Hiển thị kết quả từ 1 đến 9 / 9

Chủ đề: E-Learning là gì?

  1. #1
    Tham gia
    21-12-2006
    Location
    Địa ngục
    Bài viết
    96
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Ý tưởng mới ! E-Learning là gì?

    Hiện tại sắp tới đây lớp mình có một cuộc thảo luận về "E-learning". Mình đang cần những thông tin xung quanh về vấn đề này.

    - E-Learning là gì, phân loại như thế nào?
    - Công dụng?
    - Một hình hoạt động, tổ chức.
    - Những E-learning nào đang hoạt động.
    - Vai trò của những người sử dụng E-learning như thế nào.

    Cảm ơn các bạn trước.
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    20-08-2006
    Bài viết
    510
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    acx cũng ko nắm rõ lắm về cái này nhưng cứ thử góp chút ý kiến của mình xem sao (sai thì mới có người sửa chứ )

    - acx hiểu nó ngắn gọn là học trực tuyến
    - công dụng: acx nghĩ tùy vào mục đích của cái e-learning đó, có thể nó nhắm vào mục đích nào đó thì công dụng sẽ nhằm đạt được mục đích đó, nhưng cái chung vẫn là đào tạo qua mạng
    - cái mô hình nó cũng vẫn tùy thuộc vào cách thức của trung tâm tạo ra nó, vấn đề này thì acx nghĩ anh có thể tìm hiểu thêm ở 1 số trang e-learning
    - vai trò nói chung thì vẫn là đạt được kiến thức

    toàn ý chung chung ai cũng biết

  3. #3
    Tham gia
    23-03-2009
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Một số định nghĩa e-Learning tiêu biểu
    Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất
    + E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton).
    + E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).
    + E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).
    + Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ).

    + Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... ( e-learningsite).
    +"Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp).
    Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có những điểm chung sau :
    • Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
    • E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
    • E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    hoặc là ban vao google mà tim nhieu lam.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    http://el.edu.net.vn/docs

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Hoặc là ban liên hệ với minh theo email nhuphuc25@gmail.com mình sẽ gửi tài liệu thạm khảo cho.ma cung chỉ là copy trên mạng về thui.....
    Được sửa bởi nhuphuc25 lúc 08:24 ngày 07-04-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  4. #4
    Tham gia
    02-03-2008
    Bài viết
    439
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

  5. #5
    Tham gia
    10-02-2009
    Bài viết
    212
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tôi cũng đang làm dự án về E-learning: WWW.LEUCHONG.COM

    Có gì mời cùng hợp tác.

  6. #6
    Tham gia
    23-03-2009
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Kiến thức Elearning

    Chuẩn trao đổi thông tin


    Tổng quan

    Hãy tưởng tượng xem nếu bạn muốn tìm một cuốn sách trên giá đầy sách mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên gáy. Bạn cũng gặp phải vấn đề này trong một thế giới không có metadata.

    Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với e-Learning, metadata mô tả các cua học và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module e-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần.

    Metadata là gì?

    Metadata không có gì bí ẩn cả, nó chỉ là việc đánh nhãn có mang thông tin mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễ dàng hơn.

    Metadata được dùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ bạn đã từng xem bảng các thành phần dinh dưỡng được ghi trên một gói thức ăn. Hoặc bạn có thể đã đánh giá một cuốn sách dựa trên bìa sách, trang trí bên trong, các ghi chú về bản quyền, mục lục, index, hoặc lời ghi cuối sách. Bạn đã từng bao giờ đọc một tờ quảng cáo film hoặc đọc các thông tin ở cuối một bộ phim. Nếu bạn đã từng thực hiện một trong các việc trên thì bạn đã sử dụng metadata rồi.

    Chuẩn metadata giúp chúng ta những gì?

    Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua, học viên, và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô tả các cua học, các bài, các chủ đề, và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng.

    Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Bạn không bị giới hạn tìm kiếm theo các từ đơn giản. Bạn có thể tìm kiếm các cua học tiếng Nhật về Microsoft Word có độ dài 2 tiếng và tìm kiếm bất cứ cái gì bạn muốn mà không phải duyệt toàn bộ các tài liệu Microsoft Word bằng tiếng Nhật.

    Metadata cho phép bạn phân loại các cua học, bài học, và các module khác. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển từ đầu.

    Hiện tại có các chuẩn metadata nào?

    Qua nhiều năm, có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩm thực thi chúng trong thực tế. Chúng bao gồm:
    • IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard (http://www.ieee.org)
    • IMS Learning Resources Meta-data Specification (http://www.imsglobal.org)
    • SCORM Meta-data standards (http://www.adlnet.org)
    Cũng lưu ý thêm là các tổ chức cũng chưa thống nhất về cách viết: meta-data hoặc metadata. IMS và SCORM dùng meta-data, trong khi đó IEEE và đa số các tổ chức khác dùng metadata.

    Trong ba đặc tả metadata liệt kê ở trên, IEEE metadata có thể coi là đặc tả duy nhất được chứng nhận như là một chuẩn.

    Các thành phần cơ bản của metadata

    Các chuẩn metadata xác định nhiều thành phần yêu cầu và tuỳ chọn. Bây giờ, chúng ta xem xét qua một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12.
    1. Title
    2. Language
    3. Description
    4. Keyword
    5. Structure
    6. Aggregation Level
    7. Version
    8. Format
    9. Size
    10. Location
    11. Requirement
    12. Duration
    13. Cost
    Ta sẽ đi sâu phân tích một số thành phần chính. Title ghi tên chính thức của cua học. Language xác định ngôn ngữ được sử dụng bên trong cua học và có thể có thông tin thêm (như là tiếng Anh thì có thêm thông tin là Anh-Anh hoặc là Anh-Mĩ). Description bao gồm mô tả về cua học. Keyword gồm các từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm. Structure mô tả cấu trúc bên trong của cua học: tuần tự, phân cấp, và nhiều hơn nữa. Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị. 4 tức là cua học, 3 là bài, 2 là chủ đề. Version xác định phiên bản của cua học. Format quy định các định dạng file được dùng trong cua học. Chúng là các định dạng MIME. Size là kích thước tổng của toàn bộ các file có trong cua học. Location ghi địa chỉ Web mà học viên có thể truy cập cua học. Requirement liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ điều hành cần thiết để có thể chạy được cua học. Duration quy định cần bao nhiêu thời gian để tham gia cua học. Cost ghi xem cua học có miễn phí hoặc có phí. Để có thêm thông tin bạn nên download đặc tả này xuống.

    Các công cụ giúp tuân theo chuẩn metadata

    Để đảm bảo tính khả chuyển, metadata phải được thu thập và định dạng là XML, không phải là một công việc dễ để thực hiện bằng tay. Hiện tại, các tổ chức chuẩn và các người bán đã có các công cụ để tạo các meta-data tuân theo chuẩn.

    IMS đưa ra Developer Toolkit phát triển bởi Sun Microsystems. Bạn có thể download tại website chính thức của IMS. ADL đưa ra SCORM Metadata Generator, có thể download ở website của ADL.

    SCORM là gì?
    Ở trên, ta đã chỉ ra nguồn gốc ra đời của SCORM. Có thể coi SCORM là sự kết tinh trí tuệ của cả cộng đồng e-Learning trong nhiều năm qua. Bây giờ, ta sẽ đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về SCORM. SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ “ilities”
    • Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.
    • Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.
    • Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.
    • Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.
    • Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay platform và sử dụng chúng tại một nơi khác với một tập các công cụ hay platform.
    • Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.
    Các phiên bản SCORM ngày càng được hoàn thiện để thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Phiên bản SCORM hiện nay là SCORM 2004, khẳng định tính bền vững của SCORM. Một câu hỏi đặt ra là các phiên bản trước đây có tên là 1.1, 1.2, tại sao phiên bản lần này được gọi là 2004, không phải là 1.3? Theo người đứng đầu của ADL, tên gọi SCORM 2004 chứng tỏ tính ổn định của SCORM. Trong thời gian tới, ADL sẽ tập trung phát triển các tài liệu và công cụ giúp cộng đồng e-Learning triển khai SCORM 1.3 dễ dàng, thuận tiện. Sau khi SCORM 1.3 được triển khai rộng rãi, ổn định thì ADL mới tính tiếp đến chuyện đưa ra các phiên bản cao hơn(1.4, 1.5…). Chính vì vậy, ADL lấy tên gọi theo từng năm để đặt cho các chỉnh sửa, nâng cấp SCORM 1.3.
    Sự phát triển của SCORM qua các phiên bản
    Phiên bản 1.1 công bố tháng 1 năm 2001. Trong phiên bản này bao gồm 2 phần Content Aggregation Model(CAM – Mô hình tổng hợp nội dung) và Run-Time Environment(RTE). Phần CAM chỉ mô tả về Meta-data và cách thức thể hiện nó qua XML như thế nào. Phần RTE gồm 2 phần là API và Mô hình dữ liệu. Phiên bản 1.2 công bố tháng 10 năm 2001. Phiên bản này ngoài chỉnh sửa, nâng cấp phần RTE còn bổ sung thêm phần Content Packaging, Content Organization. Phiên bản 2004 công bố ngày 30 tháng 1 năm 2004. Phiên bản này ngoài chỉnh sửa, nâng cấp các phần CAM, RTE còn đưa thêm một phần hoàn toàn mới là Sequencing & Navigation dựa trên Simple Sequencing 1.0 của IMS.

  7. #7
    Tham gia
    14-04-2009
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Thông tin E-Learning

    • E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton).

    • E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).

    • E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).

    • Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ).

    • Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... ( e-learningsite).
    • Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).

    • Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…cũng như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP, HR…

    • Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet ví dụ như

     Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp

     Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó

     Module kiểm tra và đánh giá

     Module chat trực tuyến

     Module phát video và audio trực truyến

     Module Flash

     …

    Khả năng ứng dụng trong e-Learning
    Công cụ loại này không có hạn chế nào cả. Tất cả các mô hình học tập có thể sử dụng được, tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Ngoài ra, các đối tượng học tập khác như các hoạt hình (được tạo bằng các công cụ khác) có thể được tích hợp.


    Còn rất nhiều thông tin về E - learning mà bạn có thể vào web http://el.edu.net.vn/docs/ tham khảo thêm. Mình cũng đang có ý định tìm hiểu thêm về E - Learning, có gì cùng học hỏi nhé

  8. #8
    Tham gia
    16-02-2009
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    chao moi nguoi minh cung co mot van de muon hoi

    thang vien dai hoc mo ay. no co truong trinh dao tao e-learing gi do. nhung ma ko biet no dao tao the nao, bang cap ra sao, no co gia tri ko nhi. ai biet thong tin ve truong trinh nay co the post len cho moi nguoi tham khao

  9. #9
    Tham gia
    06-04-2010
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    e-Learning là gì?
    10:54-24/10/2006

    e-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
    E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau:
    - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
    - Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
    - E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •