Hiển thị kết quả từ 1 đến 1 / 1
  1. #1
    Tham gia
    09-01-2017
    Location
    246 Phạm Cự Lượng, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
    Bài viết
    94
    Like
    1
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Kiểm tra thông tin cấu hình trên LAPTOP hoặc Máy tính

    Để kiểm tra thông tin cấu hình trên LAPTOP hoặc Máy tính rất đơn giản không hề khó khăn chút nào cả (kể cả người mới bắt đầu, không cần kinh nghiệm), các bạn có thể tham khảo các cách làm dưới đây do shop leminhSTORE tại Đà Nẵng thực hiện, bạn có thể thực hiện thủ công hoặc dùng phần mềm để hỗ trợ. Bài viết dưới đây, leminhSTORE SHOP sẽ hướng dẫn các bạn cách TEST/Check kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên máy tính LAPTOP/PC.

    Bạn xem qua 5 cách Test cấu hình máy tính/PC/LAPTOP tất cả được thực hiện trên Windows XP, 7, 8, 8.1, 10
    Cách 1: Kiểm tra trên giao diện WINDOWS
    + Kiểm tra cấu hình trên Windows 7
    Ta click chuột phải vào biểu tượng My Computer rồi chọn Properties (như hình) xuất hiện bảng System Properties hiện ra. Tại thẻ General chúng ta được thông tin cấu hình máy gồm: Hệ điều hành đang dùng, phiên bản HĐH, cấu hình phần cứng...Cấu hình cụ thể được mổ tả trong khung màu đỏ

    ---------------------------------------------------------------

    Cách 2: Kiểm tra bằng "Dxdiag" trực tiếp trên WINDOWS (có thể thực hiện trên Windows XP, 7, 8, 8.1, 10)
    Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi nhấn Enter:

    ---------------------------------------------------------------

    Cách 3: Kiểm tra bằng phần mềm miễn phí CPU-Z (có thể thực hiện trên Windows XP, 7, 8, 8.1, 10)
    Kiểm tra tên nhà sản xuất, dòng chipser, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, mainboard, ram laptop CPU-Z: CPU-Z giúp bạn xem được tên nhà sản xuất, dòng chipset, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, có bao nhiêu core … nhờ đó bạn có thể kiểm tra được các thông tin về chipset của mình và biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không …Ngoài ra, CPU-Z còn cho biết thêm các thông tin về mainboard, memory (ram) để bạn đối chiếu về sự tương thích giữa chúng với chipset

    Mình sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn sử dụng phần mềm CPU-Z ( đa số người đi kiểm tra máy đều sử dụng phần mềm này để kiểm tra CPU, chip, socket...

    Để kiểm tra phần cứng máy tính thì CPU-Z là một trong những phần mềm mà bạn không thể bỏ qua. CPU Z cho phép bạn biết được tên nhà sản xuất, dòng chipset và các thông số về tốc độ,....các thông tin về mainboard, memory. Bài viết ngày hôm nay sẽ đi hướng dẫn bạn cách kiểm tra phần cứng máy tính với CPU Z. Với phần mềm này việc kiểm tra cpu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    Với Thẻ CPU (SỐ 1)
    CPU sẽ cung cấp các thông tin CPU khá chi tiết giúp bạn có thể nắm bắt được thông số cơ bản bao gồm tên bộ vi xử lý, nguồn, các package, công nghệ, thông tin kỹ thuật, model, cache, bus, tốc độ luồng,...
    - Name: nhãn hiệu của CPU mà máy bạn đang sử dụng vd: Intel core 2 duo e7500, intel core i5 750, intel core i7 975, intel core i3 540 ...(hình trên là CPU I5 3230M chip 2.6Ghz)
    - Code name: tên mã của loại CPU mà bạn đang sử dụng vd: Prescott,Conroe - L, Toledo, Westmere, Bloomfield, clarkdale...
    - Package: loại chân cắm CPU vd: socket 775 LGA, socket 939, 1366 (core i7 dòng 9XX), 1156 (là socket dùng cho những CPU như i3, i5, một số là i7 sau này..)
    - Technology: kích thước của nhân CPU vd 90nm, 65nm, 45nm, 32nm, 22nm
    - Voltage: điện áp nuôi CPU
    - Specification: Tên của CPU mà máy của bạn đang sử dụng vd: intel core I5 3230m (ram8gb)
    - Instructions: Các tập lệnh mà CPU này hỗ trợ vd:CPU Intel thường có cách tập lệnh sau MMX,SSE,SSE2,SSE3,EM64T, VT-x,...
    - Core Speed: đây là tốc độ của CPU bạn đang sử dụng (một số dòng CPU có công nghệ điều chỉnh xung nhịp nên có thể tốc độ thực tế ở khung này không bằng tốc độ mặc định của CPU, chỉ khi dùng chương trình cần nhiều tài nguyên CPU thì tốc độ mới tự động được đẩy lên tối đa)
    - Multiplier: Hệ số nhân. Nó ko liên quan đến việc OC. Việc thay đổi hệ số nhân cho phép CPU thay đổi tốc độ hoạt động phù hợp với yêu cầu, giúp tiết kiệm điện. Hay nói cách khác là CPU có khả năng tự thay đổi hệ số nhân và Voltage để tiết kiệm điện hơn, mà ko cần tác động từ phía người dùng.

    Thẻ Caches (SỐ 2): cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống bao gồm dung lượng của bộ nhớ, phân tích theo từng cấp độ, thông tin đặc tả (Descriptor) và thuộc tính (Features).
    - L1 Data, L1 Code: băng thông L1 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
    - Level 2 : băng thông của L2 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
    Trong thẻ Cache: L2 cache càng lớn thì CPU hoạt động nhanh hơn

    Thẻ Mainboard (SỐ 3):cung cấp cho bạn các thông tin bao gồm tên nhà sản xuất, model, chipset và các cầu nối, bộ cảm biến, BIOS,... Bạn có thể sử dụng các thông số này để thay đổi hoặc tiến hành nâng cấp các phần cứng khác như CPU, Quạt, Ram,...
    - Manufacturer: tên nhà sản xuất ra loại mainboard
    - Model: tên loại mainboard
    - Chipset: tên loại chipset trên main
    - Southbridge: tên chip cầu nam (một số dòng main board sau này trên socket 1156 sẽ không có chipset này do main chỉ còn CPU và 1 con chip mang tên Platform Controller Hub thay thế vai trò của Chipset cũ

    Thẻ Memory (SỐ 4): Cho biết dung lượng ram đang sử dụng cũng như các thông số liên quan như BUS,.../ Thông tin của RAM ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM là 8GB, loại RAM là DDR3 và tốc độ RAM là 798.7 MHz như hình dưới đây:
    - Type: loại ram mà máy bạn đang sử dụng
    - Size: dung lượng ram của máy bạn
    - Channels #: Số lượng ram cắm trên máy Single hoặc Dual hoặc Triple...
    - Frequency: tốc độ chuẩn của ram

    Thẻ SPD (SỐ 5): giúp bạn có thể kiểm tra được cụ thể bộ nhớ RAM của mình bao gồm loại RAM, thông số Bus, so sánh bảng Timing,...Bạn sẽ biết thông số cụ thể của từng khe cắm RAM trên máy tính.

    Thẻ Graphics (SỐ 6): Các thông tin về card màn hình Onboard hoặc Card đồ hoạ rời sẽ hiện thị bao gồm: tên bộ xử lý đồ họa, tên mã, mã duyệt, công nghệ, xung nhịp, bộ nhớ,...

    Tab này sẽ cung cấp thông tin chính xác về Card màn hình của máy tính. Tại giao diện chính của tab, nhấn chọn vào Display Device Selection sẽ xuất hiện danh sách Card màn hình có trên máy tính, gồm Card Onboard và Card rời.

    Card Onboard đều có ở các máy tính, có tên Intel(R) HD Graphics. Còn Card rời không nhất thiết phải có trên máy tính. Như hình dưới đây, máy tôi chỉ có Card Onboad Intel(R) HD Graphics 4000 mà thôi.

    Tiếp đến, khi chúng ta nhấn chọn vào Card màn hình bất kỳ sẽ xuất hiện thông tin chi tiết về Card màn hình đó. Trong hình, Intel(R) HD Graphics 4000 có dung lượng 1GB.

    Thẻ About (SỐ 7): Chứa các thông tin của nhà phát triển phần mềm CPU-Z Portable. (Cuối cùng là thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của phần mềm CPU-Z, hệ điều hành Windows đang sử dụng, DirectX.).

    ---------------------------------------------------------------

    Cách 4: Kiểm tra TRỰC TIẾP bằng lên "MSINFO32"

    Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím cửa sổ ( biểu tượng cửa sổ nằm cạnh nút Alt)+ R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

    Cửa sổ System infomations hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,... Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

    ---------------------------------------------------------------

    Cách 5: Kiểm tra TRỰC TIẾP bằng lên "Task Manager"

    ---------------------------------------------------------------

    Chúc các bạn thực hiện thành công!


    Nguồn: leminhSTORE

    Xem thêm:

    - Kinh nghiệm mua LAPTOP (Máy tính) cũ: http://leminhstore.vn/kinh-nghiem-mu...p-375869t.html

    - Phần mềm kiểm tra LAPTOP: http://leminhstore.vn/tong-hop-cac-p...ua-55038u.html

    - Kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ cứng (HDD): http://leminhstore.vn/cach-kiem-tra-...17-55036u.html

    - Bộ phần mềm TEST/Check LAPTOP cũ hay nhất: http://leminhstore.vn/bo-phan-mem-te...at-54894u.html

    - Bạn có nhu cầu tư vấn về mua Laptop cũ vui lòng LH SHOP: 0915 81 99 67 (Hotline +Zalo)
    xem thêm: laptop cấu hình mạnh giá rẻ cho sinh viên, laptop giá rẻ cho sinh viên, laptop cấu hình cao giá rẻ cho sinh viên, laptop cũ giá rẻ cho sinh viên, laptop giá sinh viên, mua bán laptop cũ, laptop cho sinh viên giá rẻ
    Được sửa bởi chiplaptopvn lúc 03:41 ngày 20-06-2018
    Quote Quote

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •