Trang 15 / 23 FirstFirst ... 101213141516171820 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 141 đến 150 / 228
  1. #141
    Tham gia
    27-05-2010
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Thông tin

    Quote Được gửi bởi cetamhoang View Post
    Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
    1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
    2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
    3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.
    Rep :
    1. Nặng ở chỗ học sinh phải học quá nhiều môn không cần thiết cho sau này. VD như học sinh sẽ theo ban A thì cần gì phải học Địa, Công dân, .... làm môn chính trong khi những môn nhứ toán lý hóa lại không được nhiều tiết hơn
    Nặng ỡ chỗ lý thuyết thì quá nhiều, còn thực hành thì quá ít. VD như năm ngoái mình học lý 4 tiết 1 tuần thì nguyên HKI chỉ dc. thực hành 4 buổi ==> QUÁ Ư LÀ NHÀM CHÁN
    Nặng ở chỗ nền giáo dục VN chưa tiếp thu được cái tốt của nền giáo dục nước ngoài là phát huy tiếng nói của HS, các giao viên cứ thao thao bất tuyệt trên bụt giảng, HS thì cắm cắm cuối cuối ghi chép bài. Hiện nay thì tình hình này có đỡ hơn một chút những cũng chả có tác dụng mấy do cách học trên đã ăn quá sâu vào Giáo viên lẫn học sinh.
    ==> TÚM LẠI, 1 CHỮ "NẶNG" SẼ THEO HS TỪ LỚP 1 ==> 12 (bởi thế người ta thường nói lớp 4 của mình sẽ có trình độ tương đương hoặc hơn lớp 6 của nước ngoài)

    2. Rất nhiều GV + HS đã tìm cách cải thiện 3 vấn đề trên như giảm giờ học lý thuyết xuống, tăng cường các tiết bài tập + thực hành, đổi các bài KT nhỏ thành các bài thuyết trình về các chủ đề liên quan đến bài học hoặc là bài học được chia ra từng phần về cho từng nhóm hs để chúng tự tìm hiểu và lên giảng lại cho lớp, GV chỉ thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa và góp ý , vân vân...
    Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là lượng kiến thức + thời gian được quy định do bộ giáo dục và đào tạo không cho phép chúng ta thực hiện được điều đó (như trong 1 tuần phải dạy xong 1 chương đó, và tiết bài tập thì "Các em tự về nhà làm nhá, không hiểu thì ra chơi xuống hỏi cô/thầy")
    ==> LỰC BẤT ĐỒNG TÂM

    3. Có rất nhiều hoạt động dành cho HS khi thời gian học được giảm xuống, đơn cử các trường quốc tế ở VN, do chương trình học không nặng nên các hs mặc sức tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường đề ra như : Kỹ năng mềm, Lớp ngoại ngữ, Các chương trình xã hội (tham quan học tập, CTXH, ...) và rất rất nhiều các hoạt động khác mà có đếm cũng không hết
    ==> VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG NAN GIẢI TUY NHIÊN CÓ LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG THÌ PHẢI COI LẠI ĐIỀU 1 ĐÃ

  2. #142
    Tham gia
    19-05-2004
    Bài viết
    46
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hehe, mình thấy khối lượng học ko phải là vấn đề mà chất lượng học mới chính là vấn đề. Bằng chứng là Nhật, học nặng gấp vạn VN, nếu VN học nặng chất lg tốt thì cũng tốt, nhg học nặng mà chất lg ko tốt thì đúng là hại đời .
    Nói riêng về học nặng, ở nc mình chỉ đúng từ lớp 1-12, ctrinh nặng hơn so với nh nc khác thật, nhất là mấy nc Châu Âu. Còn lên đại học thì ko đúng nữa, nhiều trg ở nc ngoài trâu bò lắm, VN ko ăn thua.

    Bây h nhìn bọn trẻ con ở nhà mà thg, bé tẹo đã bị nhồi nhét đủ thứ vào, cuối cùng lớn lên chả biết mình thích gì ... sáng tạo kém đi ... Bọn trẻ con ở Châu Âu từ 1-12 chơi là chính, thế mà đến lúc học đại học nó vẫn giỏi Nhà mình học vẹt từ bé thế nên bắt chước thì nhanh mà sáng tạo thì kém. Bên cạnh đó còn 1 loạt các kĩ năng mềm VD như giao tiếp, làm việc theo nhóm, etc .. thì khỏi nói.

  3. #143
    Tham gia
    29-11-2005
    Location
    Ho Chi Minh
    Bài viết
    629
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Vậy là bác Nhân đã phải ra đi. Liệu tình hình có trở nên khả quan hơn với người kế nhiệm?

  4. #144
    Tham gia
    12-11-2010
    Bài viết
    9
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Giáo dục Việt Nam làm tăng...........gù, cận và thiếu hoạt bát

    Suốt ngày học học học, sáng đi học trên trường, chiều học ca 2, tối đi học thêm, đêm nằm mơ thấy số học bay nhày loạn xị trong đầu và thường xuyên gặp ác mộng về áp lực thi cử khiến thế hệ trẻ Việt Nam thay đổi chóng mặt từ tâm lý tới hình dáng bên ngoài. Em nào em nấy tuổi thì ít mà kính dày khự, lưng thì còng còng vì ngày nào cũng phải vác cái balo nặng ì ạch đi học, đêm về lại cày sách vở nữa. Đã thế học nhiều lý thuyết mà chẳng có thực hành nên........nhiều khi đang học vất sách nằm vắt tay lên trán tự hỏi......HỌC LÀM GÌ NHỈ!!!!!!!!!!!!!!

  5. #145
    Tham gia
    01-09-2010
    Bài viết
    480
    Like
    9
    Thanked 24 Times in 19 Posts
    phương châm của em là: Bố mẹ cày kéo để cho con được học tập ở một tầm không phải như Việt Nam.
    đây là chũ ký của Lù Minh

  6. #146
    Tham gia
    10-03-2010
    Bài viết
    351
    Like
    2
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Cứ nghe tới giao dục việt nam là chán như con gián. Đào tạo ra toàn tiến sĩ giấy. Chả bác nào chém gió được như pác Ngô Bảo Châu.

  7. #147
    Tham gia
    01-09-2010
    Bài viết
    480
    Like
    9
    Thanked 24 Times in 19 Posts

    Vui lắm !

    Quote Được gửi bởi cetamhoang View Post
    Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
    1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
    2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
    3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.
    1. bác thử nói các điểm bất hợp lý của bác ra cho mọi người coi xem.
    2. chắc bác lâu ko sống ở VN, bằng cấp nước ngoài tùy nước mới đc chấp nhận, còn bằng cấp các trung tâm thì ko nói rồi vất vả lắm, còn việc học của cấp 1 2 3 thì thoát sao được, để vào đc các trường quốc tế thì cũng ko có nhiều gia đình đủ khả năng theo nên mới theo con đường mòn chứ nhều người cũng chẳng muốn ép con cái, ép mình theo chương trình của nhà nước.
    3. nếu có nhiều time hơn, có điều kiện dèn luyện nhưng lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, thể dục thể thao ...
    đau đầu nghĩ là 1 chuyên nhưng làm đc là một chuyện với xã hội như VN ý tưởng thường vẫn chỉ là ý thưởng ...
    đây là chũ ký của Lù Minh

  8. #148
    Tham gia
    25-12-2010
    Bài viết
    60
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Mình chỉ có mỗi 1 câu thôi: Kỹ năng được học ít, lý thuyết suông quá khủng -> kết quả: học nhiều mà gần như không học

  9. #149
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Ngày xưa mình học môn toán cũng đâu có ngu, cũng được vài cái giải tỉnh, thế mà giờ bảo làm một con đạo hàm cũng chịu.

  10. #150
    Tham gia
    23-12-2010
    Bài viết
    30
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 2 Posts
    cái sự bất hợp lý này ai cũng biết, ai từng đi học ở vn đều biết, ko chỉ là bậc cơ sở, phổ thông mà cả ĐH cũng thế
    đáng buồn là nó đã trở thành một hệ thống rồi, từ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất, tư tưởng... mình nghĩ ko phải các bác ở bộ ko biết, có điều họ cũng ko thay đổi được (cũng có thể là ko dám thay đổi) cả một hệ thống
    ai có dk thì nên đi du học

Trang 15 / 23 FirstFirst ... 101213141516171820 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •