Trang 1 / 3 123 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 23
  1. #1
    Tham gia
    26-10-2007
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hạnh phúc Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng

    Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng


    Ông Lê Văn Lam bên đồng lúa nhà mình - Ảnh: M.Giảng
    TT - Ông Lê Văn Lam (57 tuổi) - nông dân ấp Tuyết Hồng, Tân Phước, Tân Hồng, Đồng Tháp - có hơn 40 năm gắn bó với nghề nông. Nghề trồng lúa đã nuôi lớn ông và những người con, người cháu của ông.

    Ông đã gắn bó với bờ kênh, thửa ruộng, quen với mùi lúa chín mỗi độ tới mùa. Mái tóc đã lốm đốm ngả màu, nhưng ông và những nông dân ở đây có được chỉ là cái vòng luẩn quẩn nghèo khó quanh thửa ruộng, góc vườn.

    Ở tuổi xế chiều, ông đã viết một bức thư gửi cho Thủ tướng trình bày những nỗi khó khăn và nguyện vọng của người nông dân trong thời buổi "bão giá” lao đao này.

    * Vì sao ông viết thư gửi Thủ tướng "kể khổ"?

    - Ông Lê Văn Lam: Nhà tui không đến nỗi nào nhưng những nông dân khác thì khổ lắm. Ở quê tui, hầu hết nông dân đều mắc nợ ngân hàng. Hạt lúa chỉ giúp họ không đói chứ không làm họ hết nghèo. Hết vụ gặt, nông dân chen lấn nhau ở ngân hàng nông nghiệp để trả nợ. Trả xong nợ cũ lại vay mới để đầu tư làm vụ kế tiếp.

    Ở đây có đến 95% người dân vay ngân hàng để sản xuất theo kiểu ăn trước trả sau như thế. Trúng mùa, trúng giá một năm thì người dân có thể trả hết nợ nhưng làm lúa bấp bênh lắm, năm được năm mất. Năm rồi lúa bị vàng lùn, lùn xoắn lá thất mùa, một số người bị ngân hàng hóa giá nhà. Muốn khất nợ cũng không được, với lại không dám khất. Mất uy tín, mùa sau ngân hàng không cho vay lấy tiền đâu đầu tư sản xuất? Thế là nhiều gia đình đành bấm bụng đi vay nóng bên ngoài để trả nợ ngân hàng.

    Vụ rồi giá lúa tương đối cao nên người dân cũng đỡ khổ. Lâu lắm rồi người dân mới bán được giá lúa cao, nhiều người khá hơn nhưng giá cả tăng cao, giá lúa như vậy nông dân vẫn không còn lời bao nhiêu. Nông dân chỉ biết cắm đầu vào làm mà chưa biết vụ tới giá lúa bao nhiêu, lỗ lãi thế nào. Nhà ai chỉ có dưới năm công ruộng thì khó mà nuôi được hai đứa con ăn học, nếu không làm thêm nghề gì khác. Có lẽ vì thế mà ở đây có rất ít con em học quá bậc phổ thông. Cả trăm thứ chi tiêu đều chờ vào hạt lúa. Vì vậy cái nghèo cứ luẩn quẩn quanh nông dân.

    * Ông có thể nói một chút về gia đình mình?

    - Tui hiện có sáu người con và tất cả đều sống tại quê bằng nghề nông. Cha mất khi tui mới 3 tuổi, một mình mẹ làm ruộng nuôi mấy anh em tui khôn lớn. Hồi đó, tui học xong lớp 5 trường làng thì nghỉ học ra ruộng mò cua, bắt ốc phụ mẹ.

    Lớn lên, tích góp nhiều năm, tui mua được hơn 10 mẫu ruộng. Đại gia đình tui hiện có tổng cộng 17 người con, cháu và đều sống nhờ vào 10 mẫu ruộng này. Vào mùa mưa (vụ hè thu), việc thu hoạch lúa rất khó khăn và lúa thường bị mộng do không phơi được nên tui sắm một cái lò sấy để sấy lúa ở nhà.

    Khi đã xong lúa nhà, tui mua lúa tươi của người dân về sấy và bán lại cho thương lái. Công việc đó cải thiện thu nhập cho gia đình. Lúc trước tui cũng đi ghe mua lúa bán lại cho các nhà máy xay xát được hơn 10 năm, nhưng rồi lỗ lã nên mấy năm nay bán ghe, không đi nữa, chỉ làm lúa thôi.

    * Nông dân bao đời nay vẫn thế, vẫn luôn vất vả. Phải chăng ông muốn chia sẻ điều gì khác?

    - Tụi tui cực quen rồi, có gì mà than, nhưng có những điều bất công làm tui bức xúc lắm. Hiện nay giá gạo xuất khẩu 1.000 USD/tấn thì giá lúa chí ít cũng phải 8.000 đồng/kg, nhưng thực tế chỉ có 5.400 đồng/kg. Phần chênh lệch này đi vào túi ai? Việc Thủ tướng chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhân cơ hội này tung tiền mua lúa vào với giá thấp để sau đó khi có lệnh xuất, họ sẽ xuất với giá cao. Họ làm ruộng, cấy lúa trên lưng người nông dân chúng tôi, nông dân mấy chục năm làm lúa cũng chỉ đủ ăn là mừng, trong khi các doanh nghiệp ngồi mát mà thu tiền tỉ.

    * Vậy sao nông dân mình không trữ lúa, chờ giá lên?

    - Nông dân không có khả năng để trữ lúa vì phải bán để trả tiền vay ngân hàng, đầu tư cho vụ mới. Lúa đem về nhà chưa ấm chỗ đã bị ngân hàng tới đòi, các chủ cửa hàng vật tư đến nhắc nhở số tiền nợ vụ vừa rồi. Chỉ có các doanh nghiệp mới có tiền để trữ lúa, chờ giá cao. Ngay thời điểm bây giờ, nếu quyết định tiếp tục xuất khẩu gạo thì người dân chắc cũng không được lợi gì. Hiện tại nông dân bị các doanh nghiệp chèn ép quá nhiều.

    * Vậy ông muốn gửi gắm điều gì từ lá thư này?

    - Tui theo dõi Quốc hội họp, cũng có nhiều ý kiến nói thay cho nông dân tụi tui nhưng không biết có thay đổi gì không. Tui là nông dân, tiếng nói có lẽ sẽ không có trọng lượng mấy nhưng có câu châm ngôn: thà bật một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối, nên tui phải nói. Nói để người ta hiểu được nỗi khổ và sự không công bằng của người nông dân.

    Tui đề nghị Chính phủ tùy vào giá trên thị trường mà qui định giá sàn mua lúa cho nông dân. Phần lời nên chia đều theo các tỉ lệ cho nhà xuất khẩu, doanh nghiệp làm hàng, phần còn lại phải mua lúa giá cao cho nông dân. Có như vậy, nông dân mới đỡ phần thiệt thòi, cuộc sống mới được cải thiện bởi họ sống chỉ nhờ vào cây lúa vốn quá bấp bênh.

    * Xin cảm ơn ông.

    Kính gửi Thủ tướng Chính phủ

    Trước những khó khăn mà người nông dân đã và đang gặp phải, tôi xin thay mặt những người nông dân trình bày với Thủ tướng những khó khăn cũng như nguyện vọng của người nông dân, rất mong Thủ tướng và Chính phủ thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân.

    Giá cả vật tư nông nghiệp luôn tăng cao, tính từ năm 2007 thì giá phân bón đã tăng đến trên 200%. Chi phí sản xuất tăng là thêm một gánh nặng trên vai người nông dân. Chúng tôi mong Chính phủ quan tâm và có chính sách phát triển sản xuất phân bón trong nước để không phụ thuộc vào nguồn phân bón nước ngoài.

    Người nông dân luôn phải lao đao về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khi thì đào ao nuôi cá, lúc thì bỏ ruộng trồng bắp nhưng hầu như không mang lại hiệu quả, cũng vì người nông dân thiếu kiến thức về thị trường cũng như kỹ thuật sản xuất. Nếu được, Chính phủ nên xây dựng một kênh truyền hình dành riêng cho nông dân để phổ biến cho người nông dân các kiến thức về thị trường, kỹ thuật sản xuất, định hướng phát triển và những thông tin cần thiết.

    Do hầu hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không thể trữ lúa chờ giá tăng, tâm trạng chúng tôi hiện giờ như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn. Hi vọng Chính phủ có chính sách để doanh nghiệp mua lúa cho nông dân với giá hợp lý nhất.

    Hạt gạo được tạo ra bằng chính mồ hôi, công sức và đôi khi cả nước mắt của những người nông dân nghèo khó như chúng tôi. Hằng ngày chúng tôi luôn phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, dãi nắng dầm mưa để chăm sóc cho cây lúa, nhưng chúng tôi không mong gì hơn, chỉ hi vọng nhận được phần mà mình xứng đáng được nhận. Chỉ mong người tiêu dùng hằng ngày ăn cơm hãy nghĩ đến giá trị của hạt gạo.

    Lời cuối cùng tôi xin chúc Thủ tướng dồi dào sức khỏe để làm tròn trọng trách lớn lao của mình.

    (Trích thư của ông Lê Văn Lam gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 4-5)



    MINH GIẢNG thực hiện
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Nhà nước nên quan tâm, trợ giúp mạnh hơn nữa đối với người nông dân là đúng rồi , họ là người làm ấm nồi cơm của quốc gia, không có internet thì không ai chết nhưng thử nghĩ nếu đất nước ta mà không có một người trồng ra hạt lúa nào thì sẽ ra sao ???
    Những nước nằm trong top xuất khẩu gạo thì thấy nông dân họ cũng đỡ vả hơn nông dân VN nhiều ...

  3. #3
    Tham gia
    24-12-2007
    Bài viết
    739
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Ông D. ổng ngồi lộn ghế, gửi thư cho phí sức vậy?

  4. #4
    Tham gia
    07-11-2007
    Bài viết
    208
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mấy bác Nông dân bây giờ viết thư hay quá nhỉ

  5. #5
    Tham gia
    17-05-2008
    Bài viết
    23
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi TrucTuyen View Post
    Mấy bác Nông dân bây giờ viết thư hay quá nhỉ
    bác chắc 100% ko fải là ng có quan hệ với ng nào làm nông dân cả.nếu bác đc sinh ra tại mọt nơi làm nông,đc tận mắt chứng kiến bạn sẽ hiểu đc nỗi khỗ của họ.Hiên nay nc ta nhiều nơi dang lấy đất nông nghiệp làm sân golf,xây khu Cn,chắc vài năm nưac nc mình sẽ fải nhập khẩu lương thực thôi.

  6. #6
    Tham gia
    07-11-2007
    Bài viết
    208
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi main_board04 View Post
    bác chắc 100% ko fải là ng có quan hệ với ng nào làm nông dân cả.nếu bác đc sinh ra tại mọt nơi làm nông,đc tận mắt chứng kiến bạn sẽ hiểu đc nỗi khỗ của họ.Hiên nay nc ta nhiều nơi dang lấy đất nông nghiệp làm sân golf,xây khu Cn,chắc vài năm nưac nc mình sẽ fải nhập khẩu lương thực thôi.
    Đâu có sao! Nhập khẩu luơng thực thì không vấn đề gì. Vấn đề là lúc đấy việc làm của người nông dân sẽ thế nào? Trở thành công nhân hay thất nghiệp mới là điều cần suy nghĩ

    Còn nhập khẩu lương thực theo nghĩa tốt thì VN lúc đấy đã phát triển, theo hướng vi mô thì công nghiệp phát triển hơn. Điều này không tốt hơn sao?

    "Hạt lúa chỉ giúp họ không đói chứ không làm họ hết nghèo" --> Thì đừng làm nữa, suy nghĩ cái khác mà làm. (nói thì đơn giản, nhưng sẽ làm cái gì thì không phải vấn đề đơn giản). Một đất nước muốn phát triển thì phần lớn (phần lớn chứ không mơ mộng tất cả) người dân phải năng động.

    Một người có khả năng viết một "lá thư" như thế này thì trình độ không kém đâu bạn nhỉ?
    Được sửa bởi TrucTuyen lúc 00:36 ngày 20-05-2008

  7. #7
    Tham gia
    17-03-2008
    Bài viết
    790
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi main_board04 View Post
    chắc vài năm nưac nc mình sẽ fải nhập khẩu lương thực thôi.
    Thì singapore nó cũng nhập khẩu lương thực, nguyên liệu thô và thậm chí cả nước ngọt búa xua đó mà có sao đâu

  8. #8
    Tham gia
    17-06-2007
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    64
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Công nhận bác này viết thư hay mà. Lời lẽ đâu ra đấy, chẹp. Thế mà người ta cứ phân biệt nông dân với trí thức đấy.

  9. #9
    Tham gia
    30-08-2004
    Bài viết
    311
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi Bố Tây View Post
    Ông D. ổng ngồi lộn ghế, gửi thư cho phí sức vậy?
    Ông D là ông nào vậy?

    thủ tướng nước mình à? chết thật, mình còn chả biết tên..

  10. #10
    Tham gia
    28-03-2007
    Bài viết
    623
    Like
    345
    Thanked 159 Times in 89 Posts
    nhập khẩu lương thực riết thì lấy ai trồng lúa để ăn nữa? chắc là lúc đó có thể có công nghệ nào đó để "chế tạo" gạo quá...!

    nông dân đâu phải có nghĩa là hổng biết chữ đâu ạ! dưới quê em thầy giáo đi dạy 1 buổi còn 1 buổi thì làm ruộng, phải nuôi thêm heo nữa đó! học trò thì phụ ở nhà nhổ cỏ, cuốc đất...

    thấy làm ruộng cũng oải, nắng nôi quá trời, lại nhiều sình lầy (ai có thử cuốc đất ruộng thì biết sình văng tùm lum lên mặt mũi vào cả trong miệng!)... thu hoạch bán ra thì cũng ko đủ để có nhiều tiền... vì thế cũng khoái đi làm ở TP, sạch sẽ... nhưng cũng có lúc lại nghĩ ở dưới quê ai cũng vầy hết mai mốt ai đi trồng lúa để ăn đây! >> sao mà mâu thẫn thiệt ko biết nữa!

    mà bây giờ có phong trào bán ruộng rầm rộ nữa chớ!
    thấy nhiều cánh đồng nước ngọt rộng thiệt rộng nay thành KCN, ko còn dòm thấy cây lúa nữa, toàn khói nhà máy không hà! hổng biết sao ko xây ở mấy nơi đất chua phèn, xấu ấy... mà hình như là huyện nào cũng có 1 KCN hay sân golf... kinh tế coi bộ phát triển (thấy xe cộ chạy ào ào, nhà cửa, hàng quán mọc lên...) nhưng mà xung quanh đó thì dơ hầy, rác không...

Trang 1 / 3 123 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •