Thương mại điện tử đã phát triển ở rất nhiều nước nhưng ở Việt Nam thì vẫn lẹt đẹt...cả chục năm trời. Thị phần thương mại điện tử so với thị phần bán lẻ truyền thống mới chỉ bằng 5%, một con số vô cùng khiêm tốn. Ấy vậy mà không biết bao nhiêu công ty đổ tiền trăm triệu USD vào lĩnh vực này để chinh phục ngôi vương. Phần lớn trong số chúng đã đóng cửa , giải thể, sát nhập, phần còn lại là các công ty được đầu tư nguồn vốn lớn, chưa tiêu hết tiền nhưng vẫn chưa có lãi. Các doanh nghiệp làm lớn đều đang trong giai đoạn mở rộng thị trường chứ chưa tính chuyện lỗ lãi, các doanh nghiệp nhỏ thì đã có lãi bởi số lượng mặt hàng kinh doanh ít, dễ quản lý chi phí. Hiện có hàng trăm ngàn tài khoản Facebook đang bán hàng online rất nhộn nhịp và hiệu quả, họ có lợi nhuận ngay bởi chi phí quảng cáo thấp, mặt hàng chủ đạo có khách hàng quen, doanh số nhỏ và lợi nhuận biên cao, các nguồn lực khác có thẻ thuê ngoài, không cần đầu tư quá nhiều vốn lớn. Tuy nhiên nếu nhìn bức tranh tổng thể của thị trường Thương mại điện tử Việt Nam thì miếng bánh lớn vẫn chỉ có thể rơi vào các doanh nghiệp lớn có thị phần thuộc top đầu.


Thanh toán trực tuyến tất yếu sẽ phát triển nhưng đừng trông chờ rằng đó là yếu tố khiến TMĐT bùng phát .
Thương mại điện tử ở Việt Nam so với các nước phá triển khách như Mỹ, Châu Âu thì không nói làm gì nhưng ngay cả các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ thì chúng ta cũng đi sau cả chục năm. Thứ nhất là về thị phần còn quá nhỏ, thứ 2 là tỉ lệ khách hàng mua sắm trực tuyến còn thấp, thứ 3 là chi phí bán hàng quá cao đẩy giá thành cao khiến cho thương mại điện tử vẫn chưa thực sự hấp dẫn đại bộ phận người dân. Mặc dù như vậy nhưng điều này cũng cho thấy rằng Thương mại điện tử ở Việt Nam còn rất tiềm năng và đó là cơ hội cho tất cả mọi người.


Khi thương mại điện tử bùng phát, bạn không thể kìm chế nổi nó, chẳng qua nó chưa hội tụ đủ các yếu tố dưới đây mà thôi.
Câu hỏi đặt ra là khi nào thì thương mại điện tử Việt Nam sẽ phá triển ngang khu vực. Khi mà tỉ lệ mua sắm trực tuyến lên trên 20% và thị phần tối thiểu 10 tỷ USD, khi mà khách hàng quá quen thuộc với hình thức mua sắm trực tuyến và mỗi người dân ít nhất một lần trong năm mua hàng qua mạng. Doocvii.com sẽ cùng mạn đàm với các bạn về điều này, chúng tôi đúc kết ra 3 yếu tố sau, khi có đủ 3 yếu tố này hội tụ tự khác thương mại điện tử sẽ phát triển. Sở dĩ tại sao lại là 3 yếu tố này mà không phải các yếu tố khác như các nước trong khu vực, bởi vì điều kiện kinh doanh, nhân tố con người  và thị trường hàng hóa Việt Nam rất khác với các nước đã phá triển thương mại điện tử trước đó.


Thương mại điện tử ở Việt Nam giống như một em bé, sau giai đoạn tăng trưởng nhanh mới tới lúc bão hòa. Hiện tại thì còn rất tiềm năng vì bé còn đang ẵm ngửa bú mớm từng ngày


Trước đây chúng ta thường được nghe các "chuyên gia" phán rằng sở dĩ thương mại điện tử kém phát triển là do THANH TOÁN TRỰC TUYẾN chưa phổ biến, tôi không rõ rằng những người phát ngôn như vậy họ đã mua hàng bao nhiêu lần online và giả sử nếu họ có thẻ thanh toán trực tuyến họ có xuống tiền để mua không? Đành rằng Thương mại điện tử thì cần thanh toán trực tuyến bởi vì nó rất tiện lợi nhưng  nó hoàn toàn không phải là yếu tố TIÊN QUYẾT trong việc làm tăng doanh số bán hàng hay tỉ lệ mua sắm trực tuyến, chúng tôi sẽ phân tích ở phần dưới. Một số nhân định khác cho rằng tình trạng lừa đảo mua sắm trực tuyến khiến tâm lý người dân nghi ngại và điều đó tác động thói quen mua sắm vì không tin tưởng rằng mô hình này an toàn. Điều này cũng đúng nốt nhưng nó chỉ tác động một số lượng nhỏ các quyết định mua hàng của khách hàng bởi không phải ai cũng lừa đảo và khách hàng giờ đã khôn ngoan hơn nhiều, họ biết cách để đánh giá một doanh nghiệp hay cá nhân nào bán hàng uy tín hay không. Chẳng hạn như Trung Quốc là nước rất phát triển về thương mại điện tử rồi nhưng tỉ lệ bán hàng giả, lừa đảo cũng không hề nhỏ nhưng TMĐT ở nước họ vẫn không hề giảm.


Mua sắm bằng di động sẽ diễn ra khắp mọi nơi, mọi lúc.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu, chúng ta cùng tìm hiểu ở dưới nhé:

1 - Thu nhập người dân tăng lên kéo theo tỉ lệ mua sắm tăng lên

Đây chính là yếu tố quan trọng mang tính quyết định và chiến lược tác động làm tăng giao dịch trực tuyến. Chúng ta đều biết Việt Nam là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất khu vực, thu nhập thấp nên mua sắm ít. Trước đây bán lẻ truyền thống rất phổ biến vì ra đầu ngõ , mặt đường là mua bất cứ thứ gì cũng có, không có lựa chọn khác, giờ thu nhập của người dân cao hơn nhờ việc làm gia tăng, nhưng bù lại bận rộn hơn. Việc không có thời gian đi ra đường chọn mua sản phẩm cũng như sự tiện lợi của TMĐT như giao hàng taị nhà mới thanh toán tiền khiến xu hướng đồ dần sang mua sắm online. Giá cả hàng hóa ở Việt Nam tính theo mức thu nhập bình quân so với các nước là quá cao vì đa phần sản phẩm của chúng ta là nhập ngoại + phần thuế và phí phát sinh + tiền chênh lệch từ các nhà phân phối . Chúng ta sẽ không nhận ra sự khác biệt này ở các nước có nền kinh tế phát triển khi bản thân họ không sản xuất nhưng nhập khẩu(chẳng hạn thu nhập 30.000usd/năm so với 4000usd/năm 1 người như ở Việt Nam, thu nhập gấp 10 lần , giá cả hàng hóa không cao hơn đáng kể, thậm chi nhiều mặt hàng thấp hơn) cũng như không thấy rõ sự khác biệt ở các nước trực tiếp sản xuát với thu nhập còn thấp như Trung Quốc bởi Trung Quốc là nước tự srn xuất ra phần lớn của cải với giá thành thấp, người dân được hưởng lợi từ việc này ấy vậy mà Thương Mại điện tử vẫn phát huy vai trò của nó là tiện lợi và giá rẻ hơn. Thu nhập của người dân càng cao thì thương mại điện tử càng phát triển vì họ muốn đươc phục vụ, nhu cầu tự mua sắm sẽ thay thế bằng trại nghiệm tại chỗ và thanh toán sau khi nhận hàng(COD) . Điều này chẳng liên quan gì tới hình thức thanh toán trực tuyến cả mặc dù nó tiện lợi hơn thật nhưng khi chưa nhìn tận mắt hàng hóa thì lượng mua sắm trực tuyến sẽ giảm đi rất nhiều. Đằng nào thì mặt hàng cũng phỉa giao tới nơi qua đường bưu điện và nhân viên shipper(giao hàng) cũng giao cho khách nên tiện thể sẽ làm luôn nhiệm vụ thu tiền của khách , chi phí giao hàng sẽ giảm đi đáng kể nếu số lượng hàng hóa nhận giao một ngày vô cùng lớn, chi phí đó sẽ tiệm cận về 0 bởi các công ty chuyên nghiệp về giao vận sẽ luôn có việc làm khối lượng lớn, đồng thời khách hàng cũng đồng ý chi trả thêm một số tiền không đáng kể nếu được xem hàng rồi mới phải trả tiền để đảm bảo không có rủi ro về chất lượng sản phẩm.


Khi ví tiền người dân tăng lên cũng là lúc đẻ xả ví
Điều này khiến tạo ra 2 thực tại:

Các tỉnh mua hàng trực tuyến nhiều hơn ở thành phố vì ở đó họ không có các cửa hàng offline bán các sản phảm như trên mạng.
Hiệu ứng mua hàng online tăng do truyền thông vào cuộc và hình thức giao hàng thu tiền COD thuận tiện ở mọi khâu giao dịch(từ giao vận liên tỉnh tới giao vận nội thành nội thị tạo thành một hệ thống khép kín)



Gõ mỏi tay quá, đang gõ thì mất điện nên back tạm, xem bài đầy đủ có hình và 2 phần cuối tại đây vậy

http://doocvii.com/thi-ra-3-yeu-nay-...iu-phat-trien/