Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 10
  1. #1
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Kinh tế "Thiểu phát " là gì mà chính phủ nước ta đang lo lắng vậy các bác ?

    Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.

    Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.

    Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát, đó là:

    * Khi giá giảm liên tục và tăng trưởng GDP ở mức âm, nền kinh tế mới rơi vào tình trạng thiểu phát.
    * Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất huy động tiết kiệm thấp- một tình trạng được coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy động tiết kiệm.
    * Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thơi gian nghỉ ngơi (xem thêm lý luận về đường cung lao động uốn ngược). Mặt khác, giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất.

    Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế).

    Nguyên nhân

    * Nguy cơ thứ nhất có thể xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều, chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức.
    * Thứ hai có thể là việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm phát một cách quá cứng nhắc như trực tiếp kiểm soát giá của một số mặt hàng.
    * Nguy cơ thứ ba thường đến từ những sai lầm trong điều hành vĩ mô[1]..

    Hậu quả

    Hậu quả của thiểu phát nghiêm trọng không kém gì lạm phát.

    * Ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu vì các thị trường lớn đều tiết giảm nhu cầu.
    * Sức tiêu thụ nội địa không tăng do luồng cung tiền tệ giảm, trong khi xuất khẩu kém. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, hàng không thể xuất trong khi cầu nội địa giảm, hàng không tiêu thụ hết, giá cả sẽ giảm, sản xuất đình đốn.

    Một số tình huống thiểu phát ở Việt Nam

    Năm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm"[2].

    Xem thêm : http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%83u_ph%C3%A1t

    Hết lạm phát, đến thiểu phát


    Lạm phát giống như bị huyết áp cao, dễ bị nguy kịch. Còn thiểu phát giống như bị huyết áp thấp, xỉu dần. Cả hai căn bệnh này đều khó chữa.

    Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, hay giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao. Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua đã trải qua các thời kỳ lạm phát đáng chú ý.

    Quy luật

    Đó là thời kỳ 1986 – 1991, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm lên đến 146,3%, trong đó có những năm tăng rất cao. Đó là hai năm 1994 – 1995, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân là 13,5%. Đó là thời kỳ 2007 – 2008 với tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 18,2%, trong đó ước tính năm 2008 tăng 24%.

    Thiểu phát là sự lên giá của đồng tiền, hay giá cả hàng hoá và dịch vụ giảm. Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua cũng đã trải qua một số năm có thể được coi là thiểu phát. Đó là năm 1993, giá tiêu dùng chỉ tăng 5,2%, mặc dù năm đó thực hiện chế độ lương mới với sự tăng lên khá. Hai năm 1996 – 1997, các năm từ 1999 – 2003 cũng có thể được coi là thiểu phát – bình quân năm trong thời kỳ này tăng 1,44%.

    Như vậy, sau thời kỳ lạm phát cao thường có một năm hay một số năm thiểu phát, do tác động của hai yếu tố. Một yếu tố có tính chất toán học so sánh: khi số gốc cao thì tốc độ tăng sẽ thấp. Một yếu tố do tác động là độ trễ của các biện pháp kiềm chế lạm phát.

    Ai gánh chịu hậu quả?

    Đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, khi lạm phát, sẽ là người đầu tiên, trực tiếp bị ảnh hưởng lớn nhất. Cùng một số tiền, nhưng do giá hàng hoá, dịch vụ tăng lên mua được ít hơn. Một bộ phận không nhỏ còn phải giảm khẩu phần, “thắt lưng buộc bụng”. Khi thiểu phát, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi đầu tiên, trực tiếp và lớn nhất.

    Đối với nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì cả lạm phát và thiểu phát đều không có lợi.

    Đối với nhà đầu tư, khi lạm phát, một mặt, lượng vốn đầu tư sẽ không dồi dào được như cũ. Mặt khác, cùng một lượng vốn đầu tư nhưng do giá, chi phí tăng... nên khối lượng thi công bị giảm...

    Khi thiểu phát, chi phí vay vốn thấp hơn, nhưng lượng vốn đầu tư lại ít hơn và quan trọng hơn là đầu tư xong mà giá giảm hơn thì tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.

    Đối với người sản xuất kinh doanh, khi lạm phát thì chi phí đầu vào tăng, nếu giá cả đầu ra tăng cao hơn thì có lãi, nếu đầu ra tăng thấp hơn thì lỗ; chu kỳ này thì lãi đấy, nhưng quay lại mua nguyên nhiên vật liệu sản xuất thì giá lại cao rồi. Nếu hạch toán không đúng, tưởng rằng lãi nhưng hoá ra là lỗ. Khi lạm phát cao, thì tiền tệ sẽ bị thắt chặt, khi đó người sản xuất, kinh doanh khó tiếp cận vốn.

    Khi thiểu phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, chi phí vay vốn giảm, nhưng khâu tiêu thụ giá còn giảm hơn. Ở chu kỳ sau, giá nguyên nhiên vật liệu còn thấp xa so với chu kỳ trước, nhưng trên sổ sách người sản xuất vẫn bị lỗ, mặc dù đó là “lỗ giả, lãi thật”.

    Có hai điểm đáng chú ý trong thời gian thiểu phát. Điểm thứ nhất, người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm xuống nữa nên chưa mua, làm giảm nhu cầu đối với sản xuất. Điểm thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ gia tăng, và sẽ càng mạnh nếu trên thế giới cũng bị thiểu phát (như hiện nay đã xuất hiện). Khi đó, nhập siêu sẽ gia tăng, mà lại là nhập siêu giảm phát, làm cho sản xuất trong nước càng trì trệ.

    Thay đổi mục tiêu ưu tiên

    Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, khi lạm phát thì phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế tiền ra lưu thông, giảm tốc độ tăng dư nợ tín dụng nên việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ khó khăn… tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi thiểu phát lại phải nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất cho vay, tăng cung tiền, tăng dư nợ tín dụng, nhưng doanh nghiệp cũng không tăng vay do tâm lý chờ đợi giảm nữa mới vay…

    Nếu dùng hình ảnh, thì lạm phát giống như bị huyết áp cao, dễ bị nguy kịch; còn thiểu phát giống như bị huyết áp thấp, xỉu dần. Trị thiểu phát là việc khó khăn, nếu tăng cung tiền không khéo thì lại sợ tái lạm phát (mà tái lạm phát nguy hiểm hơn là lạm phát).

    Mặc dù kinh tế trong nước chưa chuyển hẳn sang thiểu phát, nhưng dấu hiệu của thiểu phát đã xuất hiện; dấu hiệu này lại cộng hưởng với nhập khẩu thiểu phát của thế giới.

    Đây là điều cảnh báo để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tham khảo và có giải pháp phù hợp. Ngay từ mục tiêu và giải pháp năm 2009, có thể không nên dùng cụm từ ưu tiên kiềm chế lạm phát mà nên ưu tiên chống nguy cơ khủng hoảng và nguy cơ suy thoái kinh tế.

    Theo Minh Anh
    SGTT

    http://cafef.vn/20081031085851752CA3...thieu-phat.chn
    Vậy là sao các bác ?
    Lo quá !

    Việt Nam không cần uống thuốc “giảm sốt lạm phát” nữa

    01/11/2008 09:44 (GMT + 7)

    Nói Việt Nam thiểu phát là quá sớm và cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, đã đến lúc không cần và không nên cho nền kinh tế uống thuốc “giảm sốt lạm phát” mà tập trung chặn ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, gây đình đốn trong nước - ông Lê Đức Thuý nói.

    >> Việt Nam phải chuẩn bị phương án chống thiểu phát
    >> "Chàng trai 22 tuổi không thể sống trong quần áo thiếu niên"

    Vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng giảm lãi suất cơ bản đã cấp hệ thống giảm xóc cho các ngân hàng trước những chấn động của môi trường kinh doanh, nhưng các ngân hàng cũng cần tiếp tục quan tâm bảo đảm vững chắc khả năng thanh khoản, song phải chú trọng nhiều hơn đến việc củng cố và tăng cường khả năng thanh toán của từng tổ chức tín dụng.

    Ông Thuý cũng lưu ý việc sớm hoạch định và thi hành phương án xử lý nợ xấu của các ngân hàng.


    Ông Thuý cũng lưu ý việc sớm hoạch định và thi hành phương án xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Ảnh VNN


    Đưa tín hiệu đúng để phân bổ nguồn lực trúng

    - Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống còn 13%/năm nhưng các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu và doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp tư nhân, vẫn phản ánh rằng họ khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Vậy có giải pháp nào để tháo gỡ cho doanh nghiệp trong thời điểm này?

    Ông Lê Đức Thúy: - Dù là hạ lãi suất cơ bản xuống 13% (nghĩa là trần lãi suất cho vay 19,5%) và ngân hàng cũng đã hạ tương đối lãi suất cho vay ra nhưng với khoảng cho vay mức 16, 17, 18%/năm đối với doanh nghiệp vẫn là lãi suất cao, cộng với với môi trường kinh tế chưa có sáng sủa như thế này thì doanh nghiệp người ta cũng cảm thấy chưa phải là thời điểm để đầu tư kinh doanh. Cho nên một số doanh nghiệp thì ngại vay, còn một số doanh nghiệp muốn vay thì không hẳn ngân hàng đã dám cho vay.

    Về phía mình, ngân hàng cũng không thể hạ mạnh lãi suất cho vay vì lãi suất huy động vốn tiền gửi vẫn cao và mức khống chế trần lãi suất cho vay cũng còn cao. Có nghĩa là có những khoản cho vay tiêu dùng, cho vay mua phương tiện đi lại hay cho vay để thực hiện những thương vụ ngắn, người ta có thể vay với lãi suất 2-3%/tháng mà chỉ vay trong một tháng chẳng hạn thì ngân hàng lại không được phép cho vay. Do đó ngân hàng không có đủ lãi để bù đắp những khoản cho vay dài hạn.

    Vì vậy, tôi cho rằng cần phải bỏ việc gắn lãi suất cơ bản với quy định của Bộ luật Dân sự thành ra trần lãi suất cho vay hiện nay. Luật Dân sự cũng cần có một lời giải thích của Quốc hội rằng điều luật ấy chỉ áp dụng đối với những khoản cho vay phi chính thức khi có tranh chấp về mặt pháp lý.

    Lãi suất thoả thuận sẽ tạo cơ hội cho thị trường đưa ra những tín hiệu đúng để phân bổ các nguồn lực trúng trong nền kinh tế. Nó cũng là bộ giảm xóc để hệ thống ngân hàng giảm bớt chấn động của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, thích ứng linh hoạt với tương quan cung cầu về vốn trong từng thời điểm, và tránh những tác động tâm lý bất lợi không đáng có mỗi lần phải điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất cơ bản mà thực chất là trần lãi suất cho vay do bị gắn chặt với quy định nói trên của Bộ luật Dân sự.

    Không cần uống thuốc giảm sốt lạm phát nữa

    - Hiện nay, đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng chưa thể kết luận nền kinh tế có thiểu phát hay không. Luồng ý kiến thứ hai nói, Chính phủ cần phải có kịch bản chống thiểu phát. Quan điểm của ông?

    - Theo tôi, nếu nói nền kinh tế đang trong tình trạng thiểu phát thì quá sớm. Thời điểm này, giá cả trên thị trường đang có xu hướng chững lại và giảm, nhưng so với mức tăng cao nhất thì đúng là có giảm hoặc so với cùng kỳ năm trước và cộng dồn từ đầu năm thì Việt Nam vẫn đứng hàng đầu thế giới và khu vực về mức độ lạm phát. Mức độ lạm phát 20% thì không thể gọi là thiểu phát được.

    Mà muốn kéo lạm phát xuống 10% chẳng hạn thì đương nhiên những tháng tới giá phải giảm. Sự giảm đó đến một lúc nào đấy có thể gây ra thiểu phát thì nên theo dõi, còn trước mắt thì quá sớm.

    Tuy nhiên, đã đến lúc không cần và không nên cho nền kinh tế uống thuốc “giảm sốt lạm phát” như vừa qua mà nên quan tâm đến vấn đề ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu với sự giảm sút tăng trưởng bên trong có thể gây nên đình đốn sản xuất kinh doanh trong nước.

    Ảnh: TTO
    Do đó chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa phải linh hoạt hơn nữa để giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi kinh tế tốt hơn.

    Cần hoạch định và thi hành ngay phương án xử lý nợ xấu

    - Theo ông, chính sách tiền tệ và tài khóa sắp tới sẽ phải linh hoạt như thế nào?

    Đó là củng cố lòng tin và tăng cường khả năng “chống đỡ giông bão” của hệ thống các tổ chức tài chính mà trụ cột là hệ thống ngân hàng.

    Điều đó có nghĩa là các ngân hàng cần tiếp tục quan tâm bảo đảm vững chắc khả năng thanh khoản, song phải chú trọng nhiều hơn đến việc củng cố và tăng cường khả năng thanh toán của từng tổ chức tín dụng.

    Thời gian qua, năng lực tài chính bị suy yếu do những khó khăn trong kinh doanh, nhất là chi phí vốn quá cao so với trần lãi suất đang làm cho không ít ngân hàng thương mại thua lỗ.

    Nợ xấu đang và sẽ tăng lên sẽ làm cho bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng xấu đi.

    Thị trường bất động sản trầm lắng, đóng băng sẽ là một thách thức lớn cho việc giải chấp tài sản để thu hồi các khoản vay đáo hạn, làm tăng gánh nặng tài chính đối với người đi vay lẫn người cho vay.

    Theo tôi, phương án xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng phải được hoạch định và thi hành ngay. Đồng thời một phương án xử lý tổng thể nợ xấu cho nền kinh tế, với vai trò của ngân hàng và công ty mua - bán nợ do Chính phủ thành lập, cần quy định rõ nguồn lực tối thiểu cần thiết và cách thức sử dụng nguồn lực đó... đã trở nên cấp bách.

    Bên cạnh đó, cũng cần tuyên bố chính thức và công khai việc Chính phủ bảo đảm toàn bộ các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư ở các tổ chức tín dụng để ngăn chặn những đột biến xấu, đồng thời thu hút thêm các nguồn vốn nhàn rỗi hiện đang quay vòng hay nằm im ngoài hệ thống ngân hàng, làm cho thanh khoản của nền kinh tế thêm dồi dào hơn.

    * Vân Anh
    http://www.tuanvietnam.net/vn/sukien...193/index.aspx
    Được sửa bởi live4ever lúc 19:50 ngày 01-11-2008
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    Nhẽ ra em theo nghề kế toán nhưng thấy nghĩ đến mấy con số nhức óc quá đâm ra chẳng pùn tìm hiểu làm gì cho mệt xác.
    Dành thời gian đó chiến games hoặc lướt nét còn thích hơn.
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  3. #3
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi ngondensang2007 View Post
    Nhẽ ra em theo nghề kế toán nhưng thấy nghĩ đến mấy con số nhức óc quá đâm ra chẳng pùn tìm hiểu làm gì cho mệt xác.
    Dành thời gian đó chiến games hoặc lướt nét còn thích hơn.
    Ừ , kiếm các games về tài chính mà chơi đi .

  4. #4
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    Quote Được gửi bởi live4ever View Post
    Ừ , kiếm các games về tài chính mà chơi đi .
    Có games Hola đó.Pác có chơi không khi nào rảnh làm vài ván cho nó đỡ buồn
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  5. #5
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi ngondensang2007 View Post
    Có games Hola đó.Pác có chơi không khi nào rảnh làm vài ván cho nó đỡ buồn
    Hoàn thành màn cuối rồi...

  6. #6
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    Quote Được gửi bởi live4ever View Post
    Hoàn thành màn cuối rồi...
    hoàn thành màn cuối là sao pác.Em không hiểu lắm.Đợt này đang bị cháy túi có mỗi 10 khìn chiến đấu thôi.
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  7. #7
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi ngondensang2007 View Post
    hoàn thành màn cuối là sao pác.Em không hiểu lắm.Đợt này đang bị cháy túi có mỗi 10 khìn chiến đấu thôi.
    Vậy mà cũng đòi chơi games !

  8. #8
    em_cua_hoply Guest
    Giảm phát-Uninflation-Khái niệm giảm phát được hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế giảm xuống. Cũng tương tự như lạm phát, giảm phát nhưng cũng không có nghĩa là tất cả các mặt hàng đều giảm theo cùng một tỷ lệ, mà những mặt hàng khác nhau sẽ có những tỷ lệ thay đổi khác nhau.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Nguyên nhân:Có rất nhiều nguyên nhân,VD: khi cung vượt cầu và giới làm ăn không muốn mở rộng kinh doanh,giá nguyên liệu đầu vào giảm, đồng nội tệ lên giá, dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào....

    Hậu quả: Giá các mặt hàng giảm nhưng sức mua không hề tăng, sản xuất trì trệ, đình đốn, nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng bị ế, thất nghiệp...
    Nói chung giảm phát không phải là tích cực.

    Chính phủ tuyên bố rằng các biện pháp chống lạm phát có hiệu quả, thực sự vậy không hay chính giảm phát đang sẽ sắp sửa hoành hành?
    Được sửa bởi em_cua_hoply lúc 20:02 ngày 01-11-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  9. #9
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi em_cua_hoply View Post
    Giảm phát-Uninflation-Khái niệm giảm phát được hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế giảm xuống. Cũng tương tự như lạm phát, giảm phát nhưng cũng không có nghĩa là tất cả các mặt hàng đều giảm theo cùng một tỷ lệ, mà những mặt hàng khác nhau sẽ có những tỷ lệ thay đổi khác nhau.
    Sao trên "Thiểu phát – Wikipedia tiếng Việt" nó lại nói vầy , không lẻ nó nói sai hả bác ?

    Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
    Như vậy giá xăng đang giảm là bị "thiểu phát" hả bác?

  10. #10
    em_cua_hoply Guest
    Thiểu phát là Lạm phát ở mức rất thấp như Isael hay NhatBan cách đây không lâu, vậy nó có tốt không?
    Xin thưa là không

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Lạm phát quá cao tức là ở mức trên 20%/năm hay Phi mã, là nơi tiềm ẩn và chứa đựng các mầm mống có khả năng đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế mà giá cả tăng lên liên tục và tăng ở mức cao thì thật là một môi trường kinh tế đầy bát nháo.
    Tác động tiếp theo là các chính sách về kinh tế xã hội tài chính tiền tệ tín dụng rất khó định hướng thực hiện, và cũng có thể dẫn đến sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ tín dụng thông qua các vấn đề lãi xuất thực, lãi suất danh nghĩa, cung tiền, vay nợ...

    Nếu nền kinh tế bị giảm phát hoặc mức lạm phát thấp tức là đã biểu hiện sự suy giảm tương đối cầu hàng hàng hóa có khả năng thanh toán.

    Sự suy giảm tương đối cầu hàng hàng hóa có khả năng thanh toán là tổng cầu trong nền kinh tế cũng có thể là tăng nhưng tăng chậm hơn tổng cung, cũng có thể giảm nhưng giảm nhiều hơn tổng cung cũng có thể giảm nhưng tổng cung lại tăng. Như vậy nói ở đây là sự thay đổi tương đối của tổng cầu so với tổng cung chứ không phải so với một giá trị tuyệt đối.
    Trong trường hợp cầu hàng hoá giảm như trên, thì tất yếu nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế. Ngay khi nhìn vào nền kinh tế đang giảm phát hoặc lạm phát thấp thì cũng đã nhìn thấy điều đó. Tại sao giá không tăng hoặc giảm, là vì tổng cung của nền lớn hơn tổng cầu. Cung lớn hơn nên chắc chắn các doanh nghiệp sẽ có một lượng hàng hóa tồn kho không bán được, phản ứng của doanh nghiệp trong lúc này là cắt giảm thu hẹp sản xuất, xa thải bớt nhân công.
    Như vậy khái quát hóa lên thì trong toàn nền kinh tế lúc này sẽ bị tác động theo dây chuyền lang từ ngành ngày sang ngành khác và dẫn đến việc khủng hoảng thừa trầm trọng hơn và suy thoái toàn nền kinh tế.
    Vì vậy nền kinh tế lạm phát, giảm phát hay không lạm cũng không giảm thì cũng đều không tốt. Vấn đề là xác định mức độ lạm phát trong nền kinh tế bao nhiều là tốt nhất, với mức đó thì nền kinh tế không bị rối ren lộn xộn bất ổn mà cũng không bị suy thoái. Chiếu theo một công trình nghiên cứu được công bố tháng 07 năm 1999, thì cho rằng với các đặc điểm của nền kinh tế Việt nam thì nên giữ mức lạm phát khoảng 8 đến 12%/ năm là tốt nhất.

    Tham khảo thêm của chuyên gia Kinh tế Minh Phương

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Nghe điều này có người nói rằng ở Mỹ lạm phát 2-3%/năm là người ta đã la làng rồi, tại sao mình lại duy trì một mức lạm phát quá cao như vậy. Không có gì phải ầm ĩ cả, tại vì ở nước họ GDP hịên tại đã quá lớn – vào khoảng 8.400 tỷ USD/năm, và việc tăng trưởng GDP thêm 2-3%/năm là rất khó khăn vì đó là một con số khổng lồ đến trăm tỷ USD. Do đó với mức tăng trưởng GDP vài phần trăm mà mức lạm phát cũng khoảng chừng ấy thì người ta la làng là phải. Còn ở Việt nam, GDP hàng năm vào khoảng trên dưới 60tỷ USD nên khi tăng thêm vài tỷ thì cũng đã là một tỷ lệ gia tăng có ‎ nghĩa, do đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam duy trì được ở mức trên 7% là con số bình thường nếu không muốn nói là quá thấp. Hơn nữa nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế đang phát triển, cần đầu tư rất nhiều, qua đó các luồng tiền tệ được bơm nhiều vào nền kinh nên cần phải duy trì mức lạm phát như đưa ra. Nếu chúng ta cho rằng mức đó là quá cao, thì đương nhiên chúng ta phải giảm nó xuống tức là phải kèm theo các giải pháp thắt chặt và kiềm chế lạm phát, như vậy sẽ dẫn đến ức chế các nguồn lực phát triển kinh tế.

    Tóm lại thì lạm phát trong nền kinh tế giống như huyết áp của con người, cao quá cũng không tốt, thấp quá cũng không tốt, với cùng một mức nhưng tốt với người này lại không tốt với người khác. Do đó cần xác định các đặc điểm kinh tế xã hội của riêng mình để xem với tình hình như mình thì ở mức bao nhiêu là vừa, không máy móc theo những nước khác.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Giảm phát cũng có mặt tốt của nó khi:
    Giảm phát tốt xảy ra khi môi trường kinh doanh cởi mở hơn, các mức giá bị các nhà độc quyền đẩy lên cao nay phải giảm dưới áp lực cạnh tranh. Một tình huống tốt khác là trong thị trường tự do, những người sản xuất với năng suất cao hơn sẽ vươn lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, giá hàng giảm làm người tiêu dùng mua nhiều hơn, và kết quả là giá thành mỗi đơn vị sản phẩm càng giảm.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi live4ever View Post
    Sao trên "Thiểu phát – Wikipedia tiếng Việt" nó lại nói vầy , không lẻ nó nói sai hả bác ?



    Như vậy giá xăng đang giảm là bị "thiểu phát" hả bác?
    Thực chất Thiểu phát ở nước ta là 1 dấu hiệu của tình trạng "Tiền Giảm Phát" và nó cực kỳ nguy hiểm với các nước đang phát triển.

    Có quá nhiều nguyên nhân, cả bên trong lẫn bên ngoài VN.
    Nhưng chủ yếu vẫn là mâu thuẫn, tranh cãi giữa 2 trường phái:

    Ưu tiên Tăng trưởng hay Giảm lạm phát + Cầu TG & VN đi xuống.

    Giá xăng dầu TG giảm là do Cầu giảm <--- Kinh tế TG giảm + đầu cơ giảm
    Giá xăng dầu VN giảm <---- Giá xăng dầu TG giảm + sức ép dư luận trong nước tăng.

    Giá xăng dầu giảm ---> nguyên liệu đầu vào của nhiều nhà SX giảm, cũng là 1 trong các nguyên nhân gậy thiểu phát.
    Được sửa bởi em_cua_hoply lúc 20:31 ngày 01-11-2008 Reason: Bổ sung bài viết

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •