Trang 5 / 13 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 125
  1. #41
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Quote Được gửi bởi BILLGATE@ View Post
    Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
    Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.
    Việt Nam mình thông minh chỉ thua Do Thái ư? Chẳng có bằng chứng nào thuyết phục cả, có chăng thì chỉ mấy cái giải quốc tế, chủ yếu là môn toán, chứ các môn khác có ăn thua gì đâu. Mà ngay cả môn toán thì cũng có lần nào xếp thứ nhất toàn đoàn đâu, lần cao nhất là lần mới đây đồng hạng 3 với Hàn Quốc. Thật nực cười khi phát biểu là "Mỹ bết nhất Thế giới về toán", các kì thi toán quốc tế toàn Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đông Âu đổi chỗ cho nhau và một điều không phải bàn cãi là nếu so về số nhà toán học, số bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành thì với Mỹ, Việt Nam chẳng là cái thá gì hết, sự thật phũ phàng nó là thế.

  2. #42
    Tham gia
    13-04-2005
    Bài viết
    109
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mọi người sao cứ bị lầm lẫn giữa ngôn ngữ lập trình và kỹ năng lập trình vậy nhỉ? Pascal là một ngôn ngữ lập trình dùng để làm ví dụ cho việc học và xây dựng tư duy, kỹ năng lập trình. Nếu có thể dạy học lập trình thì tôi sẽ chọn ngôn ngữ C++ làm ví dụ cho việc rèn luyện kỹ năng lập trình. Hơn nữa cho các bạn trẻ làm quen với C++ thì các bạn ấy dễ tiếp cận đến những tư tưởng lập trình hướng đối tượng và lập trình hướng người dùng tốt hơn. Một vài suy nghĩ nông cạn so với các cụ coi Pascal là thần tượng, mong các cụ thông cảm, ngày trước em mất gần 1 năm để ngồi vẽ lưu đồ và học kỹ năng lập trình trên giấy, mất 1 ngày để biết Pascal là cái gì rồi nhảy thẳng lên C++ và lập trình hướng đối tượng luôn.

  3. #43
    Tham gia
    07-03-2007
    Bài viết
    63
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Phải chi ai cũng có nhận thức như bác BILLGATE@ thì tốt biết bao!

    greatavatar: nếu mấy chục năm trước Larry Page và Sergey Brin sinh ra tại Việt Nam thì bác nghĩ rằng ngày nay chúng ta có Google không?

    Nếu Bill Gate sinh ra tại Châu Phi thì ngày nay có Microsoft Windows không?

    Xã hội nào cũng có người thông minh và không thông minh, điều khác biệt là có những môi trường cho phép kẻ có tài "có đất dụng võ" một cách dễ dàng mà không phải bợ đỡ, móc nối, hối lộ, và có những xã hội mà cho dù thông minh đến đâu thì cũng vẫn không có cơ hội được tận dụng khả năng của mình, bởi lẽ "con vua thì lại làm vua".

    Tớ khuyên bác đọc kỹ lại bài của bác Bill thêm vài lần đi nhé.
    Hình như bác ko hỉu y' tôi :|............. thật là.......... =__="

  4. #44
    Tham gia
    09-03-2006
    Bài viết
    683
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi BILLGATE@ View Post
    Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
    Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.
    Ngay cả người nước ngoài cũng công nhận điều đó.

    Nhưng một tập thể thông minh lại không đem lại kết quả như mong muốn.
    Các bạn hãy nhìn người Nhật.Người Nhật bị người nước ngoài đánh giá còn thấp hơn người Việt Nam ta về độ thông minh.
    Họ chỉ xem người Nhật như con ong chăm chỉ làm việc hăng say nhưng không sáng tạo.Ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng được đánh giá cao về sự thông minh.
    Họ làm các nghề lao động trí óc và giàu có.
    Ngay đến quốc gia Hàn Quốc kế bên cũng đã bắt chước Nhật Bản và được đánh giá là quốc gia năng động sáng tạo theo sau Nhật nhưng linh hoạt hơn Nhật trong việc tiếp thu khoa học và ứng xử hòa đồng với thế giới. Việt Nam ta luôn hô hào phong trào "đi tắt đón đầu" nhưng toàn đón rác thải công nghiệp và đồ sinh hoạt của các nước phát triển ,thế mới đau lòng biết bao!
    Qua tìm hiểu tôi mới thấy tại sao Việt Nam ta lại vẫn ỳ ạch chậm phát triển vẫn đứng sau thằng đầu đất Thái Lan.
    Đó là môi trường làm việc ở Việt Nam không như các nước khác. Ở các nước phát triển họ xem sự đấu tranh, cạnh tranh ,đổi mới làm tiêu chí đánh giá sự phát triển.
    Nhưng Việt Nam lại theo cơ chế hòa bình,không ủng hộ cơ chế cạnh tranh và thay đổi.
    Đó là do 1 quan niệm sai lầm mà người Việt Nam ta luôn mắc phải.
    Đó là quan niệm "ăn chắc mặc bền","thâm căn cố đế". Khi một người Việt leo lên 1 vị trí lãnh đạo nào đó trong xã hội thì điều đâu tiên họ nghĩ tới là làm sao cũng cố vị trí của mình trong xã hội :họ bất chấp thủ đoạn để đeo bám 1 vị trí mà theo thời gian họ đã lạc hậu và phải nhường vị trí ấy cho người kế nhiệm trẻ hơn,tài năng hơn.
    Sự lạc hậu luôn đeo bám đất nước Việt Nam ta dai dẳng chính là nguyên nhân này.Nhiều người lãnh đạo luôn nói :giới trẻ là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng họ có bao giỡ sử dụng nguồn tài nguyên này đâu. Giới trẻ luôn bị áp lực thất nghiệp, không ai sài đến họ!
    Đấy đến đây các bạn trẻ tự suy ngẫm , phải mạnh dạn đấu tranh đổi mới,dám nghĩ dám làm hi sinh tất cả vì khát vọng tuổi trẻ(không nói ủng hộ các bạn làm bậy đâu nha!).
    Còn 1 vấn đề mình đề cập ở đây là tệ nạn con ông cháu cha!
    Khi 1 ông lãnh đạo leo 1 vị trí cao nào đó thì y như rằng ông ta lôi cả dòng họ vào bộ máy ấy để cũng cố quyền lực thế thì còn chổ nào cho giới trẻ ngày nay chen chân vào. Xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu khi đất nước cứ "cha truyền con nối".
    "con vua thì lại làm vua
    con sải ở chùa thi quét lá đa".
    Đấy tôi rất ủng hộ cách làm việc của nước ngoài khi họ xét lí lịch cấm bà con dòng họ vào làm cùng 1 cơ quan.Nếu có thì 1 trong 2 người sẽ bị thuyên chuyển đi nơi khác.Còn ở Việt Nam ta thi ngược lại. Không ô dù thì đến đời cháu cũng đừng hòng ngóc đầu lên nổi.!
    hix viết đến đây tôi tủi thân quá!
    các bạn bình loạn bài viết của tôi đi nào!
    đúng là tự nâng mình lên mây rồi hỏi tại sao trên mây ko có nhà cửa

  5. #45
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Mọi người nên quay trở lại vấn đề chính đi.
    - Tôi nhận thấy SV VN rất năng nổ, nhiệt tình và có ý chí vươn lên. Nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Lý do chính là SV phải học quá nhiều môn, thời lượng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn...

    Nhược điểm của SV VN nói chung là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nhưng đây không phải lỗi của họ mà là lỗi của hệ thống giáo dục.
    Mọi người có đồng ý điểm này không? Chưa hết :
    Các GV VN rất năng động và mong muốn được cống hiến nhưng họ lại được trả lương theo số giờ dạy chứ không phải trả lương theo vị trí như ở Mỹ. GV VN phải dạy quá nhiều giờ để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

    Còn một thực tế nữa là các giáo viên cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục nên không thể hướng dẫn cho SV phương pháp học tập tích cực. Bởi, chính bản thân những giáo viên đó cũng chưa được hưởng thụ phương pháp này.
    OK chứ?
    Ở VN, SV chỉ có kỳ thi cuối kỳ mà ít khi có bài tập về nhà hoặc những dự án trong suốt quá trình học. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng GV phải dạy quá nhiều tiết và không có trợ giảng chấm bài giúp.

    Còn GV thường được đánh giá theo các kỳ, vài tháng hoặc 1 năm mới có kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng GV.

    Qua khảo sát ở một số trường ĐH của VN, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với GV trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu.
    Đồng ý chứ?

    Ở Mỹ, GV được đánh giá thường xuyên bởi chính SV, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường.
    Bao giờ cho GDVN làm được điều này?Tiếp nhé

    Theo một khảo sát mới đây, ở VN tồn tại một nghịch lý là uy tín của các trường phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải chất lượng đầu ra.Thưa ông, nghịch lý này nên khắc phục thế nào?

    - Trước tiên, mỗi trường phải xác định được sứ mệnh, nhiệm vụ: đào tạo ra những SV như thế nào.
    "Đào tạo ra những SV như thế nào?" ==> ở Việt Nam, người ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi này.
    Kiến thức chung là khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN.
    Học sinh, sinh viên Việt Nam yếu nhất là ở điểm này.

    Bên cạnh đó, các trường cũng cần có mối liên hệ mật thiết với các công ty bên ngoài để biết SV sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.

    Ở Mỹ, các trường đều có một trung tâm, thậm chí một khoa chỉ chuyên làm đầu mối liên lạc với các cựu SV. Qua những thông tin phản hồi gửi về từ các cựu SV này, nhà trường có thể đánh giá được chất lượng đầu ra của mình.
    Đúng ra phải làm điều này từ lâu rồi mới phải nhưng thà muộn còn hơn là không bao giờ.

    Mọi người cho ý kiến.

  6. #46
    Tham gia
    06-10-2007
    Location
    bắc giang
    Bài viết
    13
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    đi học chỗ nào ở đâu...

    các bạn thấy học nh]wngx trung tâm ra sao,con toi thấy nhất nghệ cũng tàm tạm

  7. #47
    aptechite198x Guest
    Quote Được gửi bởi thanhbg_80 View Post
    các bạn thấy học nh]wngx trung tâm ra sao,con toi thấy nhất nghệ cũng tàm tạm
    Đánh có mấy chữ không xong thì làm ăn gì.

  8. #48
    Tham gia
    11-05-2008
    Bài viết
    55
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    chưa chắc pascal là tối cần thiết đâu bạn ah`, thế thì một người học giỏi java và C+ mà chưa học pascal trước đó thì là thiếu trọng tâm ah`?

  9. #49
    Tham gia
    21-08-2007
    Location
    Sài Gòn hoa lệ
    Bài viết
    2,164
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi badboyhp View Post
    chưa chắc pascal là tối cần thiết đâu bạn ah`, thế thì một người học giỏi java và C+ mà chưa học pascal trước đó thì là thiếu trọng tâm ah`?
    Xin chào người khai quật mồ!

  10. #50
    Tham gia
    11-05-2008
    Bài viết
    55
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    xin chào người spam, mà có lẽ bàn về mấy vấn đề giáo dục ở Việt Nam thì chắc cahr bao giờ xong.

Trang 5 / 13 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •