Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 13
  1. #1
    Tham gia
    25-04-2011
    Bài viết
    249
    Like
    45
    Thanked 53 Times in 26 Posts

    Cập nhật thông tin về Bitcoin và Tiền kỹ thuật số hàng ngày

    Topic xin cập nhập liên tục thông tin về Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số cho các nhà đầu tư và những người khác quan tâm. Thanks
    Bài 1: Bitcoin là gì?
    Có rất nhiều cách định nghĩa bitcoin là gì. Vài người cho rằng nó là hiện thân của tương lai nơi đồng tiền hoàn toàn có thể thoát khỏi sự kiểm soát của ngân hàng trung tâm. Vài người lại cho rằng, nó đơn thuần là một đồng tiền số hóa với giá trị chưa được xác định và lai lịch không rõ ràng. Vậy bitcoin thực sự là gì?

    Đơn giản nghe ai đó nói chuyện, chúng ta cũng có thể hiểu rằng Bitcoin cơ bản là một đồng tiền số hóa. Nhưng dĩ nhiên là mọi thứ phức tạp hơn thế.

    Bitcoin xuất hiện năm 2009, khi mà một người ( hoặc nhóm người) ẩn danh gọi là Satoshi Nakamoto giới thiệu một nền tảng (Bitcoin, uppercase) – nền tảng này quản lí đồng tiền kĩ thuật số (bitcoin, lowercase)

    Nền tảng của Bitcoin được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu “Proof of work” (POW) với giá đắt đỏ và khá tốn thời gian để sản xuất nhưng có thể dễ dàng được xác thực. Trong trường hợp của Bitcoin, proof of work sẽ được tạo ra dựa trên quá trình gọi là “đào”. Để đào bitcoin, cần có một máy tính giải thuật toán phức tạp để đổi được bitcoin mới. Giá trị đồng tiền số hóa được quyết định hoàn toàn do thị trường qua lượng cung và cầu.

    Trao đổi được kết nối thông qua một địa chỉ người dùng Bitcoin, được lưu trữ trong gọi là blockchain. Nếu như địa chỉ đó được kết nối với một danh tính xác thực, vụ trao đổi có thể truy về người dùng, nếu không thì không thể. Điều này khiến cho nền tảng này trở nên hấp dẫn với những người hứng thú với buôn bán ẩn danh qua mạng Internet.

    Đặc điểm quan trọng của blockchain Bitcoin đó là nó hoàn toàn mở. Việc trao đổi chỉ cần xác nhận của đôi bên, an toàn bảo mật và sự tin tưởng và không cần một bên thứ ba chứng kiến.

    ĐIều quan trọng nhất cần nhớ về định nghĩa của bitcoin là: chẳng có một đáp án cuối cùng nào cả. Bitcoin là một nền tảng quản lí sổ cái kĩ thuật số, nơi mọi người có thể đào, chứa và trao đổi bitcoin – một dạng tiền số hóa được kiếm thông qua thuật toán máy tính.
    Nguồn: Tạp Chí Bitcoin

    Bài tiếp theo: Công nghê Blockchain đã tạo ra Bitcoin là gì?
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    25-04-2011
    Bài viết
    249
    Like
    45
    Thanked 53 Times in 26 Posts
    Bitcoin hoạt động dựa trên cuốn sổ cái được gọi là Blockchain. Blockchain có lẽ là minh chứng của cuộc cách mạng số tuyệt vời nhất. Vô số ngành công nghiệp và các dịch vụ tài chính hay thậm chí lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang cân nhắc sử dụng hệ thống này. Vậy câu hỏi là: Blockchain là gì?
    Sức mạnh của công nghệ blockchain nằm ở khả năng chia sẻ thông tin của nó. Về bản chất, nó chia sẻ thông tin thông qua các máy tính cá nhân hoặc node để xây dựng nên hệ thống. Do đó, thuật ngữ block chain thường được hiểu là công nghệ sổ cái ngang hàng. Dữ liệu blockchain không được giữ ở một địa điểm nhất định và không bị phụ thuộc vào một tổ chức đơn lẻ nào cả. Thực tế, nó được kiểm soát bởi hàng loạt, hàng ngàn máy tính cùng một lúc.
    Mạng lưới blockchain sẽ tự động xác thực vào các thời điểm khác nhau, tạo nên hệ thống kiểm kê tự động để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu. Nhóm dữ liệu này được gọi là “blocks”. Blocks được xâu chuỗi với nhau, với những mảnh ghép dữ liệu được chon giấu và rất khó kiểm soát. Để trao đổi bất cứ mảnh ghép dữ liệu nào trong chuỗi blockchain, bạn cần có một máy tính giải thuật toán thật khỏe.
    Một điểm yếu chí mạng của blockchain là khi đem so sánh nó với các loại dữ liệu khác, blockchain cần các máy tính làm việc lien tục ở nhiều nơi để duy trì nguồn hoạt động.
    Blockchain và bitcoin đều được xem là con đẻ của Satoshi Nakamoto. Nhưng trên thực tế, cuốn sổ cái chung ngang hàng không phải là mới vì năm 1976, người ta đã bắt đầu nghĩ đến cuốn sổ cái ngang hàng trong tài liệu nghiên cứu “Những định hướng mới trong lĩnh vực tiền số hóa”. Tuy nhiên, rất nhiều năm sau đó, ý tưởng này vẫn mang tính thiếu bảo mật và phức tạp cho đến khi bitcoin ra đời – đi cùng với sự bảo mật công nghệ và tác dụng chia sẻ.
    Hiện nay, các cách thức mới để sử dụng blockchain đang được khai thác bởi các ông lớn như Microsoft và Deloitte. Họ tin rằng khả năng phân bố dàn trải và xác thực dễ dàng của blockchain sẽ giúp tạo ra thứ gì đó vượt qua cả tiền số hóa.
    Không ai biết trong tương lai, công nghệ blockchain sẽ đưa nhân loại đến đâu, nhưng dựa vào tình hình hiện tại, ta có thể tin rằng nó sẽ được khai thác rộng rãi hơn nữa.

    Có rất nhiều lĩnh vực đã và đang áp dụng công nghệ Blockchain vào như AI, Y tế, Giáo dục, kế toán..

  3. #3
    Tham gia
    25-04-2011
    Bài viết
    249
    Like
    45
    Thanked 53 Times in 26 Posts
    Satoshi Nakamoto là ai?

    Một người bí ẩn

    Dù không biết ông/bà là ai, nhưng ai cũng biết đến thành tựu của người đó. Satoshi Nakamoto đã sáng lập ra giao thức bitcoin, và phát hành báo qua Cryptography Mailing List (hay Danh sách mail mật mã hóa) vào tháng 11 năm 2008.
    Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời phần mềm bitcoin phiên bản thứ nhất năm 2009, đồng thời gia nhập những người khác trong dự án qua danh sách mail. Cuối cùng, ông từ từ biến mất khỏi cộng đồng khoảng cuối năm 2010.
    Nakamoto cộng tác với những người khác trên một nhóm mã nguồn mở, nhưng không bao giờ tiết lộ bất cứ điều gì về bản thân mình, và lần cuối người ta nghe thấy tăm hơi của ông là mùa xuân năm 2011. Ông nói ông phải “tiếp tục với những dự án khác”

    Nhưng liệu ông có phải người Nhật Bản?

    Tốt nhất là không nên đánh giá nội dung qua hình thức. Nhưng thực tế là, chúng ta nên làm vậy trong trường hợp này. Phân tích tên người này, trong tiếng Nhật, Satoshi nghĩa là thông minh, nhanh trí, suy nghĩ mạch lạc. Naka nghĩa là trung bình, ở trong, hoặc mối quan hệ. Moto là nguồn gốc, hay nền tảng, cơ sở.

    Những phẩm chất này có thể dùng để mô tả người đã tạo ra một cuộc cách mạng bằng cách thiết kế ra một thuật toán thông minh. Tất nhiên, vấn đề là mỗi chữ lại mang nhiều nghĩa có thể suy diễn. Không thể biết đích thị ông có phải người Nhật hay không. Thực ra, chúng ta cũng đang hơi vội vã khi kết luận ông thực sự là “ông”.

    Biết đâu Satoshi Nakamoto còn có thể là “bà”/”cô ấy” hay thậm chí là “họ”?

    Có ai biết Nakamoto là ai không?

    Câu trả lời là không, nhưng kĩ thuật thám tử mọi người dùng để phỏng đoán còn thú vị hơn cả câu trả lời. Joshua Davis (tờ The New Yorker) tin rằng, Satoshi Nakamoto là Michael Clear, một học sinh tốt nghiệp ngành mật mã hóa ở đại học Trinity của Dublin. Ông kết luận như vậy vì ông đã nghiên cứu 80000 từ trong những bài viết đăng tải trên mạng của Nakamoto và dựa vào các gợi ý về mặt ngôn ngữ. Ông còn nghi ngờ nhà kinh tế xã hội học người Phần Lan, trước đó là nhà phát triển game có tên Vili Lehdonvirta. Nhưng cả hai người đều phủ nhận việc mình là người phát minh ra bitcoin. Michael Clear còn phủ định trước công chúng trong buổi Họp Web 2013.

    Adam Penenberg từ FastCompany lại cho rằng Nakamoto thực chất là ba người: Neal King, Vladimir Oskman và Charles Bry. Anh kết luận nhờ việc đánh những cụm từ độc nhất trong các giấy tờ bitcoin mà Nakamoto từng viết lên Google để xem trước đây có ai từng dùng những cụm từ như vậy không.
    Một trong số các cụm từ là “computationally impractical to reverse” xuất hiện trong ứng dụng sáng chế của ba người này khi họ update và phân tán các khóa mã hóa. Tên miền bitcoin.org ban đầu được Satoshi sử dụng để đăng cái bài viết được đăng kí ba ngày trước khi ứng dụng bằng sáng chế được lưu lại.

    Tên nguồn bitcoin.org này được đăng kí ở Phần Lan, và một trong số những người giữ bằng sáng chế đã đến đây 6 tháng trước khi tên miền được đăng kí. Nhưng không ai trong số họ thừa nhận điều này,
    Nhưng rõ ràng là, khi bitcoin.org được đăng kí vào ngày 18 tháng 8 năm 2008, người đăng kí đã dùng một dịch vụ đăng kí ẩn danh của Nhật, và làm chủ trang web qua ISP Nhật Bản. Đăng kí site sau đó được rời đến Phần Lan vào ngày 18 tháng 5 năm 2011, nghĩa là thuyết Phần Lan có vẻ không đúng lắm.

    Vài người khác lại cho rằng ông là Martii Malmi, một nhà phát triển sống ở Phần Lan, người luôn đi cùng với sự phát triển của bitcoin từ khi bắt đầu. Ông còn phát triển giao diện người dùng của nó. Cũng có ý kiến cho rằng đó là Jeb McCaleb, người yêu văn hóa Nhật Bản và sống tại Nhật Bản, người đã tạo ra sàn giao dịch bitcoin nhiều vấn đề như Mt. Gox và là đồng sáng lập của các hệ thống thanh toán phân tán như Ripple và sau đó là Stellar.

    Giả thuyết khác lại cho rằng nhà khoa học máy tính Donal O’Mahony và Michael Peirce là Satoshi, dựa trên một bài viết họ đưa ra về vấn đề thanh toán kĩ thuật số, cùng với Hitesh Tewari, dựa trên cuốn sách họ xuất bản cùng nhau. O’Mahony và Tewari đều từng học tại Đại học Trinity, nơi Michael Clear từng theo học.

    Học giả người Irac Dorit Ron và Adi Shamir của Viện nghiên cứu Weizmann lại nghĩ có mối liên hệ giữa Satoshi và Silk Road (Con đường tơ lụa – trang web buôn bán đen đã bị gỡ xuống bởi FBI vào tháng 10 năm 2013). Họ cho rằng có sự liên hệ giữa địa chỉ được thừa nhận là của Satoshi và trang web này. Nhà nghiên cứu bảo mật Dustin D. Trammell sau đó thông báo ông là người sở hữu địa chỉ này và phủ nhận việc ông là Satoshi.

    Tháng 5 năm 2013, nhà tiên phong lĩnh vực Internet Ted Nelson tuyên bố: nhà toán học người Nhật Giáo sư Shinichi Mochizuki là Satoshi, ông thừa nhận rằng, dẫn chứng rất chi tiết.

    Vào tháng 2 năm 2014, Leah McGrath Goodman từ tờ Newsweek thông báo đã tìm ra được Satoshi Nakamoto thực sự. Dorian S Nakamoto sau đó đã phủ nhận, ông không biết gì về bitcoin, thậm chí còn thuê luật sư và đưa ra một tuyên bố chính thức.

    Dorian Satoshi Nakamoto

    Không, Satoshi không phải là một ông lão người Nhật 64 tuổi đang sống ở California, mà cũng có thể lắm… Hal Finney, Michael Weber, Wei Dai và hàng loạt các nhà phát triển khác là người được xem là có khả năng là Satoshi trong các phương tiện truyền thông và thảo luận online. Một nhóm chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ trường đại học Aston lại tin rằng, người thực sự sáng tạo ra bitcoin là Nick Szabo dựa trên phân tích Bitcoin White Paper.

    Dominic Frisby, nhà hài kịch và nhà văn, cũng gợi ý là người sáng lập BitGold tên Szabo rất có khả năng là Satoshi trong quyển sách của mình “Bitcoin: Tương lai của đồng tiền”. Ông phân tích rất kĩ các ngôn từ sử dụng trong văn viết của Satoshi, đánh giá trình độ lập trình C++ và thậm chí đoán của ngày sinh nhật của Satoshi. Trong cuốn “Vàng số hóa” của Nathaniel Popper, xuất bản năm 2015, Popper tiết lộ là trong một cuộc chạm mặt hiếm hoi ở sự kiện, Szabo lại một lần nữa phủ định ông không phải Satoshi.

    Sau đó vào đầu tháng 12 năm 2015, Wired và Gizmodo hăng hái công bố là đã nhận diện được Nakamoto đích thực – đó là nhà doanh nhân người Úc tên Crai S Wright. WIRED trích dẫn “nguồn vô danh gần với Wright” – người cung cấp cache cho email, transcript và các tài liệu khác đều dẫn đến vai trò của Wright trong việc tạo ra bitcoin. Gizdomo trích cache của các tài liệu, các tài liệu này có được nhờ một người tự cho là mình đã hack được tài khoản email kinh doanh của Wright. Ý tưởng này nghe chẳng khác gì một trò chơi xỏ, nhưng những dẫn chứng bài viết đưa ra rất có khả năng sẽ làm mọi người sinh nghi.

    Sau cùng thì, Tất cả các đối tượng nhắc đến đều từ chối nhận mình là Nakamoto.

    Vậy chúng ta biết rõ điều gì về ông ấy?

    Một điều chắc chắn. dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người tham gia vào dự án của ông giai đoạn đầu phát triển bitcoin, ông nhìn thấu hệ thống một cách xuyên suốt, rõ ràng.
    Cách ông ấy mã hóa không giống thông thường, theo nhà phát triển cốt lõi Jeff Garzik. Ông không đặt ra việc kiểm tra khắt khe giống như những nhà lập trình phần mềm khác,

    Ông giàu cỡ nào?

    Theo Nghiên cứu của Sergio Lerner, do có quyền với đồng bitcoin và mật mã hóa, Satoshi rất có thể đã đào rất nhiều khối trong mạng lưới bitcoin, và dự đoán là ông hiện đã có trong tay khoảng 1 triệu bitcoin chưa sử dụng. Vào tháng 01 năm 2018, số bitcoin đó có thể có giá 15 tỉ đô la. Ông nằm trong bảng xếp hạng 400 người giàu nhất thế giới của Forbes. Với sự tăng giá điên cuồng của Bitcoin, người ta dự tính ông sẽ trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới không lâu nữa.

    Hiện ông đang làm gì?

    Không ai biết Satoshi đang ngắm tới đích nào, nhưng trong những email cuối cùng ông gửi lại cho nhà phát triển phần mềm vào 23 tháng 4 năm 2011, ông nói rằng “Tôi đang tiếp tục với những dự án khác nữa. Mọi thứ đang được trông coi bởi Gavin và tất cả mọi người” (“I’ve moved on to other things. It’s in good hands with Gavin and everyone.”)

    Ông có làm việc cho chính phủ?

    Tất nhiên cũng có tin đồn như vậy. Mọi người suy diễn tên của ông thành “trí thông minh trung ương”, nhưng mọi người lựa chọn những gì họ muốn thấy. Đây chỉ là một thuyết âm mưu mà thôi. Câu hỏi rõ ràng được đặt ra tại sao chính phủ lại phải tạo ra một đồng tiền số hóa mà có thể sử dụng để giao dịch ẩn danh, làm các quan chức chính phủ và FBI phải lo lắng nguy cơ khủng bố và các loại tội phạm bùng phát?

    Có lẽ điều đó không quan trọng. Nhà phát triển cốt lõi Jeff Garzik đã tóm tắt lại. “Satoshi đã tạo ra một hệ thống mã nguồn mở và bạn không cần biết lí do ông làm vậy, hay tin tưởng ông, hay quan tâm đến kiến thức của ông. Mã nguồn mở không cho phép những bí mật bị giấu đi. “Mã nguồn tự bản thân nó đã nói lên tất cả.”

    Hơn nữa, anh cho rằng nếu ẩn danh kiểu kí danh thì sẽ tốt hơn, vì như thế mọi người sẽ chú ý đến công nghệ mới này hơn là quan tâm đến việc ai đã tạo ra nó. Dù sao đi nữa, đến thời khắc này, bitcoin đã trở nên tuyệt vời và phổ biến hơn cái tên Satoshi Nakamoto rất nhiều.

  4. #4
    Tham gia
    30-07-2012
    Location
    VuaTenMien.Com - Mua bán Tên Miền
    Bài viết
    3,743
    Like
    160
    Thanked 259 Times in 233 Posts
    Lòai người càng nagỳ cang thông minh
    www.VuaTenMien.Com, Mobi & Zalo:O9121Chín1357

  5. #5
    Tham gia
    25-04-2011
    Bài viết
    249
    Like
    45
    Thanked 53 Times in 26 Posts
    Thị trường tiền mã hóa có phải là bong bóng?
    Sự bùng nổ và tăng trưởng cực nóng của bitcoin và các loại tiền mật mã làm dấy lên lo ngại của nhiều người, nhiều chính phủ. Không ít ý kiến cho rằng chúng rồi sẽ đổ vỡ như bong bóng Dot.com hay Hội chứng hoa tulip.

    hoa-tulip-o-ha-lanTrước hết chúng ta xem lại ba vụ bong bóng kinh điển trong lịch sử tài chính thế giới.

    #1. Hội chứng hoa tulip

    Hay là bong bóng Uất kim hương xảy ra ở Hà Lan. Giá thỏa thuận của một củ tulip (khi ấy mới xuất hiện) tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử kinh tế-tài chính. Thuật ngữ “Hội chứng hoa tulip” ngày nay được dùng như một ẩn dụng để chỉ bất kỳ một bong bóng kinh tế lớn nào (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại).
    => Phân tích và liên hệ: đây là thời kỳ đầu của tư bản. Củ tulip có hình hài, sờ nắm được như vậy mà người ta đầu cơ với mức giá gấp hàng nghìn lần giá trị thực của nó quả là không tưởng. Điều này hầu như không còn xảy ra trong các xã hội kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không hiếm. Hàng loạt vụ thương nhân Trung Quốc bắt tay nhau đến Việt Nam đầu cơ vào các sản phẩm kỳ lạ như móng châu, đỉa, lá nhãn khô, rễ cây chè, quả cau, lá khoai lang hay bông thanh long. Kẻ đóng vai mua hàng sẽ thổi giá lên trời cho các thương lái Việt Nam gom hàng, kẻ thì có hàng sẽ bán giá cao chốt lời và rồi cùng nhau bỏ trốn. Hậu quả các đầu nậu Việt Nam lãnh đủ. Đây có thể nói là hình thức đầu cơ mông muội nhất trong lịch sử kinh tế loài người – bong bóng ảo tưởng. Hẳn bạn sẽ nói rằng chỉ có điên mới mua một thứ mà giá cả cao hơn gấp nhiều lần giá trị thực của nó (kể cả ở hiện tại và tương lai).

    bong-bong-bitcoin

    #2. Bong bóng Dot-com

    Bong bóng Dot-com là một bong bóng thị trường chứng khoán khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng internet, được đầu cơ. Bong bóng này, theo Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Fed, bắt đầu ngày 9 tháng 8 năm 1995 khi công ty Netscape thực hiện IPO. Ngay trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Netscape đã tăng vọt từ 28 lên 71 dollar Mỹ. Chỉ trong 3 tháng tiếp theo, giá trị vốn hóa thị trường của Netscape đã được đẩy lên vượt cả của Hãng Hàng không Delta. Hiện tượng cổ phiếu Netscape đã làm nảy sinh kỳ vọng vào điều tương tự đối với cổ phiếu của các công ty mạng khác. Nó khuyến khích các công ty mạng ra đời và phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu này. Các chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones và tổng hợp NASDAQ luôn tạo ra những mốc mới trong suốt các năm 1995 đến 2000. Ngày 10 tháng 3 năm 2000, chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt mức cao lịch sử 5048 – cao gấp đôi so với thời điểm trước đó 1 năm. BONG BÓNG VỠ. Thời gian còn lại trong năm 2000, chỉ số này giảm 50% và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Sau thời kỳ “thịnh vượng bất thường” cuối thập niên 1990, việc vỡ và xẹp bong bóng Dot-com mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 ở Hoa Kỳ mà sự kiện 11 tháng 9 và các vụ bê bối kế toán trong các năm 2001 và 2002 làm trầm trọng hơn.
    => Đây có thể coi là hình mẫu của loại bong bóng kỳ vọng. Người ta đã kỳ vọng quá mức vào các công ty internet mà không thèm để ý rằng chúng còn thiếu tiền đề, thiếu nền tảng phát triển. Trong vòng nhiều năm từ 1995 đến 1999, computers vẫn còn là thứ sản phẩm tương đối đắt đỏ đối với người dân Mỹ bình thường. Internet mới ở giai đoạn sơ sinh, đường truyền dial up chậm chạp tới mức gửi văn bản còn khó khăn, ADSL mới ra đời vào 1998-1999. Số lượng người dùng Yahoo cũng chưa thể gọi là lớn. Bạn có nhớ Yahoo Messenger huyền thoại, nhiều năm sau vỡ bong bóng, tới 2004 mới bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, Google thì còn sau nữa. Đến khi có hạ tầng ADSL mở rộng thì tốc độ đường truyền mới nhanh và internet mới bùng nổ.

    #3. Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2008

    Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2008 làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ, bất động sản lao dốc và đóng băng ở nhiều nền kinh tế Nhật, Hàn, Singapore, Hồng Kong, Thái Lan, … Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đầu tháng 3/2007, VN-INDEX đạt đỉnh 1130 điểm, tăng dựng dứng chỉ sau một năm từ 313 điểm vào tháng 1/2006. Sau đó nó lao dốc xuống vùng 900 điểm vào 8/2007, lên lại 1100 vào tháng 10 cùng năm. Lần rơi tự do thứ 2 kéo dài tới 2/2009 với đáy 250 điểm, tương đương 2005. Kể từ đó, VN-INDEX cứ lẹt đẹt mãi cho tới 2016 mà không vượt nổi 700 điểm. Sang năm 2018 nó mới tăng trở lại với đỉnh 1000 điểm, vẫn thua xa thời điểm bong bóng. Thị trường bất động sản cũng vậy, trầm lắng gần chục năm và mới nóng trở lại từ 2016. Hàng loại công ty và ngân hàng bị phá sản, giải thể hoặc sát nhập.
    => Trong hầu hết các sự đổ vỡ của thị trường tài chính, dù Việt Nam hay trên thế giới, đều có bàn tay ma quỷ của các ngân hàng, quỹ đầu tư và các tập đoàn, công ty lớn. Chúng cấu kết với nhau bơm tiền, bơm thông tin, che dấu những khoản lỗ, làm kiểm toán khống, trốn thuế. Dần dần, nợ xấu ngày càng tăng, tính minh bạch ngày càng giảm, đến lúc tính thanh khoản về gần không thì BÙM.

    Thị trường Tiền mã hóa hiện tại

    NhungDongTienCoTiemNang
    * Rõ ràng là câu chuyện ngây thơ của Hội chứng hoa tulip ở đây không thể có, bởi đơn giản, các nhà tư bản sau hàng trăm năm phát triển đã đầy sạn sỏi trong đầu.
    * Tiền mã hóa không chỉ là một loại tiền, mà nó còn là một đột phá công nghệ 4.0. Kể từ 2008, internet đã lan khắp toàn cầu, số lượng computers / mobiles đã lên đến hàng tỉ chiếc, hạ tầng mạng, tốc độ đường truyền nhanh đã đưa cả thế giới vào một kỷ nguyên công nghệ thông tin với keyword là kết nối. Bitcoin ra đời năm 2009 trên nền tảng đã hoàn toàn có sẵn. Năm 2015, khái niệm internet of things đã được nhiều người biết tới. Các hình thức thanh toán, mua sắm online đã phổ biến. Tuy nhiên chúng vẫn còn gắn với một thứ không thể vận chuyển online được, đó là tiền pháp định. Nói là chuyển tiền online, nhưng thực ra chỉ là lệnh chuyển tiền mà thôi, còn ngân hàng vẫn phải giúp bạn chuyển số tiền đó bằng các con đường vật lý thông thường, chứ không thể chui qua dây cáp quang internet. Bởi vậy nó chậm, phí cao và qua nhiều bước chuyển đổi (ngoại tệ). Ethereum, Ripple, Dash và hàng ngàn đồng tiền mã hóa khác được ra đời để thay đổi phương thức đó. Như vậy, cách mạng internet đã xây một nền tảng vững chắc, sẵn sàng để cho công nghệ blockchain, smart contract và các ứng dụng phi tập trung ra đời. Tiền mật mã thực ra chỉ là một khía cạnh của các phát minh công nghệ đó mà thôi. Chỉ cần vài tháng để đội ngũ phát triển của Paypal, Amazon, Alibaba đưa ra các dịch vụ thanh toán bằng tiền mã hóa trên toàn hệ thống của họ, bởi đơn giản đó chỉ là phần mềm, là ứng dụng, là thay đổi phương thức mới. Như vậy thì sự bùng nổ của tiền mã hóa cũng là chuyện thường. Củi đã chất đầy, chỉ cần mồi lửa là bùng cháy mà thôi.

    * Công nghệ Blockchain, Smart Contract và các ứng dụng phi tập trung của tiền mã hóa đã hiện thực giấc mơ bấy lâu của con người là xây dựng một cồng đồng tài chính-tiền tệ toàn cầu bình đẳng, kết nối, không rào cản, không thế lực (dù là cường quốc như Mỹ, Trung) chi phối. Nhưng đây cũng chính là thứ làm cho các chính phủ lo sợ và cố gắng hãm phanh nó bằng nhiều cách. Nhưng họ cũng biết rằng không thể cấm mãi, họ cũng biết rằng những công nghệ đó sẽ là tương lai của thế giới, chỉ là họ chưa tìm ra cách quản lý nên sợ, nên chưa đưa ra luật.
    * Dòng vốn đổ vào thị trường tiền mã hóa đến từ khắp nơi trên thế giới, không kể nước giàu hay nghèo. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ trong tổng vốn hóa 600 tỉ đô. Còn các ngân hàng, quỹ đầu tư vẫn còn dè dặt. Ví dụ cơ cấu gọi vốn của một ICO (chào bán coin) thường là 20% dành cho nhà phát triển, 10% đối tác, 20% cho các nhà đầu tư lớn, và 50% bán ra công chúng. Như vậy, cộng đồng nhà đầu tư của một startup 4.0 kiểu này lên tới hàng chục nghìn người, lớn hơn hàng trăm lần rất nhiều so với các IPO (chào bán cổ phiếu). Nhiều nhưng số vốn bình quân mỗi nhà đầu tư là nhỏ, và khó có ai chi phối ảnh hưởng đến chiến lược của công ty, khiến cho công ty được tự do phát triển như định hướng họ đã vạch ra. Bạn có tưởng tượng rằng bạn sinh sống và làm việc cả đời ở Việt Nam nhưng có thể dễ dàng mua được ICO của các startup công nghệ khắp nơi trên thế giới. Một hình thức gọi vốn chưa từng có trong lịch sử kinh tế loài người. Điều không tưởng đối với IPO. Ngoài ra, Smart Contract và sự phi tập trung còn đảm bảo cho tính thanh khoản và minh bạch cao, làm cho thị trường tiền mã hóa có thể phát triển lành mạnh.
    * Hiện tại, đàn cá mập, cá voi trong thị trường tiền mã hóa cũng không ít. Tuy họ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng rốt cuộc họ cũng muốn kiếm lời, và không bao giờ họ bơm cho thị trường nổ. Ngoài ra, các quốc gia dù cấm hay không cấm, thì cũng đều nhận ra tính cách mạng trong các công nghệ Blockchain, Smart Contract và các ứng dụng phi tập trung. Chỉ là họ đang còn nghiên cứu, phát triển và tìm cách quản lý, xây dựng luật pháp cẩn thận rồi mới chính thức cho phép. Mỹ, Trung, Hàn hay Châu Âu đều đang tích cực chạy đua để làm điều đó. Việt Nam cũng không ngoài lề, Thủ tướng đã giao cấp dưới nghiên cứu khung pháp lý cho tiền mã hóa, hạn nộp báo cáo lại cho Thủ tướng vào ngày 31/01/2018.

    Xem thêm: Đề án quản lý Bitcoin sẽ được trình Thủ tướng trước ngày 30/1/2018

    * Ngoài ra, so sánh con số, Dot.com vỡ năm 2000 lúc vốn hóa ước đạt 1200 tỉ USD với dòng vốn trên 95% của người Mỹ. Cypto mới lên cơn sốt mà vốn hóa mới có hơn 700 tỉ, trong khi dòng vốn đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhớ rằng, giá trị GDP toàn cầu đã tăng nhiều lần từ 41 nghìn tỉ đô (US chiếm 36 nghìn) năm 2000 lên 78 nghìn tỉ (US chiếm 54 nghìn) năm 2014. Năm nay 2018, giá trị toàn cầu đã tăng thêm nhiều. Như vậy tính thô thiển thì điểm có thể gọi là bong bóng sẽ phải cao hơn rất nhiều, chẳng hạn 6000 tỉ đô.
    ———-
    Bây giờ, trở lại câu hỏi thị trường tiền mật mã có phải là bong bóng hay không, có sụp đổ hay không, bạn hãy tự trả lời. Còn tôi chỉ nói lại một số nhận định rằng năm 2017 mới thì là bước khởi động của tiền mã hóa, năm 2018 còn sôi động và tăng trưởng hơn nữa. Chờ xem nhé.

  6. #6
    Tham gia
    05-12-2017
    Bài viết
    6
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Bitcoin hoạt động dựa trên cuốn sổ cái được gọi là Blockchain. Blockchain có lẽ là minh chứng của cuộc cách mạng số tuyệt vời nhất. Vô số ngành công nghiệp và các dịch vụ tài chính hay thậm chí lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang cân nhắc sử dụng hệ thống này. Vậy câu hỏi là: Blockchain là gì?
    Sức mạnh của công nghệ blockchain nằm ở khả năng chia sẻ thông tin của nó. Về bản chất, nó chia sẻ thông tin thông qua các máy tính cá nhân hoặc node để xây dựng nên hệ thống. Do đó, thuật ngữ block chain thường được hiểu là công nghệ sổ cái ngang hàng. Dữ liệu blockchain không được giữ ở một địa điểm nhất định và không bị phụ thuộc vào một tổ chức đơn lẻ nào cả. Thực tế, nó được kiểm soát bởi hàng loạt, hàng ngàn máy tính cùng một lúc.
    Mạng lưới blockchain sẽ tự động xác thực vào các thời điểm khác nhau, tạo nên hệ thống kiểm kê tự động để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu. Nhóm dữ liệu này được gọi là “blocks”. Blocks được xâu chuỗi với nhau, với những mảnh ghép dữ liệu được chon giấu và rất khó kiểm soát. Để trao đổi bất cứ mảnh ghép dữ liệu nào trong chuỗi blockchain, bạn cần có một máy tính giải thuật toán thật khỏe.
    Một điểm yếu chí mạng của blockchain là khi đem so sánh nó với các loại dữ liệu khác, blockchain cần các máy tính làm việc lien tục ở nhiều nơi để duy trì nguồn hoạt động.
    Blockchain và bitcoin đều được xem là con đẻ của Satoshi Nakamoto. Nhưng trên thực tế, cuốn sổ cái chung ngang hàng không phải là mới vì năm 1976, người ta đã bắt đầu nghĩ đến cuốn sổ cái ngang hàng trong tài liệu nghiên cứu “Những định hướng mới trong lĩnh vực tiền số hóa”. Tuy nhiên, rất nhiều năm sau đó, ý tưởng này vẫn mang tính thiếu bảo mật và phức tạp cho đến khi bitcoin ra đời – đi cùng với sự bảo mật công nghệ và tác dụng chia sẻ.
    Hiện nay, các cách thức mới để sử dụng blockchain đang được khai thác bởi các ông lớn như Microsoft và Deloitte. Họ tin rằng khả năng phân bố dàn trải và xác thực dễ dàng của blockchain sẽ giúp tạo ra thứ gì đó vượt qua cả tiền số hóa.
    Không ai biết trong tương lai, công nghệ blockchain sẽ đưa nhân loại đến đâu, nhưng dựa vào tình hình hiện tại, ta có thể tin rằng nó sẽ được khai thác rộng rãi hơn nữa.

    Có rất nhiều lĩnh vực đã và đang áp dụng công nghệ Blockchain vào như AI, Y tế, Giáo dục, kế toán..
    IMicroSOft - Đào tạo lập trình đồ họa

  7. #7
    Tham gia
    30-07-2012
    Location
    VuaTenMien.Com - Mua bán Tên Miền
    Bài viết
    3,743
    Like
    160
    Thanked 259 Times in 233 Posts
    sẽ nghiên cứu sau vậy
    www.VuaTenMien.Com, Mobi & Zalo:O9121Chín1357

  8. #8
    Tham gia
    07-01-2018
    Bài viết
    56
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Tính hình là thấy toppic này ra seach giá thử. Có vẻ cũng còn nhiều người sống ........qua được mùa trăng

  9. #9
    Tham gia
    16-02-2012
    Bài viết
    975
    Like
    22
    Thanked 288 Times in 183 Posts
    Công cụ phân tích tìm ra điểm mua bán bitcoin dân trade hay dùng http://webgiacoin.com/chart/bitcoin

  10. #10
    Tham gia
    17-11-2017
    Bài viết
    110
    Like
    4
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Quote Được gửi bởi tuanca1 View Post
    Bitcoin hoạt động dựa trên cuốn sổ cái được gọi là Blockchain. Blockchain có lẽ là minh chứng của cuộc cách mạng số tuyệt vời nhất. Vô số ngành công nghiệp và các dịch vụ tài chính hay thậm chí lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang cân nhắc sử dụng hệ thống này. Vậy câu hỏi là: Blockchain là gì?
    Sức mạnh của công nghệ blockchain nằm ở khả năng chia sẻ thông tin của nó. Về bản chất, nó chia sẻ thông tin thông qua các máy tính cá nhân hoặc node để xây dựng nên hệ thống. Do đó, thuật ngữ block chain thường được hiểu là công nghệ sổ cái ngang hàng. Dữ liệu blockchain không được giữ ở một địa điểm nhất định và không bị phụ thuộc vào một tổ chức đơn lẻ nào cả. Thực tế, nó được kiểm soát bởi hàng loạt, hàng ngàn máy tính cùng một lúc.
    Mạng lưới blockchain sẽ tự động xác thực vào các thời điểm khác nhau, tạo nên hệ thống kiểm kê tự động để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu. Nhóm dữ liệu này được gọi là “blocks”. Blocks được xâu chuỗi với nhau, với những mảnh ghép dữ liệu được chon giấu và rất khó kiểm soát. Để trao đổi bất cứ mảnh ghép dữ liệu nào trong chuỗi blockchain, bạn cần có một máy tính giải thuật toán thật khỏe.
    Một điểm yếu chí mạng của blockchain là khi đem so sánh nó với các loại dữ liệu khác, blockchain cần các máy tính làm việc lien tục ở nhiều nơi để duy trì nguồn hoạt động.
    Blockchain và bitcoin đều được xem là con đẻ của Satoshi Nakamoto. Nhưng trên thực tế, cuốn sổ cái chung ngang hàng không phải là mới vì năm 1976, người ta đã bắt đầu nghĩ đến cuốn sổ cái ngang hàng trong tài liệu nghiên cứu “Những định hướng mới trong lĩnh vực tiền số hóa”. Tuy nhiên, rất nhiều năm sau đó, ý tưởng này vẫn mang tính thiếu bảo mật và phức tạp cho đến khi bitcoin ra đời – đi cùng với sự bảo mật công nghệ và tác dụng chia sẻ.
    Hiện nay, các cách thức mới để sử dụng blockchain đang được khai thác bởi các ông lớn như Microsoft và Deloitte. Họ tin rằng khả năng phân bố dàn trải và xác thực dễ dàng của blockchain sẽ giúp tạo ra thứ gì đó vượt qua cả tiền số hóa.
    Không ai biết trong tương lai, công nghệ blockchain sẽ đưa nhân loại đến đâu, nhưng dựa vào tình hình hiện tại, ta có thể tin rằng nó sẽ được khai thác rộng rãi hơn nữa.

    Có rất nhiều lĩnh vực đã và đang áp dụng công nghệ Blockchain vào như AI, Y tế, Giáo dục, kế toán..
    Công nghệ thì không bàn cãi rồi, giá cả lên xuống không biết do đâu?

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •