Trang 1 / 5 1234 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 42
  1. #1
    Tham gia
    27-03-2014
    Bài viết
    21
    Like
    0
    Thanked 9 Times in 1 Post

    4 điều bạn không nên làm sau khi nghỉ việc

    Nghỉ việc không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua mọi quy tắc ứng xử lịch sự đối với đồng nghiệp và công ty cũ.
    Để lại ấn tượng tốt khi bạn nghỉ việc là điều rất cần thiết. Nếu bạn có thái độ tiêu cực và để lại ấn tượng xấu với những người ở công ty cũ khi bạn nghỉ việc, bạn sẽ nhận lấy nhiều hậu quả ảnh hưởng đến công việc sau này của bạn. Bốn điều bạn nhất quyết nên tránh khi nghỉ việc:


    1. Đừng quấy nhiễu đồng nghiệp của bạn

    Bạn sắp trở thành người tự do, không còn bị công việc tại công ty ám ảnh nữa. Tuy nhiên, đồng nghiệp của bạn vẫn còn làm việc tại đây và hầu như chưa ai có ý định nghỉ việc giống bạn. Đừng nói về những điều tuyệt vời bạn sẽ làm khi bạn nghỉ việc.


    Lời khuyên: Hãy để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp của bạn, điều này cũng quan trọng như việc để lại ấn tượng tốt với sếp của bạn. Đừng nói xấu công ty cũ, cũng đừng khoe khoang những gì tốt đẹp ở công ty mới.

    Những đồng nghiệp cũ của bạn cũng có thể đang phải gánh thêm phần công việc mà bạn để lại. Hãy để lại những kỷ niệm đẹp với họ, vì sau này có thể nhà tuyển dụng sẽ gọi cho đồng nghiệp trong công ty cũ để hỏi về bạn, hoặc bạn có thể làm chung với họ trong tương lai.

    2. Hãy giữ thái độ chuyên nghiệp cho đến ngày cuối cùng

    Sự thật là bạn sắp có hướng mới để đi, bạn có vô vàn kế hoạch cho công việc mới, hoặc cho việc du lịch… Dù cho bạn đang ngồi tại công ty, nhưng tâm trí bạn đã phiêu du cùng những kế hoạch sắp tới của bạn rồi. Bạn thấy hơi uể oải một chút. Nhưng chờ đã, thái độ này hoàn toàn không tốt tí nào đâu.

    Lời khuyên: Cố gắng làm tốt công việc của bạn cho đến ngày cuối cùng. Cho dù bạn cảm giác tồi tệ thế nào về công ty hay sếp, bạn muốn được thoát khỏi chỗ này thế nào, hãy chuyên nghiệp cho đến phút cuối. Trong những ngày làm cuối cùng, hãy giữ nguyên thái độ và hiệu quả công việc như thể bạn vẫn còn là một nhân viên của công ty.

    Người ta không thể nhớ tới lần bạn làm ròng rã 18 tiếng đồng hồ cho một dự án quan trọng 2 năm về trước đâu. Tuy nhiên, đồng nghiệp bạn, những người có thể sẽ là người cho nhận xét về bạn với nhà tuyển dụng mới hoặc là đối tác sau này sẽ nhớ bạn đi làm trễ như thế nào, lơ đãng như thế nào và về sớm như thế nào trước khi bạn nghỉ việc. Vì vậy, hãy để lại ấn tượng tốt đến giây phút cuối nhé.

    3. Đừng để bị dụ dỗ

    Bạn có một công việc mới đang chờ, hoặc bạn đã tiết kiệm đủ tiền cho những ngày tháng tìm việc sắp tới. Bạn đã sẵn sàng để ra đi. Nhưng sếp bạn lại đề nghị bạn ở lại với lời hứa “mọi việc sẽ thay đổi”, và bạn cũng nhận được lời hứa sẽ tăng lương, thêm nhiều ngày nghỉ hơn và chế độ tốt hơn. Nhưng… đừng vội chấp nhận.

    Lời khuyên: Khoảnh khắc bạn quyết định ra đi, mối quan hệ giữa bạn và sếp bạn đã không còn như trước, như thể một cặp đôi xa lạ, bên nhau nhưng có gì đó khuất tất trong lòng rồi. Bây giờ mọi sự hàn gắn, thỏa thuận đều không thể giải quyết được gì.

    Nếu bạn quyết định ở lại, điều đó cũng không làm mọi việc tốt hơn, nhiều khi còn tệ hơn. Bạn đã thể hiện ra sự không hài lòng và không trung thành bằng việc chấp nhận một công việc mới. Trong trường hợp này, bạn nên cám ơn chân thành đến sếp bạn. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người chấp nhận ở lại đều cũng sẽ quyết định ra đi lần nữa sau 6 tháng.

    4. Đừng để lại ác cảm

    Và đã đến ngày cuối cùng của bạn, trên bàn làm việc của bạn không còn để những thứ liên quan đến công việc nữa, bạn bày bừa toàn đồ cá nhân của bạn, iPhone, laptop…, nói câu chào mọi người và bước ra khỏi cửa. Bạn tung tăng đi dạo trong công ty, than phiền với những người khác về những điều bạn bức xúc tại đây, thậm chí còn bước đi với thái độ nghênh nganh ra bãi giữ xe, nổ máy và phóng thẳng.

    Chúc mừng, bạn đã thoát khỏi công việc cũ. Và bạn đã để lại một ấn tượng cực kỳ xấu với công ty cũ, sếp và các đồng nghiệp của bạn.

    Lời khuyên: Hãy để quá khứ chỉ là quá khứ. Đừng đi xung quanh nói xấu đồng nghiệp cũ, đặc biệt là nói với những người mới. Bạn sẽ vô tình gây thù chuốc oán, hay ám ảnh cho những người công ty cũ. Điều này cực kỳ không tốt cho công việc và các mối quan hệ sau này của bạn. Bạn đâu biết sau này khi nào sẽ gặp lại họ.

    Do đó, dù lý do ra đi của bạn là gì, hãy giữ thái độ tích cực và thân thiện với những người trong công ty cũ, giữ được mối quan hệ tốt sẽ mở ra rất nhiều cơ hội với bạn trong tương lai.

    Lookjob sưu tầm
    Quote Quote

  2. 9 thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    02-11-2013
    Bài viết
    714
    Like
    9
    Thanked 51 Times in 47 Posts
    Thái độ chuyên nghiệp, thân thiện là điều cần thiết nhất khi đi làm

  4. #3
    Tham gia
    16-09-2003
    Location
    TP.HCM
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hay quá mình cần học hỏi từ những kinh nghiệm này

  5. #4
    Tham gia
    23-07-2015
    Bài viết
    45
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    còn cố gắng hoàn thành nốt công việc làm thêm vài tháng ko nhận lương nữa

  6. #5
    Tham gia
    04-12-2004
    Location
    TP.HCM
    Bài viết
    5,230
    Like
    34
    Thanked 895 Times in 566 Posts
    Bộ phận HR của các công ty và những đơn vị làm cung cấp dịch vụ tuyển dụng luôn khuyên như vậy, cũng giống với mấy ông chính quyền luôn khuyên người dân không nên biểu tình.

    Lời khuyên đó khi phân tích kỹ ra sẽ thấy rằng thực ra nó không hoàn toàn có lợi cho người làm công ăn lương/ công dân trong xã hội nói chung đâu

    Người bán sức lao động có nhiều kiểu "nên làm" và "không nên làm" khác nhau chứ không có một mẫu số chung, chẳng có ai khuyên ai được, có vào tình huống mới biết được. Có một số người làm thuê nhưng họ không phải là nhân viên tầm thường, vẫn theo đúng 4 lời khuyên trên đây, chỉ khác là sự bực tức vì bị cho thôi việc theo kiểu cảm thấy "không được đối xử công bằng", số này khi nghỉ việc đã cùng nhau "nhóm lửa hận" bằng cách tạo lập ra một công ty đối thủ với cty đuổi việc họ, phát triển cty mới thành một ông lớn, về sau mua lại công ty mà họ từng bị sa thải. Ngày sáp nhập được công ty thuở xưa, việc đầu tiên họ làm là... đá đít hết những tay ngày xưa dám sa thải bọn họ <== điều này sao tại sao không thấy nhân sự và các công ty săn đầu người khuyên người ta "nên làm" nhỉ?
    "bất khả tri"

  7. #6
    Tham gia
    03-06-2013
    Bài viết
    201
    Like
    0
    Thanked 17 Times in 14 Posts
    ĐÚng là tư tưởng người nghỉ việc bao giờ cũng là 1 từ tưởng gần như không muốn cống hiến và không làm việc của công ty
    I'm Pharmacist

  8. #7
    Tham gia
    22-07-2015
    Location
    www.vuvps.com
    Bài viết
    42
    Like
    1
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Những lời khuyên trên xét theo đa số trường hợp là đúng bởi nó sẽ làm bản thân mình dễ chịu và nhận được sự tôn trọng của mọi người. Nhưng trong nhiều trường hợp thì cá tính một chút sẽ tốt hơn, người không cá tính gặp ít rủi ro nhưng cũng chẳng học hỏi được kinh nghiệm gì cả.
    SSD VPS 1GB RAM 6$/tháng. Tặng Domain + SSL

  9. #8
    Tham gia
    20-03-2013
    Bài viết
    545
    Like
    46
    Thanked 59 Times in 52 Posts
    Những kinh nghiệm rất hay và thực tế, bạn đi thế nào cho người ta phải tiếc mới sướng
    Chưa đủ bài viết để ký :D...

  10. #9
    Tham gia
    26-07-2015
    Location
    Bắc Giang
    Bài viết
    3
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    khá ý nghĩa, nghỉ việc xong là muốn phá hoại, có một số người có tư tưởng đó

  11. #10
    Tham gia
    29-07-2015
    Bài viết
    45
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    chính xoác rồi đó bạn

Trang 1 / 5 1234 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •