Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3
  1. #1
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts

    Một #icebucketchallenge khác: ASLA sẽ phải tiêu số tiền ấy như thế nào?

    Thấy thiên hạ nói chuyện Ice Bucket quá xá, tôi xin mạn phép dịch bài sau đây cho bà con xem cách hoạt động của các hội từ thiện:

    Một #icebucketchallenge khác: ASLA sẽ phải tiêu số tiền ấy như thế nào?

    Bài của Claire Zillman 22 tháng Tám 2014, 10:00am EDT (tạp chí Fortune)

    Khi các đoạn video Ice Bucket (xô đá) kết thúc, thách đố đối với Hội Từ Thiện ALS sẽ chỉ mới bắt đầu.

    Cao trào video thách thức xô đá quyên tiền từ thiện cho Hội ALS đã tràn ngập mạng tin feed của Facebook trong tháng vừa qua. Thật dễ dàng để tham gia vào chiến dịch video rất truyền nhiễm này: bạn tự quay phim mình đổ một xô nước đá lên đầu, rồi thách thức một người bạn hoặc đối thủ làm theo trong vòng 24 giờ. Lúc đầu, chỉ cần chịu dội nước là sẽ miễn phải gởi tiền cho ALSA, nhưng bây giờ thì nhiều người tham gia đã thực hiện cả hai. Trong tuần này (bài viết ngày 22/8/2014) cựu Tổng thống George W. Bush, diễn viên Ben Affleck, biên tập viên tạp chí Vogue Anna Wintour, và giám đốc điều hành General Electric Jeff Immelt đã trở thành gương mặt nổi tiếng gần đây nhất được dội nước.

    Đến một thời điểm nào đó chiến dịch dội xô đá cũng sẽ nguội đi, và những bức ảnh của em bé và mèo yêu của bạn bè sẽ lại thống trị trang feed mạng của bạn. Tuy nhiên, thách đố đối với Hội ALS sẽ chỉ mới khởi đầu.

    Tính từ ngày 29 tháng Bảy, cao trào thách thức xô đá đã quyên góp được 41,8 triệu USD cho ALSA, trên danh nghĩa giúp chống bệnh teo cơ xơ cứng ngang (amyotrophic lateral sclerosis), một căn bệnh ảnh hưởng tế bào thần kinh trong não và dây cột sống thường được gọi là Bệnh Lou Gehrig. Số tiền tám con số này đã vượt xa mức 2,1 triệu ALSA quyên được trong cùng thời gian năm ngoái, và hơn gấp đôi so với tổng doanh thu mà Hội này đã gầy được suốt năm tài chính vừa kết thúc vào tháng Giêng 2014 - 24 triệu USD, chiếu theo hồ sơ khai thuế mẫu 990 mới nhất của họ. ALSA cho tạp chí Fortune biết chỉ riêng ngày thứ Tư họ đã nhận số đóng góp trị giá 10,1 triệu đô.

    Thế nên, câu hỏi được đặt ra ở thời điểm này là: ALSA sẽ phải làm gì với số tiền ấy?
    Mặc dù mang hình thức điều kiện của một tổ chức phi lợi nhuận, ALSA không chịu trách nhiệm pháp lý về món lộc bất ngờ của trò xô đá ấy, theo lời Thad Calabrese, giáo sư chuyên về ngành quản lý ngân sách cộng đồng và phi lợi nhuận tại Đại học New York. Tuy điều đó có thể đúng, nhưng theo quy ước làm việc và nguyện vọng của dân đóng góp thì lại khác; họ muốn tổ chức phải giải ngân số tiền này.

    Dưới ý định duy trì sự minh bạch và giáo dục các mạnh thường quân, các tổ chức kiểm soát như Charity Navigator, Better Business Bureau’s Wise Giving Alliance, và Charity Watch từ lâu đã đưa ra hướng dẫn về cách thức các tổ chức phi lợi nhuận nên dành chi dụng số tiền quyên góp và cho thang điểm đánh giá hoặc chứng nhận mức tuân thủ quy tắc của các tổ chức từ thiện trên.

    Việc phân định phần trăm tổng đóng góp một tổ chức từ thiện dành cho quản lý, phí tổn gây quỹ và "thực hiện chương trình" (1), chẳng hạn như nghiên cứu và giáo dục, là một thành phần chính trong quá trình đánh giá các tổ chức phi lợi nhuận. (Chỉ riêng việc bao nhiêu cân lượng nên được đặt trên thang điểm đánh giá tỷ lệ chi tiêu này và cách xếp hạng nói chung đã là một điểm nóng trong giới phi lợi nhuận, theo lời Suzanne Perry, một biên tập viên cao cấp của tờ báo Chronicle of Philanthropy. "Đó là một mối quan hệ yêu lẫn ghét. Nếu [tổ chức từ thiện] được đánh giá cao, họ sẽ rêu rao quảng bá cùng khắp. Nếu họ được xếp hạng thấp hơn, thì phương pháp đánh giá được coi là "khiếm khuyết", cô nói.) Trong quá trình tính toán ở các hệ thống tính điểm khác nhau của họ, các tổ chức cơ quan giám sát đồng ý rằng các tổ chức phi lợi nhuận nên giành một phần lớn của doanh thu để chi cho các chương trình: Charity Navigator đặt con số tỷ lệ là 75%; Better Business Bureau là 65%; và Charity Watch ở mức 60%.

    ALSA đã được đánh giá khá cao trong nổ lực đáp ứng những chỉ tiêu trên. Điển hình theo báo cáo mới nhất của Charity Navigator, ALSA đạt được bốn sao, mức thang điểm cao nhất, phần nào do thành quả giải ngân 72% doanh thu năm tài chính 2013 của mình cho các chương trình và dịch vụ; 11% cho chi phí quản lý trong khi chi phí gây quỹ nuốt gọn 16%.

    Trong khi phong trào thách thức xô đá gây được cơn đóng góp rầm rộ, nó cũng dội lạnh đi tia lửa hy vọng ALSA trong năm tài chính hiện tại có thể lặp lại số điểm sáng chói từ các cơ quan giám sát. Các chỉ tiêu đo lường của Charity Navigator được tính trực tiếp vào cách phân bổ chi tiêu của tổ chức từ thiện trên số tiền mà họ đã tạo ra trong cùng năm đó. "Trên thực tế, thành quả gây quỹ của hầu hết các tổ chức từ thiện có sự giao động trồi sụt, vì vậy chúng tôi đang chuyển hướng tới việc đánh giá theo nhiều năm," Giám đốc điều hành Ken Berger của Charity Navigator nói với tạp chí Fortune. "Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nó [đánh giá] vẫn còn là một con số hàng năm."

    Điều đó có nghĩa là theo như cách tính hiện tại của Charity Navigator, để có thể lặp lại thành quả gần đây nhất của mình là chi phí 72% cho chương trình, ALSA sẽ cần phải giải ngân hơn 30 triệu USD trong con số 41,8 triệu tiền xô đá vào nghiên cứu và giáo dục trước khi năm tài chính kết thúc vào tháng Giêng.

    Đó là một thách đố mà ALSA không hề có ý định khắc phục.

    "Khi người ta tự dưng đang tăng gấp đôi ngân sách, nó không thể tiêu gọn hết trong cùng một năm," Lance Slaughter, giám đốc phòng quan hệ và phát triển tại ALSA nói. "Nếu [đặt giả thuyết] một tổ chức bình thường hoạt động với 3 triệu thình lình có một năm được thừa kế 10 triệu, không có cách nào các thành viên của hội đồng quản trị của nó có thể chi tiêu một cách ý thức con số tăng gấp ba lần [trong cùng một năm]," ông nói. "Chúng tôi sẽ hợp tác với các nhóm kiểm soát. Họ hiểu rằng trên đời có những sự bất thường." Nếu không có hạn chế của thời hạn cuối năm, Slaughter cho biết, hội đồng quản trị ALSA sẽ có thể đưa kế hoạch chu đáo làm thế nào để sử dụng tiền để tài trợ tiếp tục theo đường lối ưu tiên hiện hành của tổ chức: Nghiên cứu về căn bệnh và các phương pháp chữa trị, cung cấp dịch vụ chăm sóc từ thiện cho bệnh nhân ALS, và ủng hộ cho các chính sách tạo thuận lợi cho những người sống với căn bệnh này.

    Vào đầu tháng Tám, trước khi tổng kết số tiền thu được từ chiến dịch xô đá, ALSA trao tặng 21 khoản tài trợ mới trị giá 3,5 triệu cho giới khoa học ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Thụy Sĩ, Do Thái và Úc. Các khoản tài trợ đều tập trung vào "việc phát triển phương pháp điều trị hiệu quả cho ALS," Lucie Bruijn, trưởng khoa học gia của ALSA, cho biết trong một bản tuyên bố.
    Cơn lũ đóng góp mà ALSA đã nhận được kể từ khi đưa ra thông báo đã "giúp chúng tôi củng cố niềm tin rằng chúng tôi sẽ đủ kinh phí cho các khoản tài trợ trong năm thứ hai và thứ ba của chúng", Slaughter nói. Điều này cũng áp dụng cho dự án xây mới 11 trạm y tế mà ALS đã lên kế hoạch trong năm nay trước khi chiến dịch xô đá lan khủng. Tổ chức này đang điều hành 34 trạm y tế cung cấp các phương pháp điều trị đa ngành cho bệnh nhân ALS; mở thêm những trạm mới "là một bước nhảy vọt của đức tin," Slaughter tuyên bố. Làn sóng đóng góp gần đây là "một cơ hội để cung cấp kinh phí lớn hơn [cho các phòng khám]," ông nói.
    Có một yếu tố trong chiến dịch xô đá sẽ giúp cho việc quyết định làm thế nào để chi tiêu tiền dễ thở hơn một chút: món tiền 41,8 triệu mà ALSA quyên được đã đến từ những đóng góp cá nhân vô điều kiện. Điều đó có nghĩa rằng không giống như một số quyên góp truyền thống mà lắm lúc đã được chỉ định sẵn vào một khía cạnh cụ thể của nhiệm vụ của tổ chức từ thiện, số tiền này đã đến với ALSA không hề ràng buộc.

    "Trên quan điểm của một tổ chức phi lợi nhuận, tất cả mọi đóng góp đều tốt nhưng lại có một số ưu việt hơn những số kia," Calabrese nói. Và nó cũng tốt khi ALSA có được chút quyền linh hoạt, bởi vì họ có nhiều lựa chọn để duyệt xét.

    Ngoài việc chi tiêu tiền vào các nghiên cứu đầy hứa hẹn và có giá trị, cả hai Calabrese của Đại Học New York lẫn Patrick Rooney, Phó Hiệu trưởng phòng học tập và nghiên cứu tại Indiana University Lilly Family School of Philanthropy (Đại Học Từ Thiện Gia Đình Lilly Tiểu Bang Indiana), đều đề kiến ALSA dùng tiền quyên từ chiến dịch xô đá để bắt đầu lập một quỹ vốn (2) vì quỹ này sẽ giúp biến một món lộc hiện tượng nhất thời trở thành một nguồn doanh thu vững bền trong tương lai, và quỹ này có thể được trích ra nếu trong tương lai có tiến bộ y học lớn lao nào cần số tài trợ đáng kể.

    Slaughter của ALSA cho biết tổ chức này chưa từng có một quỹ vốn, và trong khi "không có gì là nằm ngoài bàn" (3), để dành tiền thu xô đá phòng khi khó khăn (4) không hẳn là phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức, chủ yếu là bởi vì "đây là một căn bệnh đòi hỏi giải quyết cấp bách," Slaughter nói. Khi tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân ALS là từ hai đến năm năm và ALSA đã thấy trước mắt không có sự cải thiện tỷ lệ tử vong, chúng ta thực không có thời gian để lãng phí.

    Một thách đố khác cho việc sử dụng tiền xô đá khởi nguồn từ thực tế là các Hội ALS đã không tự khởi động chiến dịch, và có nghĩa là họ không hề nêu ra mục đích đặc thù của chiến dịch. Điều đó đã gây ít nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác những gì các cá nhân muốn sự đóng góp của họ phải sử dụng vào. Và gây thất vọng cho các mạnh thường quân không phải là một cơ hội bạn muốn thử qua.

    Hãy hỏi thử Hội Chữ Thập Đỏ.

    Trong cao trào ứng phó với các cuộc tấn công khủng bố 9/11, các tổ chức cứu trợ đã quyên được một con số kỷ lục 564 triệu USD. Các mạnh thường quân đinh ninh rằng tiền của họ bỏ ra sẽ được dùng để giúp đỡ nạn nhân của các cuộc tấn công và gia đình họ, nhưng tổ chức này đã quyết định dành hơn một nửa số tiền cho kinh phí hoạt động và dự trữ trong tương lai. Tuy Hội Chữ Thập Đỏ đã có một chính sách lâu dài và minh bạch trong việc sử sự như vậy, nhưng nó vẫn gây ra sự phẫn nộ trong giới mạnh thường quân và bắt buộc Hội Chữ Thập Đỏ phải lên tiếng xin lỗi và đồng thời chuyển hướng các khoản chi.

    "Khi các mạnh thường quân cho chúng tôi biết rằng tiền của họ nên được sử dụng vào một mục đích cụ thể, điều quan trọng là chúng tôi phải tôn trọng ý nguyện đó", Laura Howe, phó chủ tịch quan hệ công chúng cho Hội Chữ Thập Đỏ nói với tạp chí Fortune. "Đó là một bài học mà chúng tôi đã học được trong những năm làm việc."

    Slaughter tuyên bố rằng ngoài việc quyên tiền đóng góp, chiến dịch xô đá đã nâng cao nhận thức về căn bệnh ALS, một bệnh mà có ít hơn một nửa dân Mỹ biết tới khi hiệp hội tiến hành một cuộc khảo sát cách đây vài năm. "Quần chúng đã học được rằng căn bệnh đó có tính chất thoái hóa và chết người. Tôi không rõ mọi người có đang quan tâm đến cách chúng ta chi tiêu số tiền; họ chỉ xác định ngay bây giờ rằng đây là một căn bệnh không thể chấp nhận. Nếu họ bỏ thời giờ để vào các trang web và gởi tặng ... họ mặc nhiên cho rằng chúng ta là một nguyên nhân đáng để gởi gấm ", Slaughter nói.

    ALSA chắc chắn có rất nhiều mối chi tiêu để quyết định, nhưng đối với tổ chức này và những người bệnh mà họ đang cố gắng để giúp, không còn một thách thứcnào lớn lao tốt hơn để đối mặt.

    "Câu hỏi từ trên trời rơi xuống hiện thời là, 'thế nào là quá nhiều? ' " Slaughter nói. "Trước khi chúng ta tìm ra phương pháp trị liệu có hiệu quả lâu dài, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ."

    Chú thích:

    (1) Chương trình - nguyên văn “programme”: các chương trình, dịch vụ và dự án mà các hội từ thiện đứng danh nghĩa để để hoạt động.

    (2) Quỹ vốn - nguyên văn “endownment”: các khoản do người ta hiến tặng, thay vì đem dùng trong ngân sách thì thường được đặt vào một ngân khoản riêng và đem đi đầu tư, lấy lợi nhuận để chi dụng.

    (3) Ngoài bàn - nguyên văn “nothing’s off the table,”: không có điều gì được gạt ngoài trước khi thảo luận. Tức là mọi vấn đề đều có thể thương lượng, không có khoản nào bị đặt ngoại lệ.

    (4) Phòng khi khó khăn - nguyên văn “saving [the ice bucket money] for a rainy day”: tương đương với thành ngữ của ta “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”
    Quote Quote

  2. 4 thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Cám ơn bác Mèo ráng dịch một bài quá hàn lâm haha dù rằng nói thiệt hơi khó đọc và hiểu cho hết.

    Em thì thấy hiện tại ở charity mô hình 1/1/1 của Salesforce là hay hơn cả.

    http://www.salesforce.com/company/foundation/

    Đáng mừng hiện giờ các bác THX còn làm nhiều hơn cả cái số 1 kia.

    Mô hình charity của salesforce đơn giản nói rằng tiền không phải là tất cả, cần phải có cả 3 thứ đối với salesforce đó là time, equity, product.

    ALS với cái viral ở trên đạt hiệu quả quá sức mong đợi. Nhưng hiện giờ họ thiếu cái số 1 và số 3

  4. #3
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Cám ơn bác Mèo ráng dịch một bài quá hàn lâm haha dù rằng nói thiệt hơi khó đọc và hiểu cho hết.
    ...
    Cái bài chính nó hành văn cũng hơi khó đọc. Tôi nghĩ rằng cô tác giả cố tình dùng thể văn tượng hình (nội dung của bài này nói về một sự khó khăn) cho nên có nhiều chỗ không dịch thoát theo tiếng Việt.

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •