Trang 4 / 23 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 228
  1. #31
    tranvanho Guest
    bác gì "bờ rồ ính lịt ơi"
    "bờ rồ" của bác theo em hiểu là có "bờ" và cũng có "rồ"

  2. #32
    Tham gia
    09-05-2008
    Bài viết
    525
    Like
    0
    Thanked 43 Times in 30 Posts
    Quote Được gửi bởi newbie86 View Post
    Em có câu này: Các bác hãy hỏi là mình đã làm được gì cho nền giáo dục nước nhà, chứ đừng hỏi ngượi lại. (he he đừng chửi em )
    Nếu có quyền thay đổi thì mọi người đã thay đổi rồi.
    Nền giáo dục VN đang nằm trong tay một số người chỉ biết lợi ích riêng của mình.

  3. #33
    Tham gia
    09-01-2007
    Bài viết
    491
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

    Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #34
    Tham gia
    03-07-2006
    Location
    Thành Phố người Át Lan
    Bài viết
    419
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

    Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.

    Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy,
    Những người hoạch định chính sách cho giáo dục Viêt Nam là những ông tây bà tây à?
    Vấn đề chúng ta gặp phải, đó là mắc chứng bệnh " bình thường", hay gọi cách khác là "ngu dân"?.
    Hãy nhìn vào thực trạng "tham nhũng", mọi sự trước mặt, mà chúng ta cứ xem là "bình thường" và hiển nhiên có.
    Vậy xin hỏi, vì đâu chúng ta mắc cái bệnh "ngu dân đó"?
    Khi vừa mới đẻ ra, việc đầu tiên chúng ta học, là nhìn người khác, sau đó chúng ta bắt chước làm theo?
    Theo tôi nghĩ việc cấp thiết thay đổi,là chuyển nền giáo dục, hàn lâm bao cấp , sang giáo dục hơi thực dụng ,theo yêu cầu,giảm tải những môn nhồi nhét vô bổ.
    Thay đổi phong cách giảng dạy, đọc nghe,sự trung tâm là học sinh không phải thầy cô giáo.
    Xây dựng đội ngủ giáo viên mới về phương pháp dạy,thay đổi nội dung sách giáo khoa.Khỏi cần thay, đổi mới luôn , đốt sách cũ.
    Ngoài ra người viết sách theo mình nghĩ nên tuyển những người được học từ nước ngoài từ nhỏ,nếu sợ mất văn hóa Việt trong sách giáo khoa, thì đi kèm cố ông "Tiến Sĩ Việt" ở bên theo sát kèm cặp, thình thoảng chèn xíu văn hóa Việt vào.
    Không biết bao giờ.

  6. #35
    Tham gia
    28-01-2007
    Bài viết
    89
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Việt Nam học nặng hơn nước ngoài --> cái này sai. So sánh với chương trình học bên Pháp chẳng hạn. Pháp học 7 cuốn sách toán, Việt Nam toán 1,2,3,4. Mỗi cuốn của học dày bằng 3 cuốn Việt Nam. Độ khó cao hơn.
    Ở các nước chú trọng dsjy kiến thức cơ bản --> thực ra nước ngoài cũng có sự phân cấp như Việt Nam. Các trường khó sẽ học cực khó. Các trường dễ thì học rất dễ. Có điều người ta xếp hạng theo thực lực còn mình xếp hạng theo vùng miền. Thử hỏi các kì thi quốc tế có người của miền nam không. Chả lẽ toàn bộ người ở phía nam đều học dở hết ah?

  7. #36
    Tham gia
    17-03-2008
    Bài viết
    790
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không.
    Nếu mình không hiểu nhầm thì hình như nhiệm vụ của việc giáo dục cũng là để giáo dục con người xóa bỏ cái tư tưởng như trên thì phải

  8. #37
    Tham gia
    06-03-2008
    Bài viết
    595
    Like
    0
    Thanked 8 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi emule View Post
    Việt Nam học nặng hơn nước ngoài --> cái này sai. So sánh với chương trình học bên Pháp chẳng hạn. Pháp học 7 cuốn sách toán, Việt Nam toán 1,2,3,4. Mỗi cuốn của học dày bằng 3 cuốn Việt Nam. Độ khó cao hơn.
    Ở các nước chú trọng dsjy kiến thức cơ bản --> thực ra nước ngoài cũng có sự phân cấp như Việt Nam. Các trường khó sẽ học cực khó. Các trường dễ thì học rất dễ. Có điều người ta xếp hạng theo thực lực còn mình xếp hạng theo vùng miền. Thử hỏi các kì thi quốc tế có người của miền nam không. Chả lẽ toàn bộ người ở phía nam đều học dở hết ah?
    Sao các kỳ thi toán quốc tế chẳng thấy đoàn Pháp được thứ hạng cao gì nhỉ, toàn thấy bọn Nga, Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu đổi chỗ cho nhau thôi.

  9. #38
    Tham gia
    25-05-2005
    Bài viết
    497
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thực tế mà nói, chính vì chương trình dạy trong nhà trường các cấp (kể cả bậc ĐH) không phù hợp thực tế đã khiến học sinh không quan tâm mấy đến đa số các môn học (trừ những môn chúng yêu thích - thậm chí sau này những môn học đó cũng chẳng giúp được gì để lập nghiệp cả).
    Giáo dục VN đã thất bại, từ những đội ngũ viết sách xa rời thực tế đến những giảng viên giáo viên (đa số) nặng về lý thuyết, không tạo được sự đam mê hứng thú cho học sinh trong những môn học (cũng xa rời thực tế nốt). Cả một thế hệ trẻ đang bị "ngu dân" để học những cái mà sau này chẳng bao giờ cần đến nó nữa.

    Tại sao du học sinh nước ngoài hầu như không muốn về nước phục vụ?
    http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/.../19/223220.tno
    http://edu.net.vn/forums/t/18101.aspx
    http://hoidap.7sac.com/ask/du-hoc-si...iec--5396.html

    Tại sao chất lượng đầu ra bậc ĐH không đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các Cty, tập đoàn nước ngoài tại VN, chỉ có thể làm cho các Cty trong nước mà thôi?
    http://edu.net.vn/forums/p/23164/23164.aspx
    http://chungta.com/Desktop.aspx/Giao...c_thap_vi_sao/
    http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18953

    ...

  10. #39
    Tham gia
    29-09-2005
    Bài viết
    741
    Like
    14
    Thanked 27 Times in 17 Posts

    Ngạc nhiên

    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

    Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.
    Tại sao sinh ra tình trạng học đối phó, quay cóp để được điểm cao? Xin thưa chính là do nền giáo dục của chúng ta quá coi trọng thành tích mà xa rời hiệu quả thực tế. Nền giáo dục của chúng ta muốn đào tạo những con người kiến thức toàn diện từ khi còn nhỏ, và bởi điều đó là quá sức với học sinh nên mới sinh ra rất nhiều "biện pháp" để đối phó. Những "tật xấu" của học sinh chỉ là cái ngọn đc sinh ra từ cái gốc rễ là những quan điểm sai, xa rời thực tế của nền tảng giáo dục chúng ta mà thôi. Bác tưởng học sinh quay cóp được là sung sướng lắm chắc. Những học sinh mới quay lần đầu thấy nhục lắm chứ (trước khi trở nên 'trơ' và coi việc đó là bình thường). Và khi quay cóp bị bắt thì bị thầy cô kiểm điểm, phụ huynh trách mắng, rồi xã hội suốt ngày lên án tình trạng quay cóp --> làm những h/s bắt buộc phải quay cóp (nhiều người do hoàn cảnh hoặc khả năng ko thể đối phó với tất cả lượng kiến thức phải học trong nhà trường) cảm thấy mình như không có khả năng học thật, đồng thời lòng tự trọng bị tổn thương (lòng tự trọng lẽ ra phải là một trong những mục tiêu của GD)... Ngoài ra có rất nhiều trường hợp những "con ngoan trò giỏi" khi bị một điểm kém thôi cũng nghĩ đến việc tự tử - hậu quả của bệnh thành tích.

    Đừng trách học sinh bởi chúng như tờ giấy trắng. Nếu các "tật xấu" của học sinh VN là do "tự chúng xấu" vậy tại sao HS VN ra nc ngoài lại mất hết các tật xấu quay cóp, học để đối phó... này. Tại sao lại trở thành những học sinh chăm chỉ, rất nhiều ng đạt đc thành tích cao trong lớp?


    Và những gì con cháu chúng ta được giáo dục hôm nay sẽ trở thành những gì họ áp dụng vào thực tế trong tương lai: căn bệnh thành tích, chạy điểm vốn ăn sâu vào tâm tưởng từ thời học sinh, đến khi đi làm sẽ trở thành căn bệnh coi trọng bằng cấp, điểm số mà xa rời năng lực thực tế.. khi những con người này nắm các vị trí tuyển dụng nhân lực. Và hậu quả tất yếu là sẽ có những người chạy chọt bằng cấp, điểm số để vào các cơ quan. Vâng, để kiếm sống thì "nhục" một tý cũng ko là cái đinh gì nhé.

  11. #40
    Tham gia
    19-05-2006
    Bài viết
    99
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nền giáo dục VN là nền giáo dục mang tính áp đặt chứ không mang tính định hướng phát triển khả năng của con người. Chính vì thế nên không kích thích được khả năng tư duy(cái này thì vô cùng quan trọng), mà các bác cũng biết rồi đấy áp đặt sinh chống chế, dẫn đến chuyện HS cọp là điều đương nhiên.
    Em xin lỗi các bác em hơi bức xúc chứ mknn em thấy suốt ngày hội thảo khoa học này hội thảo khoa học nọ, nghiên cứu này nghiên cứu nọ phải đến hàng chục năm nay rồi mà có ra cái đ gì đâu, càng lúc càng chẳng ra cai m gì. Mỗi lần như vậy "chúng nó" lại xin biết bao nhiêu là kinh phí - mồ hôi nước mắt của dân chứ có phải nứoc lã đâu. Nền giáo dục của US bài bản là thế mà không sang mà nghiên cứu học hỏi, sang HQ làm cái đ gì cơ chứ???

Trang 4 / 23 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •