Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 13
  1. #1
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts

    Xông nhà, xuất hành, khai trương năm Kỷ Sửu 2009!

    NGÀY GIỜ TỐT ĐỂ XUẤT HÀNH, XÔNG NHÀ, KHAI TRƯƠNG NĂM KỶ SỬU - 2009
    (Sưu tầm)

    Theo thường lệ hằng năm đến Tết âm lịch (Tết nguyên Đán) tất cả các cơ quan xí nghiệp của nhà nước cũng như của tư nhân, hộ gia đình đều nghỉ Tết, cơ quan nhà nước được nghỉ 3 hoặc 4 ngày bắt đầu từ ngày 30/12 âm lịch, còn tư nhân thì tùy thuộc vào công việc mà có ấn định ngày nghỉ cho phù hợp, sau thời gian nghỉ ăn Tết trước khi trở lại làm việc đại bộ phận người trong giới kinh doanh và hộ gia đình đều chọn cho mình một ngày khai trương tốt nhất, trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 tháng Giêng cho đến 15 tháng Giêng.

    1. Những ngày tốt cho khai trương đầu năm Kỷ Sửu:
    Ngày Mồng Một Tết Nguyên Ðán năm nay là 26 tháng 1 năm 2009, tức là ngày Tân Mùi tháng Bính Dần, năm Kỷ Sửu. Mặc dù ngày Tân Mùi, khởi đầu một năm mới có thiên can Tân hành Kim, địa chi Mùi hành Thổ. Thổ sinh Kim là ngũ hành tương sinh, tương hợp. Xưa nay gọi là Nghĩa Nhật, là ngày lành, ngày lợi. Thế nhưng, kinh nghiệm người đời lại cho hay, hễ năm nào ngày đầu của tháng Giêng mà gặp Tân Mùi y rằng gặp Lưu Tài Hung Nhật, năm ấy thiên hạ phải chạy vạy lo toan vì đồng tiền sẽ rất khó kiếm. Có nơi cho rằng ngày ấy Hung vì phạm Quan Mộc. Theo Trạch Cát Thần Bí, đại Hung vì gặp ngày Tâm Ðồ Ngạ Quỷ tại thế tồn trai, các Thần đều xuống tham quan đia phủ. Qua mồng 2, Nhâm Thân là ngày Thập Ác Ðại Bại. Ngày này chỉ tốt cho tế sự và cầu an, chứ không phải ngày cầu Lộc, cầu Tài. Ngày mồng 3 Quý Dậu là ngày Phán Quan tại thế, cũng lại là ngày đại Hung. Như vậy, ngày mồng 1 đầu năm Lưu Tài Hung Nhật, ngày mồng 2 và ngay cả mồng 3 cũng đều xấu, báo trước cho một năm rất khó mà cầu TÀI, ngẫu nhiên gặp đúng vào thời kinh tế toàn cầu đang cơ khủng hoảng trầm trọng. Thất nghiệp tràn lan, buôn bán thua lỗ, cơ xưởng sản xuất co cụm, chờ ngày phá sản, ngay cả ngân hàng cũng phải cạn tiền vay thì người dân kiếm tiền đâu phải dễ? Khoa Tử Vi cho biết năm nay Kỷ Sửu , sao Lộc Tồn tại Ngọ đã bị Tuần Không. Các Cát thần như Long Ðức, Thiên Hỷ, Thiên Trù, Âm quý nhân .... tại Thân bó tay vì bị Triệt Lộ. Tuế Mã, Thái Âm tại Tây Bắc Tuất Hợi thì đang trong vùng của Tử Môn. Bộ Lục Bại sẽ vẫy vùng như ngựa không cương; các sao Sát tung hoành như mây gặp gió, người dân chắc chắn sẽ phải gặp nhiều khó khăn, trăm chiều khổ nạn.

    Nghiên cứu có chế hóa, chọn ra những ngày tốt đầu năm Kỷ Sửu dùng để khai trương, sản xuất, buôn bán, giao dịch gồm những ngày như sau:
    * Thứ Ba 27/01/2009 nhằm ngày 02 (ngày Nhâm Thân), tháng 01,năm Kỷ Sửu; Kỵ tuổi Dần. Giờ lành: Giờ Tý, giờ Sửu, giờ Thìn, giờ Tỵ, giờ Mùi, giờ Tuất.
    * Thứ Năm 29/01/2009 nhằm ngày 04 (ngày Giáp Tuất), tháng 01, năm Kỷ Sửu; Kỵ tuổi Thìn. Giờ lành: Giờ Dần, giờ Thìn, giờ Tỵ, giờ Thân, giờ Dậu, giờ Hợi.
    * Thứ Ba 03/02/2009 nhằm ngày 09 (ngày Kỷ Mão), tháng 01, năm Kỷ Sửu; Kỵ tuổi Dậu. Giờ lành:
    * Thứ năm 05/02/2009 nhằm ngày 11 (ngày Tân Tỵ), tháng 01, năm Kỷ Sửu; Kỵ tuổi Hợi. Giờ lành: Giờ Sửu, giờ Thìn, giờ Ngọ, giờ Mùi, giờ Tuất, giờ Hợi.
    * Thứ hai 09/02/2009 nhằm ngày 15 (ngày Ất Dậu), tháng 01, năm Kỷ Sửu; Kỵ tuổi Mão. Giờ lành: Giờ Tý, giờ Dần, giờ Mẹo, giờ Ngọ, giờ Mùi, giờ Dậu.
    Cách tính giờ như sau:
    •• Giờ Tý từ 23:01h đến 1h
    •• Giờ Sửu từ 01:01h đến 3h
    •• Giờ Dần từ 03:01h đến 5h
    •• Giờ Mẹo từ 05:01h đến 7h
    •• Giờ Thìn từ 07:01h đến 9h
    •• Giờ Tỵ từ 09:01h đến 11h
    •• Giờ Ngọ từ 11:01h đến 13h
    •• Giờ Mùi từ 13:01h đến 15h
    •• Giờ Thân từ 15:01h đến 17h
    •• Giờ Dậu từ 17:01h đến 19h
    •• Giờ Tuất từ 19:01h đến 21h
    •• Giờ Hợi từ 21:01h đến 23h

    2. Hướng xuất hành :
    A. Theo Huyền Không phi tinh:
    1. Xuất hành hướng Tây Bắc :
    Theo Huyền Không cổ Học, năm nay Cửu Tử nhập Trung Cung, Nhất Bạch cư tại vùng Tây Bắc. Lẽ ra Nhất Cửu thập thành thì hai khí phải thông, hướng này phải Tốt. Thế nhưng có sách nói năm nay Tây Bắc nhiều Tử Khí, cho dù có gặp 2 sao Thiên Ðức, Phúc Ðức cũng sợ không địch nổi Tuế Hình. Lại thêm tìm mãi vẫn không thấy Lộc thấy Tài thì thôi, phương này tốt nhất nên tránh.

    2. Xuất hành hướng Chính Bắc :
    Phương này Ngũ Hoàng đại sát đương ngụ. Ngũ Hoàng là khí sát dữ tợn, hung hãn nhất trong sát bàn. Tránh cho xa phương này để khỏi tổn hại người lẫn của .

    3. Xuất hành hướng Ðông Bắc :
    Phương Ðương Vận của Vận 8 Hạ Nguyên. Thái Dương, Thiếu Dương, Hồng Loan, Quốc Ấn đang lảng vảng kề cận Thái Tuế tại nơi đây. Chính khách nào đang cầu Danh chứ không cầu Lợi, phải dứt khoát nên chọn hướng này mà xuất hành đầu năm .

    4. Xuất hành hướng Chính Ðông :
    Hướng này đang bị vây hãm bởi Ngũ Quỷ, Tang môn, Tai sát. Ðặc biệt Thất xích hay Phá Quân, chính là Tặc tinh thô bạo. Khoa Cổ Dịch Huyền Không thì lại khuyên người đương Quyền cao Chức trọng hay những kẻ phải có thực tài, đảm lược Kinh doanh, đầu năm có thể chọn hướng này xuất hành.
    Khoa này cho rằng Thất Xích dù là Tặc Tinh nhưng khi bay đến cung Tam Bích khắc xuất, tạo thành quẻ Tam Ban. Hai cung Chấn Tam, Ðoài Thất vốn đối xung, nhưng khi hợp nhất, hai khí lại thông, Suy cũng thành Vượng . Thất Xích vượng sẽ phát Tài to. Nhắc lại, phải người đảm lược kinh doanh hay đang chức trọng tài cao mới có thể chọn hướng này xuất hành đầu năm.

    5. Xuất hành hướng Ðông Nam :
    Thái Âm, Long Trì, đặc biệt sao đương vận Bát Bạch của Vận 8 Hạ Nguyên đang ngụ tại đây. Hướng này cũng chính là hướng Nghênh Tài. Năm nay, ngày mồng Một, nhất định nhắm Ðông Nam, hướng Tốt nhất mà xuất hành hái lộc, cầu lợi, nghênh tài.

    6. Xuất hành hướng Chính Nam :
    Tuế Chi đức, Lộc Tồn hay Tuế Lộc, Luu hà, Nguyệt Ðức... Cát tinh hầu như tập trung hết tại phương này. Không may phương này đang bị Tuần Không án ngữ. Ðúng gặp năm kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, Tối Cát tinh đều bị Tuần Không vây kín. Vị nào làm ăn có máu mạo hiễm thử chọn hướng này biết đâu lại thắng lớn? (!!!)

    7. Xuất hành hướng Tây Nam :
    Cho dù gặp được một số Ðại cát thần cũng không nên chọn xuất hành hướng này. Lý do hướng này đang bị Triệt Lộ, lại thêm Tuế Phá đang còn lảng vảng nơi đây.

    8. Xuất hành hướng Chính Tây :
    Hướng của Nhị Hắc, Ðại Sát đang đi với Ðại Tướng Quân mà không có Thái Dương, Thái Âm hoặc Tử Bạch kiềm chế thì đầu năm xuất hành nhớ nên tránh xa phương này.

    B. Theo lịch vạn Sự:
    Năm nay Kỷ Sửu 2009, 3 vị thần (Tài Thần, Hỷ Thần, Hạt Thần) đều về cư ngụ tại hướng Tây Nam.
    •• Tài Thần là hướng xuất hành tốt nhất, nó sẽ đem lại sự yên vui, hạnh phúc và tiền tài dồi dào.
    •• Hỷ Thần là hướng xuất hành tốt, sẽ đem lại nhiều sự may mắn cho những ai đến hướng thần này.
    •• Hạt Thần là vị thần chuyên đem lại cho ai tìm đến những chuyện không may, khó khăn khốn đốn, tai nạn dồn dập, tiền tài hao tốn.
    Như vậy nếu như năm nay mà xuất hành về hướng Tây Nam thì thì có tốt có xấu , cách tôt nhất hiện nay là nên xuất hành theo hướng tài (Sinh Khí) của mỗi người:
    Tính theo cung Phi:
    •• Người cung Càn thì xuất hành về hướng chính Tây
    •• Người cung Khảm xuất hành hướng Đông Nam
    •• Người cung Cấn xuất hành hướng Tây Nam
    •• Người cung Chấn xuất hành hướng hướng Chính Nam
    •• Người cung Tốn Xuất hành hướng chính Bắc
    •• Người cung Ly xuất hành hướng chính Đông
    •• Người cung Khôn xuất hành hướng Đông Bắc
    •• Người cung Đoài xuất hành hướng Tây Bắc

    3. Giờ xuất hành đầu năm:
    Ngày 01 (Tân Mùi), tháng 01 (Bính Dấn), năm 2009 (Kỷ Sửu)
    Giờ Hoàng Ðạo : Xuất hành các giờ Dần , Mão , Tỵ và Thân.
    Dần là từ 3:01 đến 5 giờ sáng , Giờ này kỵ tuổi Thân
    Mão là từ 5:01 đến 7 giờ sáng , giờ này kỵ tuổi Dậu
    Tỵ là từ 9:01 đến 11 giờ sáng , giờ này kỵ tuổi Hợi.
    Thân là từ 3:01 đến 5 giờ chiều, giờ này kỵ tuổi Dần.

    4. Chọn người xông nhà đầu năm:
    Xông nhà năm mới được tính từ lúc qua lễ đón giao thừa, bắt đầu một năm mới. Sau khi cúng giao thừa xong, mọi người trong nhà thường đi lễ chùa, hái lộc đầu năm và sang nhà nhau chúc Tết. Người đầu tiên bước vào nhà của một gia đình được gọi là người xông nhà năm mới.

    Ông bà ta tin rằng người khách đầu tiên bước vào nhà mình sáng ngày mùng một Tết sẽ đem đến điều may mắn hay rủi ro cho gia đình suốt năm đó nên họ thường chọn người khách xông nhà rất kỹ.

    Người xưa quan niệm rằng một năm mới tốt xấu thế nào là do người xông nhà năm mới mang đến. Do vậy, mỗi gia đình thường kén một người "tốt vía" xông nhà để năm mới được tốt đẹp, mọi điều suôn sẻ, thuận lợi. Thường thì người xưa chọn một thành viên có đạo đức, có chí, mặt mày sáng sủa trong gia đình để xông nhà, như vậy sẽ không phải nhờ một người tốt vía khác đến xông nhà cho mình, tránh được những phiền toái về những chuyện không may trong cuộc sống có thể xảy ra.

    Theo thuật phong thủy thì người xông nhà phải hợp với địa chi năm và hợp tuổi gia chủ như: Năm nay Kỷ Sửu 2009 theo thông lệ chọn người có tuổi tam hợp với năm như Tuổi Tỵ, tuổi Dậu hai tuổi này tam hợp với tuổi Sửu , hoặc tuổi lục hạp với gia chủ như tuổi Tý hợp với tuổi Sửu, Tuổi Dần hợp với tuổi Hợi, tuổi Mão (Mẹo) hợp với tuổi Tuất, Tuổi Thìn hợp với tuổi Dậu, Tuổi Tỵ hợp với tuổi Thân, Tuổi Ngọ hợp với tuổi Mùi.

    Chủ nhà thường chọn người xông nhà trong số các bạn bè, họ hàng của mình. Đó là những người gia cảnh song toàn, con cháu đầy đàn, có tính cách vui vẻ, gia đình hạnh phúc, làm ăn thịnh vượng, vì thế mới có lệ “hẹn trước”, mời đến xông nhà. Người Nam bộ còn có thói quen chọn người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi… mời đến xông nhà để cả năm sẽ thuận lợi, may mắn, phát tài phát lộc.

    Cũng có thể chọn người xông nhà từ những thành viên trong gia đình, người này sẽ ra khỏi nhà từ lúc năm cũ sắp qua, và trở về khi năm mới đã tới, mang theo cành lộc hái được từ bên ngoài.

    Cũng có năm gia chủ không chọn được ai hay không muốn nhờ vả ai xông đất vì lý do an toàn, sợ người lạ mang đến những điều không tốt cho gia đình thì họ tự xông đất nhà mình. Chủ nhà rời khỏi nhà đêm giao thừa, lúc còn năm cũ, đi lễ chùa xin lộc đầu năm và trở về sau nửa đêm để là người đầu tiên đặt chân vào sân nhà. Trong trường hợp này, người trong gia đình sẽ chuẩn bị đón tiếp người này như khách quý đến xông nhà, đem sự an vui, thịnh vượng đến cho những người thân của mình. Bánh mứt sẽ được dọn ra, trà thơm được châm lên, mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.

    Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút. Tùy nhà tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc: “Bách niên giai lão” (sống lâu trăm tuổi), “tăng phúc tăng thọ”; nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt”, “làm ăn phát đạt”, “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”; nếu gặp người làm việc Nhà nước thì chúc: “thăng quan tiến chức” hoặc “lên chức lên lương”, “mã đáo thành công”; gặp trẻ em thì mừng các bé “mau ăn chóng lớn”, “học hành đỗ đạt”… Lời chúc tụng này thường kèm theo bao đỏ để mừng tuổi và lì xì cho trẻ em, bạn bè, đồng nghiệp...




    Bài trên chỉ là sưu tầm, mang tính tham khảo, không theo xui ráng chịu, theo xui ráng chịu
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    ngáp vài cái rồi đi ngủ pác à
    mấy tết rồi em toàn nhà đắp chăn xem film chưởng có đi đâu đâu mà quan tâm đến cái này
    pác xem ngày nào giờ nào đẹp giờ anh em làm quả xì pam diễn đàn cho zui thì ới em sẽ lên
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  3. #3
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    À há! Năm nay đi đâu ta, Mọi năm còn dắt díu vợ con về nội cho cháu mừng tuổi bà. Năm nay mình chết Mẹ rồi!. Đi đâu đây???!!!

  4. #4
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Năm nay xuất hành đi Lễ. Cầu Duyên.
    Để coi chiện tìn của mình có bị thằng cha Ac kèn ám nữa không
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  5. #5
    Tham gia
    27-09-2008
    Location
    http://www.encysoft.com
    Bài viết
    1,350
    Like
    11
    Thanked 14 Times in 12 Posts
    Ở bắc tính khác trung thì phải, Xông nhà tính cả chủ nhà luôn, ai vào nhà đầu tiên là tính, ở miền trung thì người không ở trong nhà đến mới tính là người xông nhà, không biết miền nam có khác không?

  6. #6
    Tham gia
    19-01-2009
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hạnh phúc Thư gửi diễn đàn

    Mình rất khoái ngành máy tính , chỉ có nó mới mong làm cho đất nước , con người ngày càng tiến bộ hơn, mình cũng đà lớn tuổi nhưng thấy thế hệ cháu con mà giỏi với ngành máy tính là mình mừng đến vô cùng ...Nhưng không gì làm mình bực hơn là virut , bởi thế cứ thấy cái gai trong mắt là không thể nào chịu nổi , Mình muôn các bạn nào òo đồ chơi giúp mình chút nầy nghen : chuyện là thế nầy : Sáng nay mình đi làm vô tình vì cái máy in của mình bị hết mực thế là đành mang cái USB sang máy người hàng xóm nhờ in hộ một số tài liệu cần gấp ,thế là khi tra USB vào máy của hàng xóm là bị ngay thằng virut nó tấn công ,bây giờ dử liệu vẫn còn nhưng bị virut che thành bức tường nên không mở được ... Mình đã tải nhiều phần mềm về máy để diệt nhưng vẫn không mở được ....Lần nầy mò mẫm cũng vô ích ,mong quý bạn trong diễn đàn có phương pháp gì giúp mình với ...
    mình xin cám ơn trước nghen - Chúc quý bạn thành viên năm mới an khang thịnh vượng -Chúc diễn đàn thu hoạch thành đạt nhiều hơn.

  7. #7
    Tham gia
    22-05-2008
    Bài viết
    307
    Like
    217
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi nguyencongthan View Post
    Mình rất khoái ngành máy tính , chỉ có nó mới mong làm cho đất nước , con người ngày càng tiến bộ hơn, mình cũng đà lớn tuổi nhưng thấy thế hệ cháu con mà giỏi với ngành máy tính là mình mừng đến vô cùng ...Nhưng không gì làm mình bực hơn là virut , bởi thế cứ thấy cái gai trong mắt là không thể nào chịu nổi , Mình muôn các bạn nào òo đồ chơi giúp mình chút nầy nghen : chuyện là thế nầy : Sáng nay mình đi làm vô tình vì cái máy in của mình bị hết mực thế là đành mang cái USB sang máy người hàng xóm nhờ in hộ một số tài liệu cần gấp ,thế là khi tra USB vào máy của hàng xóm là bị ngay thằng virut nó tấn công ,bây giờ dử liệu vẫn còn nhưng bị virut che thành bức tường nên không mở được ... Mình đã tải nhiều phần mềm về máy để diệt nhưng vẫn không mở được ....Lần nầy mò mẫm cũng vô ích ,mong quý bạn trong diễn đàn có phương pháp gì giúp mình với ...
    mình xin cám ơn trước nghen - Chúc quý bạn thành viên năm mới an khang thịnh vượng -Chúc diễn đàn thu hoạch thành đạt nhiều hơn.
    ông này mà xông nhà đầu năm thì toi

  8. #8
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Có một địa chỉ đáp ứng yêu cầu đầu năm đây .
    ------------------------------------


    Tấp nập xem ngày xuất hành, xông đất

    Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Viện phó Viện Phật giáo, năm Kỷ Sửu khi chọn người xông nhà nên kiêng tuổi Thìn - Tuất - Mùi. Giờ hoàng đạo để xuất hành là 7-9h sáng mùng 1.

    Giữa trưa, nhà "thầy" Sinh, phố Đê La Thành vẫn khói hương nghi ngút, vọng ra tiếng thầm thì, mấy người đang ngồi chờ đợi để vào gặp "thầy". Chị Minh, phố Giảng Võ, cho hay: "Cuối năm thầy rất đông khách, phải đến sớm và là người quen mới được xem. Năm nay, tôi khai trương cửa hàng mới nên phải đi xem ngày cho yên tâm".

    Bên cạnh, một người đàn ông đứng tuổi ở Hà Đông cho biết, ra Tết gia đình anh làm nhà nên anh tiện thể đi xem ngày khởi công và xem ngày giờ xuất hành, tuổi người xông đất. Năm nay, anh sẽ phải kén chọn kỹ người xông nhà để "việc trọng đại" được suôn sẻ. Sau 10 phút nghe thầy bảo phải chọn người tuổi Tỵ xông nhà, anh Hùng phấn khởi cho biết, thầy nói đúng tuổi người mà anh đã chọn.

    Tuy nhiên, sau khi nghe thầy phán, một số người băn khoăn không biết chọn ai để xông nhà. Anh Mạnh, đường Giải Phóng cho biết, ông hàng xóm tuổi đẹp thì khó tính đăm đăm còn ông anh họ cũng hợp tuổi thì mới góa vợ.

    Anh Mạnh cũng cho hay, việc kén người xông đất cũng gây ra không ít phiền toái cho gia đình. Có Tết, mấy bố con đi chơi giao thừa không được vào nhà vì chưa có người xông đất, trong khi đó, người được "nhờ" xông nhà đến muộn vì phải đi nhiều nơi. Có năm, giờ hoàng đạo vào chiều ngày mùng 1 Tết nên cả gia đình không được bước ra khỏi nhà buổi sáng.


    Người dân Việt thường đến chùa cầu an trong năm mới.

    Nhà thầy nho Cử (phố Pháo Đài Láng) cũng khá đông người đến nhờ viết sớ để lễ chùa và hỏi ngày xuất hành, khai bút... Vốn nghiên cứu nho học, ông Cử cho biết, năm con trâu này sẽ đem đến nhiều tốt lành cho nhà nông, nên tốt cho công việc làm ăn. Hướng xuất hành nên chọn hướng Tây Nam. Xông nhà nên chọn người tuổi Tỵ - Dậu vì hợp với tuổi Sửu.

    Tuy nhiên, chủ nhà không nên kén chọn tuổi người xông nhà nếu khách tự nhiên đến chơi thì cả năm sẽ gặp may mắn. Chỉ những người buôn bán nên chọn người để mở hàng không gặp tuổi Kim Lâu, sao Thái bạch, không chọn người khuyết như góa phụ, tàn tật...

    Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Viện phó Viện Phật giáo, tục xông đất đã có từ lâu đời ở nước ta. Người Việt thường có quan niệm mùng 1 là ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi. Tuy nhiên, không nên câu nệ tuổi tác của người xông nhà, mà nên chọn người tính tình xởi lởi, vui vẻ, dáng người thanh thoát, tạo không khí phấn khởi vui vẻ trong năm mới.

    Theo Thượng toạ, chủ nhà cũng có thể xông nhà hoặc bạn bè hàng xóm láng giềng cũng có thể tham gia... Đặc biệt, người nữ cũng có thể xông nhà, không nhất thiết phải là nam giới, chỉ nên kiêng những tuổi sung khắc với tuổi Sửu như Thìn - Tuất - Mùi.

    Thầy Thích Thanh Quyết cũng cho rằng, năm nay, giờ Hoàng đạo từ 7 đến 9h sáng mùng 1. Với những người viết lách thì nên khai bút ngay khi giao thừa. Người xuất hành nên chọn hướng Bắc. Tuy nhiên, với những người ở thành phố khó có thể chọn được hướng đi đẹp thì nên đến chùa thắp hương rồi đi hướng nào cũng được. Với cửa Phật, 10 phương đều được hưởng bổng lộc.

    Còn theo ông Cử, tục hái lộc đầu năm mới hiện nay đã bị biến tướng. Nhiều người hái lộc ở chùa mang về nhà là bỏ lộc đi bởi cây cối mùa xuân nên để đâm chồi nảy lộc. Ngoài ra, người dân thường đốt rất nhiều tiền vàng, hình nhân vào dịp Tết là không đúng theo quan niệm nhà Phật bởi Phật là tâm. Người dân chỉ cần dâng sớ và một ít tiền vàng là được.

    Đoàn Loan

  9. #9
    Tham gia
    12-12-2007
    Bài viết
    485
    Like
    266
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Chả gì cả sất
    Tác giả: Bums

    Cuối năm, mợ cả ở cơ quan cũ rủ đi cầu cúng ở tận Thái Bình - Nam Định. Ừ thì đi, lâu lâu không đi đâu thì đi cúng bái một tí cho thư giãn đầu óc.


    Hỏi mợ cả có cần chuẩn bị những gì không thì mợ bảo mợ sắm hộ cho cả đoàn gồm 6 đứa rồi, chỉ cần mình trèo lên cây cau nhà mình vặt 1 buồng cau và ra hàng rào làm một ôm trầu không là được. Mợ còn dặn đi dặn lại không được dùng dao để cắt, đến nẫu cả người. Mình cứ nghĩ đi cúng bái thì đồ lễ lạt cũng đơn giản thôi. Ai ngờ khi đến nhà mợ cả thì thấy 1 núi đồ lễ các thể loại. Thật là khủng khiếp. Hóa ra là sẽ đi lễ tầm độ 5-6 đình chùa miếu mạo gì đó.


    Cả đoàn xuất phát từ nhà mợ cả lúc 6h chiều, đến tận gần 8 h30 tối mới đến một cái chùa ở Thái Bình. Sư trụ trì tung tăng ra đón khách. ohoho, cứ tưởng ai, hóa ra mình đã gặp "ông" sư này rồi! Chả là cách đây 5-7 năm mợ cả có rủ mình đến chùa Quán Sứ để thăm sư! Lần ấy mình cũng hơi choáng, chả hiểu từ bao giờ mợ cả tự nhiên lại say sưa với trò cũng bái lễ Phật, rồi lại còn chăm sóc sư như thế! Nhưng dù sao mình cũng đi theo, tò mò là chính và cũng muốn xem 1 ông sư chính hiệu thì ra làm sao!!! Lần ấy đi từ cơ quan mình lên chủa Quán Sứ mà mợ cả đi vòng vèo một hồi. Mình cứ tưởng mợ bị làm sao hóa ra mợ phải đi tìm đúng cái quán vỉa hè bán xôi giò ngon nhất Hà Nội để mợ mang đến cho sư ăn!! Oooooh, mình có hỏi sao sư lại ăn giò chả là ra cái thể loại gì thế. Mợ cả bảo mình ngu dốt, không theo kịp thời đại, dạo này giáo hội Phật giáo cho phép các sư gi gỉ gì gi cái gì cũng ăn rồi. ohoho, hay phết. Lúc ý mình bỗng ước ao giá mà giáo hội cho phép sư cưới vợ cưới chồng nữa thì mình đi tu luôn cho sướng..... Đấy, mình đã gặp sư ở chùa Quán Sứ. Lúc đó sư đang theo học đại học Phật giáo gì đó. Sư kém mình gần chục tuổi, nghĩa là kém mợ cả phải đến gần 20 tuổi. Ấy vậy mà mợ cả cứ 1 điều thầy 2 điều con. Ặc ặc, mình trông thấy sư chào câu rõ to: "chào sư!" Mợ cả lườm mình một phát cháy cả cổ áo 1 ngày chưa giặt. Nhưng mình cứ giả mù chả nhìn thấy gì cả sất..... Và mình thú vị nhìn sư chén xôi giò chả....


    Đấy 5-7 năm trôi qua rõ là nhanh, lần này lại gặp lại sư, sư đã là hòa thượng họ Thích trụ trì 1 lúc 3 chùa. 1 chùa để ngủ, 1 chùa để dạy các sư khác học trung cấp, đại học ngành Tu hành, 1 chùa để làm gì đó mình không kịp hỏi. Thời gian chủ yếu sư ở cái chùa để ngủ của sư. Chùa khá rộng rãi nhưng chỉ có nhõn sư + 1 sư thầy +1 vãi + 1 tiểu. Sư mình biết hóa ra được gọi là sư ông! Độ này sư trông không đẹp giai như cách đây 5-7 năm. Mợ cả có giải thích là vì do sư phải làm việc nhiều quá, đi cúng bái khắp nơi nên sắc đẹp có phần giảm sút. Ngược lại, đôi bàn tay sư lại nõn nà ra, móng tay 10 cái dài vươn ra độ 2cm cả 10. Mà cái nào cũng được cắt tỉa gọn ghẽ, đẹp đẽ. Mình soi thấy sư có 1 bộ cắt, dũa móng tay y hệt như ở những cửa hàng gội đầu cắt tóc. Công nhận sướng thật. Chỉ có người cả ngày chả phải mó vào cái gì mới để được bộ móng vuốt ngon như thế! Cơm nước đã có vãi lo, quần áo đã có tiểu giặt, nhà cửa đã có một bầy đệ tử chăm. Có mỗi việc tụng kinh gõ mõ một ngày 1 lần là sư phải làm thì đến móng chân có khi cũng để được ấy chứ nhỉ! Trong chùa còn có 1 chú tiểu con tí, mới có 5 tuổi. Trông chú khá xinh xắn, trắng trẻo, cao ráo, mắt đen láy. Sư kể bố mẹ chú đứa thì sida sắp chết, đứa thì suy thận cũng đang chờ chết, cho nên họ phải bán con cho sư, sư trả cho 1trVND rồi đem thằng bé về chùa cho làm tiểu. Lúc cả đoàn đến thì chú tiểu chỉ đứng lấp ló ở cửa phòng rồi chui tọt vào trong nhà mà không dám ra. Hóa ra chú ta đang bị sư phạt vì tội hôm trước nghịch cái gì đó. Mấy mợ nhà ta thi nhau vào xoa đầu chú tiểu, cho chú mấy cái xúc xích của trẻ con. Một mợ còn khen: "chú tiểu xinh giai quá, trông thông minh lanh lợi, giống hệt sư nhỉ" Mình buồn cười vãi cả linh hồn. Sư thì ngượng quá nhưng cũng có bào chữa: "Ở với sư lâu ngày thì phải giống sư thôi"


    Tối hôm ấy cả đoàn cúng bái ở chùa rồi ngủ lại ở cái chùa dạy học. Úi giời ơi, được nằm ở giường của các sư nhá. Phen này mà có đẻ con thì chắc phải đẻ ra Thánh Gióng chứ chả chơi Hôm sau đúng giờ D(ê) thì cả đoàn xuất hành. Đầu tiên là đi ăn phở, tìm mãi mới được hàng phở Nam Định chính hiệu con nai vàng. Người thì phở tái, người thì phở chín. Mình ăn phở chín vì sợ dịch tả. Sư cũng ăn phở chín vì thực ra sư thích phở tái hơn nhưng vì đi tu nên sư hơi kinh kinh....


    Ngôi đền đầu tiên cả đoàn đi đến là đền Tiên La. Phải nói đây là một ngôi đền khá đẹp tuy khuôn viên của đền không phải rộng lớn gì. Thêm nữa phong cảnh bên ngoài đền vẫn còn giữ được nét dân quê thời xưa. Khá nhiều cây si, sanh, đa cổ thụ ở xung quanh khu vực đền. Hơn nữa đền rất sạch sẽ và yên tĩnh. Mới sáng sớm nên chưa có nhiều đoàn đến cầu cúng. Mấy mợ đi cùng thì chả cần biết xung quanh ra làm sao, hì hục bầy đồ lễ, lại còn quát tháo mình sao cứ lờ vờ như mật thám theo dõi cán bộ cách mạng thế hả. Nhờ có sư đi cùng quan hệ với ông từ giữ đền mà cả hội được vào gian chính để khấn bái. Giời ơi, lần đầu tiên phải ngồi nghe cúng bái rõ lâu, mình cứ ngồi đếm sư khấn khứa cho từng người một. Đến người cuối cùng thì mình buồn cười quá suýt nữa thì cười ho ho nhưng kìm lại được. Hóa ra mợ cả còn làm cả sớ để khấn cho cái đề tài cấp nhà nước của anh giai nhà mợ. Lúc khấn xong mình có hỏi mợ sao lại phải khấn thì mợ bảo vì khi thực hiện có động đến đất đai, kinh động thổ công thổ địa... Ối giời ơi, làm cái nghề này thì đề tài nào chả chọc tức thổ công thổ địa. Nhưng mợ bảo vì lần này còn phải khoan thật sâu, dùng mìn để phá đất nên nguy hiểm lắm, phải cầu cúng cho chắc ăn! huhuhuhu. Cúng bái xong, trong lúc chờ các mợ chia chác lộc lá cho ông từ thì mình tranh thủ làm một vòng quanh đền. Ở ngay cạnh cái gian chính và giữa của đền là 2 tấm bia công đức to vật, một là của gia đình ông chủ nước khoáng Vital, 1 là của anh Vũ Văn Tiền - Geleximco nào đó, mỗi ông công đức cả vài tỉ đồng. ohoho, hãi thật. Mình đang lơ vơ đi chụp ảnh loanh quanh tự nhiên nghe tiếng gào khóc rất to. Một cô áo xanh vừa nhảy xuống khỏi xe mới bước vào cửa đền tự nhiên khóc rống lên rất thảm thiết. Vừa vào đền cô ấy đã xì xụp khấn bái khóc lóc: "mẹ ơi, con gái mẹ về với mẹ đây, ..... blabla....". Mình sợ đờ đẫn cả người ra, cứ nghĩ nhà cô này chắc mới chết mẹ hay gì đó kinh khủng lắm. Ngờ đâu mợ cả giải thích: "nó có căn đấy, cứ lên đền là cô nhập vào người thôi".... Oho, mình vốn thiểu năng trí tuệ, chả hiểu "căn" là cái gì cả. Sư liền giải thích căn tức là có căn có cốt để nhập đồng. ohoho, thôi chả thèm hỏi nữa, có giải thích thêm thì cái đầu bã đậu của mình cũng sẽ không thèm hiểu thêm gì nữa cả. Còn cái cô áo xanh kia gào khóc có tới 10', ấy vậy mà bước ra khỏi cửa đền một cái đã ráo hoảnh như chưa từng xảy ra cái gì cả rồi, và tất tả đi bày đồ cúng.... Hài hước thế chứ lại! Lên xe mình bảo với sư là có 2 ông công đức lắm tiền phết, mỗi ông một cái bia to vật. Sư bảo phải dựng bia để cho các ông khác gáy to hơn. Sư giải thích mỗi một lần công đức được gọi là "gáy", ông sau sẽ nhìn ông trước "gáy" như nào để biết đường "gáy" Hay phết! Giờ mình học được thêm từ "gáy".


    Sang đến đền thứ 2, tên là gì quên xừ mất rồi, thì thấy lộn xộn quá. Vì trên đường đi mình đã cập nhật được 1 số thông tin về hệ thống đền chùa miếu mạo vào phong tục thờ Mẫu của vùng Thái Bình - Nam Định nên không bị sợ khi nhìn thấy người ta khóc lóc ở đền nữa. Nhưng khi nhìn thấy mấy đám lên đồng ở các điện trong đền thì lạ quá. Thế là sư lại giải thích: "hầu đồng đấy". àh hà. Rồi rồi, đây chính là các đám hầu đồng. Thế là mình đứng đực ra, mồm chữ O, mắt chữ A xem người ta hầu đồng. Đám hát văn hát ỉ hát eo, trống chiếc khua rõ là hoành tráng. Một lúc thế qué nào các chú còn hát cả Tình bằng có cái trống cơm.... Mợ cả nhìn thấy mình đang đứng xem quát rầm lên là đi cúng lễ hay đi xem hát hở cái con kia. Giật mình nhớ ra nhiệm vụ đặc biệt thế là phải bỏ cả đám chầu đi cúng bái. ohohoh. May mà cũng ở gian điện chính chứ không thì bị cái đám lên đồng kia nó giã trống cho điếc tai thì thôi.


    Có một cái đền, ngay trước cổng là cảnh thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Rất chi là giao thoa văn hóa Việt - Tàu! Trong đền thì hầu đồng khắp nơi, trẻ con bà già đứng rình chộp tiền xung quanh. Ăn xin khắp chỗ. Hãi kinh người!


    Đến tầm chiều chiều thì đến được đền thờ họ Trần. Công nhận đền to một cách hoành tráng. Có rất nhiều xe biển HN và các tỉnh về cúng bái. Đặc biệt, 90% số xe đeo biển nhà nước. Công nhận là hay. Công chức giờ lại sùng đạo hơn cả dân lành! Trong đền lúc đó không có hầu bóng gì cả nhưng người đi cúng bái đông một cách kinh hoàng nên phải tranh nhau mới được một chỗ mà cúng. Lúc chia đồ lễ mình tranh thủ đi một vòng đền, đến gian thờ các vua đời Trần thấy 1 loạt tượng khá đẹp, cứ tưởng là tượng cổ từ ngày xưa hóa ra không phải! Ở Thái Bình - Nam Định có rất nhiều nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng. Ví dụ như ông cụ đẻ ra bà mợ cả kia. Ông ý làm tranh đồng khảm vàng bạc thì đẹp thôi rồi. Chính thế cho nên tượng vua Trần đẹp qué! Nhân tiện nói chiện vua Trần. Độ này có phong trào nhận họ hàng cho nên có rất nhiều ông họ Trần tự nhận là dòng dõi họ Trần. Nghe đâu như còn định cho cả cái thanh niên Trần gì gì đang đương chức bên Tàu vào dòng họ nữa. Có bác còn bảo nghe đồn đồng đc đại tướng họ Võ nhà ta đang xin gia nhập họ Trần! Có ông thì bảo Tôn Trung Sơn bên tàu tưởng cũng là dòng dõi nhà Trần ta. ohohoh, với đà này khéo Tôn Ngộ Không cũng là do nhà Trần Vn ta đẻ ra mất! Có điều chả ông nào nhận là con cháu Trần Ích Tắc cả. Thương thay!


    Đến cuối buổi đi cúng bái kia là cả đoàn tốc hành đến phủ Dầy. Trên đường đi mọi người đố nhau "phủ Dầy" hay "phủ Giầy". Mình bảo: "chắc là phủ Dầy vì xung quanh đây thấy bán bánh dầy nhiều lắm" Tâm hồn rõ là ăn uống nhỉ. Mấy mợ khác bảo: "phải là phủ Giầy mới đúng vì ở đây có nghề làm giầy" Cả hội quay ra hỏi sư, sư bảo: "giỏi như sư cũng chịu, chưa bao giờ sư tự thắc mắc phủ đấy là Giầy hay Dầy!". Oto đi đến 1 cái biển chỉ đường rẽ vào phủ với chỉ dẫn to tướng :"đường vào phủ Giầy". Mấy mợ reo ầm lên: "đấy nhá, Giầy nhá, nhà nước người ta viết thế rồi, học lắm như con kia (tức là mình) rồi vẫn cứ sai như thường". Trong khi mình ngồi chưng hửng, chán ngán, than vãn sao mình học lắm mà vẫn ngu thế không biết thì oto đã lừ lừ tiến vào khu vực phủ. Đúng là trời thương kẻ sách vở cho nên trong khu vực phủ, khắp nơi khắp trốn đều đề : "phủ Dầy"!!!! Thế là sư và mấy mợ kia im thít. Còn mình thì vốn tính bao dung nên không thèm nói câu nào, tự mấy mợ phải nghiệm ra chứ nhở!



    Mình chưa đi phủ Dầy lần nào. Chỉ nghe đài báo và các bà mê tín ca ngợi phủ Dầy lên mây xanh. Hôm đó mới có dịp chiêm ngưỡng phủ. Ôi giồi ôi, không biết nên mô tả thế nào nữa. Túm lại là chỉ thấy người và người, lộn xộn tùng phèo. Trong cái phủ bé tẹo có vài cái điện thì chỗ nào cũng đang là hầu đồng, hầu bóng, trống chiếc khua loạn xạ, người người chen vai thích cánh để làm cái gì đó chả hiểu được! Kiếm mãi mới được 1 cái ban thờ cái gì đó mà chả ma nào vào thờ, cả hội lại lạy lục một hồi, sư thì lại đọc kinh gõ mõ. Ở 1 cái ban nào đó mà nghe nói là thờ mẫu, thì rất đông người, người nào vào là phải bỏ giầy dép, bị vẩy nước hoa vào người. Mình cóc dám vào vì sợ cái mùi nước hoa rẻ tiền nó ám trogn thời gian đi oto thì say xe chứ chả chơi.


    Tranh thủ cúng bái xong mình lại đi xem hầu đồng. Hóa ra 1 buổi hầu đồng có chi phí vài chục triệu đồng. Ban hát chỉ có vài cái trống và cái đàn tranh. Có những lúc các chú hát như bị tẩu hỏa nhập ma. Còn bản thân hầu đồng thì cứ tỉnh như sáo sậu. Một mợ đi theo giải thích một buổi chầu thì con đồng phải nhập được chín vai, nào là cậu bẩy cô bê gì đó, rất chi là lằng nhằng. Điều thú vị là nhập vai nào thì phải mặc quần áo và ăn uống kiểu của vai đó. Ví dụ nhập vai giai thì phải hút thuốc uống rượu, nhập vai gái thì ăn trầu.... Chính thế thì mới lên đồng được thì phải. Ngày xưa đói kém, sáng ra chỉ có nước trà điểm tâm, ngồi lên đồng toàn uống rượu với nhai trầu thì có mà say lừ đừ, múa may một hồi thì khác gì có ma nhập người đâu. Ngày nay, buổi sáng đã phở bò, bún mọc chén đẫy tễ rồi thì có mà nốc cả lít rượu vào thì may ra mới lên được đồng ý chứ! Có người kể có 1 mẹ đại gia địa ốc sài ghềnh năm nào cũng phải ra phủ Dầy hầu đồng thì mới làm ăn được. Đấy gọi là có căn có cốt. Không đi hầu là làm ăn lụn bại! Mỗi buổi chầu của mẹ trị giá vài trăm triệu đồng. ohoho. Mình nghĩ cái bọn làm cái cảnh thầy trò Đường tăng đi lấy kinh ở cái đền nọ rất chi là thâm nho. Đến như Đường tăng gặp cả Phật tổ rồi vẫn phải nôn ra cái bát vàng cho 2 thằng canh kinh kệ thì mới được hàng thật, nữa là vào cửa đền mẫu đền cha!!!!



    Cuối cùng đến tối mịt mới lên đường về HN. Ngồi trên xe mình phàn nàn là ít thời gian ngắm cảnh đền phủ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử quá. Thế là các mợ kêu rầm lên là hâm vừa thôi chứ, đi lễ tạ, xin xỏ thánh Mẫu, thần linh chứ có phải đi du lịch đâu mà lắm nhọt! Hơ hơ, thần thánh mà có linh thiêng chắc cũng không biết nên cười hay nên khóc nhỉ! Dù sao mình cũng xin xỏ sư được 2 hộp bánh cáy làm riêng cho nhà chùa và hẹn sư đầu năm mới cúng bái cho riêng mình tôi thôi nhá. Sư hỏi cúng cái gì, mình bảo cắt tiền duyên ý mà. Sư bảo: "lắm chuyện quá, nối không được lại còn cắt" . Lúc giả lại sư cho chùa, một đứa đi cùng còn bảo: "thôi, tối rồi em ở đây với sư nhá" Sư cười hi hi chả nói gì cả. Tiền múa chúa cười, các bác nhỉ! Cái đứa đòi ở lại giờ đang vi vu trên đất Pháp rồi. Rõ thật là linh thiêng!


    Túm lại là hình như một cái gì đó đã đang và sẽ bị mất đi mà thủ phạm chính là chính là ... chả bít là ai cả.....

  10. #10
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Được làm như ông sư ngẫm cũng khoái chớ.Có tu hành dể hưỡng phước hơn người thường .

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •