng nhằng nên ra đường ngủ cho nó thoải mái. Mấy người ngủ với nhau cũng ấm ra phết, lại không mất tiền. Nhà trọ hay ngoài đường thì cũng chỉ khác nhau có tấm chiếu. Trong phòng trọ cũng làm gì có chăn”.



    Đi xin tiền để về quê!



    Những người ở lại, dù cùng làng hay thậm chí có họ hàng với nhau nhưng hễ ai kiếm đủ tiền là lên đường về quê ngay. Mùng 6 tháng Giêng, họ lại phải lục tục rời quê ra đây tiếp tục cái nghiệp nhọc nhằn này.



    Đến 29 Tết, dù kiếm được tiền hay không, tất cả những lao động ở đây đều sẽ lên đường về quê. Đó như là một cái hẹn chót của những người lao động ở “chợ người” Mai Động này với gia đình. Năm ngoái, những người về cuối cùng ai cũng dành dụm được một khoản kha khá cho vợ con sắm Tết, nhưng năm nay thì tình hình thật bi đát.




    Sốt ruột vì không kiếm được việc những ngày này, nhiều người đành phải chia tay nhóm để về quê sớm.

    Vì thế, mấy người ở đây đã nghĩ ra một “tuyệt chiêu” cuối cùng, đó là đi xin tiền. Đây có thể là cách kiếm tiền nhanh gọn nhất nhưng cũng bất đắc dĩ lắm họ mới làm.



    Anh Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết: “Không ai muốn thế cả anh ạ! Chúng tôi dù là thanh niên hay già cả cũng đều có sức vóc, có thể lao động kiếm ra đồng tiền, nhưng hoàn cảnh nó như thế. Nếu hết ngày nay vẫn không có việc làm, chắc chắn chúng tôi sẽ phải đi xin. Thôi thì một miếng khi đói bằng một gói khi no”.



    Anh Tú kể lại: “Mấy hôm trước, có người mua một cành đào Sơn La rất to ở chợ này rồi thuê 2 đứa thanh niên cùng xóm tôi vác về nhà với giá 50 nghìn. Rồi bọn nó đã xin tiền ông ấy và được cho mỗi đứa 100 nghìn. Ông còn hẹn ra Giêng quay lại vứt hộ cành đào, ông cho 50 nghìn đồng. Người tốt còn nhiều lắm nên bọn tôi cũng không lo không về được nhà”.

    Bài, ảnh: Quang Long

  3. #3
    Tham gia
    12-06-2003
    Location
    Hải phòng
    Bài viết
    2,485
    Like
    0
    Thanked 11 Times in 7 Posts
    các bác nặng gánh cái gì đang có cấm bán hàng rong trên vỉa hè (mất mĩ quan đường phố) mấy bà này gánh gồng thế này gọi 113 bắt hết như mấy ông đồ già bây giờ, nét văn hóa mà vi phạm quy định về trật tự đường hè còn bắt chứ gánh gồng thế kia không bắt mới lạ, kêu ca cái gì

  4. #4
    Tham gia
    30-11-2008
    Bài viết
    431
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi Lord_of_monsters View Post
    các bác nặng gánh cái gì đang có cấm bán hàng rong trên vỉa hè (mất mĩ quan đường phố) mấy bà này gánh gồng thế này gọi 113 bắt hết như mấy ông đồ già bây giờ, nét văn hóa mà vi phạm quy định về trật tự đường hè còn bắt chứ gánh gồng thế kia không bắt mới lạ, kêu ca cái gì
    Đúng rồi Đúng rồi Đúng rồi Đúng rồi Đúng rồi

    Hoan hô Hoan hô Hoan hô Hoan hô Hoan hô Hoan hô

  5. #5
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Chuyện cũ rồi,kể nghe chơi.
    Sáng sớm,những ngày giáp tết.Tôi ngồi uống cà phê ở bến Ninh kiều ( Cần Thơ).Từ quán nước ,tôi có thể nhìn về 1 gốc chợ và 1 phần khung cảnh thật đẹp của Bến Ninh Kiều .Và, phía trước mặt tôi là tượng đài của Vị Cha già kính yêu.
    Những ngày nầy chợ thêm đông ,nên chợ phải thêm chổ.Đầu chợ hơi kéo dài một khoãng nhưng BQL chợ thì không đòng ý dù chỉ vài giờ buổi sáng.Do đó , kẻ đuổi ,người chạy cứ diển ra.
    Ngồi chung bàn nước với tôi là anh cán bộ của BQL chợ, tôi biết anh gì bộ đòng phục màu xanh và qua xã giao trong bàn nước.Tôi và anh cùng nhìn rỏ một lực lượng đuổi chợ lôi kéo bà gánh hàng rong cháo thịt.Gánh hàng rong của bà bị lật và kéo lê trên đường.Cháo và nước tung tóe một đường dài.
    Tôi nhìn anh cán bộ BQL chợ hỏi đùa:
    - Tôi thí dụ,bà bán cháo đó là mẹ của anh thì anh thấy thế nào ?

    Anh ta không nói , không rằng,đúng lên trả tiền nước rồi đi thẳng về cơ quan.Tôi cũng không biết anh đã xử lý thế nào khi lực lượng đã bắt bà bán hàng rong về cơ quan BQL.
    Và, từ đó tôi không còn có dịp cùng anh uống nước chung bàn nửa !

  6. #6
    Tham gia
    18-10-2007
    Bài viết
    734
    Like
    11
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Chuyện cũ rồi,kể nghe chơi.
    Sáng sớm,những ngày giáp tết.Tôi ngồi uống cà phê ở bến Ninh kiều ( Cần Thơ).Từ quán nước ,tôi có thể nhìn về 1 gốc chợ và 1 phần khung cảnh thật đẹp của Bến Ninh Kiều .Và, phía trước mặt tôi là tượng đài của Vị Cha già kính yêu.
    Những ngày nầy chợ thêm đông ,nên chợ phải thêm chổ.Đầu chợ hơi kéo dài một khoãng nhưng BQL chợ thì không đòng ý dù chỉ vài giờ buổi sáng.Do đó , kẻ đuổi ,người chạy cứ diển ra.
    Ngồi chung bàn nước với tôi là anh cán bộ của BQL chợ, tôi biết anh gì bộ đòng phục màu xanh và qua xã giao trong bàn nước.Tôi và anh cùng nhìn rỏ một lực lượng đuổi chợ lôi kéo bà gánh hàng rong cháo thịt.Gánh hàng rong của bà bị lật và kéo lê trên đường.Cháo và nước tung tóe một đường dài.
    Tôi nhìn anh cán bộ BQL chợ hỏi đùa:
    - Tôi thí dụ,bà bán cháo đó là mẹ của anh thì anh thấy thế nào ?

    Anh ta không nói , không rằng,đúng lên trả tiền nước rồi đi thẳng về cơ quan.Tôi cũng không biết anh đã xử lý thế nào khi lực lượng đã bắt bà bán hàng rong về cơ quan BQL.
    Và, từ đó tôi không còn có dịp cùng anh uống nước chung bàn nửa !
    Chuyện hay và thấm thía . Tôi cũng đã từng chứng kiến (cách đây vài năm ) ở chỗ tôi BQL chợ cho 1 tên ra thu 1 thúng bánh tráng (bánh cuốn Giá trị bây giờ khoảng 5,70K VND)của 1 chị ( tạm gọi là cứng đầu)vào trụ sở BQL chợ vì tội chậm nộp tiền chỗ ngồi . Chuyện sẽ dừng lại nếu không có chi tiết này xảy ra : Vì bị tịch thu nên chị ta không có hàng để bán sau đó chị đi vay được đâu đó số tiền để nộp . Ra đến nơi phần vì bánh nguội và thấy " Hao hụt" quá nhiều chị ta chửi om lên : T S Bố nhà mày bà có một thúng bánh bán để kiếm gạo nuôi con ,ở nhà bà đếm được *** cái . Các bố trẻ , mẹ trẻ của chúng mày không ăn chó nhà bà cũng không ăn vậy con chó nào ăn đây hở các ông ,các bà... Thảm ! Đừng nói điều gì cao xa quá về Tổ Quốc , Đồng Bào các Bác ạ , nhiều khi chỉ có một miếng ăn rất nhỏ , rất nhỏ thôi mà người ta đối xử với nhau còn không ra gì vậy đừng bắt họ hiểu những cái to tát và trừu tượng quá các Bác nhỉ???

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •