Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 14
  1. #1
    Tham gia
    26-12-2002
    Location
    HO CHI MINH
    Bài viết
    17
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hỏi về ERP cho nhân viên IT

    Hi
    mình muốn hỏi về ERP cho nhân viên IT.Ai biết có thể chỉ giùm . Một nhân viên IT làm về ERP thì cần tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn gì, ERP đòi hỏi những vấn đề gì? công việc của nó như thế nào? Bạn nào có ebooks về ERP share mình với.THANKS!
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    26-04-2007
    Bài viết
    31
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ERP nghia la gi toi con chua biet

  3. #3
    Tham gia
    12-07-2005
    Bài viết
    11
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ERP là Enterprise Resource Planning.Có thể hiểu là 1 hệ thống quản lý doanh nghiệp.
    Mình không hiểu câu hỏi của bạn lắm về "ERP cho nhân viên IT". Còn muốn làm về ERP thì mình cũng kô biết trả lời sao, tại vì nó rất rộng nói chung là bác xin vô công ty nào đó làm ERP thì biết ). Sau 2 năm làm ERP thì mình cũng kô biết ERP là cái gì hết .

  4. #4
    Tham gia
    22-12-2006
    Bài viết
    115
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bạn có thể tìm hiểu thêm về ERP thông qua cái này "Microsoft Business Solutions-Navision"

  5. #5
    Tham gia
    26-12-2002
    Location
    HO CHI MINH
    Bài viết
    17
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mình muốn hỏi về công việc của một nhân viên ERP. Vì có công ty không phải chuyên về IT, cũng tương đối lớn, nó tuyển về nhân viên IT, yêu cầu có kinh nghiệm về ERP. Mình từng làm về phần cứng mạng, không biết có đủ điều kiện không nữa. Bạn nào biết giúp giùm, thanks

  6. #6
    Tham gia
    19-08-2002
    Location
    Tiền Giang
    Bài viết
    203
    Like
    1
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nhân viên ERP kiểu gì nữa.
    -Admin OS/Software: Cài đặt, quản trị (backup, secure,...) sao cho cái soft đó chạy ổn.

    -Admin về Nghiệp vụ của chương trình: thêm bớt user/quyền/chức năng/kiêm̉ tra dữ liệu/debug lổi (dữ liệu)... tất cả những thứ thuộc về chức nang chương trình. Cái này thì phải rành về cái Soft ERP đó + nghiệp vụ của nó, vd như c.trình về Kế Toán Lương thì bạn phải nắm được qui tắc kế toán lương và cách áp dụng nó vô cái ERP đang xài.
    .Đôi khi còn phải hướng dẩn người ta cách sử dụng c.trình nữa.

    -ERP developer: Thường là thêm các báo biểu report theo yêu cầu cty, customize lại chương trình (ko hải cái nào cũng customize được!) Đôi khi phải viết thêm 1 có tools nho nhỏ lấy data từ cái ERP nếu ko customize được.

  7. #7
    Tham gia
    27-09-2006
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    258
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    ERP là một lĩnh vực hấp dẫn, đòi hỏi nhiều kiến thức cho một người sử dụng, phát triển, quản lý cũng như phân tích. Các khía cạnh về ERP bao gồm:
    - Môi trường phát triển
    - Chiến lược phát triển
    - Nội dung triển khai.
    ...

    Ở VN, hiện tại có các c.ty làm về các module của ERP (xin nói rõ, ERP bao gồm nhiều module kết hợp lại mà thành, trong đó, module khó nhất được coi là module cho quản trị SX. HR, CRM.. cũng là 1 trong các module của ERP). 1 vài c.ty điển hình như FPT, AZ Solution, .. ISA ngoài này trước cũng đã là đối tác của AZ Solution.

    Xem thêm tại quantri.com.vn

  8. #8
    Tham gia
    10-10-2007
    Bài viết
    199
    Like
    8
    Thanked 6 Times in 5 Posts

    Tệ thật ! Re: Hỏi về ERP cho nhân viên IT

    Thông thường thì một hệ thống ERP rất lớn nên được chia ra làm nhiều module: Sản xuất, Stock Item, PO, SO, Accounting,... để quản lí tất cả những hoạt động của một doanh nghiệp.
    1. Nếu triển khai một hệ thống ERP có sẵn thì công việc của bạn là phải nắm vững hệ thống ERP đó hoặc ít nhất cũng phải nắm vững module của hệ thống ERP mà bạn đang triển khai để giải thích khi đi triển khai cho khách hàng. Ngoài ra cũng phải nắm vững một số nghiệp vụ có liên quan đến module này. Ví dụ bạn đang triển khai module về Kế Toán thì ngoài việc nắm vững nghiệp vụ và chức năng của module này bạn phải nắm vững hoặc có kiến thức về các nghiệp kế toán. Ngoài ra bạn cũng phải có khả năng lập trình để customize lại chương trình hoặc một số report tùy theo yêu cầu của từng khách hàng. Công việc này người ta gọi là consultant.
    2. ERP Developer: Bạn đóng vai trò là một developer. Công việc chính của bạn là viết phần mềm và sản phẩm tạo ra chính là một hệ thống ERP. Để làm tốt công việc này thì ngoài việc nắm vững ngồn ngữ lập trình, bạn còn phải nắm bắt tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ERP. Nếu bạn chưa biết cũng không sao vì đây là công việc của BA. Chính họ hoặc Team Leader sẽ giải thích cho bạn về nghiệp vụ mà bạn sẽ làm khi bạn làm việc trong một team nào đó.

  9. #9
    Tham gia
    13-09-2006
    Bài viết
    40
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Lâu roài không vào ddth . Post một bài góp chút cùng mọi người:
    Giới thiệu về ERP

    1. Định nghĩa ERP:

    ERP là một hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lập kế hoach; sản xuất, bán hàng, marketing.Kể từ khi phương pháp luận ERP trở nên phổ biến, nhiều ứng dụng phần mềm được xây dựng hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện khai thác hệ thống ERP cho các doanh nghiệp kinh doanh như quản trị kho hàng, theo dõi hợp đồng, dịch vụ khách hàng, quản lí các tài nguyên về tài chính cũng như nhân sự.

    1. Hệ thống ERP sẽ thực hiện những công việc gì?

    - ERP tự động thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để thực thi 1 qui trình kinh doanh, ví dụ như quy trình xử lí đơn hàng gồm các công việc: tạo đơn hàng (Customer order), xuất hàng (Shipping), tạo hoá đơn khách hàng (Customer Invoice), tạo giấy báo nợ (Duning), thư tín (Corresphondece),….Khi một người có trách nhiệm tới dịch vụ khách hàng thực hiện một đơn đặt hàng thì anh ta sẽ có đầy đủ các đơn cần thiết như mức tiền của khách hàng, lịch sử đơn hàng, tình trạng kho hàng, …..

    - Bất cứ ai có thẩm quyển trong công ty có thể xem thông tin một cách thống nhất về đơn đặt hàng trên 1 cơ sở dữ liệi tập trung duy nhất. Khi một phòng ban hoàn thành một đơn đặt hàng, hệ thống ERP sẽ tự động chuyển tới phòng ban tiếp theo. Khi bạn đã đăng nhập vào hệ thống, bạn có thể truy xuất thông tin đơn đặt hàng ở bất kí nơi nào

    1. Lịch sử phát triển và sự tiến triển tiếp theo của ERP:

    Khái niệm ERP đã có từ những năm 60. Hồi đó ERP mới đóng vai trò như một hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Kể từ đó tới nay, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanh nghiệp với các giai đoạn sau:

    Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP-Material Requiements Planning). Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra phương thức xử lý đơn đặt hàng nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như:

    - Sản xuất cái gì?

    - Để sản xuất những cái đó thì cần những gi?

    - Hiện nay đã có trong tay nhưng gì?

    - Những gì cần phải có nữa để sản xuất

    Giai đoạn 2: Closed-loop MRP

    Ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thống còn có một loạt các chức năng nhiệm vụ khác. Hệ thống cung cấp các công cụ nhằm chỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu. đồng thời hỗ trợ việc lập kế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó.

    Sau khi thực hiện kế hoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu, dự trù và phản hồi ngược trở lại với kế hoạch. Sau đó nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửa đổi nếu có điều kiện thay đổi theo hiệu lực của độ ưu tiên.
    to be continue....

    soure: http://blog.360.yahoo.com/phamngoctuan512

  10. #10
    Tham gia
    13-09-2006
    Bài viết
    40
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất – Manufacturing Resource Planning (MRPII) hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp theo và là sự mở rộng của giai đoạn Closed-Loop MRP. Đây là một phương thức hoạch định tài nguyên của các công ty, nhà máy sản xuất có hiệu quả. Ở giai đoạn này hệ thống đã chỉ ra việc hoạch định tới từng đơn vị,lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng khả năng cung ứng nhằm trả lời các câu hỏi như : cái gì sẽ… nếu”

    Hệ thống có rất nhiều chức năng và được liên kết với nhau chặt chẽ: lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động và bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tổng thể, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định khả năng cung ứng và hỗ trợ thực hiện khả năng cung ứng nguyên vật liệu.

    Kết quả của các chức năng tích hợp trên được thể hiện qua các bài báo cáo tài chính như kế hoạch kinh doanh, các báo cáo về cam kết mua hàng, ngân quỹ, dự báo kho hàng,…

    Giai đoạn 4a: Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - Ẻnterprise Resource Planning (ERP). Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP. Về cơ bản thì ERP cũng giống như các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng lớn hơn, quản lí hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban. Hệ thống tài chính được tích hợp chặt chẽ hơn. Các công cụ dây chuyền cung ứng cho phép hỗ trợ các công ty kinh doanh đa quốc gia, ….Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh thông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ.

    Với sự phát triển của Internet, ERP tiếp tục phát triển:

    Giai đoạn 4b: Inter-Enterprise Co-operation

    Mục tiêu: tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựa tren dây chuyền cung ứng (SCM)

    Giai đoạn 4c: Collaborative Business

    Mục tiêu: Giá trị được tạo ra thông qua sự cộng tác trong cộng đồng kinh doanh.

    1. Các thách thức khi triển khai ERP

    - Thách thức lớn nhất: mức độ chuẩn hoá của doanh nghiệp

    o Cái gì là điểm chung giữa các thực thể kinh doanh (business unit) và những cái gì trong sự biến đổi?

    o Việc có những quy trình xử lí các đơn hàng mang tính thống nhất toàn cầu có tầm quan trọng như thế nào đối với chúng ta?

    o Có phải khách hàng đều có cùng một nghĩa ở mọi thực thể kinh doanh

    o Chúng ta nên triển khai (roll-out) ứng dụng ở diện rộng ( globally) hay ở một vài điểm xác định trước?

    - Hệ thống ERP sẽ làm tăng hay làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng ta?

    - Những gì sẽ ảnh hưởng đến tổ chức và văn hoá của chúng ta khi áp dụng ERP.

    - Liệu chúng ta có cần thiết sử dụng tất cả các module của ERP?

    - Liệu còn cách nào khác để quản lí thông tin một cách thực sự phù hợp với chúng ta hơn?

    - Và một thách thức cực lớn nữa mà đáng ra phải là thách thức đặt ra từ “đầu tiên”. Đó là “Cost” để triển khai một ERP là bao nhiêu thì phù hợp?

    Doanh nghiệp khởi động dự án ERP như thế nào?

    - Đảm bảo có sự quyết tâm và sự ủng hộ nhất chí cao từ ban lãnh đạo

    - Đảm bảo có đủ quỹ tài chính

    - Xác định đội ngũ dự án chính (Core project Team), ban quản trị dự án (Project Management), các nhà phân tích (Analysis) và chuyên gia ( Specialist) ở tất cả các lĩnh vực.

    - Đánh giá và lựa chọn sản phẩm ERP.

    - Đánh giá đối tác triển khai.

    - Trình kế hoạch tới ban quản trị để được phê duyệt ủng hộ.

    - Gửi kế hoạch tới các bộ phận/ nhóm nhân viên để có sự phản hồi, đóng góp ý kiến từ phía họ.

    Một hệ thống ERP thông thường phải có các thành phần sau:

    Chức năng: Một hệ thống ERP được xây dựng từ các module. Mỗi module có thể được chia theo quy trình kinh doanh chuyên biệt hoặc theo chức năng mà doanh nghiệp đang vận hành. Chẳng hạn, thanh toán cho nhân viên là một trong những chức năng phải có của công ty trong quá trình hoạt động. Những chức năng thông thường khác như kế toán phải thu (AR), kế toán phải trả (AP), kế toán tổng hợp (GL), mua hàng, bán hàng, MRP, kiểm soát sản xuất, chi phí nhân công, dự báo, giao nhận,….

    Tích hợp: tích hợp giữa các module trong một hệ thống ERP cung cấp cho việc kết nối giữa các qui trình chức năng. Có thể hiểu tích hợp ở đây là một phương pháp giao tiếp dữ liệu giữa các quy trình kinh doanh. Sự giao tiếp này cho phép dữ liệu chỉ nhập một lần và chia sẻ giữa các module chức năng trong hệ thống ERP. Phương pháp này được thực hiện là nhờ công nghệ. Mã nguồn, CSDL, mạng nội bộ, Internet, email, mạng diện rộng và các giao thức là những phương cách thông thường để giao tiếp thực hiện tích hợp trong một hệ thống ERP.

    Dữ liệu: Dữ liệu là thông tin chuyên biệt của công ty. Khách hàng, nhà cung cấp và danh mục chẳng hạn là những loại thông tin được lưu trong những file cơ sở dữ liệu chính của hệ thống ERP

    Trên thế giới ERP thường được chia ra 3 dòng:

    1/ Dòng high-end: SAP, BAAN, Peoplesoft, Oracle Financials, J.D.Edward. Dòng này thì chức năng và kiến thức nghiệp vụ rất đầy đủ, chủ yếu phục vụ cho những khách hàng cực lớn. Chi phí cũng rất cao cấp, thường phải từ 500k$ trở lên.

    2/ Dòng mid-range: Scala, Exact, Navision, Concorde, Sunsystems, Epicor (Platinum), Great plains dynamics, Mapic, QAD….Dòng sản phẩm này cạnh tranh khá khốc liệt và tính năng cũng ngang ngửa nhau. Tuy nhiên “bác” nào cũng có thị phần của mình, chi phí 50k$ trở lên.

    3/ Dòng low-end: Dòng sản phẩm này rất nhiều và đông đảo. Phần lớn mới giải quyết tốt bài toán về Finance. Chi phí từ 5K$ trở lên.

    Về Việt Nam thì cũng có nhiều biến thái…. Các bác high-end có khi lại bán cho thị trường mid-range và các bác mid-range lại chuyển xuống thị trường low-end. Có lẽ cũng tại ở VN đâu có nhiều công ty lớn đâu, pải không các bác J.

    Một giải pháp được gọi là ERP khi có được các yếu tố sau:

    a/ Được phát triển theo kỹ thuật Moduler và tích hợp chặt chẽ với nhau.

    b/ Mang hàm lượng quản trị doanh nghiệp thông qua các quy trình nghiệp vụ trong từng Module. Các hàm quy trình nghiệp vụ liên quan giữa các module khi tích hợp với nhau.

    c/ Ngoài đảm bảo số liệu báo cáo thống kê còn hướng tới phân tích số liệu trực tiếp (tất nhiên phụ thuộc vào quy trình khai thác giải pháp của đơn vị sử dụng).

    d/ Đảm bảo tính hoạch định trong tính toán xử lí dữ liệu, có tính toán tối ưu để khai thác tốt nguồn lực doanh nghiệp

    e/ Được phát triển theo dạng mở (tham số hoá các quy trình nghiệp vụ) cho phép doanh nghiệp có thể chủ động thiết lập quy trình quản lí (luôn biến động) thông qua thiết lập cấu hình hệ thống tham số.

    f/ Bằng quy trình định ra trong chương trình cho phép hướng dẫn thiết lập các quy trình quản lí mới trong doanh nghiệp.

    THE END.

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •