Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3
  1. #1
    Tham gia
    10-11-2018
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Tìm hiểu chi tiết về chủ đề và thể loại của tranh Hàng Trống với Hiệp Hội Gốm Sứ

    Tranh Hàng Trống mang tính chất dân tộc sâu đậm. Nội dung và phong cách của tranh cũng đã góp phần làm cho nền mỹ thuật Việt Nam mang nét độc đáo, riêng biệt. Tranh Hàng Trống chủ yếu là tranh thờ phục vụ các điện thờ mang màu sắc Đạo giáo hay tín ngưỡng. Bên cạnh đó, tranh Hàng Trống còn có tranh chúc Tết, tranh sinh hoạt và thiên nhiên, tranh truyện. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng tranh dân gian này qua bài viết sau đây.

    Khái quát về tranh Hàng Trống

    Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam. Loại tranh này chủ yếu được làm tại phố Hàng Nón, Hàng Trống – Hà Nội. Hàng Trống xưa thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc sau đổi thành Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Nay Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt. Đây là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như: tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ..

    Tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây. Nó chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo của vùng miền, các dân. Dòng tranh này cũng là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật Giáo và Nho Giáo. Sự giao thoa giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.

    Tranh Hàng Trống ngày nay dường như đã bị mai một. Một số bức tranh nổi tiếng đang được lưu giữ trong viện bảo tàng. Vì vậy, nghệ nhân tranh Hàng Trống cũng giảm đi. Hiện nay, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật và những tinh hoa của tranh Hàng Trống. Cũng giống như những dòng tranh dân gian khác, tranh Hàng Trống gồm hai loại tranh chính: tranh Thờ và tranh Tết. Tuy nhiên, tranh Thờ vẫn nhiều hơn, nó được sử dụng chủ yếu để phục vụ đền phủ của Đạo Giáo và tín ngưỡng.

    Đặc điểm của tranh Hàng Trống

    Chủ đề và thể loại

    Tranh Hàng Trống được chia thành nhiều loại như tranh thờ, sinh hoạt, thiên nhiên, tranh truyện, tranh Tết. Tuy nhiên, tranh thờ là loại tranh nổi tiếng và phát triển nhất. Đó là những bức tranh được dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt là tranh thờ của Đạo Mẫu – Phủ Giày, Nam Định; Tranh Tứ phủ công đồng; Bà chúa thượng ngàn; Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi lốt; Ngũ Hổ…

    Thể loại tranh chúc Tết cũng không kém phần đặc sắc. Tranh chúc Tết Hàng Trống thể hiện ước nguyện của đầu năm của người dân. Mong muốn sự may mắn, phát đạt và những hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân như chim muông, hoa cỏ với màu sắc vô cùng rực rỡ, sinh động. Những chi tiết được sử dụng trong tranh Hàng Trống mang đậm ảnh hưởng thẩm mỹ của giới quý tộc và sĩ phu kinh thành.

    Giấy làm tranh
    Tranh Đông Hồ thường sử dụng giấy điệp, tranh Kim Hoàng sử dụng giấy đỏ còn giấy làm tranh Hàng Trống là giấy dó. Loại giấy này dài rộng và có nền trơn. Thế nhưng sau khi in tranh bằng giấy dó mỏng để lúc in ván gỗ, các nét mực hiện đều và đậm thì nghệ nhân phải tiến hành thêm bước bồi giấy. Bước này nhằm mục đích để việc treo tranh được dễ dàng hơn.

    Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà tranh phải bồi một lớp, có khi là hai hay ba lớp cho cứng cáp. Có những lúc phải bồi cả phần bo tranh bao bọc bức tranh. Sau đó, đợi tới khi hồ khô nghệ nhân mới có thể vẽ màu lại. Bởi vậy, để hoàn thiện một tác phẩm phải cần đến ba, bốn ngày. Khi xong xuôi, nghệ nhân lồng trục vào hai phần bên dưới của tranh để tiện việc treo.

    Tranh Hàng Trống phù hợp với những ngôi nhà khang trang, sập gụ tủ chè nơi thành thị. Đây là loại tranh chịu ảnh hưởng của tranh trục cuốn cổ điển treo tường của giới nho sĩ. Tranh này khác hẳn so với loại tranh lá mít khổ nhỏ có thể dán thẳng lên vách nhà của Đông Hồ hay Kim Hoàng.

    Nét khắc ván in
    Tranh Hàng Trống sử dụng loại ván in to nặng. Ván này phù hợp với kỹ thuật in ngửa. Nó được khắc bằng những mũi chàng, mũi đục để có thể tạo ra được những đường nét mảnh mai, tinh vi, mềm mại. Quan sát kỹ tranh Hàng Trống là có thể nhận ra sự tinh xảo đậm chất kinh kỳ trong nét khắc. Đó là sự thanh thoát đầy thần thái của mày cong lá liễu, đuôi mắt vuốt cong như dáng lá trầu không, tay búp măng cong cong; vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Hà Thành của các nàng “Tố nữ”.

    Đó còn là áo mão cân đai, xiêm hài cờ quạt; chi tiết đến từng nếp gấp của tay áo, tà áo; từng đường cong của thước lụa bay bổng; dáng uy nghi nhưng cũng đầy mỹ cảm của những ông hoàng, bà chúa. Đó cũng là vẻ bệ vệ với tạo hình ấn tượng của tranh “Ngũ Hổ”. Là hình chữ S mềm mại của thân cá với hai mặt trăng – trăng trên trời và bóng trăng dưới nước. Sự huyền ảo như hình tròn âm dương Đạo giáo trong tranh “Lý ngư vọng nguyệt”. Nét khắc tỉ mỉ, tinh tế chính là đặc điểm nổi bật của tranh Hàng Trống.

    Tranh Hàng Trống
    Tranh Hàng Trống – Tứ Phủ
    Kỹ thuật in
    Tranh Hàng Trống thường được in trên giấy khổ lớn. Khi in chỉ tiến hành in một bản nét đen rồi sau đó sẽ sử dụng bút lông để tô điểm toàn bộ màu sắc. Kỹ thuật in ngửa được sử dụng để in tranh Hàng Trống. Điều này cũng giống với kỹ thuật in tranh Kim Hoàng. Theo đó, nghệ nhân sẽ đặt tấm tranh lên trên ván in đã chà mực. Tiếp theo, nghệ nhân dùng xơ mướp xoa nhẹ ép xuống để nét tranh được in đều và rõ ràng. Ván in được làm từ gỗ mềm, lồng mực hay gỗ thị. Gỗ được ghép khổ to và dày dặn, rộng bản và được khắc cả hai mặt.

    Màu sắc
    Bảng màu của tranh Hàng Trống đa dạng và khá rực rỡ. Nó mang đậm phong cách cá nhân của chính người tô màu, không theo chuẩn mực hay bất kỳ quy tắc nào. Màu sắc chủ đạo thường là lam, hồng kết hợp cùng lục, đỏ, cam, vàng…Trong tranh thờ còn bổ sung cả kim nhũ và ngân nhũ. Màu hồng cánh sen và màu xanh lam được sử dụng phổ biến trong tranh Đông Hồ. Đây cũng là hai màu tương đối hiếm có trong tranh dân gian Kinh Bắc.

    Lúc đầu, màu in nét và màu vẽ trong dân gian Hàng Trống được chế từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Giống như tranh Kim Hoàng hay Đông Hồ, màu đen được làm từ tro rơm nếp, vàng hoa hòe, xanh lá hay vỏ cây chàm, nâu từ khoáng thạch…Sau này, màu được sử dụng là mực tàu và phẩm màu tươi sáng. Điều đó nhằm đáp ứng thị hiếu của người dân chốn kinh thành.

    Kỹ thuật tô màu
    Kỹ thuật vờn màu hay cản là tinh hoa cũng là điểm đặc biệt của tranh Hàng Trống. Nghệ nhân sử dụng bút lông mềm rộng bản. Một nửa ngọn ngon bút chấm màu, nửa bút kia chấm nước, viền dọc theo đường in sẵn. Điều đó, khiến cho nét bút ngay từ lúc đặt xuống cho tới lúc lướt trên mặt giấy đều có sắc độ đậm, nhạt khác nhau. Vì vậy, bức tranh khi hoàn thành cũng có chiều sâu hơn hẳn.

    Cùng là một màu nhưng sắc độ chuyển dần từ nông sang đậm, sau đó, nhẹ nhàng tan vào trong nền giấy khiến những khối hình trong tranh Hàng Trống mang tính ba chiều, có sáng có tối, chuyển đổi ý nhị. Điều này tạo nên sự khác biệt so với tranh Kim Hoàng và Đông Hồ. Hai dòng tranh này vốn nổi bật với đặc điểm màu sắc đơn giản thành từng khối màu, mảng màu có sắc độ đồng nhất.

    Tranh Hàng Trống chịu ảnh hưởng nhiều của thẩm mỹ quan Nho giáo. Không chỉ trong chủ đề tranh Tứ bình với hình ảnh Mai, Lan, Cúc, Trúc hay Tùng, Cúc, Trúc, Mai mà còn trong cả kỹ thuật tô màu sử dụng bút lông. Trong những nét vờn đậm nhạt gợi sự uyển chuyển mềm mại. Trong đó còn có cả vẻ tinh tế của tranh sơn thủy với sông núi miên man và mây xa lảng bảng.

    Lời đề trên tranh
    Tranh Hàng Trống ngoài đề tên tranh và giới thiệu nhân vật trong tranh còn có những câu thơ chữ Hán. Chẳng hạn như thơ tứ tuyệt trên tranh Tố Nữ. Chữ trên tranh phải đảm bảo làm rõ nghĩa của tranh, cân đối với bố cục tranh. Chữ cũng không được rườm rà, thừa thãi. Chữ trên tranh là một phần trong kết cấu của bức tranh chứ không đơn giản chỉ là lời giới thiệu tên tác phẩm.

    Chủ đề và thể loại tranh Hàng Trống
    Tranh thờ Hàng Trống
    Tranh Ngũ Hổ
    Tranh Ngũ Hổ là bức tranh vẽ năm con Hổ với bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con Hổ có một dáng vẻ khác nhau: Con đứng, con ngồi, có con thì cưỡi may lướt gió…Những dáng đó đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài chúa sơn lâm.
    Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Tuy nhiên, cách thức của tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Màu sắc trong tranh Ngũ Hổ lộng lẫy, uy linh. Năm con Hổ với những màu sắc khác biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu để tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau. Vì vậy, các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như các dòng tranh đương thời.
    Màu sắc tranh Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Tuy nhiên, nó vẫn được khu biệt với năm màu: đen, xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu sắc, thế và dáng của Hổ mang ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành.
    Ngồi uy nghi ở giữa là Hổ màu vàng. Xung quanh là bốn con Hổ với bốn màu sắc khác nhau (đỏ, xanh, trắng, đen). Năm con Hổ trong tranh Hàng Trống được bố trí theo quy luật tương sinh các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
    Phật Bà Quan Âm
    Cách sắp xếp bố cục trong tranh Phật Bà Quan Âm Hàng Trống cân đối, hài hòa.
    Trong tranh Phật ngồi xếp bằng trên đài sen tỏa ánh hào quang.
    Cách tô màu cho bức tranh tạo được độ đậm nhạt trong mỗi nét bút. Bởi vậy, tranh có độ sâu, tính huyền ảo của không khí thần tiên. Cách diễn tả vô cùng mềm mại đặc biệt là nét.
    Tam Tòa Thánh Mẫu
    Tranh thờ Đạo Mẫu Hàng Trống là một di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tranh Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thuợng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu. Họ là biểu trưng cho quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hoá thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ – trời, đất, nuớc và thượng ngàn.
    Tranh dân gian Tam Tòa Thánh Mẫu với vị trí và màu áo tượng trưng, đại điện cho từng cõi trời. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên trong màu áo đỏ, mẫu Đệ Nhị Nhạc Phủ trong màu áo xanh, mẫu Đệ Tam Thoải Phủ trong màu áo trắng.
    Tranh Hàng Trống
    Tranh Hàng Trống – Ngũ Hổ
    Tranh Tết Hàng Trống
    Cá chép vượt vũ môn
    Theo truyền thuyết thì từ một loài cá nhỏ sống dưới nước, sau khi vượt qua được Vũ Long Môn thì vảy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ. Lúc đó, hình dạng cá bỗng trở nên oai phong, rạng rỡ hơn. Treo tranh Hàng Trống “Cá chép vượt vũ môn” tượng trưng cho khát vọng của con người muốn vươn đến tầm cao mới. Nhưng chỉ có ai có được “viên ngọc quý” là sự kiên trì, nhẫn nại, không ngại vượt qua khó khăn, gian khổ ắt sẽ thành công.
    Tranh “Cá chép vượt vũ môn” thường được treo trong phòng khách hoặc phòng làm việc. Treo tranh này với mong muốn sự an lành, sung túc, thịnh vượng trong cuộc sống. Bên cạnh đó là sự may mắn về tài lộc kinh doanh và thành công trong học hành, thi cử.
    Treo tranh “Cá chép vượt vũ môn” trong phòng cũng như một lời nhắc nhở mọi người phải luôn trau dồi, mài dũa những phẩm chất cao đẹp bên trong chính bản thân mình.
    Tứ quý bốn mùa
    Tranh “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” là bộ tranh đại diện cho bốn mùa trong năm (Xuân – Hạ – Thu – Đông). Tranh Tứ quý xuất phát từ tranh Tứ bình của Trung Hoa. Nó ca ngợi hình mẫu người quân tử của Nho giáo. Tranh Tứ quý hướng tới những mong muốn tốt đẹp về phẩm chất quý báu của con người nói chung.
    Tranh Tứ quý bốn mùa:
    Mùa Xuân: Hoa mai (miền Trung, Nam) và hoa đào (miền Bắc) tượng trưng cho mùa xuân. Loài chim gắn liền với Hoa Đào và Hoa Mai chính là chim én báo hiệu mùa Xuân.
    Mùa Hạ: Trúc là cây có thể sống nơi khô cằn, đốt thẳng từ khi mới mọc. Đốt cháy thân cây trúc sẽ thấy đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Trúc chính là biểu tượng con người ngay thẳng, chính trực. Trúc còn gắn liền với những vật dụng thân thuộc như chiếc nôi, quạt hay cái võng…
    Thu: Biểu tượng của mùa Thu chính là hoa cúc. Đây là loài hoa dù có bị úa tàn cũng vẫn ở nguyên trên thân cây. Nó giống hình ảnh của con người có lập trường.
    Mùa Đông: Cây Tùng trở thành biểu tượng của mùa đông. Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Dù vậy nhưng Tùng không chết, không đổ, nó luôn vươn thẳng lên trời. Đó cũng là đức tính vượt lên gian khó của con người.
    Tranh Hàng Trống
    Tranh Hàng Trống – Cá chép vượt vũ môn
    Tranh sinh hoạt và thiên nhiên Hàng Trống
    Chợ quê
    Tranh “Chợ quê” Hàng Trống thuộc đề tài tranh sinh hoạt và thiên nhiên.
    Tranh miêu tả cảnh hợp chợ của người dân ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Tại đây, có đủ các hàng quán, ngành nghề và các tầng lớp xã hội khác nhau. Đối với những người Việt Nam, những phiên chợ xưa là một phần trong đời sống văn hóa. Chợ quê là một cái gì đó gần gũi đến thân thương, nó đi vào tiềm thức của những người dân quê với những hình ảnh hết sức mộc mạc, thân quen và cũng rất tự nhiên như tâm hồn, bản tính người Việt… Chợ quê chính là nơi lưu giữ những nét văn hóa, tục lệ của người dân nơi đó.
    Trong tranh “Chợ quê” chúng ta thấy chợ được tọa lạc trên một mảnh đất rộng. Nó được nằm ở vị trí trung tâm của làng. Người mua và người bán thường là người trong làng hoặc làng xung quanh. Người trong chợ có đủ mọi thành phần. Nam nữ, già trẻ, bình dân, thị dân, nông dân, trí thức…sản phẩm bán ở chợ cũng đa dạng, đó đều là “cây nhà, lá vườn”.
    Tranh “Chợ quê’ cho thấy tính chất mộc bản cổ truyền là nghệ thuật dân gian không có theo luật viễn cận. Hàng hóa đủ thứ cùng người mua, kẻ bán xa gần bằng nhau. Tranh cho ta cảm giác ta đang đứng trước từng gian hàng và hòa mình cùng những người dân đang tham gia buổi chợ.
    Công việc nhà nông
    Tranh khắc họa công việc của nhà nông – việc đồng áng.
    Những sinh hoạt trong tranh kéo dài ba đến bốn tháng. Nó được thể hiện như một cuốn phim sinh hoạt đồng áng mộc mạc và sống động. Công việc đồng áng bao gồm: Cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, gặt lúa, mang về trước sân cùng nhau đập lúa, xay lúa, giả gạo, vừng sàn, gia súc đang bay chạy trong sân…
    Tranh Hàng Trống
    Tranh Hàng Trống – Chợ quê
    Tranh truyện Hàng Trống
    Truyện Kiều
    Thúy Kiều là nhân vật chính trong truyện Kiều. Một người con gái con nhà khuê các nhưng vì cha bị vu oan nên nàng phải phụ lòng người yêu Kim Trọng. Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha. Sau mười lăm năm gian truân, nhờ vào thiện tâm của mình mà cô đã đoàn tụ gia đình và người yêu.
    Tranh “Truyện Kiều” Hàng Trống thuộc thể loại tranh Tứ bình. Bức tranh phản ánh tâm hồn, tính cách, tình cảm của người Việt ở mọi tầng lớp xã hội. Cụ thể từng bức tranh:
    Tranh 1: Cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng; Kim Trọng mời Thúy Kiều chơi đàn
    Tranh 2: Thúy Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri; Kiều lánh nạn trong chùa Quan Âm
    Tranh 3: Từ Hải ngỏ lời cầu hôn với Kiều; Thúy Kiều và Từ Hải xét xử những kẻ độc ác
    Tranh 4: Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, làm quan; Kim Trọng găp lại Thúy Kiều và cưới nàng làm vợ.
    Nhị Độ Mai
    Nhị Độ Mai là tác phẩm thơ bằng chữ Nôm. Truyện nêu lên quan niệm sống và cách hành xử của người xưa, chủ yếu là giữ tam cương ngũ thường. Kẻ gian tà, ác độc, dẫu đắc ý một thời nhưng cũng sẽ bị trời tru đất diệt. Người trung hiền dù trải bao nguy khó rồi sẽ được tai qua nạn khỏi.
    Tranh dân gian “Nhị Độ Mai” là dạng tranh tứ bình. Mỗi bức tranh lại miêu tả cảnh khúc chiết trong truyện:
    Tranh 1: Phiên tòa ở hoàng cung xử án Mai Bá Cao
    Tranh 2: Cảnh chia ly giữa Hạnh Nguyên và Mai Lương Ngọc
    Tranh 3: Hạnh Nguyên chia tay với đoàn hộ tống
    Tranh 4: Đám rước cuối cùng tháp tùng các nhân vật trong truyện.
    Tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống – Truyện Kiều
    Tranh dân gian Việt Nam rất phong phú với khoảng 12 dòng tranh. Trong đó, những dòng tranh chính bao gồm: Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh; Tranh Hàng Trống – Hà Nội; Kim Hoàng – Hà Tây (cũ); Tranh làng Sình – Huế…Tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ là hai dòng tranh được biết đến nhiều hơn cả. Hai dòng tranh này giúp người xem cảm nhận được sự tinh tế về khả năng nghệ thuật của thế hệ trước. Đồng thời, tìm được cơ sở tâm hồn người Việt nói chung và con người đất Thăng Long – Hà Nội nói riêng.
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    09-10-2018
    Bài viết
    6
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    giờ này mà nhà cửa trang trí tranh ảnh là nhất đấy, sang trọng mà lại quý phái, tranh dân gian lại mang hơi hướng mộc mạc, lâu lâu mình đọc bài trên trang báo vietnambiz nó có bài ông nào kinh doanh tranh thêu, tranh vẽ dân gian kiếm được trăm triệu mỗi tháng mà mình ham làm. Nhưng mà làm phải có đam mê cơ.
    Tổng hợp thông tin lãi suất ngân hàng hiện nay,

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    17-11-2014
    Bài viết
    9
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    bức tranh dân gian khoảng 1m thì tầm khoảng bao nhiêu tiền?

  6. Thành viên Like bài viết này:


Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •