phật pháp ứng dụng trong đời sống
Không phải ngẫu nhiên trong nhiều lời dạy của mình Đức Phật dạy chúng ta phải thật lưu ý cẩn trọng với lời nói.
Bởi thành công cũng nó, thất bại cũng chính từ nó, hòa bình cũng nó mà đánh nhau đến chết cũng vì nó. Lời nói có thể ví như con dao hai lưỡi vậy. Một người muốn thành công chắc chắn phải là một người biết cách giao tiếp giỏi. Muốn cuộc sống xung quanh mình thật nhẹ nhàng, hòa bình, thoải mái thì phải học được cách ăn nói hòa nhã. Tuy nhiên để làm được điều đó không hề dễ dàng. Dưới đây là 4 lời khuyên quý báu từ Đức Phật mà bất cứ ai cũng nên đọc qua một lần

1.Không nên làm bất kỳ ai bẽ mặt trước mặt người khác

Nhiều người thường hay có suy nghĩ rằng mình thẳng tính, do đó không ngại chỉ trích phê phán làm bẽ mặt người khác trước nhiều người. Đây là một hành động vô cùng dại dột, mang tính phô trương cái tôi chứ không phải là một sự góp ý chân thành. Nên nhớ rằng cai Tôi của mọi người thường rất lớn. Đụng vào cái tôi của mỗi người sẽ khó tránh khỏi việc họ vì tự ái mà sân giận. Khi sân giận nổi lên chẳng những lời nói nói ra không được tiếp thu có khi còn bị đánh ngoài ý muốn.Việc tận dụng đám đông để chứng tỏ rằng mình đúng người khác sai là không nên. Góp ý nhắc nhở cũng cần phải khéo léo.

2.Nên tránh tranh hơn thua, đúng sai trong lời nói

Một trong những lý do khiến cho chúng ta tự ngắt đi truyền thông kết nối giữa mình và những người khác đó là cố chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy rằng mình đúng và người khác sai. Thật sự mà nói đúng hay sai chẳng qua chỉ là một cách nghĩ. Đứng ở khía cạnh của bản thân chúng ta cảm thấy rằng nó là đúng, nhưng ở khía cạnh người khác họ lại thấy rằng đều đó sai. Kể cả khi chúng ta cãi thắng đối phương thì đã sao sự thật vẫn là sự thật. Bản thân chúng ta cũng biết rất rõ những lý do của mình không hoàn hảo, có phần đúng và cả sai. Chỉ là khi cãi nhau hay tranh luận chúng ta thường hay đâm vào góc chết của đối phương mà thôi Cần hiểu rằng sở dĩ chúng ta giao tiếp là để hiểu nhau nhiều hơn. Mỗi lời nói không chỉ đơn thuần là lời nói, nó còn chứa đựng cả tâm ý trong đó. Đừng quá tranh hơn thua, đúng sai mà hãy cố nhận ra cái mà người đối diện truyền thông đến chúng ta là gì.

3.Tuyệt đối không nói hai lưỡi

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị thất bại trong sự nghiệp không hẳn là do họ thiếu năng lực mà là thiếu sự kín đáo trong lời nói. Một số người thói quen nói hai chiều, khi đi với người này thì nói thế này, đi với người khác thì nói theo kiểu khác. Luân phiên nói xấu đối phương. Đây là một hành động cực kỳ ngu ngốc, vì nó cách ngắn nhất khiến chúng ta bị tẩy chay bởi tư cách thấp kém của mình. Và nó cũng là giới cấm trong năm điều căn bản nhà Phật. Người nói hai lưỡi sẽ tự chuốc lấy tai họa cho chính mình. Nên nhớ bất cứ sự giao tiếp nào cũng cần có phần chân thành trong đó. Không nên đem chuyện của người này đi nói với người khác, cũng như chuyện của người khác nói lại với người thứ 2-3,… nó sẽ khiến cho bản thân chúng ta bị mất uy tín. Người không biết giữ miệng sẽ không bao giờ nhận được sự tin tưởng của người khác. Không có uy tín thì đừng bao giờ nghĩ đến việc có thể tạo dựng sự nghiệp cho riêng minh

4. Chớ nói những điều mà bản thân không làm được, chưa có trải nghiệm thực tế

Nói theo ngôn ngữ hiện tại của chúng ta đó chính là chém gió. Việc bốc phét, nổ không bao giờ mang đến cho chúng ta kết quả tốt cả. Một trong những nguyên nhân tâm lý khiến chúng ta hay vướng phải điểm này chính là muốn thu hút người đối diện. Hãy nhớ rằng nếu giả sử họ có bị thu hút thì cũng là bị thu hụt bởi những cái bạn tô vẽ lên, chứ không phải con người thật của chúng ta. Năm dài tháng rộng, khi nói mà không làm được thì chẳng ai còn tin chúng ta nữa. Đối với những vấn đề chưa có trải nghiệm thực tế càng không nên tự nâng bản thân mình lên. Vì sẽ có lúc nào đó chính chúng ta phải chịu nhục vì những lời nói đó chưa kể hại người khác.

Xem thêm các bài mới khác về phật pháp ứng dụng