Mạ kẽm điện phân là phương pháp mạ bề mặt cho ty ren bằng dòng điện 2 chiều với lớp kẽm phủ bên ngoài dày khoảng 15-20 micromet.
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp đặt vật liệu trong bể kẽm, lớp mạ được bám trên toàn bộ bề mặt của thanh ty ren và độ dày cao hơn so với mạ kẽm điện phân.
Ty ren được chế tạo từ thép CT3 nên có khả năng bị oxy hóa khi đặt ở điều kiện môi trường bên ngoài. Bởi vậy để tăng tính thẩm mỹ cũng như hạn chế khả năng bị ăn mòn, han gỉ của ty ren, sau khi kết thúc quá trình nhiệt luyệt cho ty ren, nhà máy sản xuất ty ren Thịnh Phát tiến hành mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng.
Tuy nhiên không phải loại thanh ren nào cũng có thể sử dụng được cả 2 phương pháp này. Bước ren của thanh ren đỉnh tam giác hệ mét đạt từ 1.0-3.0mm. Nếu tiến hành mạ kẽm điện phân, kẽm sẽ làm lấp đầy các bước ren. khiến ty ren không thể kết hợp ren được với các loại vật liệu khác có ren như nở đóng, nở sắt, các loại kẹp xà gồ.
Ty ren vuông có bước ren 4mm, 6mm và 10mm, rộng hơn bước ren của ty ren có bước ren tam giác, thường sử dung trong thi công cốp pha . Bởi vậy, thanh ren vuông, ty ren vuông là loại ty ren có thể mạ kẽm nhúng nóng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến quá trình bắt ghép ren.
Ty ren vuông mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng trong những điều kiện môi trường như:
- Nồng độ axit, bazo cao
- Những nơi có thời tiết khí hậu khắc nghiệt: Nóng lắm, mưa nhiều.
Thông thường, phương pháp mạ điện cho các vật liệu như ty ren, thanh ren, nở đóng, nở sắt, thanh unistrut… được sử dụng nhiều trong xây dựng, nội thất, lắp ráp máy móc.
Trước khi lựa chọn phương pháp mạ kẽm phù hợp, bạn nên nghiên cứu yêu cầu kĩ thuật của dự án, điều kiện môi trường để có thể tiết kiệm được chi phí bởi so với mạ nhúng nóng, mạ điện phân có giá thành cao hơn khá nhiều.