Trang 1 / 20 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 191
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Khủng hoảng tại miền đông Ukraine và sự trở lại của bóng ma Soviet.

    Thủ tướng Ukraine: 'Nga hậu thuẫn vụ xáo trộn ở miền đông'



    Thủ tướng Ukraine tố cáo Nga hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình đòily khai, trong đó có việc chiếm các tòa nhà chính phủ hôm Chủ Nhật tại ba thành phố ở miền đông Ukraine.

    Ông Arseniy Yatsenyuk nói trong một cuộc họp Nội các hôm thứ Hai rằng Nga đứng sau vụ xáo trộn xảy ra tại các thành phố miền đông Donetsk, Luhansk và Kharkiv. Ông nói rằng, các cuộc biểu tình này rõ ràng là một kế hoạch gây bất ổn tình hình và cho phép các binh sĩ “nước ngoài” băng qua biên giới và xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Ông Yatsenyuk nói rằng các binh sĩ Nga vẫn còn đồn trú cách biên giới Ukraine trong vòng 30 kilomet.

    Quyền Tổng thống Ukraine, ông Oleksandr Turchnyov, cũng đổ lỗi cho Nga về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật và tố cáo họ là lại áp dụng chiến thuật như tại Crimea.

    Những người biểu tình tại Donetsk đã chiếm quyền kiểm soát các tòa nhà chính phủ và loan báo việc tạo ra một “nước cộng hòa nhân dân” độc lập với chính phủ ở Kyiv. Những người biểu tình thân Nga đã dựng lên các rào cản bằng bánh xe và giây thép gai để giữ không cho lực lượng an ninh tái chiếm tòa nhà này.

    Những người biểu tình tại Donetsk nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý về việc thành lập ra một nước độc lập “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” sẽ được tổ chức không trễ hơn ngày 11 tháng Năm.

    Một người biểu tình không nêu danh tánh ở bên trong tòa nhà chính phủ tại Donetsk đã đưa một video lên mạng yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin gởi các binh sĩ duy trì hòa bình tới vùng này.

    Tin cho hay, tại Luhansk, những người hoạt động thân Nga đã chiếm các cơ sở tồn trữ võ khí. Cảnh sát xa lộ Ukraine đã đóng các con dường dẫn vào thành phố này.

    Và tại một trại binh ở miền đông Crimea, một binh sĩ Nga đã bắn chết một sĩ quan hải quân Ukraine trong một vụ cãi cọ, khi người Ukraine này xếp đồ đạc cá nhân để rời khỏi vùng này.

    Những người biểu tình xâm nhập một tòa nhà chính phủ tại một thành phố miền đông khác, Khharkiv, hôm Chủ Nhật, nhưng bộ trưởng Bộ Nội Vụ Arsen Avakov sau đó nói rằng những người biểu tình đã rút khỏi ngôi nhà này. Cũng giống như Thủ tướng và Tổng thống Ukraine, ông cũng đổ lỗi cho Nga về vụ xáo trộn này.

    Những người biểu tình tại Donetsk, Luhansk, và Kharkiv đã đòi hỏi các thành phố này mở các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề có tách ra khỏi Ukraine và trở thành một phần của Nga hay không, cùng một loại như cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hồi tháng trước tại Crimea.

    Nhân dân Ukraine đã chia rẽ giữa việc trung thành với chính phủ Kyiv và những người kêu gọi có quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, tiếp theo sau việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng trước.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1888281.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 12:38 ngày 16-04-2014
    Quote Quote

  2. 3 thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Victor Yanukovych nhận sai lầm khi dắt Nga về chiếm nước mình


    Tổng thống Ukraine bị lật đổ Victor Yanukovych mô tả việc sáp nhập Crimea của Nga là "một bi kịch lớn"

    Lần đầu tiên kể từ khi bị lật đổ và phải trốn qua Nga, Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych thừa nhận mình sai lầm khi đưa Nga về xâm lược đất nước mình.

    Trong một buổi phỏng vấn với hãng AP và đài truyền hình Nga NTV rằng việc Nga chiếm Crimea là một thảm kịch và cho biết ông sẽ cố gắng thuyết phục Mạc Tư Khoa trả lại bán đảo bên bờ Biển Đen cho nước ông.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tiết lộ rằng chính ông Yanukovych đã đề nghị Nga giúp đỡ bằng cách điều binh đến Crimea bảo vệ người dân, một yêu cầu bị nhiều người Ukraine coi là hành động phản quốc.

    Sau đó quân đội Nga đã tiến vào Crimea, nước Cộng hòa tự trị ở Ukraine với đa số dân là người gốc Nga, một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng giành quyền kiểm soát các cơ sở chính phủ và quân đội tại vùng lãnh thổ này với lý do “bảo vệ người Nga”.

    Khi được hỏi về hành động này, ông Yanukovych thừa nhận đã phạm sai lầm. “Tôi đã sai. Tôi đã hành động theo cảm xúc”, ông nói với AP và NTV. Ông khẳng định việc Ukraine mất Crimea sẽ không xảy ra nếu ông vẫn tại chức.

    Ông Yanukovych còn cho biết ông đã có hai lần nói chuyện bằng điện thoại với ông Putin khi bị lật đổ và 1 lần gặp trực tiếp, tuy nhiên theo ông mô tả những cuộc gặp mặt để nói chuyện của họ là “khó khăn”.

    Trong khi đó, khi được hỏi việc ông có ủng hộ Nga, vốn đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ gần biên giới Ukraine với lý do bảo vệ người Nga thì ông Yanukovych đã không đưa ra câu trả lời.

    Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ngày 2.4 khẳng định một hành động can thiệp sâu hơn của Nga vào Ukraine sẽ là một “sai lầm lịch sử” vốn chỉ làm tăng thêm “tình trạng cô lập trong cộng đồng quốc tế” của Mạc Tư Khoa.

    Trước đó, NATO đã đình chỉ mọi quan hệ hợp tác với Nga cũng như cam kết hỗ trợ Ukraine đối phó với những bước đi tiếp theo của nước này.

    Dù Tổng thống Putin khẳng định ông Yanukovych đã không còn tương lai chính trị, nhưng Moscow vẫn coi việc lật đổ ông này là bất hợp pháp và nhân vật thất sủng này vẫn là tổng thống hợp pháp của Ukraine.


    http://www.tivituansan.com.au/Detail...A060817091656E
    Được sửa bởi Arkain lúc 13:02 ngày 20-04-2014

  4. 2 thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Các nước Liên Xô cũ run rẩy trước việc Nga sát nhập Crimea


    Bản đồ các nước thuộc khối Đông Âu và Liên Xô cũ


    Sự kiện Nga sát nhập Crimea làm lãnh thổ của mình đã dội một gáo nước lạnh vào các nước Liên Xô cũ, nơi mà Tổng thống Nga nhận được rất ít sự ủng hộ chính thức. Những quốc gia có vấn đề với các phe ly khai được Nga hỗ trợ thì lên án, còn những nước khác giữ thái độ im lặng quan sát một cách thận trọng.

    Hôm thứ Tư 19/03/2014, ông Guiorgui Margvelachvili, Tổng thống Georgia - quốc gia thuộc Liên Xô cũ nằm ở phía nam Kapkaz và thân phương Tây – đã tuyên bố: "Các sự kiện ở Ukraine là mối đe dọa không chỉ cho sự ổn định trong khu vực, mà còn cho mọi trật tự thế giới".

    Tháng 8/2008, Georgia đã nếm mùi trận chiến năm ngày với Nga, sau đó điện Kremlin công nhận Nam Ossetia độc lập cùng với một lãnh thổ ly khai khác là Abkhazia, và triển khai hàng ngàn binh lính. Tbilissi và các nước phương Tây tố cáo một sự chiếm đóng trên thực tế.

    Về phần chính quyền của hai lãnh thổ ly khai này, được Moscow chống lưng và không được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đã vỗ tay hoan nghênh việc Nga sát nhập Crimea, sau khi kiểm soát được bán đảo này bằng các lực lượng thân Nga và tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3.

    Moldova, quốc gia thuộc Liên Xô cũ với đa số dân nói tiếng Romania, nằm giữa Romania và Ukraine, cho biết rất quan ngại kịch bản Ukraine sẽ lặp lại trên lãnh thổ nước mình. Tại phần đất phương Đông của Moldova là Transnistria, cư dân hầu hết là người Nga và Ukraine. Vùng này đã ly khai, với sự ủng hộ của Nga, sau cuộc chiến tranh năm 1992 - một năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng không được bất kỳ một quốc gia nào công nhận.

    Tổng thống Moldova, Nicolae Timofti tuyên bố: "Có quá nhiều cái chung giữa các sự kiện tại Crimea và tình hình ở Transnistria. Chúng tôi có những thông tin, theo đó có những sự việc cụ thể được tiến hành nhằm gây bất ổn tình hình".

    Chính quyền Nga hôm thứ Năm 20/3 họp về vấn đề "hỗ trợ cho Transnistria". Cuộc hội nghị này đã được Phó thủ tướng Nga Dimitri Rogozine loan báo từ hôm thứ Ba, Phó thủ tướng Nga lên án nước Ukraina láng giềng đã "quyết định phong tỏa Transnistria trên thực tế".

    Hôm qua tại Washington, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng việc Moscow can thiệp vào Crimea nằm trong một "chiến lược toàn cầu" của Nga.

    Tổng thống Noursoultan Nazarbaiev của Kazakhstan - đất nước Trung Á giàu tài nguyên dầu khí và là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga, mà vùng thảo nguyên là nơi đặt sân bay vũ trụ Baikonour và 26% dân số là người Nga - đã giữ im lặng hoàn toàn.

    Nhà phân tích Konstantin Kalatchev, trưởng nhóm chuyên gia chính trị khẳng định : "Kazakhstan tỏ ra ngoan ngoãn, chứng tỏ mình vẫn là một đối tác của Nga nhưng tại các vùng mà dân cư người Nga và người Kazakhstan tương đương nhau, hay dân Nga chiếm đa số, các tiến trình nhằm đảo ngược tỉ lệ này đang được tiến hành".

    Một đối tác tầm cỡ khác là Belarus, đất nước có chế độ độc tài nằm kề Liên hiệp châu Âu, tỏ ra hết sức thận trọng. Trong thông báo hôm qua, Minsk cho biết chỉ muốn tạo "mọi nỗ lực cần thiết để cho quan hệ giữa Ukraina và Nga lại trở nên quan hệ anh em và láng giềng tốt đẹp".

    "Làm thế nào thoát khỏi được một ‘người bạn’ như thế?" - nhà phân tích chính trị Andrei Klimov tự hỏi. Theo dự đoán của ông, một cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Belarus vào Nga sẽ diễn ra trước năm 2015.

    Nga, Belarus và Kazakhstan vào năm 2010 đã thành lập Liên hiệp Thuế quan, mà đến năm 2015 sẽ chuyển thành Liên minh Kinh tế Âu-Á. Đến tháng 9/2013 có thêm Armenia tham gia. Theo ông Klimov: "Nếu Nga cứ tiếp tục chính sách hiện nay, thì coi như đặt dấu chấm hết cho Liên minh Âu-Á".

    Rốt cuộc, sự ủng hộ lại đến từ Tổng thống Armenia Serge Sarkissian. Ông này cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là "một ví dụ mới về quyền tự quyết của một dân tộc".

    Láng giềng của Armenia là Azerbaijan cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, và cũng muốn giữ hòa khí với Nga nên tỏ ra kín tiếng. Tại Trung Á, các nước Tuskmenistan, Uzbekistan và Tadjikistan đều giữ im lặng. Còn Kirghistan, ban đầu không thừa nhận tổng thống thân Nga bị lật đổ ở Ukraine, đã đợi mất bốn ngày cho đến hôm nay mới chịu nhìn nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là một "thực tế khách quan".


    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140...ap-nhap-crimee
    Được sửa bởi Arkain lúc 13:03 ngày 20-04-2014

  6. #4
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Người biểu tình thân Nga tràn vào công ốc ở miền đông Ukraine


    Những người biểu tình ủng hộ Nga treo một biểu ngữ và phất cờ sau khi vào tòa nhà chính phủ ở Donetsk, 6/4/14


    Các đám đông thân Nga xuống đường biểu tình đã xông vào các tòa nhà chính phủ trong các thành phố Donetsk và Luhansk, ở miền đông Ukraine, phất cờ Nga và yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập.

    Hôm Chủ nhật, ở Donetsk, một đám đông xông vào tòa nhà chính phủ, chặn các cửa và treo một lá cờ Nga ở cửa sổ. Hàng trăm người biểu tình tụ tập trong quảng trường của thành phố, reo hò cổ võ, khi những người bên trong tòa nhà ném một lá cờ Ukraine ra cửa sổ.

    Trong thành phố Luhansk bên cạnh, người biểu tình cũng đột nhập vào một tòa nhà chính phủ. Bên ngoài, cảnh sát chống bạo loạn đụng độ với những người biểu tình đeo mặt nạ, ném pháo, đá vào nhân viên an ninh, giật các tấm khiên của họ.

    Một phát ngôn viên của Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchnyov, cho biết ông Turchnyov đã hủy bỏ chuyến đi Lithuania hôm Chủ nhật và triệu tập phiên họp khẩn các viên chỉ huy an ninh ở Kyiv vì các vụ biểu tình.

    Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov đăng một mẫu tin trên mạng xã hội cáo giác Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych chủ mưu và tài trợ các cuộc biểu tình mới nhất này.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/1887574.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 06:13 ngày 17-04-2014

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #5
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga: Thời đại mới, mô hình cũ?


    MOSCOW — “Trở về với Liên bang Xô Viết” đã là cụm từ được dùng nhiều để chỉ một nước Nga táo bạo dưới quyền của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Crimea.

    Giáo sư sử học Andrei Zubov đã bị cất chức khỏi Viện Quốc Gia Moscow về Quan hệ Ngoại giao vì một bài viết được đăng trên một nhật báo so sánh hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ukraine với liên hiệp chính trị Áo-Đức đạt được qua việc sáp nhập của Adolf Hitler năm 1938. Ông không cho biết lý do tại sao lại viết bài báo đó:

    Ông Zubov nói rằng ông muốn thấy nước Nga sẽ tiến xa như thế nào từ thời kỳ Xô Viết. Ông viết bài báo vừa kể như một thông điệp và một thí nghiệm.

    Việc cất chức ông Zubov và sự đàn áp các báo độc lập, TV Rain và Lenta.ru, cho thấy tình trạng kiểm soát chặt chẽ bất đồng chính kiến, gợi nhớ lại thời kỳ Xô Viết.

    Nhưng theo Masha Lipman của Trung tâm Carnegie thì có những khác biệt quan trọng với nước Nga thời hiện đại, đặc biệt là sự thiếu ý thức hệ. Ông nói:

    “Người xã hội chủ nghĩa, hay cộng sản chủ nghĩa dù muốn gọi thế nào cũng được. Có một khuôn mẫu rõ ràng những ý tưởng trong thời kỳ Xô Viết, một công thức các nguyên lý hoàn toàn khác biệt với các nguyên lý của Phương Tây.”

    Tuy nhiên phương Tây vẫn là địch thủ chủ yếu. Quốc hội Nga đang thúc đẩy các dự luật hình sự để bắt buộc tiết lộ việc mang hai quốc tịch.

    Ông Putin đưa ra một số ý kiến rằng người Nga có quyền biết ai sống ở nước họ và làm gì. Và những người mang hai quốc tịch cần phải theo dõi.

    Ông Zubov có một giải thích đơn giản về sự tin cậy của chính phủ đối với mô hình cũ. Ông nói rằng các thế hệ trung niên và cao niên thường hay nghĩ theo kiểu Xô Viết và chưa quen với các ý kiến mới.

    Dự luật về quốc tịch chủ yếu nhắm vào người Ukraine và người Nga mang hai quốc tịch, nhưng ông Lipman thuộc Trung tâm Carnegie còn thấy đây là sự chuyển hướng khỏi bản chất Xô Viết quốc tế. Ông nói:

    “Những diễn biến ở Crimea đang đẩy ông Putin và người Nga nói chung đến chỗ càng ngày càng giống như người theo chủ thuyết “dân tộc” cho rằng công dân sinh ra tại địa phương trội hơn người nhập cư.”

    Một hành động tiến tới chính sách quốc gia sắc tộc có thể nguy hiểm cho một nước Nga cũng đa dạng như thời kỳ thế hệ trước. Trong khi đó các phương pháp cổ vẫn còn sẵn sàng cho các ý kiến mới phát triển.

    http://www.voatiengviet.com/content/...u/1884878.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 12:53 ngày 16-04-2014

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #6
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ukraine hứa ân xá người biểu tình thân Nga nếu chịu buông vũ khí



    Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov hứa ân xá cho những người biểu tình thân Nga nếu họ buông vũ khí và rời khỏi các tòa nhà chính phủ đang bị vây hãm tại hai thành phố ở miền đông.

    Ông Turchynov đưa ra hứa hẹn ân xá ngày hôm nay, một ngày trước thời hạn chót mà chính phủ ở Kyiv đặt ra để những người biểu tình chấm dứt việc chiếm cứ các tòa nhà chính phủ ở hai thành phố Luhansk và Donetsk, gần biên giới giáp với Nga.

    Những phần tử đòi ly khai thân Nga bên trong tòa nhà của cơ quan an ninh tại thành phố Luhansk nói rằng chính phủ Ukraine đang tìm cách ngăn chận những nỗ lực của họ nhằm buộc chính quyền tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Ukraine để độc lập.

    Một người biểu tình đã phát biểu như sau.

    "Nhà chức trách đang tìm cách triệt hạ uy tín của chúng tôi, triệt hạ uy tín và dùng mọi thủ đoạn để chúng tôi quay súng giết hại lẫn nhau. Họ đang tìm cách xúi giục những thanh niên của chúng tôi, những người đã phục vụ trong quân đội và những người không phục vụ trong quân đội, họ tìm cách buộc những người này cầm súng để ra vùng biên giới giáp với Nga. Chúng tôi không thể để cho họ làm như vậy."

    Những người biểu tình đã điều đình với các giới chức Ukraine để xoa dịu những mối căng thẳng mà các giới chức ở Washington đang theo dõi sát.

    Tại cuộc điều trần trước một ủy ban của quốc hội Mỹ hôm thứ tư, nhà ngoại giao Victoria Nuland nói rằng có những bằng chứng cho thấy có sự dính líu của Nga trong những vụ chiếm cứ các tòa nhà chính phủ. Bà Nuland cảnh báo về những hậu quả của việc không kiềm chế những hành động của Nga mà bà gọi là “những hành vi xâm lăng.”

    "Những sự việc ở Ukraine là một tiếng chuông báo thức cho tất cả mọi người chúng ta. Những gì mà chúng ta đã ra sức bảo vệ trong hơn 40 năm nay như một cộng đồng của các nước tự do sẽ bị nguy hiểm nếu chúng ta để cho những hành vi xâm lăng diễn ra mà không bị kiềm chế và không bị trừng phạt."

    Bà Nuland cũng nói với các nhà lập pháp là các nhà ngoại giao Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào những cuộc thảo luận vào tuần sau giữa các nhà ngoại giao cấp cao của Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu.

    Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ tư lại một lần nữa tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của việc Moscow tăng cường lực lượng quân sự dọc theo biên giới Ukraine. Họ nói rằng các lực lượng Nga không tiến hành bất kỳ hoạt động “bất thường” nào trong vùng biên giới.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1890286.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 12:59 ngày 16-04-2014

  11. #7
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ukraine dọa 'đáp ứng mạnh' ở miền đông


    Dân chúng tụ tập trước một hàng rào chướng ngại dựng trước tòa nhà chính quyền ở Donetsk Ukraine, 9/4/14


    Hôm thứ Tư, chính phủ Ukraine đã đe dọa sử dụng võ lực chống lại những người hoạt động thân Nga, những người đã chiếm một tòa nhà của cơ quan an ninh tại thành phố Luhansk ở miền đông. Thông tín viên đài VOA Al Pessin tường thuật rằng cũng có những dấu hiệu là vụ giằng co này có thể được giải quyết một cách ôn hòa và những căng thẳng quốc tế liên quan tới vấn đề Ukraine cũng có thể được nới lỏng.

    Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov nói rằng lực lượng của ông đang tham gia một “cuộc hành quân chống khủng bố” tại miền đông Ukraine, và rằng các phần tử tranh đấu bạo động thân Nga muốn xung đột sẽ có “một đáp ứng mạnh mẽ.”

    Nhưng vị bộ trưởng này cũng nói rằng hãy còn thời gian cho đối thoại. Ông tiên đoán rằng tình hình tại Luhansk sẽ được giải quyết trong vòng 48 giờ.

    Lực lượng bên trong cơ quan an ninh của thành phố này đã có được nguồn tiếp tế súng và lựu đạn. Lực lượng này được yểm trợ bởi hằng trăm người biểu tình bên ngoài, canh giữ hàng rào bánh xe, bao cát, thùng gỗ ngày càng gia tăng và được trang bị với bom lửa.

    Đã có tin về các cuộc đàm phán được tiến hành và các phần tử tranh đấu đã để 50 người rời khỏi tòa nhà này. Chính phủ nói rằng họ là các con tin. Các phần tử tranh đấu thì nói rằng họ là những người biểu tình muốn trở về nhà.

    Một người cầm đầu cuộc biểu tình kêu gọi Tổng thống Putin giúp đỡ.

    Người đàn ông này, chỉ xưng tên là Vitaly, cho biết ông ta là người chỉ huy cuộc biểu tình này, và nói rằng nếu những nỗ lực để chấm dứt cuộc khủng hoảng này thất bại thì ông muốn có sự giúp đỡ từ Nga.

    Hoa Kỳ và NATO đã cảnh cáo chống lại sự can thiệp của Nga thêm nữa tại Ukraine sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea trong vùng. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tố cáo “những kẻ khiêu khích và nhân viên tình báo Nga” là khuấy động một loạt các cuộc biểu tình mới đây tại nhiều thành phố ở miền đông Ukraine.

    Khu vực này ở gần biên giới Nga và có một số dân đáng kể người sắc tộc Nga. Nga đã thực hiện một cuộc tập trận tại khu vực biên giới về phía lãnh thổ nước họ, với một số đông binh sĩ mà các chuyên gia quân sự phương Tây nói là có thể dễ dàng trở thành một lực lượng xâm lăng.

    Các giới chức phương Tây đã nói rằng họ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao nhắm vào Nga nếu nước này gởi binh sĩ tới niền đông Ukraine.

    Nhưng hôm thứ Tư, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Nga nói, “Hoa Kỳ và Ukraine không có lý do gì để lo ngại.”

    Đồng thời, có những dấu hiệu là căng thẳng tại địa phương và quốc tế có thể được nới lỏng trong tuần này khi Ngoại trưởng Kerry gặp các giới chức tương nhiệm của Nga và Ukraine. Kế hoạch được loan báo hôm thứ Tư có thể đặc biệt đáng kể bởi vì Nga đã từ chối không gặp các giới chức cao cấp của chính phủ lâm thời Ukraine kể từ khi xảy ra vụ lật đổ cựu Tổng thống thân Nga của nước này hồi tháng Hai.

    Cũng hôm thứ Tư, Liên Hiệp Châu Âu đã tạo ra một tổ chức được gọi là “nhóm ủng hộ” cho Ukraine để cung cấp trợ giúp tài chánh, kỹ thuật, và chính trị cho nước này.

    Chủ tịch Ủy hội Châu Âu, ông Jose Manuel Barroso, nói rằng hành động này là bằng chứng của việc “Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Ukraine.”

    Thủ tướng chính phủ lâm thời Ukraine đã ký những phần nòi về chính trị trong một hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu, và dành các tiết đoạn về kinh tế cho chính phủ sẽ được bầu trong tương lai.

    Đây là hiệp định mà cựu Tổng thống Ukraine đã từ chối không ký, gây ra những cuộc biểu tình dẫn tới việc lật đổ ông qua một cuộc biểu quyết tại quốc hội sau nhiều tuần lễ biểu tình đông đảo trên đường phố, và một vụ trấn áp bạo động nhắm vào lại người biểu tình.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1889813.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 13:01 ngày 16-04-2014

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #8
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    NATO công bố hình ảnh lực lượng Nga tại biên giới giáp Ukraine


    Ảnh chụp qua vệ tinh của công ty Mỹ DigitalGlobe cho thấy máy bay chiến đấu Su-27/30 Flanker của Nga. Đây là một trong nhiều bức ảnh NATO cung cấp cho AP cho thấy mấy chục xe tăng, xe thiết giap, máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới miền đông của Ukraine



    NATO công bố những hình ảnh qua vệ tinh cho thấy điều họ nói là 40.000 binh sĩ Nga tập trung gần biên giới Ukraine, cùng với xe tăng, máy bay, và các quân cụ khác mà họ nói là chờ lệnh từ Moscow.

    Những hình ảnh này được công bố cho báo chí hôm thứ Tư, tiếp theo những bảo đảm của Nga được nhắc lại nhiều lần rằng những triển khai lực lượng này không phải là nguyên nhân để quốc tế báo động.

    Thông tin tình báo qua vệ tinh này được đưa ra khi chính phủ tại Kyiv tìm cách hóa giải căng thẳng tại miền đông Ukraine, nơi những người biểu tình thân Nga chiếm quyền kiểm soát các tòa nhà chính phủ hồi đầu tuần này và đưa ra những đòi hỏi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập liên bang Nga.

    Tuy nhiên, nhiều cuộc thăm dò, trong đó có cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Tư, cho thấy đông đảo cư dân tại thành phố Donetsk ở miền đông phản đối bất kỳ một vụ gia nhập nào nữa vào Nga.

    Cuộc thăm dò được thực hiện trong thời gian từ 26 tới 29 tháng Ba với sự cộng tác của Trường Đại Học Quốc Gia Donetsk, cho thấy rằng chưa tới 27% cư dân thành phố này ủng hộ việc chiếm các tòa nhà chính phủ và chỉ có 4% muốn ly khai khỏi Ukraine.

    Một cuộc thăm dò được thực hiện bởi tổ chức Gallup cộng tác với Viện Cộng Hòa Quốc Tế, cho thấy chỉ có 4% những người được hỏi ý kiến ủng hộ việc ly khai. Cuộc thăm dò đó được công bố hôm mùng 5 tháng Tư.

    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1890982.html

  14. Thành viên Like bài viết này:


  15. #9
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Người biểu tình thân Nga đối mặt với hạn chót để giao nộp vũ khí


    Người biểu tình thân Nga đeo mặt nạ bảo vệ các rào chắn tại tòa nhà chính quyền khu vực ở Donetsk, Ukraine.


    Các phần tử ly khai thân Nga đang chiếm đóng các tòa nhà chính phủ ở Đông Ukraine phải đối mặt với hạn chót do chính phủ Ukraine ở Kyiv đưa ra, theo đó họ có tới hôm nay để giao nộp vũ khí.

    Nhiều người đàn ông vũ trang hồi trong tuần đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở Luhansk và Donetsk, để đòi Ukraine phải cho phép một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập.

    Chính phủ Ukraine đã đề nghị ân xá cho tất cả những người ra đầu hàng, nhưng đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu những người chiếm đóng không rời các tòa nhà chính phủ nội trong ngày hôm nay, thứ Sáu.

    Trong cùng ngày, Thủ Tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gặp các thủ lãnh địa phương ở Donetsk, ông nói rằng ông cảm thấy lạc quan rằng tình trạng đối đầu tại đây có thể được giải quyết.

    Ông Yatsenyuk nói ông muốn minh định rõ rằng chính phủ trung ương Ukraine không những sẵn sàng đối thoại với các khu vực, mà sẵn sàng thực thi những đòi hỏi và ước muốn hợp pháp của mọi công dân Ukraine. Ông cho biết là trong khuôn khổ một hiến pháp được sửa đổi, chính phủ Ukraine sẽ có khả năng thỏa mãn những đòi hỏi cụ thể của từng khu vực trong nước.

    Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ đang chuẩn bị thực hiện những lời đe dọa sẽ dùng vũ lực để buộc những người chiếm đóng các tòa nhà chính phủ phải rời khỏi những nơi này. Và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy là những người biểu tình sắp sửa đầu hàng.

    Tại Luhansk, một người biểu tình không muốn tiết lộ danh tính nói rằng nếu cảnh sát Ukraine tìm cách tống xuất những nhà hoạt động, thì tình hình chỉ trở nên tệ hại hơn.

    Bà này nói rằng nhóm biểu tình sẽ ở đây cho tới phút cuối. Bà nói con cái của những người biểu tình đang làm việc trong các hầm mỏ, nhưng nếu cảnh sát tới các tòa nhà này để tống xuất những người biểu tình thì con cái của họ sẽ kéo tới đây. Bà tuyên bố nhóm biểu tình sẽ ở đây, dù cho họ có bị giết đi nữa.

    Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy là các cư dân ở Đông Ukraine phần lớn chống đối bất cứ động thái nào để sáp nhập với Nga.

    Trong khi đó, vẫn còn những mối quan ngại về việc Moscow có thể đang chuẩn bị xâm lăng miền đông Ukraine.

    NATO hôm qua công bố những hình ảnh chụp từ trên không cho thấy 40,000 binh sĩ Nga, cùng với xe tăng và máy bay quân sự tập trung gần biên giới Ukraine.

    Những bức ảnh đó được công bố cho các cơ quan truyền thông sau khi Nga liên tiếp trấn an rằng vụ triển khai lực lượng đó không có gì đáng lo ngại.

    Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm nay tuyên bố ông sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán 4 bên về Ukraine với Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu Châu và chính phủ Ukraine ở Kyiv.

    Tuy nhiên ông Lavrov nói rằng muốn xoa dịu căng thẳng, phương Tây phải ngưng các nỗ lực để “hợp thức hóa” những nhà lãnh đạo Ukraine thân Tây phương.

    Ông Lavrov nói Nga tin là có thể giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng muốn thực hiện điều đó, điều cần thiết là phải ngưng đặt mọi người trước sự đã rồi, và phải ngưng những nỗ lực bằng mọi cách để hợp thức hóa “chính quyền Maidan.”

    Chính phủ lâm thời Ukraine lên nắm quyền sau những cuộc biểu tình Maidan thân EU lật đổ các nhà lãnh đạo thân Nga hồi tháng Hai.

    Một tháng sau đó, Moscow tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, một hành động đã đẩy Washington tới chỗ áp đặt các biện pháp chế tài đối với nước Nga.

    Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu Nga không rút quân ra khỏi vùng biên giới.

    Một thông báo của Tòa Bạch Ốc hôm qua nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh đang trong tư thế “sẵn sàng đối phó với bất cứ hành động leo thang nào khác của Nga, bằng cách áp đặt thêm các biện pháp chế tài.”

    Bộ trưởng Tài chiùnh Mỹ Jack Lew nói với vị tương nhiệm Nga rằng ông hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những biện pháp chế tài “đáng kể”, nếu tình hình leo thang hơn nữa.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1891451.html

  16. #10
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Phản ứng của NATO trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine


    Tổng Thư Ký Liên Minh NATO Anders Fogh Rasmussen nói chuyện tại một cuộc họp báo


    Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine đã thu hút sự chú ý nhắm vào NATO. Các chuyên gia nói việc Nga xâm nhập quân sự vào Ukraina là lời cảnh tỉnh cho liên minh tây phương với 28 nước thành viên này.

    Ông Charles Kupchan, chuyên gia về NATO tại trường Ðại học Georgetown, nói kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, liên minh tây phương đã tìm cách định nghĩa lại sứ mạng của mình.

    Ông nói: “Cách đây vài tháng, mọi người nói về một cuộc khủng hoảng sinh tồn cho liên minh nếu không có sứ mạng tại Afghanistan - khối binh sĩ NATO dự trù sẽ rút ra vào cuối năm 2014. Và câu hỏi đặt ra là, được rồi, điều gì sẽ xảy ra? Và nay, tôi nghĩ là có một sự hồi sinh của sứ mạng truyền thống của NATO là phòng vệ tập thể.”

    Phòng vệ tập thể NATO

    Chính sách đó định rằng một cuộc tấn công vào một nước thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên.

    Trong một cuộc họp mới đây của NATO, Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen tái khẳng định sự cam kết của liên minh đối với công cuộc phòng vệ tập thể, và nói, “Chúng ta sẽ ngăn chặn và tự vệ chống lại mọi mối đe dọa.”

    Ông Rasmussen nói: “Chúng ta đã củng cố sự hiện diện của NATO trên các đường biên giới phía đông của Liên minh. Chúng ta đang thực hiện các phi vụ thám thính AWACS trên không phận Ba Lan và Romania. Chúng ta đã tăng hơn gấp đôi con số chiến đấu cơ dành cho sứ mạng cảnh sát không gian của NATO ở các quốc gia vùng Baltic.”

    Ba Lan và Romania là các thành viên NATO nằm giáp ranh biên giới Ukraina về phía tây. Nga đã điều hàng ngàn binh sĩ trên biên giới về phía bên kia của Ukraine, khiến một số chuyên gia tây phương phải nói rằng có nhiều phần chắc sẽ diễn ra một sự xâm nhập vào Ðông bộ Ukraine.

    Ông Charles Kupchan nói NATO sẽ phản ứng còn mạnh hơn nữa để bảo vệ các nước thành viên.

    NATO tăng cường các biện pháp phòng vệ

    Ông Kupchan nói: “Ta sẽ thấy một sự bành trướng đáng kể trong các hành động mà NATO đã thực hiện để tăng cường phòng vệ trên biên giới phía đông, có thể còn bao gồm cả việc đi ngược lại với thỏa thuận đã đạt được khi các thành viên trung Âu gia nhập NATO, ấy là nói với người Nga rằng chúng ta sẽ không xúc tiến việc điều một số đáng kể binh sĩ NATO ở trung Âu.”

    Ông Kupchan cho rằng phản ứng của NATO sẽ không đi tới một cuộc chiến tranh.

    Ông giải thích: “Triển vọng của một cuộc xung đột giữa lực lượng NATO và Nga có liên quan đến Urkaine thực ra không là vấn đề. Và đó là bởi vì đã có một sự đánh giá ở bên bờ này của Ðại Tây Dương cũng như ở châu Âu, rằng những gì đã xảy ra và những gì có khả năng xảy ra ở Ðông bộ Ukraine, không phải là chất liệu chiến tranh – ý nói là chiến tranh giữa Nga và các nền dân chủ tây phương.”

    Khả năng Quân sự của Nga rất mỏng manh

    Ông Sean Kay, chuyên gia NATO tại trường Ðại học Wesleyan ở Ohio đồng ý như thế. Nhưng ông nói lực lượng Nga sẽ gặp khó khăn nêu họ xâm nhập vào Ðông bộ Ukraine.

    Ông Kay nói: “Ta không thể làm gì nhiều để ngăn chặn họ. Nhưng các khả năng quân sự của họ thực ra khá mỏng manh. Họ có thể làm một thứ như cuộc chiến tranh Georgia năm 2008 - một cuộc xung đột khá nhỏ với các lực lượng hòa nhập được huấn luyện cao. Nhưng muốn duy trì một cuộc bố trí lực lượng lớn trong một thời gian rất dài tại một lãnh thổ thù nghịch – thì người Nga khó mà thực hiện được.”

    NATO đình chỉ hợp tác với Nga

    Ông Charles Kupchan nói: “Muốn xâm nhập vào đông bộ Ukraina, ông Putin phải mở một cái hộp Pandora nhiều lớp. Ông gặp rủi ro nội chiến trên biên giới của ông. Ông có nguy cơ dìm quân đội Nga vào một thứ có thể giống như một thứ Aghanistan khác.

    Hậu quả việc Nga can thiệp vào Crimea là NATO đã đình chỉ mọi cuộc hợp tác dân sự và quân sự với Moscow. Các giới chức NATO nói họ sẽ duyệt lại quan hệ của họ với Moscow trước các hành động của Nga.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/1889023.html

Trang 1 / 20 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •