Trang 6 / 7 FirstFirst ... 34567 LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 68
  1. #51
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc bị giám sát chặt ở Việt Nam
    31.07.2014


    Ông Bielefeldt cho VOA Việt Ngữ biết ông không gặp được một số người theo như kế hoạch đã định, trong khi có tin một số người bất đồng chính kiến ở Việt Nam cho hay họ đã ‘bị chặn’ không được tới gặp phái viên Liên Hiệp Quốc này.


    Phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo cho biết ông đã bị ‘các cán bộ an ninh hoặc công an giám sát chặt và sự riêng tư cũng như bảo mật của một số cuộc gặp đã bị ảnh hưởng’, và tuyên bố đó là ‘một sự vi phạm rõ ràng’.

    Ông Heiner Bielefeldt lên tiếng như vậy hôm 31 tháng 7 khi kết thúc chuyến thăm kéo dài 10 ngày để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

    Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho hay chuyến thăm dự kiến tới An Giang, Gia Lai và Kon Tum đã bị gián đoạn từ ngày 28 tới 30/7.

    Ông cho VOA Việt Ngữ biết ông đã không gặp được một số người theo như kế hoạch đã định, trong khi có tin một số người bất đồng chính kiến ở Việt Nam cho hay họ đã ‘bị chặn’ không được tới gặp phái viên Liên Hiệp Quốc này. Ông Bielefeldt cho biết:

    “Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định”.

    Về những cáo buộc này, đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay rằng “đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin”.

    Ông Phạm Hải Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, nói:

    “Theo nghị quyết 5/2 của Hội đồng Nhân quyền, nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho báo cáo viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm. Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với bất cứ ai họ muốn”.

    Tại Hà Nội, Tuyên Quang, TP Hồ Chí Minh và Vĩnh Long, ông Bielefeldt đã gặp nhiều giới chức chính quyền cũng như giới hữu trách địa phương phụ trách về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.

    Ông cũng gặp đại diện các tổ chức tôn giáo được công nhận lẫn không được công nhận cũng như các tổ chức xã hội dân sự của việt Nam.

    Trong khi thừa nhận nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng thông qua các công cụ luật pháp, ông Ông Bielefeldt cho biết ông quan sát thấy có tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam, nhất là đối với Phật giáo Hòa Hảo và những người theo đạo Cao Đài.

    Chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Việt Nam sẽ tận dụng dự luật mới về tôn giáo để đưa các quy định và hoạt động về tôn giáo phù hợp với quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người dân.

    Phái viên đặc biệt này sẽ đệ trình báo cáo kết luận cũng như các đề xuất về vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015.

    Ông Bielefeldt nói:

    “Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, tôi sẽ tiếp tục hợp tác và làm việc trên cơ sở tham vấn với chính phủ và tất cả các bên liên quan để có thêm các thông tin và làm sáng tỏ những điểm chưa rõ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến những vùng tôi không thể đến thăm.”

    Trong tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một bản phúc trình về tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2013, trong đó viết rằng hiến pháp cũng như luật lệ ở Việt Nam cho phép tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế chính phủ lại giới hạn quyền này.

    Báo cáo viết rằng nhiều nhóm tôn giáo hoạt động mà không có đăng ký, nhất là tại vùng cao ở miền Trung và Tây Bắc thông báo tình trạng bị sách nhiễu.

    Phúc trình cũng cho biết, trong các cuộc tiếp xúc ở các cấp, các giới chức tại Đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ ở Việt Nam vẫn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quyền tự do tôn giáo ở nước này.

    Hà Nội chưa lên tiếng sau khi Mỹ ra báo cáo về tự do tôn giáo về Việt Nam nhưng trước đây từng nhiều lần nói rằng quyền tự do tín ngưỡng của người dân ‘được tôn trọng’.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1968988.html

  2. #52
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Việt Nam bị LHQ chỉ trích 'vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng'


    Báo cáo viên Ðặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo Heiner Bielefeldt phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội.


    HÀ NỘI — Giới chức Liên Hiệp Quốc đang thực hiện công tác tìm hiểu sự thực tại Việt Nam, ông Heiner Bielefeldt, nói rằng những vụ vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là “một thực tế” ở Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi về bài tường thuật sau đây.

    Báo cáo viên Ðặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, ông Heiner Bielefeldt nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Hà Nội:

    “Tôi là nhân chứng của một số hành vi, mà tôi không muốn kể ra chi tiết ở đây, về sự hăm dọa, sách nhiễu và theo dõi các cuộc nói chuyện riêng tư.”

    Các cuộc họp ở Việt Nam của các nhóm tôn giáo phải được đăng ký với chính quyền. Hiện có khoảng một chục tôn giáo được thừa nhận, với 37 tổ chức chi nhánh, so với 34 tổ chức vào năm 2010.

    Theo ông Bielefeldt, các vụ vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt ảnh hưởng tới các nhóm độc lập của các Phật tử, kể cả những người theo đạo Hòa Hảo, cũng như Cao Ðài, một số cộng đồng Cơ đốc giáo và những người hoạt động trong Giáo hội Thiên chúa giáo.

    Tuy nhiên, ngay cả những người thuộc các tổ chức được chính phủ cho phép cũng báo cáo có vấn đề.

    Ông Bielefeldt nói: “Chẳng hạn, các thành viên của các cộng đồng trong Mặt trận Tổ quốc dường như biết tổng quát về các vụ việc, một số biết chung về những vấn đề khó khăn, có liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam.”

    Ông Bielefeldt nói có lý do để lạc quan. Ông hy vọng chính phủ sẽ dùng các luật lệ sắp tới về các vấn đề tôn giáo để làm cho các nguyên tắc và tập tục phù hợp hơn hơn với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của tất cả mọi người.

    Ông cho biết cũng đã có tiến bộ trong không gian dành cho việc thực thi tôn giáo trong mấy năm vừa qua.

    Ðại diện Bộ Ngoại giao, ông Phạm Hải Anh, nói tại cuộc họp báo rằng nước chủ nhà “có trách nhiệm bảo đảm an toàn và an ninh cho Báo cáo viên Ðặc biệt.”

    Ông Phạm Hải Anh nói có thể đã có sự hiểu lầm phần nào về các vụ bị cho là vi phạm.

    Tuy nhiên, ông Bielefeldt đáp lại rằng ông "không thấy thuyết phục đây chỉ là sự hiểu lầm.”

    Ông Bielefeldt là Giáo sư về Nhân quyền và Chính sự Nhân quyền tại trường Ðại học Erlangen-Nurnberg ở Ðức. Ông sẽ trình bày báo cáo chính thức lên khóa họp thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 3 năm 2015.


    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1969057.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 10:40 ngày 05-08-2014

  3. #53
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    33 Dân Biểu lưỡng đảng Hoa Kỳ cùng gửi thư lên Tổng Thống Obama phản đối TPP cho VN nếu Hà Nội không chịu cải thiện về nhân quyền
    30.07.2014


    Hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama không đồng ý cho Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.

    Thư do Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf khởi xướng được 16 dân biểu Cộng hòa và 16 dân biểu Dân chủ đồng ký tên nêu rõ để Quốc hội Mỹ ủng hộ thỏa thuận TPP với Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội cấp thiết phải có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, và tỏ rõ cam kết về pháp quyền.

    Thư bày tỏ quan ngại sâu sắc về thành tích nhân quyền, quyền của người lao động, và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Những người đồng ký tên dẫn ra hàng loạt các vi phạm điển hình như việc tù đày các nhân vật bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động tôn giáo, và những tiếng nói chỉ trích nhà nước khiến Việt Nam trở thành quốc gia giam tù nhân chính trị nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 212 người đang bị cầm tù và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.

    Các dân biểu ký tên trong thư nói Quốc hội Mỹ sẽ khó để cho Việt Nam gia nhập TPP nếu Hà Nội không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu bao gồm phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, sửa đổi các điều luật cản trở quyền tự do tôn giáo như nghị định 92, chấm dứt yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải được nhà nước công nhận và kiểm soát, và cho phép hình thành các tổ chức công đoàn độc lập nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.

    Chính phủ hai nước Việt-Mỹ đều bày tỏ mong muốn sớm đúc kết các cuộc thương lượng về TPP trước cuối năm nay.

    Tuy nhiên, để TPP được thông qua, ngoài sự phê chuẩn của Tổng thống cần phải có sự nhất trí của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ.

    Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP.


    Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, một nhà vận động được nhiều người biết đến về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam, cho biết:

    “Hiện nay có hai nút chặn mà nút chặn quan trọng nhất là ở Hạ viện vì ở Hạ viện đã có đa số các dân biểu lên tiếng rồi. Khoảng từ 250-260 dân biểu không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền. Tại Thượng viện cũng có một số thượng nghị sĩ kể cả Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương trong Thượng viện đã tuyên bố thẳng thừng rằng không muốn cứu xét cho Việt Nam vào TPP nếu Việt Nam không cải thiện đáng kể về nhân quyền.”

    Tiến sĩ Thắng nhấn mạnh những nỗ lực của giới hoạt động nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ hiện nay không nhằm ngăn cản TPP cho Việt Nam, mà là để thỏa thuận tự do mậu dịch này thật sự đến với một đất nước tự do-dân chủ và tôn trọng nhân quyền:

    “Chúng tôi không chặn TPP cho Việt Nam mà chỉ đặt điều kiện là nếu muốn có mậu dịch tự do thì phải thật sự với một dân tộc tự do. Khi nào người dân làm chủ nền kinh tế xã hội , lúc đó những quyền lợi mậu dịch mới đến với người dân. Hiện nay, tất cả những quyền lợi ấy sẽ không được phân bổ đến người dân mà nhiều khi lại củng cố thêm hệ thống quyền lực để trấn áp, khống chế , đàn áp người dân, tạo thêm những bất công xã hội nặng nề hơn nữa. Đây là một cơ hội để đòi hỏi chính quyền Việt Nam nếu muốn hưởng các quyền lợi từ tự do mậu dịch và thế giới tự do thì bắt buộc phải cải tổ nhân quyền một cách căn bản, không quay lui được nữa.”

    Những dân biểu ký tên trong thư gửi Tổng thống Obama nói những điều kiện về nhân quyền họ nêu lên thể hiện các giá trị toàn cầu cũng như cam kết của Hoa Kỳ về tự do mậu dịch để đảm bảo rằng TPP sẽ không dẫn tới những hậu quả khôn lường do hậu thuẫn những vi phạm.

    Thư của các dân biểu Mỹ nhấn mạnh TPP không chỉ là một thỏa thuận tự do thương mại mà còn là một thông điệp với thế giới rằng mỗi thành viên trong đó là một đối tác đáng tin cậy.

    Các nhà lập pháp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng không đảm bảo Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể thì việc chấp thuận TPP cho Hà Nội sẽ càng làm tăng thêm các vi phạm nhân quyền của chính phủ độc đảng do cộng sản lãnh đạo.


    Báo Quân đội Nhân dân của nhà nước Việt Nam trong bài viết nhan đề ‘Tư duy lỗi thời và ảo tưởng ngây thơ’ cáo buộc các tổ chức phản động nước ngoài bịa đặt, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền để cản trở Việt Nam tham gia TPP.

    Bài báo nói ‘Tư duy dùng vấn đề dân chủ, nhân quyền để áp đặt chính sách lên các quốc gia đã ngày càng tỏ ra lỗi thời trong quan hệ quốc tế. Những ai nghĩ rằng, để được Hoa Kỳ chấp nhận trở thành thành viên TPP, Việt Nam phải thay đổi chế độ xã hội, pháp luật quốc gia chỉ là một ảo tưởng ngây thơ.’


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1968035.html

  4. #54
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP
    06.08.2014


    Việt Nam kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và ủng hộ giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông.

    Đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra hôm 5/8 tại Hà Nội nhân buổi tiếp Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sang thăm Việt Nam.

    Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói ‘Việt Nam quyết tâm hoàn thành đàm phán về TPP’ và mong ‘Hoa Kỳ tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp.’

    Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam ‘sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Hoa Kỳ’, ‘trao đổi thẳng thắn’ để tránh những trở ngại trong thương mại song phương.

    Chưa có thông cáo từ văn phòng Thượng nghị sĩ Corker và VOA Việt ngữ chưa liên lạc được với nhà lập pháp này để ghi nhận phản hồi của ông trước lời kêu gọi của Việt Nam.

    Một tuần trước, hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama phản đối cho Việt Nam gia nhập TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.

    Thư do dân biểu Cộng hòa Frank Wolf khởi xướng với chữ ký của 32 dân biểu khác nêu rõ Quốc hội Mỹ sẽ khó cho Việt Nam vào TPP nếu Hà Nội không có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, và tỏ rõ cam kết về pháp quyền.

    Trước đó hồi thượng tuần tháng 7, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí chống đối việc thương thuyết với Việt Nam về hiệp định tự do thương mại TPP viện dẫn các quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

    Trả lời phỏng vấn VOA Việt ngữ, bà Sanchez nhấn mạnh:

    “Tôi chắc chắn sẽ làm chậm tiến trình thương thuyết TPP với Việt Nam cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt, và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”

    Để TPP được thông qua, cần có sự phê chuẩn của Tổng thống và sự tán đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP.

    Nhà vận động về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho biết tiến trình vào TPP của Việt Nam khó khăn vì hai nút chặn chính tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, với khoảng 260 dân biểu Mỹ đã tỏ ra không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền.

    Tại Thượng viện Mỹ, một số Thượng nghị sĩ trong đó có ông Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, đã kêu gọi phải đưa các điều kiện về nhân quyền và quyền của người lao động vào các cuộc thương lượng TPP với Hà Nội.

    Ngoài vấn đề TPP, tại buổi tiếp Thượng nghị sĩ Corker ở Hà Nội, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và Thượng viện Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ông Sang nói Việt Nam mong muốn một Biển Đông hòa bình, không có sự đe dọa hay dùng võ lực trong các các tranh chấp, và các tranh cãi phải được giải quyết trên luật pháp quốc tế.

    Một thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng tuyên bố Việt Nam có thể trông cậy vào một nước bạn Hoa Kỳ trước sự uy hiếp ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông nếu Hà Nội cải thiện các thành tích nhân quyền đang bị lên án gay gắt.

    Dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt ngữ:

    “Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam cần hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng nhưng trước nhất, Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”

    http://www.voatiengviet.com/content/...p/1972743.html

  5. #55
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam
    14.08.2014


    Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey duyệt hàng quân danh dự cùng Tướng Đỗ Bá Tỵ trong buổi lễ chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, ngày 14/8/2014.

    Đại Tướng Martin Dempsey của quân đội Hoa Kỳ hôm thứ Năm trở thành vị Tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam kể từ năm 1971. Chuyến đi diễn ra vào một thời điểm Hà Nội đang phải đương đầu với Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Hãng tin AP hôm nay tường trình rằng chuyến viếng thăm lịch sử này diễn ra giữa lúc sự giận dữ tăng cao tại Việt Nam về quyết định của Trung Quốc cho đặt một giàn khoan dầu ở lãnh hải có tranh chấp ở Biển Đông.

    Washington chia sẻ những quan ngại của Hà Nội về những hành động hung hăng của Bắc Kinh giữa lúc Trung Quốc khẳng định đòi hỏi chủ quyền nước này trên hầu hết Biển Đông, và đã ra dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ có thể sẽ sớm nới lỏng một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho nước cựu thù, có thể vào tháng tới.

    Thông tín viên William Gallo của VOA mô tả chuyến đi Việt Nam của Đại Tướng Martin Dempsey, giới chức cao cấp nhất trong quân đội Hoa Kỳ, là có tính cách lịch sử, và là cố gắng mới nhất của Washington để đẩy mạnh các quan hệ quốc phòng giữa hai nước cựu thù.

    Bản tin nói rằng Đại Tướng Dempsey hôm nay gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Hà Nội. Sáng hôm nay, Đại Tướng Dempsey đã gặp Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam. Nói chuyện với các ký giả trước cuộc họp kín , Tướng Dempsey nói rằng chuyến đi thăm Việt Nam là “một trong những cao điểm” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Đây là lần đầu tính từ năm 1971, một Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam.

    Bộ Quốc phòng Việt Nam nói các cuộc thảo luận có mục đích đẩy mạnh hợp tác quân sự, tập trung vào vấn đề an ninh biển, tìm kiếm cứu hộ, và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng sau chiến tranh.

    Mặc dù các quan hệ thương mại giữa hai nước đã nở rộ từ khi hai bên bình thường hóa các quan hệ song phương vào năm 1995, các quan hệ quân sự đã bị cản trở bởi lệnh của Mỹ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhiều người tin rằng trong nay mai Hoa Kỳ có thể hủy bỏ lệnh cấm này.

    Hai nước cựu thù đang tìm cách gia tăng hợp tác quốc phòng giữa lúc Hà Nội đang đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và Biển Đông trong Biển Đông. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền và thềm lục địa của mình đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong công chúng Việt Nam.

    Trong khuôn khổ chuyến đi thăm Việt Nam lần này, Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey sẽ đến thăm một căn cứ không quân cũ của Mỹ ở thành phố Đà Nẵng.

    Tại đây một nỗ lực đang được xúc tiến để dọn sạch những vết tích còn lại của hóa chất độc hại được gọi là 'Hóa chất Da Cam', một loại thuốc khai quang mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong thời chiến để khai quang các khu rừng rậm nơi du kích quân cộng sản ẩn nấp.

    Việt Nam cho biết có ít nhất 3 triệu người Việt Nam bị tác động bởi các hóa chất độc hại này, và 1 triệu người vẫn phải đương đầu với những vấn đề sức khỏe vì đã bị phơi nhiễm.


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/2413348.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 01:05 ngày 03-09-2014

  6. #56
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng
    13.08.2014


    Thượng nghị sĩ John McCain sau một cuộc họp báo tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội, ngày 8/8/2014.

    Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho hay, chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn Thượng viện Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam gồm Thượng Nghị Sĩ John McCain (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arizona) và Thượng nghị Sĩ Sheldon Whitehouse (Đảng Dân chủ, tiểu bang Rhode Island).

    Theo VOV thì “các Thượng Nghị Sĩ (Hoa Kỳ đã) chia sẻ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số nhận định về tình hình thế giới và khu vực hiện nay, bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do hàng hải và tình hình căng thẳng vừa qua ở biển Đông, cho rằng việc tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế là hết sức cần thiết đối với tất cả các nước… (Ngoài ra) các Thượng Nghị Sĩ (cũng) đề xuất một số biện pháp về hợp tác song phương trong thời gian tới, khẳng định Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đều mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với Việt Nam trên các lĩnh vực và các kênh, trong đó có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tuy nhiên VOV cũng như truyền thông trong nước không đưa thêm thông tin chi tiết về các đề xuất cụ thể của các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ.

    Theo VOV thì trong đáp từ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới… (Và) Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ Đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”

    Nhận xét chung của các nhà quan sát thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cứ luận điệu cũ chỉ lập đi lập lại những gì thực sự cần thiết và có lợi cho họ mà không hề có một cử chỉ thiện chí tối thiểu đáp lại những khuyến nghị của Hoa Kỳ. Báo chí trong nước không hề nhắc đến chủ đề “nhân quyền”, một trong những nội dung trọng tâm bậc nhất của chuyến thăm này.

    Trong cuộc họp báo tại Hà Nội cùng ngày, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã trả lời báo giới nguyên văn như sau: “… Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng (1) để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng (2) để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng (3), trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng (4) tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng (5) để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình ...”

    “ … Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ (nên - 1) bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên (2) được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại. Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền ...”

    “ … Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại. ‘Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng (CSVN) phải (nên - 3) giương cao ngọn cờ dân chủ …’”

    Thay lời kết, Thượng Nghị Sĩ John McCain “ … hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân … vì tương lai một Việt Nam .… dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ lập … làm nền tảng cho Hoa Kỳ - Việt Nam xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược (bền vững) dựa trên những giá trị chung … mà hai quốc gia có thể có …”

    Thượng Nghị Sĩ John McCain có hứa là ông sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ để thực hiện những gì ông đã hứa với lãnh đạo Hà Nội trong chuyến công du lần nay. Thậm chí Thượng Nghị Sĩ Whitehouse còn cụ thể hơn khi phát biểu rằng Hoa Kỳ có thể hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 9 năm nay trong khi dường như Hà Nội vẫn tiếp tục phớt lờ những quan tâm của Mỹ. Một lần nữa, thông điệp của Thượng Nghị Sĩ McCain thực sự không thể rõ hơn thế nữa. Ông thẳng thắn nêu ra “5 điểm sẵn sàng” của phía Mỹ để nhấn mạnh những gì hai nước “nên làm” trong giờ phút lịch sử trọng đại này với hy vọng duy nhất rằng chính phủ Hà Nội sẽ biến những phát ngôn hùng hồn của họ thành những hành động mạnh mẽ, thực tiễn đáp ứng được nguyện vọng khát khao dân chủ của toàn dân Việt Nam như nguyên văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Thông điệp đầu năm 2014 đã nêu: “ … Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người …và Đảng (CSVN) phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ …”

    Người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bè bạn của Việt Nam trên toàn thế giới, các quốc gia yêu chuộng và theo đuổi mục đích tự do, dân chủ, bác ái, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đang chờ xem những hành động cụ thể của chính phủ Hà Nội trước khi có những bước đi kế tiếp. Đã đến lúc Hà Nội nên làm hơn nói vì những lời nói đó dù hoa mỹ và có hứa hẹn đến mấy nhưng không có hành động cụ thể kèm theo đều hoàn toàn vô nghĩa.

    Và nói cho cùng thì những khuyến nghị của Hoa Kỳ đối với Hà Nội qua lời của ông McCain thì “nó (cũng) là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam.” Vậy tại sao ĐCSVN vẫn cứ thờ ơ, lạnh nhạt? Cái gì đã khiến cho họ không màng quan tâm đến “sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam”?

    Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết của Mỹ mong muốn nâng cấp quan hệ song phương. Vấn đề còn lại là liệu Việt Nam muốn có một đối tác Hoa Kỳ như thế nào, phụ thuộc hoàn toàn vào việc Hà Nội sẽ sẵn sàng thỏa hiệp đến đâu? Nhu cầu chiến lược và lợi ích chung luôn là mảnh đất màu mỡ để các bên đến lại gần nhau, nhưng những giá trị chung được chia sẻ mới thực sự là nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài và bền vững.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/2411775.html

  7. #57
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt đang ở đâu?
    18.08.2014


    Trong một thông báo tại Hà Nội, Thượng Nghị sĩ Bob Corker nói rõ quyết tâm của Chính phủ Mỹ sẽ kết thúc vòng đàm phán TPP trong vòng từ ngày 12 đến ngày 18 tháng tới.


    Sau 38 năm kết thúc cuộc chiến và 18 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tầm nhìn của hai kẻ cựu thù Việt, Mỹ đôi khi không nhìn chung về một hướng. Mãi đến năm 2011, trong chiều hướng của chủ thuyết “Thế kỷ Châu Á Thái Bình Dương Của Mỹ” của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Tổng thống Obama lần đầu tiên nhìn nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ tại Đông Nam Á trong chiến lược Mỹ trở lại Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á.

    Sau những biến đổi tồi tệ về tình hình khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông do Trung Quốc tạo nên, đe dọa tác hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ tại khu vực này, Tổng thống Obama chủ động mời Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang qua Washington để thảo luận vào ngày 25/7/2013 về tình hình khu vực Biển Đông với hy vọng nâng cao quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác toàn diện.

    Theo thông cáo chung sau cuộc gặp lịch sử này, ”Tổng thống Obama và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang quyết định xác lập đối tác toàn diện trong quan hệ Mỹ-Việt.” Mối quan hệ này được thiết lập trên một số cơ chế hợp tác trong nhiều lãnh vực khác nhau, trong đó có quan hệ chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, du lịch và thể thao, kinh tế và mậu dịch, an ninh và quốc phòng, nhân quyền…

    Phần nhiều những mối quan hệ này - kể cả quan hệ ngoại giao-chính trị - dễ dung hòa, vì cả hai bên Mỹ-Việt đều sẵn sàng quên đi những hệ lụy chiến tranh giữa 2 nước trong quá khứ để cùng nhau hướng đến lợi ích chung. Nhưng vì những khác biệt về điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa và kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay, những mối quan hệ về nhân quyền, an ninh-quốc phòng, và kinh tế-thương mại, nhất là vòng đàm phán về vấn đề Việt Nam gia nhập TPP, vẫn còn nhiều trở ngại và thử thách.

    Từ cuộc họp thượng đỉnh Washington hôm 25/7/2013 cho đến nay, hai bên thường xuyên trao đổi về những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện cũng như tăng cường phối hợp các tiến trình đàm phán TPP. Các viên chức cao cấp của hai bên tiếp tục điện đàm, thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và Washington để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện.

    Ngày 14-3-2014, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã điện đàm với Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, đại diện Tổng thống Obama, ông Denis McDonough, nhằm thúc đẩy việc kiện toàn quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ. Nội dung của cuộc điện đàm này cũng không có gì mới lạ, không đạt được tính đột phá. Có chăng đó là câu nói có vẻ hứa hẹn một cái gì đó từ phía Hoa Kỳ: “Hiệp hội TPP sẽ dành sự linh hoạt thỏa đáng đối với các thành viên đang phát triển, như Việt Nam…” Nhưng Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough không nêu rõ ý nghĩa cụ thể của cụm từ “linh hoạt thỏa đáng” là như thế nào? Gồm có những gì? Vòng đàm phán TPP vẫn còn nhiều gai góc, không thỏa mãn được Tòa Bạch Ốc đang thật sự mong muốn vòng đàm phán này sớm chấm dứt trước cuối năm 2014.

    Ngày 14/7/2014, ông Evan Medeiros, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Obama, đến Hà Nội với mục đích thúc đẩy Việt Nam về các vấn đề liên quan đến đàm phán TPP và Biển Đông. Điều đáng chú ý là sứ mệnh của ông Medeiros rất bao quát và rộng lớn: kết hợp hai vấn đề to lớn là việc Việt Nam gia nhập TPP và an ninh Biển Đông.

    Trước đây Mỹ chỉ đòi Việt Nam muốn được gia nhập TPP phải có tiến bộ về nhân quyền. Bây giờ thì lại kèm theo an ninh BIển Đông. Nghĩa là muốn gia nhập TPP, ngoài điều kiện phải có tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam phải phối hợp quân sự với Mỹ để chống trả ý đồ xâm lăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Mặc dầu không nói ra, ai cũng hiểu đó là liên minh quân sự với Mỹ. Vì vậy khi đến VN, mục đích chủ yếu của ông Medeiros là gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Tướng Vịnh lúc nào cũng “yểm” sẵn “Chính sách Quốc phòng 3 không”, nhất là điều thứ 3: “Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào để chống lại một quốc gia khác”. Do đó ông Medeiros đã không đạt được sự hợp tác của Tướng Vịnh như Tòa Bạch Ốc mong muốn.

    Tiếp theo đó là chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị ngày 21/7/2014, chuyến đi đánh dấu một lần nữa tầm quan trọng trong việc thúc đẩy kiện toàn quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Phạm Quang Nghị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, được xem như là người sẽ kế vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tương lai. Mục đích chủ yếu của chuyến công du của ông Nghị là thay đổi quan điểm của dân chúng và Quốc hội Mỹ xưa nay thường cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam thiên về Trung Quốc và chống lại Mỹ.

    Đây là biểu hiện cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đang đi vào một giai đoạn mới và tích cực. Tại Mỹ ông Nghị đã tiếp xúc với các Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Tony Blinken, Chủ tịch tạm quyền Thượng viện Patrick Leahy và Thượng Nghị sĩ John McCain. Trong các cuộc tiếp xúc này, ông Phạm Quang Nghị đã thông báo về tình hình và chính sách đối ngoại của Việt Nam và khẳng định Đảng và Nhà Nước Việt Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Hai bên cũng đề cập đến tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Hiệu quả của chuyến công du Mỹ của ông Nghị là phần nào làm cho nhân dân và chính phủ Mỹ thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang dần dần rời bỏ Bắc Kinh và hướng về Washington. Nhưng dường như sự xoay chiều này của Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ để thỏa mãn Quốc hội Mỹ.

    Ngày 29/7/2014, Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf gửi một bức thư với chữ ký của 32 Dân biểu khác cho Tổng thống Obama mạnh mẽ khuyến cáo Quốc hội Mỹ không cho Việt Nam gia nhập TPP nếu Hà Nội không thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật pháp phù hợp với luật bảo vệ lao động, và Chính phủ Hà Nội phải theo đuổi thể chế dân chủ pháp quyền.

    Cũng nên chú ý, trong tháng 7 vừa rồi Quốc hội Mỹ đã thông qua hai dự luật quan trọng có lẽ cũng nhằm thúc đẩy mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Đó là Dự luật cho phép Mỹ hợp tác và giúp đỡ Việt Nam xây nhà máy hạt nhân dân sự tại Việt Nam và Dự luật giải tỏa các lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN

    Đầu tháng Tám này, cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama, Thượng Nghị sĩ Bob Corker, đã đi thăm Hà Nội và tiếp xúc với các yếu nhân Việt Nam cũng không ngoài mục đích thúc đẩy kiện toàn quan hệ đối tác toàn diện và thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP. Trao đổi với ông Bob Corker hôm 5-8, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã “kêu gọi Quốc Hội Mỹ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP và ủng hộ một giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông…” Đúng là ông Sang chỉ lập lại những gì ông đã phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Tòa Bach Ốc hồi năm ngoái (ngày 25/7/2013).

    Trong một thông báo tại Hà Nội, Thượng Nghị sĩ Bob Corker nói rõ quyết tâm của Chính phủ Mỹ sẽ kết thúc vòng đàm phán TPP trong vòng từ ngày 12 đến ngày 18 tháng tới - nghĩa là thời khoản dành ưu tiên cho Việt Nam gia nhập TPP còn rất ngắn. Phải chăng ông Corker đang chuyển thông điệp của Tòa Bạch Ốc đòi Việt Nam phải gấp rút cải thiện nhân quyền nếu không muốn bỏ mất hoàn toàn cơ hội gia nhập TPP?

    Tuy nhiên, một ánh sáng vừa le lói ở cuối đường hầm TPP: Trong chuyến công du Việt Nam mới đây, Thượng Nghị sĩ John McCain đã tuyên bố hôm 8/8/2014 tại Hà Nội rằng “đã đến lúc Washington nên nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vì Hà Nội đã có tiến bộ về nhân quyền như việc thả một số nhà bất đồng chính kiến và cởi mở hơn trong vấn đề tôn giáo”. Về phần mình Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse cho rằng việc nới lỏng sẽ xảy ra từng giai đoạn, nhưng nó có thể tiến nhanh hơn.

    Ông McCain cũng hứa hẹn “Mỹ sẽ có tư duy và hành động mới trong quan hệ với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng kết thúc vòng đàm phán TPP và làm việc với Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường”. Thượng Nghị sĩ McCain nói thêm: ”Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự và tăng các chuyến viếng thăm của tàu chiến đến mức mà Việt Nam cho phép, không phải bằng cách thiết lập căn cứ, điều mà chúng tôi không có ý định, mà bằng các thỏa thuận giữa hai nước…Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ an ninh để giúp Việt Nam cải thiện khả năng nhận thức về lãnh hải và xây dựng năng lực bảo vệ chủ quyền…”(1)

    Dĩ nhiên thật là lạc quan cho những ai được nghe những gì Thượng Nghị sĩ John McCain vừa nêu lên tại Hà Nội hôm 8-8-2014 về những ưu tiên mà chính phủ Mỹ dành cho VN trong tiến trình gia nhập TPP và trong việc kiện toàn và phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng đó mới chỉ là phát biểu của Thượng Nghị sĩ John McCain chưa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và cũng chưa đem ra đàm phán với phía Việt Nam. Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay đã xoay chiều, hướng về Washington, điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẵn sàng quay nòng súng 180 độ để đánh trả Trung Quốc nhằm bảo vệ Biển Đông.

    Cho nên vấn đề liên minh quân sự với Mỹ vẫn còn là một mục tiêu khó đạt tới đối với Việt Nam, nhất là khi họ đã quyết tâm bảo vệ “Chính sách Quốc phòng 3 không” của họ. Với chính sách này, Việt Nam đã thành công giải quyết trong hòa bình những xung đột trên Biển Đông. Cụ thể là việc Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của VN sớm hơn 1 tháng trước thời hạn do Trung Quốc ấn định.

    Do vậy thật khó lượng định quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay đang ở đâu.

    http://www.voatiengviet.com/content/...u/2417727.html

  8. #58
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Bà Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam
    26.08.2014


    Nhà bất đồng chính kiến 50 tuổi đã bị kết án 3 năm tù giam trong phiên xử sơ thẩm ngày hôm nay tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật hình sự.

    Bà Hằng bị đưa ra xét xử cùng với hai người khác là ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và hai bị cáo này bị tuyên án theo thứ tự là 2,5 năm năm tù và 2 năm tù.

    Theo một số blogger và Facebooker, một số người tới theo dõi phiên tòa đã bị hành hung và tạm giữ, nhưng VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.

    Bà Hằng bị bắt hồi tháng Hai năm nay trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

    Cùng đi với nhà hoạt động này còn có nhiều người khác, trong đó có bà Quỳnh, một nhà hoạt động trẻ và ông Minh, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo.

    Theo cáo trạng đăng tải trên mạng, bà Hằng và bà Quỳnh ‘trực tiếp thực hiện hành vi gây rối bằng hình thức la hét lớn tiếng, làm nhiều người dân đến xem và các các phương tiện khác không lưu thông được, gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ’.

    Trong khi đó, ông Minh bị cáo buộc ‘hành hung’ nhân viên tuần tra giao thông. Cũng theo cáo trạng, cả ba bị cáo đã ‘không thừa nhận hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng’.

    Một số nhà quan sát cho VOA Việt Ngữ hay rằng phiên tòa này ‘có động cơ chính trị’.

    VOA Việt Ngữ đã trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn, một trong các luật sư bào chữa cho bà Hằng, ngay sau khi phiên tòa kết thúc.

    VOA: Phiên tòa diễn ra như thế nào, thưa ông?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Nói chung, về mặt thủ tục, tòa cũng cho các luật sư và các bị cáo trình bày. Về mặt hình thức thì cũng khá là thoải mái, nhưng mà vấn đề là, tòa người ta không chấp nhận các luận cứ của các luật sư đề ra. Các luật sư và các bị cáo đều khẳng định vô tội nhưng mà tòa người ta chủ yếu dựa vào lời khai của các nhân chứng thôi, mà các nhân chứng thì phần nhiều là do cơ quan điều tra người ta dựng lên. Cuối cùng, kết quả phiên tòa là, bà Hằng bị 3 năm, còn ông Minh bị hai năm rưỡi và bà Quỳnh thì 2 năm.

    VOA: Tại tòa, bà Hằng phản ứng ra sao trước cáo buộc đối với mình?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Bà ấy cũng cho rằng bà ấy không vi phạm gì pháp luật cả. Bà ấy cũng cho rằng đây là một âm mưu hãm hại bà ấy để trả thù những việc trước đây của bà ấy.

    VOA: Bản thân các luật sư thì có cơ hội để bào chữa cho các thân chủ của mình không?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Các luật sư cũng được trình bày các quan điểm của mình, không bị hạn chế nhiều. Nhưng mà vấn đề là tòa không chấp nhận các quan điểm đó.

    VOA: Theo đánh giá chung của ông, phiên tòa này có diễn ra một cách công bằng hay công minh không?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Như cá nhân tôi và các luật sư ở tòa đều cho rằng các bị cáo không có tội nên chuyện tòa kết tội các bị cáo với mức án như thế là rất nặng nề và oan cho họ.

    VOA: Theo ông, bà Hằng cùng với các bị cáo khác có kháng án không, thưa ông?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Theo luật quy định về việc kháng cáo thì chính các bị cáo có quyền kháng cáo. Kết thúc phiên tòa thì tôi cũng chưa thấy thông báo chính thức của họ nhưng mà tôi nghĩ rằng họ sẽ kháng cáo.

    Đây không phải là lần đầu tiên nhà hoạt động xã hội trực ngôn bị bắt giữ. Hồi năm 2011, bà Hằng bị tạm giữ 3 ngày sau khi cùng một số người khác xuống đường phản đối Trung Quốc.

    Trước phiên xử, một số tổ chức thúc đẩy nhân quyền quốc tế, trong đó có Human Rights Watch, đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà Hằng.

    Trần Bùi Trung, con trai của nhà hoạt động này, mới đây đã tới Mỹ để vận động cho tự do của mẹ mình.

    Việt Nam chưa lên tiếng hồi đáp trước lời kêu gọi của Human Rights Watch cũng như gia đình của các bị cáo.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/2428306.html

  9. #59
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về bản án của 3 nhà hoạt động ở Đồng Tháp
    26.08.2014


    Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết họ "quan ngại sâu sắc" về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng và hai người khác, nói rằng việc chính quyền Việt Nam sử dụng luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là "đáng báo động."

    “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế,” tuyên bố nói.

    Hôm thứ Ba, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên án tù 3 năm cho bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà hoạt động dân chủ có tiếng hay sử dụng Facebook để thu hút sự quan tâm về những vấn đề từ quyền sở hữu đất cho tới tự do chính trị và tôn giáo.

    Cùng bị tuyên án còn có hai người khác là bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh, theo thứ tự 24 tháng và 30 tháng tù giam.

    Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói rằng hai nhà hoạt động nói trên bị nhắm mục tiêu để đánh lạc hướng chú ý khỏi bà Hằng:

    "Cuối cùng thì họ quyết định rõ ràng rằng bà ấy là người mà họ phải truy tội. Tôi suy đoán có lẽ những người khác bị giam giữ cùng với bà ấy là những người mà cơ quan chức năng có thể dựa vào mà tuyên bố rằng họ không chỉ truy tội bà ấy mà còn truy tội những người khác nữa," ông Robertson cho VOA biết.

    Ông Robertson cho biết cáo trạng buộc tội bà Hằng “cản trở giao thông “ là một nỗ lực nhằm tránh bị quốc tế chỉ trích.

    "Đây là những cáo buộc mà chính quyền đưa ra để xét xử và tôi nghĩ chúng giúp giảm bớt sự lên án của quốc tế. Nói gây rối rật tự công cộng thì dễ hơn là nói sử dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước," ông Robertson phát biểu.

    Theo HRW, năm 2013 chứng kiến ít nhất 63 người bị giam giữ vì bày tỏ chính kiến ôn hòa tại Việt Nam. Hà Nội cho biết không có ai bị giam giữ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật.

    http://www.voatiengviet.com/content/...p/2428986.html

  10. #60
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Đàm phán TPP tiến bộ nhưng cải cách nhân quyền vẫn là trở ngại lớn với Việt Nam
    11.09.2014


    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

    Trưởng đàm phán của Hoa Kỳ về Hiệp định Tự do thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Barbara Weisel, loan báo có tiến bộ sau vòng đàm phán mới đây ở Hà Nội, nhưng giới quan sát trong nước cho biết nhân quyền vẫn là một rào cản lớn đối với ngưỡng cửa TPP của Việt Nam.

    Sau 10 ngày thương thảo (1-10/9), đại diện 12 nước tham gia cho biết đã tháo gỡ được nhiều vấn đề gúc mắt và đang tiếp tục thu hẹp những khoảng cách còn lại.

    Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam nhận xét trở ngại gay go nhất với Hà Nội là các yêu cầu về công đoàn độc lập, cải cách nhân quyền và quyền của người lao động chưa có dấu hiệu được giải tỏa.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từng làm cố vấn cho nhiều đời lãnh đạo Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về con đường TPP của Việt Nam sau vòng đàm phán vừa kết thúc tại Hà Nội.

    TS Lê Đăng Doanh: Ký kết TPP sẽ mở rộng các thị trường rất lớn cho hàng Việt Nam như da giày, thủy sản, dệt may, lâm sản. Thứ hai, TPP sẽ tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cải cách; nâng cao năng lực cạnh tranh; thống nhất các quy trình về hải quan, mua sắm và tăng cường sự công khai minh bạch để hạn chế tham nhũng. Thứ ba, với việc mở rộng thị trường xuất khẩu và tận dụng nguồn lao động giá đang còn rẻ, Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện đại và học tập thêm phương pháp quản trị kinh doanh hiện đại. Các yếu tố đó sẽ thúc đẩy kinh tế Việt tăng trưởng cao hơn.

    VOA: Với các triển vọng đầy hứa hẹn như vậy, ông dự đoán TPP của Việt Nam liệu sẽ hoàn tất trước cuối năm nay hay chăng?

    TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức nhưng hiện nay việc ký kết TPP vẫn còn có một số trở ngại. Một là Hạ viện Hoa Kỳ tới nay chưa trao cho chính quyền của Tổng thống Obama quyền ‘fast track’ tức là đàm phán nhanh. Không có việc chấp thuận ‘fast track’, Hiệp định TPP mà chính phủ Hoa Kỳ ký kết rất có thể sẽ bị Hạ viện xem xét và bắt tu bổ điểm này, điểm kia, hoặc bắt đàm phán lại. Lúc bấy giờ sẽ có nguy cơ các bên đối tác sẽ lại phải đàm phán một quá trình rất khó khăn. Vì vậy, các bên đàm phán hiện nay vẫn giữ một dư địa để phòng ngừa, nếu như có phải đàm phán lại thì mình vẫn có thể có cái dư địa để đàm phán tiếp. Thứ hai, Hiệp định TPP có các điều kiện rất mới và rất khó khăn như mở cửa thị trường, các nội dung về sở hữu trí tuệ, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, hay như đối với Việt Nam là quyền tự do thành lập công đoàn. Tổng thống Obama mong muốn ký kết TPP vào cuối năm nay, nhưng tôi không biết thời gian còn lại có thể tiếp tục đàm phán để đi đến ký kết được không. Nếu để sang 2015 khi Hoa Kỳ bắt đầu bước vào giai đoạn bầu cử, tôi e rằng không khí chính trị lúc đó sẽ ưu tiên cho bầu cử nhiều hơn là thúc đẩy TPP.

    VOA: Nói về rào cản với Việt Nam trong vấn đề TPP, một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay mà giới lập pháp Mỹ rất quan tâm là vấn đề nhân quyền gắn liền với quyền của người động và quyền lập công đoàn. Với các rào cản mà phía Mỹ muốn Việt Nam dỡ bỏ đó để rộng đường Việt Nam tiến vào TPP, theo ông, liệu có khả năng Việt Nam sẽ nhượng bộ các đòi hỏi đó hay không?

    TS Lê Đăng Doanh: Tới nay, tôi chưa thấy dấu hiệu gì Việt Nam nhượng bộ về việc này. Từ trước tới nay, Việt Nam không muốn thay đổi về nội dung này và đã có viện dẫn một số trường hợp có ngoại lệ, như trường hợp Australia ký Hiệp định Thương mại Tự do với Hoa Kỳ với một số ngoại lệ. Không rõ trong trường hợp TPP của Việt Nam có được áp dụng những ngoại lệ hay không.

    VOA: Là một nhà cố vấn kinh tế, ông thấy Việt Nam nên hay không nên có sự nhượng bộ này, và lý do vì sao?

    TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi là rất nên tiến tới có một lộ trình hợp lý để đi đến có quyền thành lập các công đoàn và có các tổ chức công đoàn cạnh tranh với nhau. Có như vậy sẽ giúp bảo vệ các lợi ích hợp pháp cần thiết của người lao động. Nhưng đối với Việt Nam, nên có một lộ trình nhất định để Việt Nam có thời gian thích nghi với các chuyển biến như vậy.

    VOA: Với các lợi ích kinh tế từ sự nhượng bộ này, vì sao Việt Nam vẫn còn lưỡng lự, thưa ông?

    TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, sự cân nhắc đó là vi e ngại có thể sẽ có những bất ổn chính trị và rất muốn duy trì sự lãnh đạo toàn diện-tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam đối với một tổ chức công đoàn mà thôi, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nếu chấp nhận nhiều tổ chức công đoàn thì sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đấy sẽ được thực hiện như thế nào_đó có lẽ là các điều cân nhắc. Theo tôi, nên chấp nhận một lộ trình để có thể thích nghi với các điều kiện như vậy.

    VOA: Khi thương lượng được cái này thì có thể phải mất cái kia. Vào được TPP, Việt Nam được rất nhiều quyền lợi như ông vừa phân tích, nhưng những cái có thể mất đối với Việt Nam trong tiến trình này là gì, thưa Tiến sĩ?

    TS Lê Đăng Doanh: TPP là một bông hồng có rất nhiều gai và hoàn toàn không dễ dàng. Việt Nam muốn tiếp cận thị trường các nước thì cũng phải mở cửa thị trường của mình trong một loạt các lĩnh vực như chăn nuôi bò sữa, gà, heo..v..v...Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh rất gay gắt. Hiện nay, thịt bò của Australia đang lấn át thịt bò các nước. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải cải cách nâng cao chất lượng chăn nuôi bò, heo, gà, vịt. Đó là những việc Việt Nam hiện cần phải làm. Những khó khăn, thách thức đó sẽ giúp thúc đẩy cải cách, khiến Việt Nam phải tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả nền kinh tế lên. Nó như một đòn kích thích, một xung điện để thúc đẩy kinh tế năng động hơn, mọi người phải nỗ lực cao hơn để cải cách cho phù hợp với các yêu cầu của quốc tế. Qua đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định hơn và năng lực cạnh tranh sẽ cao hơn.

    VOA: Nếu có 3 điểm ưu tiên nhất cần nêu lên, ông sẽ kiến nghị điều gì cho lộ trình TPP của Việt Nam?

    TS Lê Đăng Doanh: Trước hết là các yêu cầu về hàm lượng xuất xứ của hàng hóa để đảm bảo cho hàng Việt Nam có thể tiếp cận được với các thị trường bên ngoài. Thứ hai, lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng cần phải được làm rõ để không ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp của Việt Nam như ngành công nghiệp dược hay các ngành công nghiệp thuốc thú y. Thứ ba, vấn đề về quyền tự do lập công đoàn của công nhân. Đó là những điểm, theo tôi, đối với Việt Nam là rất đáng lưu ý. Cho tới nay, tự do lập công đoàn là điều Việt Nam khó chấp nhận.

    VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ-chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/2446215.html

Trang 6 / 7 FirstFirst ... 34567 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •