Trang 1 / 4 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 33
  1. #1
    Tham gia
    07-01-2009
    Bài viết
    92
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Có nên bãi bỏ chức danh "Giáo sư - Tiến sĩ " ở VN

    Qua cái bài báo đăng tải các ý kiến nghiên cứu vô đối của các giáo sư - tiến sĩ như ở dưới đây, trong thời gian vừa rồi...Các bài nghiên cứu đó cũng có người đồng tình ủng hộ nhưng ngược lại cũng có không ít ý kiến phản bác, chê bai chống đối...

    Đó chính là những ý kiến đóng góp vô giá, đầy thổ huyết của các giáo sư tiến sĩ...mà có ai chịu nghe theo đâu .
    Vậy thì nên chăng ta bãi bỏ luôn các chức danh "Giáo sư -Tiến sĩ" tại VN luôn đi cho rồi...

    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/01/3BA0A5A2/

    Giáo sư Hà Đình Đức - Đề xuất dựng mốc Km 0 của Việt Nam tại Hồ Gươm


    Giáo sư Hà Đình Đức. Ảnh: Nguyễn Hưng.

    Giáo sư Hà Đình Đức, người có thâm niên hàng chục năm nghiên cứu văn hóa Hà Nội vừa có tờ trình gửi Chủ tịch UBND Hà Nội về việc dựng tháp Hà Nội - Km 0 ngay tại Hồ Gươm.

    Trong tờ trình gửi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, giáo sư Hà Đình Đức nêu rõ vai trò của không gian văn hóa Hồ Gươm trong tiến trình văn hóa 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Từ đây, các con đường tỏa đi mọi miền của Tổ quốc.

    Theo giáo sư Đức, dựng Km 0 là việc rất có ý nghĩa, nhiều nước trên thế giới đã dựng mốc này. "Mọi con đường ở Hà Nội đều lấy mốc từ Hồ Gươm, nhưng lại chưa cụ thể ở vị trí nào. Nếu có một địa điểm đích xác, cột mốc sẽ ghi dấu ấn sâu đậm cho du khách về văn hóa, lịch sử Việt Nam khi đến thăm Hà Nội, thăm Hồ Gươm", giáo sư Đức nói.

    Để minh họa cho ý tưởng của mình, giáo sư Đức đã phác thảo mô hình, địa điểm đặt Tháp Hà Nội - Km 0. Theo đó, vị trí cột mốc này nằm tại góc bờ Hồ đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền (ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng). Tháp hình trụ, diện tích 4-6 m2, cao khoảng 3 mét, làm bằng vật liệu đá quý trong nước. Trên tháp có logo kỷ niệm và hai dòng chữ Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010 và Hà Nội - Km 0.

    "Tính cả phần diện tích bao quanh cũng chưa tới 20 m2 nên tôi nghĩ việc dựng cột mốc này khá đơn giản. Nếu được phê duyệt thì nên tổ chức một cuộc thi thiết kế chọn mẫu đẹp nhất để dựng", giáo sư Đức đề xuất.

    Cũng theo giáo sư, khi trao đổi ý tưởng này mọi người, ông đã nhận được sự đồng tình từ phía những nhà khoa học, nhà văn hóa lớn ở Hà Nội như giáo sư Vũ Khiêu, giáo sư Phan Huy Lê...


    Theo giáo sư Hà Đình Đức, một cột mốc số 0 cụ thể ở Hồ Gươm sẽ tạo điểm nhấn cần thiết
    cho "trái tim của thủ đô". Ảnh: Nguyễn Hưng.

    Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 Thăng Long cho biết, thành phố đã tiếp nhận đề xuất của giáo sư Hà Đình Đức và giao cho Ban chỉ đạo xém xét, giải quyết. "Chúng tôi luôn hoan nghênh những ý tưởng góp phần làm đẹp hình ảnh thủ đô", ông Cường nói.

    Tuy nhiên, theo ông Cường, cụ thể hóa ý tưởng thành thực tế phải cẩn trọng vì bất cứ sự đụng chạm nào vào không gian Hồ Gươm cần được nghiên cứu kỹ. Ban chỉ đạo sẽ bàn bạc cùng các sở, ngành liên quan như Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Quy hoạch Kiến trúc… để có phương án cụ thể.

    "Thời điểm hiện tại đã cận Tết Nguyên đán nên chúng tôi dự tính ra Tết sẽ tổ chức họp bàn với các bên liên quan, nghe giáo sư Đức trình bày cụ thể ý tưởng của mình", ông Cường nói.


    Nguyễn Hưng
    http://tintuconline.com.vn/vn/vanhoa/243872/

    Tết xưa, Tết nay và tương lai ?
    ( Sẽ bỏ Tết cổ truyền VN )


    GS-TS dân tộc học Ngô Văn Lệ: Cuộc sống công nghiệp “dắt” chúng ta đi

    Muốn bỏ Tết cổ truyền cho phù hợp với cuộc sống hiện đại đang tuôn trào thì phải là sự đồng thuận của toàn xã hội, chứ không thể bằng biện pháp hành chính. Nhưng tôi tin khi VN chúng ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì không muốn bỏ cũng phải bỏ, bởi lúc đó cuộc sống công nghiệp “dắt” chúng ta đi, chứ không phải ta “dắt” cuộc sống đi. Ngày xưa “nông vụ tấn thời” nên “ngày làm tháng ăn”, còn xã hội công nghiệp có khi “một giờ làm, chục năm ăn”, vì thế không ai chịu bỏ lỡ thời cơ cả đâu. Do đó, tôi nghĩ chúng ta đừng bận tâm lắm về chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền. Cái gì đến ắt phải đến, có cưỡng cũng không được, có cầu cũng chẳng xong.
    Tết xưa, Tết nay và tương lai?

    Cái gì có lợi cho dân tộc, cho đất nước thì theo; cái gì không lợi cho dân tộc, cho đất nước, cho sự tiến bộ của loài người thì nên điều chỉnh cho phù hợp.
    Ngày xưa, nói đến Tết là nói đến “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Nhưng cuộc sống mỗi ngày mỗi khác, cái gì phù hợp với cuộc sống thì tồn tại; cái gì cản trở cuộc sống thì bị loại trừ. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.

    Hồn ở đâu bây giờ?

    Trước Cách mạng Tháng Tám, Vũ Đình Liên từng than: “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu” và người chuyên viết câu đối năm nào đành phải kiếm kế khác sinh nhai để cho nhà thơ thổn thức: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”. Câu hỏi dường như không có lời giải. Những năm gần đây, nhiều “ông đồ trẻ” muốn hồi phục câu đối đỏ ngày Tết, nhưng rồi phần lớn “Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay”. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là cuộc sống hôm nay có quá nhiều nơi vui chơi, nhiều chương trình văn nghệ qua các phương tiện nghe nhìn, nhiều tờ báo Tết với nội dung phong phú, trình bày đẹp mắt, giá cả cũng không phải là đắt so với mặt bằng thu nhập nên người ta dễ thưởng thức hơn là thưởng thức câu đối Tết. Bên cạnh đó, những “ông đồ trẻ” có mấy ai đủ khả năng cho câu đối Tết phù hợp với tâm trạng, với gia cảnh của người cần và cũng còn mấy ai thích thú với lối chơi chữ ấy, thích thú với nét thanh nét đậm cùng những phiên đới/ tập đới của loại chữ vuông?

    Cây nêu ngày tết

    Cây nêu cũng chỉ còn trong trí tưởng. Bây giờ ai có muốn phục hồi cũng chẳng biết phục hồi ra sao. Đọc trong sách vở thì mỗi người nói một phách, nên theo ai, không nên theo ai. Nhưng để làm gì? Thế kỷ XXI, chúng ta đang hướng đến một xã hội công nghiệp, làm gì có chuyện “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, làm gì có chuyện “tín hiệu báo cho ma quỷ biết đây là đất có chủ”, làm gì có chuyện “trang bị vũ khí (cung tên) và trò chơi tao nhã (bàn cờ) cho vị thần giữ cổng vui chơi, canh cửa trong ba ngày Tết”... Ngày xưa, gió mưa, hạn hán, bão lụt... “dở chứng” là do trời và con người chỉ biết lập đàn cúng bái; ngày nay, con người biết “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” thì làm gì còn chuyện cầu đảo, còn chuyện dựng nêu, hạ nêu. Và cây nêu ngày Tết đã theo tháng ngày đi vào quên lãng.
    Trong không khí Tết năm 1941, Đoàn Văn Cừ viết: “Bàn thờ hương cháy tỏa mùi/ Từng tràng pháo chuột nổ dài trong khuya”. Sau này, dân ta không chỉ biết pháo chuột mà còn cả pháo tống, pháo đùng. Nhiều trẻ em đi nhặt pháo, chơi pháo trong những ngày Tết bị thương ở mắt, ở tay không năm nào không có. Nhiều người bị bệnh về đường hô hấp càng khốn khổ với mùi thuốc pháo, nhất là trong đêm giao thừa. Và năm nào cũng xảy ra vài vụ cháy nổ do sản xuất, vận chuyển pháo, làm chết biết bao con người. Tháng 8-1994, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị cấm đốt pháo, cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán các loại pháo nổ và thuốc pháo nổ đã được sự đồng thuận của nhân dân. Hơn mười năm qua, trên suốt chiều dài đất nước, tràng pháo Tết trở thành xa lạ với mọi người.

    Phải thuận theo tự nhiên

    Như vậy, không khí Tết bây giờ so với ngày xưa chỉ còn thịt mỡ, dưa hành và bánh chưng xanh. Nhưng đời sống nhân dân ngày một khá hơn, cuộc sống tất bật hơn nên không mấy ai còn chung nhau một con heo hoặc ngồi canh nồi bánh chưng, bánh tét trong đêm trừ tịch, kể cả làm dưa hành, củ kiệu. Mọi thứ đã có ở chợ, ở các siêu thị vừa hợp theo tiêu chuẩn vệ sinh do Nhà nước ban hành vừa... ngon hơn mình làm và cũng... rẻ hơn, nhất là đỡ bỏ công vào những việc ấy không ít.

    Hình ảnh con trâu trong dịp Tết Kỷ Sửu 2009


    Sự bận rộn trước và trong Tết từ xưa đến nay không khác mấy. Trước Tết, nhà nhà đều lo lau dọn nhà cửa, bàn thờ và đi lễ cúng ông bà. Những ngày Tết thì có nơi quy định: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Có nơi, mọi việc lễ nghi đều dồn vào hai ngày đầu năm mới, còn ngày mùng ba Tết dành cho giới ăn mày. Chuyện lễ nghi nhớ đến ông bà, cha mẹ, anh em kẻ khuất người còn trong những ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Chim có tổ, người có tông. Không yêu gia đình, anh em, cha mẹ, ông bà thì làm sao dám mở miệng nói yêu Tổ quốc, yêu đồng bào? Nhưng nếu ngày nào đó, dân tộc ta cũng giống như một số dân tộc khác ở châu Á bỏ hẳn ngày Tết cổ truyền, hưởng chung cái Tết Dương lịch của phương Tây, chuyện lễ nghi ấy có còn không? Tôi nghĩ không thể nào mất được. Nét đẹp văn hóa ấy mất, còn hay phát triển lên mức cao hơn là do con người đang và sẽ sống ở cõi đời này, chứ không phải vì việc chuyển từ Tết Nguyên đán sang Tết Dương lịch. Trong thực tế, ông cha ta đã hoán chuyển nhiều tập tục lễ nghi như thế.

    Chẳng hạn, sau ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, các làng đều tế nghĩa trủng (cúng những người chết đường chết chợ, chết không được người thân chôn cất...), nhưng vì cuộc sống, nhiều nơi gộp chung với lễ tế Xuân; hoặc tháng chạp là tháng con cháu nội ngoại tập trung chạp mả ông bà, nhưng những vùng thấp, tháng chạp còn bùn lầy, con cháu đi lại khó khăn, đất còn quá ướt thì nhiều tộc họ chuyển sang chạp mả vào tháng cuối Xuân thời tiết nắng ráo... Ngay cả ngày Phật đản sanh trước đây là ngày mùng tám tháng tư, nay chuyển sang ngày rằm tháng tư cũng chẳng ảnh hưởng gì.

    Nói chung, mỗi thời mỗi khác và con người phải thuận theo tự nhiên thì xã hội mới tiến bộ. Bây giờ, Việt Nam chúng ta mở cửa làm bạn với các nước và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cái gì có lợi cho dân tộc, cho đất nước thì theo, cái gì không lợi cho dân tộc, cho đất nước, cho sự tiến bộ của loài người thì nên điều chỉnh cho phù hợp.

    Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng: Lễ hội vẫn còn chẳng mất đi đâu

    Dân tộc ta cũng như một số dân tộc khác ăn Tết dựa theo chu kỳ nông nghiệp. Chữ Tết do chữ Tiết mà ra. Chúng ta thường nói “tứ thời bát tiết”, song thực ra từ lâu lắm rồi người ta đã tính đến 24 tiết chứ không phải 8 tiết, song đó là một thói quen... khó bỏ. “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, nên hội Xuân từ đó mà ra. Chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền, tôi tin một ngày không xa cũng phải bỏ thôi, bởi đã là “thế giới phẳng”, đã cùng bước vào sân chơi toàn cầu thì không có gì vô lý hơn khi người ta làm, mình lại nghỉ, cản trở không ít sự vận hành của cuộc sống. Các lễ hội lúc đó tức khắc có sự điều chỉnh cho hợp với cuộc sống chứ chẳng mất đi đâu.

    GS-TS dân tộc học Ngô Văn Lệ: Cuộc sống công nghiệp “dắt” chúng ta đi

    Muốn bỏ Tết cổ truyền cho phù hợp với cuộc sống hiện đại đang tuôn trào thì phải là sự đồng thuận của toàn xã hội, chứ không thể bằng biện pháp hành chính. Nhưng tôi tin khi VN chúng ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì không muốn bỏ cũng phải bỏ, bởi lúc đó cuộc sống công nghiệp “dắt” chúng ta đi, chứ không phải ta “dắt” cuộc sống đi. Ngày xưa “nông vụ tấn thời” nên “ngày làm tháng ăn”, còn xã hội công nghiệp có khi “một giờ làm, chục năm ăn”, vì thế không ai chịu bỏ lỡ thời cơ cả đâu. Do đó, tôi nghĩ chúng ta đừng bận tâm lắm về chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền. Cái gì đến ắt phải đến, có cưỡng cũng không được, có cầu cũng chẳng xong.

    Theo Vu Gia
    nguoilaodong
    Và còn nhiều các câu phát biểu, các bài nghiên cứu linh tinh của các giáo sư - tiến sĩ giấy của VN khác nữa (không phải các giáo sư tiến sĩ "thật" có bài đã đăng như ở trên) mọc lên như nấm sau mưa nữa mà người đọc sẽ không bao giờ kịp nhớ hết...mặc dù các GS-TS giấy này chưa hề có 1 công trình thực tế nào đóng góp thực tiễn để mang lại lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng ngoài những bài viết mang tính chất hàn lâm, thường thấy đăng tải trên các báo chí vu vơ (chứ không phải công bố trên các báo chí chuyên nghành) để lấy tiếng !

    Theo bà con thì có nên chăng ?

    Chắc là hổng nên vì có mấy ổng dù sao thì vẫn vui , có chuyện để mà tám !
    Được sửa bởi Có 102 lúc 16:25 ngày 22-01-2009
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    25-02-2008
    Bài viết
    1,050
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bác chưa đưa ra lý lẽ của bác để bỏ chức danh GS-TS của người ta!

    1. Về cột cây số: Nó là biểu tượng địa lý chứ không phải là nơi phân định ranh giới. Nếu mình có ý hay hơn thì đưa ra để tranh luận, không thì nên im lặng.

    2. Về Tết ta - Tết tây: Nên nhớ Nhật đã dùng biện pháp hành chính để bắt dân ăn Tết ta cùng dịp Tết tây. Giả định cả thế giới này cùng nhau ký hợp đồng, lên kế hoạch làm ăn vào tháng Giêng, lúc người VN hì hục ăn Tết thì đếch có bác doanh nhân nào dám cho lính nghỉ 2 tuần bét nhè, bỏ qua cơ hội làm ăn.

    3. Phần lớn GS-TS là những người thật sự có tài. Kiến thức của người ta rất lớn. Chỉ riêng vốn sống của người ta thì member trong dd này chạy theo khờ râu rồi. Mình chưa hiểu hết mà vội quy kết cho rằng người ta "non kém" thì không hay.

  3. #3
    Tham gia
    12-06-2003
    Location
    Hải phòng
    Bài viết
    2,485
    Like
    0
    Thanked 11 Times in 7 Posts
    tiến sĩ của chúng ta đã từng bác được anh xtanh bác ấy còn dám chứng minh anh xtanh sai là gì. dân ta toàn người tài ba cả a dám khinh thường. mùng một tết cha mùng hai tết mẹ mùng ba tết thầy . thằng ( xin lỗi gọi giáo sư bằng thằng bởi thằng này không đáng gọi thậm chí bằng thằng mà phải bằng con bởi thằng vẫn dính tý người trong đó. con vật này bỏ tết nghĩa là nó bỏ gốc không cha không mẹ không thầy, nó không bằng con vật. nếu chúng ta ngày tết không có bánh trưng có dưa hành có cây nêu thì tết chúng ta vẫn là ngày kỷ niệm cổ truyề ngày gia đình xum họp đoàn viên cái con vật nó mới không cần ngày tết nó mới thích được "dắt đi " giờ này hay vài chục năm sau ngày tết cổ truyền dẫu rằng có thể không còn cây nêu không còn pháo thì nó vẫn là ngày để mọi người xum họp bỏ moin công việc thường nhật để thăm hỏi giải lao. vậy ngày tết nó có ý nghĩa riêng chứ đâu phải là những cái thực phẩm hay vật chất đặc trưng cho nó. vậy tôi xin lỗi con vật này rằng nó không đáng là tiến sĩ cũng không đáng là con người để nói chuyện.
    Vật chất có thể chuyển từ dạng này xang dạng khác tuy nhiên văn hóa ý thức truyền thống dân tộc sẽ vẫn mang một ý nhất định. chắc thằng tiến sĩ này nó học triết điên quá lên nó nghĩ rằng vật chất quyết định ý thức và nó áp dụng vào mọi trường hợp.
    bó tay con gà quay

  4. #4
    Tham gia
    07-01-2009
    Bài viết
    92
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Vừa rồi xem trên tivi quảng cáo...

    Có ông "Tiến sĩ Trần Quý Thanh" (hiện chữ lên dưới màn hình)...
    Úi mẹ ơi, cha này là Giám đốc "Tân Hiệp Phát" tức là Bia Bến Thành đó, hoặc nước uống "Number One" , nhà tài trợ cho giải đua xe đạp Cup truyền hình HTV ý mà...
    Chả sướng có cái là được làm ăn với bên quân đội (quân khu 9) nên vi vu lắm !
    ...
    Mấy năm trước cũng có vài dịp phải tiếp chuyện cùng gã (lúc đó namecard của gã chỉ ghi là "Giám đốc Trần Quý Thanh" chứ chả có chữ "Giám đốc - Tiến sĩ...giấy" mẹ gì ráo , vậy mà hổng biết chả lên đời thành tiến sĩ hồi nào và với thành tích cống hiến gì vậy thì cũng chẳng hiểu nữa.
    Ước gì đọc được cái luận án tiến sĩ của gã để ngâm cứu !

  5. #5
    Tham gia
    23-04-2006
    Bài viết
    1,294
    Like
    2
    Thanked 24 Times in 11 Posts
    Tết cổ truyền là ngày để nhớ đến ông bà tổ tiên, nhớ về cội người, thằng nào kêu bỏ ngày tết cổ truyền thì chắc nó ko có ba mẹ, ko có ông bà tổ tiên, nó từ lỗ nẻ dưới đất chui lên quá. nản thật với những ý tưởng điên khùng, thế giới có giải IG nobel dành cho những ý tưởng hơi điên điên nhưng lại có thể nói là hay, còn việt nam mình, mấy thằng cha này định nảy ra những sáng kiến điên khùng với ý đồ đoạt giải IG nobel quá. haha, quả là những ý tưởng điên khùng của những kẻ từ dưới đất chui lên vì ko có ông bà cha mẹ nên chả cần nhớ đến cội nguồn gì hết ráo.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi Có 102 View Post
    Vừa rồi xem trên tivi quảng cáo...

    Có ông "Tiến sĩ Trần Quý Thanh" (hiện chữ lên dưới màn hình)...
    Úi mẹ ơi, cha này là Giám đốc "Tân Hiệp Phát" tức là Bia Bến Thành đó, hoặc nước uống "Number One" , nhà tài trợ cho giải đua xe đạp Cup truyền hình HTV ý mà...
    Chả sướng có cái là được làm ăn với bên quân đội (quân khu 9) nên vi vu lắm !
    ...
    Mấy năm trước cũng có vài dịp phải tiếp chuyện cùng gã (lúc đó namecard của gã chỉ ghi là "Giám đốc Trần Quý Thanh" chứ chả có chữ "Giám đốc - Tiến sĩ...giấy" mẹ gì ráo , vậy mà hổng biết chả lên đời thành tiến sĩ hồi nào và với thành tích cống hiến gì vậy thì cũng chẳng hiểu nữa.
    Ước gì đọc được cái luận án tiến sĩ của gã để ngâm cứu !
    ra nhà sách cũ mua, bán thiếu gì, có gì đâu mà bác phải ước để đc đọc cái luận án tiến sĩ, bán đầy rẫu ngoài dg`, ko nghe đến tiến sĩ giấy àh
    Được sửa bởi tranvu007 lúc 16:44 ngày 22-01-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  6. #6
    Tham gia
    07-01-2009
    Bài viết
    92
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi tranvu007 View Post
    ... haha, quả là những ý tưởng điên khùng của những kẻ từ dưới đất chui lên vì ko có ông bà cha mẹ nên chả cần nhớ đến cội nguồn gì hết ráo.
    Bậy nà , còn bác đó chi !

  7. #7
    Tham gia
    02-07-2007
    Location
    10 Downing Xtr.
    Bài viết
    715
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bác này lại vơ đũa cả nắm rồi.

  8. #8
    Tham gia
    25-02-2008
    Bài viết
    1,050
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi Có 102 View Post
    Vừa rồi xem trên tivi quảng cáo...

    Có ông "Tiến sĩ Trần Quý Thanh" (hiện chữ lên dưới màn hình)...
    Úi mẹ ơi, cha này là Giám đốc "Tân Hiệp Phát" tức là Bia Bến Thành đó, hoặc nước uống "Number One" , nhà tài trợ cho giải đua xe đạp Cup truyền hình HTV ý mà...
    Chả sướng có cái là được làm ăn với bên quân đội (quân khu 9) nên vi vu lắm !
    ...
    Mấy năm trước cũng có vài dịp phải tiếp chuyện cùng gã (lúc đó namecard của gã chỉ ghi là "Giám đốc Trần Quý Thanh" chứ chả có chữ "Giám đốc - Tiến sĩ...giấy" mẹ gì ráo , vậy mà hổng biết chả lên đời thành tiến sĩ hồi nào và với thành tích cống hiến gì vậy thì cũng chẳng hiểu nữa.
    Ước gì đọc được cái luận án tiến sĩ của gã để ngâm cứu !
    Hehe, nói như bác thì ai dám bàn vô. Chưa cần biết ông đó có là TS hay ko, chỉ cần biết THP là một cty lớn, có thể cạnh tranh với Coca, Pepsi ở VN. Như vậy ông GĐ là một người giỏi. Nếu ko có TS thật, thì ông ấy cũng đáng làm TS danh dự.

  9. #9
    Tham gia
    07-01-2009
    Bài viết
    92
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi 'OR''=' View Post
    Bác này lại vơ đũa cả nắm rồi.
    Thì chắc là do thấy mọi người không ai thèm đếm xỉa gì đến các ý kiến đóng góp quý báu của các vị giáo sư tiến sĩ kia, mà lại có vẻ coi thường nên mới nêu ra vấn đề vậy thôi chứ gì.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi _River_ View Post
    Hehe,
    Nếu ko có TS thật, thì ông ấy cũng đáng làm TS danh dự.
    Vậy là sắp ra thêm 1 chức danh TS mới nữa à !
    Thế mà cứ đòi dẹp bỏ .
    Được sửa bởi Có 102 lúc 17:20 ngày 22-01-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  10. #10
    Tham gia
    18-10-2007
    Bài viết
    734
    Like
    11
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Bỏ mịa rồi ! Nghe giang hồ đồn đoán là sẽ ghi tên tất cả các Tiến Sĩ của chúng ta lên Bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội ( Mỗi người một bia )vì vậy công tác giải phóng mặt bằng có lẽ phải mở rộng đến tận...Quảng trường Ba Đình ( Vì nhiều Tiến Sĩ quá từ năm 198x đến nay )

Trang 1 / 4 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •