Trang 14 / 14 FirstFirst ... 911121314
Hiển thị kết quả từ 131 đến 140 / 140
  1. #131
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi _River_ View Post
    Người ta có câu "Nói ngang ba làng nói không lại". Thôi thì thua bác vậy!

    Vào đây bàn tán mà gọi thằng này thằng kia thì e rằng dễ mất lòng.
    ------------------
    Bác thông cãm cho,bác ấy ở dưới đó mới về !

  2. #132
    Tham gia
    16-07-2002
    Location
    tphcm
    Bài viết
    160
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Như thế này để khỏi cãi nhau lôi thôi:

    - Ai không thích dời thì vẫn như trước đến giờ Vẫn nghỉ tết theo quy định của Nhà Nước

    - Ai thích dời thì ngày Tết Âm Lịch vẫn đi làm bình thường Đề nghị không lấy tiền thưởng Tết và làm việc ngày lễ

    Chuyện đâu có gì rắc rối. Chừng nào số người đi làm nhiều hơn số ở nhà thì tự động xã hội đã chuyển Tết Âm Lịch sang Dương Lịch rồi đó

  3. #133
    Tham gia
    14-12-2008
    Bài viết
    40
    Like
    0
    Thanked 7 Times in 1 Post
    Quote Được gửi bởi phuong View Post
    Như thế này để khỏi cãi nhau lôi thôi:



    - Ai thích dời thì ngày Tết Âm Lịch vẫn đi làm bình thường Đề nghị không lấy tiền thưởng Tết và làm việc ngày lễ
    Câu này nghe cũng ok rồi

  4. #134
    Tham gia
    22-12-2008
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi southVN View Post
    Câu này nghe cũng ok rồi
    Tại sao như vậy lại là OK???

  5. #135
    Tham gia
    01-01-2008
    Location
    Thiên đường hạnh phúc
    Bài viết
    1,299
    Like
    9
    Thanked 127 Times in 67 Posts
    Quote Được gửi bởi phuong View Post
    Như thế này để khỏi cãi nhau lôi thôi:

    - Ai không thích dời thì vẫn như trước đến giờ Vẫn nghỉ tết theo quy định của Nhà Nước

    - Ai thích dời thì ngày Tết Âm Lịch vẫn đi làm bình thường Đề nghị không lấy tiền thưởng Tết và làm việc ngày lễ

    Chuyện đâu có gì rắc rối. Chừng nào số người đi làm nhiều hơn số ở nhà thì tự động xã hội đã chuyển Tết Âm Lịch sang Dương Lịch rồi đó
    Thế này có mà loạn à?
    Cứ tưởng tượng bác làm giám đốc vừa tuyển được một cô thư ký yêu mà cô ta cứ nghỉ Tết Âm lịch thì chỉ có chết.


    Có những luật (cho là như vậy) không được đồng thuận cao, nhưng người soạn thảo luật phải có tâm, có tầm, thậm chí chịu nhiều thua thiệt cho bản thân (búa rìu dư luận) và chọn đúng thời điểm thì may ra mới thành công được.
    Bản thân tôi không phản đối (sáp nhập 2 Tết), nhưng thấy khó khả thi.
    Phải chi áp dụng ngay trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước thì chắc chắc thành công.

  6. #136
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    [QUOTE=bachnga


    Có những luật (cho là như vậy) không được đồng thuận cao, nhưng người soạn thảo luật phải có tâm, có tầm, thậm chí chịu nhiều thua thiệt cho bản thân (búa rìu dư luận) và chọn đúng thời điểm thì may ra mới thành công được.
    Bản thân tôi không phản đối (sáp nhập 2 Tết), nhưng thấy khó khả thi.
    Phải chi áp dụng ngay trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước thì chắc chắc thành công.[/QUOTE]

    Bác nói rất đúng !thập niên 80 có người thấy chuyện nầy thì tốt quá !

  7. #137
    Tham gia
    22-12-2008
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi bachnga View Post
    Có những luật (cho là như vậy) không được đồng thuận cao, nhưng người soạn thảo luật phải có tâm, có tầm, thậm chí chịu nhiều thua thiệt cho bản thân (búa rìu dư luận)
    Tự nhiên tôi lại nghĩ tới tháp Eiffel. Nếu ngày xưa thị trưởng Paris mà nghe theo lời của Alexandre Dumas con ngăn cản không cho xây cái tháp "gớm ghiếc và vô dụng" thì...

  8. #138
    Tham gia
    15-11-2008
    Bài viết
    119
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi _River_ View Post
    Không biết có cách nào làm cho mai, đào nở trong giai đoạn noel đến tết Tây không!
    hi` hi` với trình độ khoa học nông nghiệp của Việt Nam hiện nay thì "ép" một "con gà" đẻ trứng non là chuyện "tầm thường"

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi phuong View Post
    Mình thì nghĩ khác. Tại sao không có mỗi tháng là vài ba ngày Tết, được nghỉ khoẻ, lại có tiền thưởng Tết
    Ý kiến hay đáo để, mỗi tháng vài ba cái rắm có phải hay hơn cho kẻ làm công ăn lương không, he he

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Cứ nói xạo hoài, bảo nhập hai tết lại để phát triển, nắm bắt cơ hội,

    Có mà PHÁT DẮM , muốn phát triển, muốn hòa nhập, muốn nắm bắt cơ hội thì phải thay đổi cái phong thái làm việc, phải có tác phong công nghiệp một chút mới mong phát TRIỂN, chứ còn cứ như hiện tại thì còn PHÁT DẮM dài dài ...

    Cứ cái kiểu giờ giấc bao cao su thì có mà PHÁT DẮM liên tằng tằng

    Thủ tục thì lằng nhà lằng nhằng, chưa gộp còn chả làm ăn gì, gộp lại thì có mà PHÁT DẮM hết ngày này qua ngày khác ....

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi _River_ View Post
    [b]Bổ sung:

    Tết "hội nhập", tại sao không?

    LTS: Giáo sư Võ Tòng Xuân vừa gửi đến tòa soạn Thanh Niên một "khai bút đầu năm" với một đề nghị mạnh bạo. Xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc suy ngẫm sau những ngày vui Tết...

    Sáng mùng 2 Tết, bản tin thời sự tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết hàng trăm ngàn công nhân của những công trình trọng điểm nhà nước vẫn làm việc trong ngày Tết, và đã nêu thí dụ điển hình công trình Thủy điện Tuyên Quang - nơi hàng trăm công nhân vẫn làm việc trong những ngày Tết để đạt tiến độ thực hiện công trình phục vụ nhân dân.

    Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 - 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn, một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không. Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang "ăn Tết". Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước. Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch (DL), trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, Luân Đôn... đóng băng, lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch (ÂL) thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết: DL và ÂL, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ. Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.

    Hiện nay ăn Tết Việt Nam theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:

    1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

    2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

    3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành.

    4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.

    5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.

    Cho đến nay chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam còn hưởng thụ 3- 4 tuần Tết ÂL và DL gộp lại. Các nước khác ở châu Á đã chuyển ngày nghỉ Tết theo DL từ lâu. Điển hình nhất là Nhật Bản, quốc gia Á châu giàu nhất thế giới. Một trong những lý do chính khiến Nhật Bản trở nên giàu có là nhờ sớm biết giao thương với Âu Mỹ, theo đúng phương pháp và tập quán Âu Mỹ. Vua Minh Trị Thiên Hoàng đã biết tranh thủ kỹ thuật của Tây phương, kể cả quyết định đổi tập quán ăn Tết của Nhật sang ăn Tết theo DL từ năm 1872, 19 năm sau khi hạm đội Mỹ tiến vào hải cảng Edo (bây giờ là Tokyo) năm 1853. Tập quán ăn Tết DL bắt đầu từ ngày 31/12 DL đã được các nước Tây phương áp dụng sớm nhất vào đầu thế kỷ thứ 16 và các thế kỷ tiếp theo (theo Calendopaedia - Bách khoa chuyên lịch, nước Ý áp dụng năm 1522, Đức 1544, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1566, Tô Cách Lan 1600, Anh Quốc 1752, Nga 1918, Nam Tư và Rumani 1919). Còn Việt Nam chúng ta đến thời đại này vẫn còn nghỉ Tết theo lịch của Trung Hoa để chuốc lấy những lãng phí đã kể trên đây.

    Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết DL và ÂL gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu. Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết AL sang các ngày DL, và giảm dần ngày nghỉ Tết ÂL quá lê thê. Các thế hệ trước của Việt Nam đã dám bỏ áo dài khăn đóng để mặc áo sơ mi, quần tây và bộ "complê", thế hệ này đang sử dụng DL trong điều hành năm kế hoạch tài chính ngân sách, và đã dám từ bỏ pháo nổ thay vào bằng pháo bông, thì bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 cũng phải dám thay đổi tập quán ăn Tết ÂL rất tốn kém và phi kinh tế như hiện nay. Chúng tôi tin tưởng vào sự sáng suốt nhận thức của mọi người Việt Nam tiến bộ có quyết tâm chiến thắng trong mặt trận hội nhập kinh tế toàn cầu.

    GS Võ Tòng Xuân
    Ủa, hoãn cái khoản "hội nhập" để phát triển kinh tế lại, tớ có thắc mắc nho nhỏ, Tòng Xuân bảo bỏ cái truyền thống để theo cái tây,

    Không biết bác Tòng Xuân trai và bác Tòng Xuân nữ vẫn ... theo kiểu truyền thống hay ... kiểu tây nhỉ ...

    69 ?
    Được sửa bởi nph2010 lúc 03:37 ngày 08-02-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  9. #139
    Tham gia
    22-12-2008
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @nph2010: Mình nhận thấy bạn thật là có văn hóa và biết cách tranh luận. Mình cảm phục bạn.

  10. #140
    Tham gia
    22-12-2008
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi nph2010 View Post
    hi` hi` với trình độ khoa học nông nghiệp của Việt Nam hiện nay thì "ép" một "con gà" đẻ trứng non là chuyện "tầm thường"
    [color=red]

    Thế bạn nghĩ rằng hoa đào hoa mai hiện nay ngày Tết là tự nó nở đó sao??? Tội nghiệp.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Việc giữ Âm lịch không đồng nghĩa với việc giữ gìn truyền thống. Người Hàn Quốc vẫn giữ Âm lịch nhưng đến 49% dân số theo đạo Tin Lành. Nên nhớ rằng đạo Công giáo La Mã cho phép tín đồ thờ cúng tổ tiên. Còn Tin Lành thì không.

    Đối với dân Hàn Quốc/Triều Tiên, Tết Nguyên đán Âm lịch không có một ý nghĩa quan trọng. Ngày lễ quan trọng nhất của họ là Tết Trung Thu. Một bằng chứng quan trọng là thông điệp này của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon (người gốc Hàn).

    http://vtc.vn/quocte/thu-chuc-tet-cu...5167/index.htm

    Vtc đã dịch sai. Dịch đúng phải là như thế này:

    http://au.blog.360.yahoo.com/blog-V8...o-?cq=1&p=1870

    (Chúc nhân dân Trung Quốc và người Hoa trên toàn thế giới Năm mới vui vẻ hạnh phúc).

    Ô hay! Hoá ra mình là "Người Hoa"??? Ặc ặc!
    Được sửa bởi madeinviet lúc 22:24 ngày 13-02-2009 Reason: Bổ sung bài viết

Trang 14 / 14 FirstFirst ... 911121314

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •