Trang 19 / 20 FirstFirst ... 141617181920 LastLast
Hiển thị kết quả từ 181 đến 190 / 191
  1. #181
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tổng thống Belarus quay lưng với Nga trong khó khăn?
    22/12/2014


    Belarus là đồng minh thân cận của Nga và tổng thống Belarus - Alexander Lukashenko được coi là đồng minh của tổng thống Nga - Vladimir Putin. Tuy nhiên, những động thái gần đây của ông Lukashenko khiến phương Tây cho rằng Belarus quay lưng về Nga trong lúc khó khăn.

    Cam kết giúp Ukraine “hết sức mình”

    Ông Lukashenko đã đến thăm Ukraine hôm Chủ nhật và gặp người đồng cấp Petro Poroshenko. Tổng thống Belarus hứa sẽ làm tất cả mọi thứ vì lợi ích của tái lập hòa bình ở Ukraine. "Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng trong các vấn đề chính trị, chúng tôi là hoàn toàn minh bạch, hoàn toàn chân thành và thẳng thắn. Nếu chúng ta có thể làm điều gì đó với nhau hoặc chúng tôi có thể làm điều gì đó cho Ukraine hoặc nếu chúng tôi thấy rằng Ukraine có thể làm điều gì đó cho chúng tôi trong vấn đề kinh tế, chúng tôi sẽ cho các bạn biết một cách trực tiếp và công khai. Trong trường hợp này, các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chúng tôi", nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh tại Kiev.Ông Lukashenko nói thêm rằng Ukraine là không xa lạ gì đối với Belarus. Bên cạnh đó, ông khẳng định có những lợi ích thiết thực trong hợp tác Belarus-Ukraine: kim ngạch thương mại gần 7 tỉ USD. "Ai sẽ thay thế các giá trị thương mại giữa Belarus và Ukraine? Sẽ không có ai".Về vấn đề miền đông Ukraine, trong cuộc gặp với tổng thống Poroshenko, ông Lukashenko tiếp tục khẳng định: "Và như tôi đã nói với các bạn: nếu chúng tôi có thể làm điều gì đó cho các bạn, hãy gọi cho chúng tôi, cho chúng tôi biết những gì cần phải được thực hiện”. Ông cũng kêu gọi các bên cam kết tinh thần của thỏa thuận Minsk.

    Từ chối đồng rúp

    Trước khi sang Ukraine, Tổng thống Belarus cũng đã ra lệnh cho các bộ trưởng trong nội các của ông ngừng giao dịch với Nga bằng đồng rúp. Thay vào đó, nước này sẽ giao dịch chỉ bằng USD hay euro."Gần đây tôi luôn nghe về đồng rúp Nga đang sụt giảm và đó là 40% của thị trường xuất khẩu của chúng tôi. Chúng tôi phải can thiệp để hạn chế các tổn thất. Vì vậy, những gì chúng ta có thể làm trước tình hình ở Nga và Ukraine là gì?”, ông Lukashenko đặt câu hỏi."Giao dịch thương mại với Nga không phải bằng rúp mà bằng USD", Lukashenko tự trả lời. "Và chúng ta cũng thanh toán tiền nhập năng lượng của Nga không phải bằng rúp mà bằng USD. Ngược lại, khi chúng ta giao dịch với Nga thì cũng nhận USD hay euro thôi", ông chỉ thị rồi nói thêm: “Nếu Nga cứ đòi thanh toán bằng rúp thì phải áp dụng tỉ giá hiện tại, theo từng giờ”.

    http://www.xaluan.com/modules.php?na...le&sid=1053737

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #182
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ukraine quyết tiến về phía NATO, Nga đe dọa trả đũa
    Thứ Tư, ngày 24/12/2014


    Nga đã lên tiếng đe dọa trả đũa ngay sau khi Quốc hội Ukraine thông qua dự luật bãi bỏ quy chế không liên kết của nước này - một bước tiến lịch sử mở đường cho việc gia nhập NATO.

    Ukraine quyết "xoay trục" về phía phương Tây


    Theo hãng tin Reuters, với 303 phiếu ủng hộ, nhiều hơn 77 phiếu so với yêu cầu tối thiểu và chỉ có 8 phiếu chống, dự luật về bãi bỏ quy chế không liên kết đã được Quốc hội Ukraine thông qua ngày 23.12.

    Quy chế không liên kết của Ukraine được xác lập vào năm 2010 đòi hỏi nước này trung lập về chính trị, không gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào và không dính líu đến các cuộc chiến tranh.

    Dự luật bãi bỏ quy chế không liên kết được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trình Quốc hội vào ngày 18.12. Ông Poroshenko đã yêu cầu dự luật này được thông qua khẩn cấp trong nỗ lực đưa Ukraine gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

    "Việc này sẽ dẫn đến hướng đi riêng của Ukraine: hội nhập vào châu Âu và châu Âu - Đại Tây Dương", ông Poroshenko viết trên Twitter cá nhân.


    Tương tự, phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Ukraine, ông Pavlo Klimkin cũng nhấn mạnh, động thái trên tỏ rõ quyết tâm của Kiev nhằm xoay trục sang châu Âu và phương Tây.

    “Cuộc bỏ phiếu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của Ukraine vào châu Âu và khu vực châu Âu - Đại Tây Dương”, ông Klimkin khẳng định.

    Trong khi đó, phóng viên BBC tại Kiev David Stern đưa tin, hiện chưa rõ khi nào Ukraine sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO và nhiều quan chức xem đây là viễn cảnh còn xa vời.

    Phát ngôn viên của NATO tại Brussels hôm qua cũng nhấn mạnh, cánh cửa NATO luôn rộng mở và Ukraine sẽ trở thành một thành viên của NATO nếu quốc gia này đưa ra đề nghị cũng như đáp ứng được những tiêu chuẩn và thực hiện những nguyên tắc cần thiết. Tuy nhiên, phát ngôn viên cũng lưu ý, việc xem xét, cân nhắc để gia nhập liên minh quân sự này sẽ phải mất hàng năm.

    Phản ứng dữ dội của Nga

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 23.12 lên tiếng cảnh báo, việc Ukraine từ bỏ quy chế không liên kết sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng.


    Ông Lavrov nhấn mạnh, động thái trên là phản tác dụng, chỉ gây thêm đối đầu và tạo ảo tưởng rằng, việc thông qua những luật như vậy có thể giải quyết cuộc khủng hoảng sâu sắc trong nước của Ukraine.

    "Nó sẽ chỉ làm leo thang đối đầu và tạo ra ảo tưởng rằng có thể giải quyết cuộc khủng hoảng sâu sắc bên trong Ukraine bằng việc thông qua những dự luật như vậy", hãng tin Itar-Tass dẫn lời ông Lavrov.

    Theo ông Lavrov, con đường mang tính xây dựng và ý nghĩa hơn nhiều là "bắt đầu đối thoại với chính bộ phận người dân Ukraine, vốn đã bị lãng quên hoàn toàn kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính".

    Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, Ukraine không còn con đường nào ngoài việc cải cách hiến pháp với sự tham gia của tất cả các khu vực, cùng các lực lượng chính trị ở nước này và lưu ý, Ukraine có trách nhiệm phải thực hiện một cuộc cải cách như vậy, vốn được thông qua hồi tháng 4.


    Trong khi đó, theo Telegraph, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng lên tiếng cảnh báo rằng việc Ukraine bỏ quy chế trung lập sẽ mang lại "những hậu quả tiêu cực" và Nga sẽ phải "trả đũa".

    "Về bản chất, việc nộp đơn gia nhập NATO sẽ biến Ukraine thành một bên có thể sẽ đối đầu quân sự với Nga", ông Medvedev viết.

    Tuy nhiên, theo Telegraph, Thủ tướng Medvedev không nói rõ các biện pháp trả đũa của Nga.

    http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-n...46a680806.html

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #183
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga nói Ukraine gia nhập NATO gây nguy hiểm cho châu Âu
    26/12/2014


    Nga nói những nỗ lực trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương(NATO) của Ukraine là gây nguy hiểm cho chính Kiev và an ninh châu Âu, Reuters dẫn thông tin từ hãng tin Interfax của Nga 25.12.


    “Có một số quốc gia phương Tây muốn duy trì cuộc khủng hoảng ở Ukraine và thúc đẩy sự đối đầu giữa Moscow và Kiev, bao gồm cả việc khiêu khích các thành viên trong khối NATO”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 25.12.

    “Ý định giúp Ukraine gia nhập NATO rất nguy hiểm, không chỉ gây nguy hiểm đối với người dân Ukraine vì không phải người dân Ukraine nào cũng muốn việc này trở thành hiện thực, mà điều này còn có thể gây ra mối nguy hiểm đối với an ninh châu Âu”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
    Việc Quốc hội Kiev từ bỏ tình trạng trung lập hiện tại nhằm tạo tiền đề cho việc gia nhập khối NATO vào hôm 23.12 đã gây tức giận cho Moscow và đào sâu cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Điện Kremlin với các nước phương Tây kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, theo Reuters.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trên truyền hình nước này và nhấn mạnh khát vọng gia nhập NATO của Ukraine không những gây nguy hiểm cho chính Kiev mà còn đe dọa an ninh châu Âu.

    Đây không phải là lân đầu tiên giới chức Nga lên tiếng chỉ trích và phản đối động thái tìm đường gia nhập NATO của Kiev. Trước đó, Nga dọa sẽ cắt đứt quan hệ với NATO nếu Ukraine trở thành thành viên của khối, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 24.12.


    Trước động thái này của Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, việc Ukraine từ bỏ quy chế không liên kết là bước đi phản tác dụng và chỉ làm tình hình thêm căng thẳng tại khu vực miền đông nước này, theo Reuters 23.12.

    Ukraine đã tỏ ý gia nhập NATO từ tháng 8 sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 và hy vọng sưc mạnh NATO có thể giải quyết tình hình chiến sự căng thẳng hiện nay ở nước này.

    NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu trong năm nay, đồng thời Khối cùng Kiev cũng lên tiếng cáo buộc Moscow hỗ trợ cho phe ly khai thân Nga ở miền đông nước này mặc cho Nga liên tục bác bỏ những cáo buộc trên.

    http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi...au-520395.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 10:39 ngày 18-01-2015

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #184
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga liên tiếp bị hạ chỉ số tín nhiệm xuống sát mức “rác”
    Chủ Nhật, 18/01/2015


    Sụt giảm giá dầu và sự suy yếu của đồng Ruble khiến kinh tế Nga khốn đốn

    Sau FitchS&P (Standard & Poor’s), tiếp tục đến lượt Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga. Hãng đánh giá chỉ số tín nhiệm đầu tư này hôm 16-1 đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm của Nga, đồng thời cảnh báo có thể hạ định hạng tín nhiệm của nước này về ngưỡng “rác” (junk) trong thời gian tới.

    Theo hãng tin Bloomberg, Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga từ Baa2 xuống Baa3, chỉ còn cao hơn 1 bậc so với ngưỡng “rác”. Mức điểm này ngang bằng với điểm tín nhiệm mà hai tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm đầu tư, có uy tín khác là S&P và Fitch dành cho Nga.

    Ngoài hạ xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Liên bang Nga xuống một bậc, từ "Baa2" xuống "Baa3", Moody’s cũng hạ chỉ số đánh giá tín dụng ngắn hạn của Nga từ "P-2" xuống "P-3", ngang hàng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, vào tháng 10, Moody’s đã hạ chỉ số của Nga xuống "Baa2".

    Giải thích lý do hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga, Moody's cho biết, đà lao dốc của giá dầu và sự khủng hoảng của đồng ruble đã khiến kinh tế Nga lao đao trong vài tháng qua; đồng thời kéo giảm triển vọng tăng trưởng của nước này xuống mức “tiêu cực”, đồng thời cảnh báo là cả hai tiêu chí xếp hạng này có thể được đưa ra xem xét để hạ cấp tiếp.

    Moody’s nhận định cú sốc giá dầu cùng với lệnh cấm vận đang làm xói mòn những nền tảng của nền kinh tế Nga và ngày càng gây áp lực lên cả khu vực kinh tế công cũng như tư nhân. Nếu bị hạ xuống dưới mức xếp hạng đầu tư rủi ro, các tài sản nợ do Nga phát hành có thể bị bán tháo bởi các nhà đầu tư nhạy cảm với xếp hạng.

    Động thái này diễn ra đúng một tuần sau khi 2 trong số 3 tổ chức đánh giá chỉ số tín nhiệm đầu tư uy tín nhất thế giới (Big Three) là Fitch hạ xếp hạng của Nga xuống BBB-, còn Standard & Poor's đã đánh tụt tín nhiệm nước này từ tháng 12 năm ngoái.

    Tháng 12-2014, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s tuyên bố có thể hạ định hạng tín nhiệm của Moscow xuống ngưỡng không khuyến khích đầu tư (junk bond) - tức mức "rác”, bởi “sự suy giảm nhanh chóng trong mức độ linh hoạt tiền tệ của Nga và ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính của nước này”.

    Hồi tuần trước, Fitch vừa hạ tín nhiệm của Nga xuống sát mức thấp nhất của bậc đầu tư, do giá dầu lao dốc và xung đột Ukraine khiến nước này lâm vào khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất 17 năm. Tín nhiệm của Nga bị hạ một bậc từ BBB xuống BBB-, đồng hạng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

    "Triển vọng kinh tế Nga đã suy giảm đáng kể từ giữa năm 2014, sau đợt lao dốc của giá dầu và đồng rouble, cộng với việc nâng lãi suất quá mạnh" - người phát ngôn của Fitch cho biết. Lần cuối tổ chức này hạ xếp hạng của Nga là vào năm 2009.

    Trong lần hạ chỉ số tín nhiệm của Nga tháng 12-2014, Standard & Poor’s đã cảnh báo khả năng mức độ tín nhiệm của Nga bị hạ xuống mức “rác” (đồng nghĩa với rủi ro lớn cho các nhà đầu tư), khả năng Nga mất xếp hạng đầu tư lần đầu tiên trong một thập kỷ qua là 50%.

    Hãng cho biết họ sẽ quyết định việc này vào giữa tháng 1. "Điều người ta quan tâm bây giờ là khi nào Nga sẽ bị hạ xuống mức rác. Tôi cho rằng S&P sẽ thực hiện việc này trong vòng 3 tháng tới", Win Thin - Giám đốc chiến lược các thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman & Co cho biết.

    Chỉ số tín nhiệm giảm, kinh tế Nga đang suy sụp

    Như vậy, đến thời điểm này, cả ba tổ chức tín nhiệm đầu tư hàng đầu thế giới đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga về sát ngưỡng “rác” đi kèm triển vọng “tiêu cực”. Những đánh giá này có thể sẽ tác động rất lớn đến nhà đầu tư và là rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế Nga.

    Theo nhà quản lý quỹ Ian Hague thuộc Firebird Managemenet LLC, mức xếp hạng rác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nợ của các doanh nghiệp Nga. Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt và đã không thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

    “Nhiều doanh nghiệp quốc doanh của Nga hiện đã nằm trong diện bị trừng phạt và không được tiếp cận với thị trường nợ quốc tế. Bởi thế, họ sẽ không thể có được những khoản vay mới để thanh toán những khoản nợ cũ” - ông Ian Hague nhận định.

    Giá dầu đã giảm mạnh kể từ giữa năm 2014 và thị trường dầu mỏ toàn cầu vân tiếp tục giảm từ đầu năm 2015 đến này, khiến dầu Brent và dầu WTI của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4-2009, khiến triển vọng đối với bậc xếp hạng nhà phát hành dài hạn của Nga được xếp ở mức tiêu cực.

    Nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới đang trên bờ vực suy thoái, sau khi giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, chiếm tới 50% GDP của Nga đã giảm tới hơn 50% từ tháng 6/2014. Cũng trong 6 tháng qua, đồng Ruble mất giá 47% dưới sức ép của giá dầu lao dốc kỷ lục và lệnh trừng phạt của phương Tây.

    Trong trung hạn, cú sốc giá dầu nghiêm trọng và có thể sẽ kéo dài. Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt lên Nga do khủng hoảng Ukraine của Mỹ cùng các đồng minh đã khóa chặt kênh vay vốn quốc tế của Nga, đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Nga, tiếp tục làm xấu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.

    Đồng Ruble mất giá thê thảm khiến Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 3 năm ngoái và chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. Trong tuần trước, chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm qua, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư bán tháo đồng rouble, cổ phiếu và trái phiếu Nga.

    Để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ, giới chức quản lý kinh tế Nga đã thực hiện hàng loạt biện pháp khẩn cấp như tăng lãi suất mạnh nhất 17 năm, lên kế hoạch bơm 1.000 tỷ rouble cho các ngân hàng và buộc các hãng xuất khẩu đổi doanh thu ngoại tệ ra rouble.

    "Quyết định này cho thấy Nga đang mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn với giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt. Chính sách thiếu chắc chắn và khủng hoảng sâu đang ăn mòn lẫn nhau. Rất khó để Nga thoát khỏi tình trạng bị xuống mức 'rác'" - ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành Sovereign Strategy nhận xét trên Bloomberg.

    "Nguy cơ này đang tới gần. Và các hãng đánh giá chỉ đang phản ánh thực tế rằng trái phiếu Nga đang giao dịch chẳng khác nào ở mức rác. Nga đang đi theo hướng sai lầm và nếu không thay đổi lập trường chính trị về Ukraine, hoặc giá dầu không bật lên, nguy cơ này là khó tránh khỏi", Rudolph-Riad Younes - đồng sáng lập quỹ đầu tư R Squared Capital nhận xét.

    Thoái vốn đầu từ kỷ lục khiến kinh tế Nga suy giảm mạnh trong năm 2015

    Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc hạ chỉ số tín nhiệm sẽ chỉ ảnh hưởng đến nợ doanh nghiệp chứ không tác động đến vốn vay hay đầu tư mới bởi “hiện nay tâm lý thị trường vốn đã coi Nga là địa điểm không hấp dẫn để đầu tư" - Ông Vladas Zaborovskis tại Quỹ đầu tư Trái phiếu Đông Âu cho biết.

    Tuy nhiên, nếu một vài cơ quan nữa xếp tín dụng chỉ số tín nhiệm Nga vào mức rác - ngưỡng không khuyến khích đầu tư - nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Nga có thể mạnh tay bán ra tài sản này, thổi bùng đà tháo vốn khỏi Nga. Các chuyên gia cảnh báo xu hướng này có thể xô đổ thị trường chứng khoán và trái phiếu của Nga.

    Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết, các công ty Nga, vốn bị phương Tây chặn kênh tiếp cận thị trường tài chính qua các lệnh trừng phạt, càng "khát" nguồn vốn mới. Nhưng nếu Nga tiếp tục bị hạ bậc, điều khoản trong các thỏa thuận vay nợ có thể bị sửa đổi, khiến Nga phải thanh toán nợ sớm hơn.

    Ông Dmitry Dudkin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty UralSib Capital nhận xét là giá dầu càng giảm, kịch bản này càng dễ xảy ra. Còn ông ông Ulyukayev cảnh báo "Nga sẽ phải chịu hậu quả về mặt tài chính. Chúng tôi không thể công bố con số chính xác, nhưng ước tính vào khoảng 20 - 30 tỷ USD".

    Hạ bậc tín nhiệm xuống mức rác sẽ đẩy xếp hạng đầu tư của Nga về mức của năm 2004. Nó có thể làm dấy lên cơn sốt bán tháo ở các quỹ đầu tư bảo thủ, vốn không mua trái phiếu bị xếp dưới hạng khuyến nghị đầu tư - bà Anna Nesterova, giám đốc công ty đầu tư Capital Center dự đoán xu hướng.

    Quả thực là điều đó đã bắt đầu xảy ra. Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) công bố hôm 16-1, lượng vốn đầu tư ròng tháo chạy khỏi nước này trong năm 2014 là 151,5 tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay, và cao hơn nhiều so với mức ước tính sơ bộ được đưa ra trước đây.

    Trong bối cảnh giới đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn khỏi Nga, dự trữ ngoại hối của nước này dự báo sẽ nhanh chóng cạn kiệt khi nhu cầu ngoại tệ của khối doanh nghiệp và ngân hàng tăng mạnh.

    Do đó, Moody's cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2015 và 2016. Kinh tế Nga có thể sẽ suy giảm 5,5% trong năm 2015 và 3% trong năm 2016. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thực trong 10 năm tính đến năm 2018 sẽ về 0%.

    Tuy nhiên, Moody's cũng hy vọng rằng, Nga sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn thông qua thặng dư tài khoản vãng lai. Năm 2014, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt 56,7 tỷ USD và thặng dư thương mại đạt 185,6 tỷ USD, theo số liệu mới công bố của ngân hàng trung ương Nga trong ngày 16/1.

    Tuy nhiên, cơ bản là các chuyên gia kinh tế phương Tây đều thống nhất nhận định là năm 2015 sẽ rất xấu đối với kinh tế Nga.

    http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-h...7014#slideshow

  8. #185
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Putin ép giới giàu Nga chuyển tiền về nước
    Thứ Tư, 21/01/2015


    Theo hãng tin Bloomberg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang gây sức ép ngày càng lớn buộc những công dân giàu nhất của nước này phải chuyển tài sản ở nước ngoài về nước. Đây được xem là một nỗ lực của người đứng đầu điện Kremlin nhằm đối phó với sự mất giá chóng mặt của đồng Rúp và tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây.

    Theo quy định thuế mới trở thành luật sau một sắc lệnh của Tổng thống vào tháng 11 vừa qua, từ năm 2015, công dân Nga sẽ phải nộp mức thuế 13% đối với các khoản thu nhập từ các công ty hay quỹ ủy thác ở nước ngoài do họ kiểm soát. Trong trường hợp nhà chức trách xác định thực thể nắm giữ tài sản ở nước ngoài của công dân Nga không có số lượng nhân viên hay tài sản tới mức quan trọng, thì thuế suất áp dụng tăng lên 20%.

    “Nhiều chủ sở hữu đã bắt đầu chuyển tài sản về Nga”, ông Artem Toropov, một luật sư về thuế ở Moscow, cho biết. “Việc để tài sản ở nước ngoài hiện nay có thể đem đến nhiều rủi ro về thuế hơn là lợi ích, dù trong nhiều trước hợp đó vẫn là cách tốt hơn để bảo vệ tài sản”.

    Ước tính, số tài sản mà giới doanh nhân và quan chức Nga cất ở các “thiên đường thuế” từ đảo Cyprus tới Thụy Sĩ lên tới 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, nền kinh tế Nga hiện đang chật vật với đổng Rúp mất giá chóng mặt, giá dầu sụt sâu, và lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

    Hôm 19/12, USM Holdings - một công ty đăng ký kinh doanh ở British Virgin Islands do tỷ phú Nga Alisher Usmanov đồng sở hữu - tuyên bố đã chuyển cổ phần kiểm soát trong công ty viễn thông MegaFon và công ty quặng thép Metalloninvest về Nga. Usmanov là người giàu thứ nhì ở Nga với giá trị tài sản ròng 14 tỷ USD.

    Cùng ngày, Vladimir Litvinenko, một nhân vật thân cận với ông Putin, tuyên bố chuyển cổ phần 4,81% trong hãng phân bón PhosAgo từ nước ngoài về Nga.

    Vào tuần trước, các chủ sở hữu của sân bay Moscow Vnukovo cũng đã chuyển cổ phần 81% từ hai công ty ở Cyprus về Nga.

    Những vụ chuyển tải sản này đang giúp đảo ngược một phần dòng tài sản chạy từ Nga ra nước ngoài trong 20 năm qua. Theo dữ liệu của Bloomberg, tất cả 20 người giàu nhất Nga đều có một phần tài sản cất ở nước ngoài. Các tỷ phú này nắm tổng cộng 181 tỷ USD tài sản ròng.

    Tuy vậy, theo ông Alexander Lebedev, một doanh nhân Nga hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, cho rằng, việc đánh thuế cao vào tài sản của người Nga ở nước ngoài sẽ không giúp Moscow tăng thu ngân sách đáng kể. “Các doanh nhân Nga để tài sản ở nước ngoài chủ yếu nhằm tránh tình trạng tham nhũng hoặc các vụ thâu tóm ngoài ý muốn. Luật ở Nga rất yếu. Vấn đề khiến họ lo ngại không phải là thuế mà là quy định pháp luật”, ông Lebedev nói.

    Ông Boris Mints, chủ công ty đầu tư bất động sản thương mại O1 Properties, thì nói rằng, luật mới làm ông thấy khó hiểu. Doanh nhân này cho rằng, luật mới về thuế mà Moscow đưa ra xung đột với luật của một số nước châu Âu. Ông Mints cũng hy vọng quy định này sẽ được điều chỉnh.

    Một số nhà tài phiệt Nga có thể sẵn sàng đưa tài sản từ nước ngoài về nước để thể hiện lòng trung thành với Tổng thống Putin và cũng để đảm bảo giành được hợp đồng với Chính phủ Nga. Tuy vậy, theo các chuyên gia, những người giàu Nga có tài sản từ 100-200 triệu USD vẫn sẽ muốn cất tiền ở nước ngoài để bảo vệ tài sản của mình.

    Số người Nga muốn đổi nơi cư trú để tránh phải tiết lộ tài sản ở nước ngoài đang ngày càng tăng, trong đó, nhưng đích đến phổ biến nhất là Anh và Thụy Sĩ.

    “Các tỷ phú có tài sản lớn sẵn sàng chuyển tài sản về Nga bởi họ có một dạng bảo lãnh nào đó rằng tài sản của họ sẽ an toàn. Những người có số tài sản ít hơn và yếu thế hơn, hoặc không có quan hệ với điện Kremlin sẽ vẫn phải tìm cách để giấu tiền ở nước ngoài như trước đây”, ông Alexander Zakharov thuộc công ty tư vấn Paragon có trụ sở ở Moscow phát biểu.

    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/puti...oc-1022863.htm

  9. 2 thành viên Like bài viết này:


  10. #186
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Putin thừa nhận kế hoạch chiếm Crimea
    10 tháng 3 2015


    Nhiều binh sĩ không đeo phù hiệu đã xuất hiện tại Crimea trước thềm cuộc trưng cầu dân ý

    Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận kế hoạch chiếm Crimea nhiều tuần trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại đây.

    Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế.

    Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.

    Cuộc họp này được triệu tập sau khi cựu tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych, bị lật đổ.

    Phát biểu hồi cuối năm ngoái, ông Putin nói ông đã ra quyết định cuối cùng về Crimea sau khi kết quả một cuộc khảo sát bí mật, không rõ ngày tháng, cho thấy 80% người dân Crimea ủng hộ việc quay về với Nga.

    Tuy nhiên con số này đã không được nhắc đến do kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3, ông nói với kênh truyền hình nhà nước Nga vào tháng Tư năm ngoái.

    Phát biểu trong một phim tài liệu sắp được công chiếu, ông Putin cho biết đã triệu tập một cuộc họp với các quan chức Nga vào ngày 22-23/2 nhằm vạch ra một kế hoạch giải cứu cho tổng thống bị lật đổ của Ukraine.

    "Tôi đã mời giới chức từ các cơ quan đặc vụ và Bộ Quốc phòng đến Điện Kremlin để giao nhiệm vụ cứu tính mạng tổng thống Ukraine, người sắp bị thanh toán.

    "Chúng tôi hoàn tất cuộc họp vào bảy giờ sáng. Khi tan họp, tôi đã nói với tất cả mọi người: "Chúng ta buộc phải đưa Crimea về lại với Nga".

    Đoạn quảng cáo cho phim tài liệu 'Hành trình trở về đất mẹ' được phát vào tối ngày 8/3, nhưng hiện vẫn chưa rõ thời điểm trình chiếu chính xác.

    Vào ngày 27/2 năm ngoái, các tay súng không rõ danh tính đã chiếm trụ sở Quốc hội cũng như các trụ sở chính quyền Crimea và cắm cờ Nga.

    Nhiều người trong số này, nhìn giống như quân đội chính quy nhưng không đeo phù hiệu.

    Ông Putin sau đó thừa nhận đã triển khai quân tại đây nhằm "hậu thuẫn cho lực lượng tự vệ của Crimea".

    Vụ sáp nhập Crimea đã làm bùng nổ làn sóng bất ổn ở miền đông Ukraine vào ngày 7/4, khi những người biểu tình thân Nga chiếm các tòa nhà chính phủ ở Donetsk, Luhansk và Kharkiv, yêu cầu độc lập.

    Một tháng sau đó, phe ly khai thân Nga tại Donetsk và Luhansk tuyên bố độc lập khỏi Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý không được quốc tế công nhận.

    Ukraine đáp trả bằng một chiến dịch "chống khủng bố", mở đầu cuộc xung đột đã khiến ít nhất 6.000 người thiệt mạng và hàng triệu người khác lâm vào cảnh vô gia cư, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

    Chính phủ Ukraine, các lãnh đạo phương Tây cũng như Nato nói có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga đang chi viện khí tài và binh lính cho phe nổi dậy.

    Cáo buộc này cũng được nhiều chuyên gia độc lập khác xác nhận.

    Moscow đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này và khẳng định các công dân Nga đang chiến đấu với phe nổi dậy là "tình nguyện quân".

    Chi tiết về cuộc tẩu thoát của ông Yanukovych khỏi Ukraine vẫn chưa được làm rõ, dù ông Putin có đề cập đến kế hoạch sơ tán ông này khỏi Donetsk.

    "Súng máy đã được đặt tại đó", ông nói, đồng thời cho biết công tác chuẩn bị đã được chuẩn bị sẵn sàng cả đường bộ lẫn đường thủy và đường không.

    Bộ phim tài liệu mà Đài Truyền hình Nga nói sẽ sớm được công chiếu, được thực hiện bởi ông Andrei Kondrashov, một nhà báo làm việc tại kênh truyền hình nhà nước Rossiya-1.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._takeover_plot

  11. Thành viên Like bài viết này:


  12. #187
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Binh Lính Nga: Xác Nhận Đã Tham Chiến Tại Ukraine

    KIEV - Thông tấn Reuters vừa phóng lên mạng hình ảnh lính Nga trấn giữ vị trí trên đường phố Donetsk trong 1 cuộc diễn tập gọi là ứng chiến chống khủng bố hôm 18-3, theo loan báo của quân ly khai thân Nga.

    Trong 1 năm qua, Điện Kremlin liên tục chối cãi các hoạt động can thiệp quân sự tại miền đông Ukraine – nhưng, binh lính Nga không còn bận tâm để giả vờ.

    Trong 1 cuộc phỏng vấn tại Donetsk, chàng thanh niên Dmitry Sapozhnikov sinh quán St Petersburg xác nhận với BBC: lực lượng Nga đóng vai trò quyết định trong các tiến quân của tự vệ ly khai, gồm các chiến dịch trong Tháng Hai để chiếm thị trấn chiến luợc Debaltse. Sapozhnikov khẳng định: sĩ quan Nga chỉ huy các chiến dịch lớn tại miền đông Ukraine – anh nói: chẳng có gì bí mật, ai cũng biết, ai cũng công nhận. Các đơn vị thiết giáp của Nga từ Siberia đến yểm trợ quân nổi dậy. 8 lính dù của Nga bị bắt hồi Tháng 8 và ảnh vệ tinh của NATO là bằng chứng bộ binh và xe tăng Nga vượt biên giới trong mùa Hè 2014.

    Cũng trong khoảng thời gian này, thủ lãnh ly khai Alexander Zakharchenkov thú nhận lính Nga chiến đấu trong hàng ngũ quân ly khai.

    Theo lý luận của TT Putin, binh lính Nga chiến đấu tại Ukaine là chí nguyện quân. Sapozhnikov là 1 chí nguyện quân tạm ngưng công việc sửa nhà để góp sức bảo vệ người nói tiếng Nga ở Ukraine. Là chỉ huy 1 đơn vị đặc biệt của nhóm-gọi-là cộng hoà Donetsk, anh dự phần trận chiến đẫm máu chiếm phi trường Donetsk – anh công nhận quân đội Nga là thiết yếu trong các thắng lợi của loạn quân.

    Ngoài ra, lính thiết giáp Nga xưng tên Dorji Batomunkuev trả lời phỏng vấn của báo Novaya Gazeta với các chi tiết về cuộc xâm lăng – tiểu đoàn thiết kỵ 31 xe tăng và binh lính đuợc đưa tới vùng Rostov sát biên giới với lệnh tập trận, nhưng thực ra là để xâm nhập. Họ sơn đè lên số và phù hiệu đơn vị ở xe tăng, quân phục cũng không gắn phù hiệu. Batomunkuev nói “Chúng tôi biết cuộc chiến tranh tại miền đông Ukraine tùy thuộc vào lực lượng Nga được huấn luyện, chuẩn bị đầy đủ hơn.”

    https://vietbao.com/p119a235904/binh...en-tai-ukraine

  13. Thành viên Like bài viết này:


  14. #188
    Tham gia
    05-04-2015
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Lo ngại gia tăng khi Nga rút khỏi Hiệp Ước Về Các Lực Lượng Vũ Trang Thông Thường

    Xe tăng Nga (Ảnh: Internet)

    Pháp, Đức và Ba Lan đã bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể rút khỏi nhóm tư vấn chung về Hiệp Ước Về Các Lực Lượng Vũ Trang Thông Thường Ở Châu Âu (CFE), theo báo cáo của Sputnik , được Mediafax trích dẫn. Đây là hiệp ước về việc hạn chế các thiết bị quân sự hạng nặng như xe tăng, máy bay và vũ khí hạng nặng tại châu Âu.

    “Pháp, Đức và Ba Lan đang lo ngại về sự rút lui của Nga khỏi nhóm CFE. Đó là một tín hiệu báo động mới từ phía Moscow, và nó không góp phần làm khôi phục lòng tin cũng như sự ổn định trong lục địa của chúng ta”, Ngoại trưởng của ba nước này đã cảnh báo khi kết thúc cuộc họp được tổ chức tại Wroclaw ở Tây Nam Ba Lan.

    Cuộc gặp giữa các vị ngoại trưởng, gồm có ông Laurent Fabius (Pháp), ông Frank-Walter Steinmeier (Đức) và ông Grzegorz Schetyna (Ba Lan) đã diễn ra trong diễn đàn “Tam giác Weimar”.

    Diễn đàn “Tam giác Weimar” gồm Đức, Pháp và Ba Lan, là một diễn đàn đối thoại chính thức. Cuộc họp đầu tiên của diễn đàn này đã được tổ chức vào năm 1991 ở Weimar.

    Theo ấn phẩm được trích dẫn, Nga đã đình chỉ tham gia cuộc họp vào ngày 11 tháng 3 của nhóm tư vấn chung về CFE và công bố rút khỏi Hiệp ước.

    Hiệp ước CFE đã được ký kết vào năm 1990, và 17 năm sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua một đạo luật đình chỉ sự tham gia của Nga, với lý do an ninh.

    Nguồn từ Thời báo Đại Kỷ Nguyên: vietdaikynguyen .com

  15. #189
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Bắc Âu hợp tác quân sự đề phòng Nga
    10-04-2015


    Tin từ Reuters hôm nay (10.4) cho biết, các nước Bắc Âu hợp tác quốc phòng đề phòng Nga, và tăng cường đoàn kết với các quốc gia vùng biển Baltic.

    Trong một tuyên bố chung hôm, Bộ trưởng Quốc phòng các nước hụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland nói: Bắc Âu phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi cuộc khủng khoảng có thể xảy ra mà nguyên nhân chính là Nga.

    "Các nhà lãnh đạo Nga cho thấy họ đã chuẩn bị các hoạt động quân sự hiệu quả cho cuộc chiến thực tế nhằm đạt được các mục tiêu chính trị riêng, ngay cả khi chúng vi phạm các nguyên tắc trong luật pháp quốc tế", Reuters trích lời các bộ trưởng trong tuyên bố chung đăng trên nhật báo Aftenposten của Na Uy.

    "Ngày càng có nhiều hoạt động quân sự và tình báo được gia tăng tại khu vực Baltic và Bắc Âu" - các bộ trưởng nói - "Rõ ràng, quân đội Nga đang thách thức chúng ta và thực tế họ đã có một vài hành vi xâm phạm biên giới vùng biển Baltic".

    Việc Bắc Âu hợp tác quốc phòng, đề phòng Nga do căng thẳng giữa Nga và châu Âu đang tăng cao, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea (trước thuộc Ukraine) cách đây một năm. Với việc một bộ phận thiểu số người Nga đang sinh sống ở vùng biển Baltic, rủi ro can thiệp quân sự của Nga vào khu vực này càng lớn dần.

    Phần Lan (có đường biên giới giáp với Nga) và Thụy Điển vốn không phải là thành viên của NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương) nhưng cũng đang tăng cường hợp tác với liên minh này. Và việc tham gia và tuyên bố chung nói trên là biểu hiện rõ nhất cho thấy phản ứng mạnh mẽ của họ đối với các động thái của Nga.

    "Những hành động của Nga đang gây thách thức rất đối với an ninh châu Âu" - các bộ trưởng nói tiếp - "Sự tuyên truyền và vận động chính trị của Nga "đóng góp" rất lớn vào sự bất hòa giữa các quốc gia và cả bên trong các tổ chức lớn như NATO và EU".

    Do đó, các bộ trưởng cho rằng việc hợp tác chặt chẽ hơn các nước Bắc Âu cùng sự đoàn kết với các nước vùng biển Baltic sẽ giúp tăng cường an ninh khu vực, nâng cao khả năng phòng thủ chung nhằm chống lại Nga.
    Bộ Quốc phòng Na Uy đã khẳng định tính xác thực của tuyên bố trên và cho biết: Sắp tới nó sẽ được công bố trên khắp các mặt báo lớn của các quốc gia Bắc Âu.

    http://motthegioi.vn/khung-hoang-ukr...ga-174969.html

  16. #190
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Kéo quân qua sân nhà người ta đánh đấm tè le mà mồm thì chối bai bãi. Cái thứ suy nghĩ chó má này mà ...gìn giữ hòa bình thế giới thì thế giới này chắc chẳng còn đíu gì mà gìn giữ!
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

Trang 19 / 20 FirstFirst ... 141617181920 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •