Hiển thị kết quả từ 1 đến 1 / 1
  1. #1
    Tham gia
    20-07-2007
    Bài viết
    191
    Like
    37
    Thanked 71 Times in 46 Posts

    Sản Phẩm Hay Chưa Phải Là Tất Cả!

    Khi chúng ta có một sản phẩm rất hay và hầu hết các khách hàng điều cần nó thì ta vẫn chưa thể khẳng định mình sẽ thành công với sản phẩm đó.
    Lúc đầu mình cứ nghĩ đến demo, hướng dẫn sử dụng thì khách hàng sẽ nắm bắt rất nhanh. nhưng họ tiếp cận khá rụt rè, và khá nhiều người có kĩ năng rất yếu, đồng thời họ cứ đòi hỏi nhiều hơn, thậm chí là muốn những thứ mà chính họ cũng không biết là có cần hay không. Vậy là để xúc tiến để ký được 1 hợp đồng lại mất khá nhiều thời gian hơn mình nghĩ, và thời gian đó chuyển qua "kinh phí" > thì nó lại vượt quá doanh thu. Rồi ta đứng trước lựa chọn.... Sẽ tăng giá sản phẩm hay bù lỗ để có được khách hàng đã?

    Nếu tăng giá > thì doanh số sẽ giảm hơn > doanh thu cũng sẽ giảm > cũng chưa giải quyết được vấn đề, chưa nói đến việc đẩy ra thì sẽ suất hiện đối thủ cạnh tranh nữa. (hiện tại hầu như chưa có đối thủ cạnh tranh xứng tầm, nhưng tương lai sẽ có)
    Nếu bù lỗ > thì bạn phải có nguồn lực tài chính tốt. Điều này có nghĩa phải đầu tư sau 1 năm thì mới có lợi nhuận. Nhưng điều này đi ngược với phương châm của mình. Mình chỉ tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất (1), và khi triển khai thì chi phí cũng phải tối thiểu nhất (2), và chi phí vận hành là thấp nhất (3) => Mới có nguồn lợi nhuận tốt.

    Mình đặt ra 3 mục tiêu chính đó bởi vì rất nhiều Công ty phần mềm mà mình đã biết, họ điều chết bởi chi phí sản xuất + chi phí vận hành + triển khai > Quá lớn, trong khi họ cứ nghĩ sản phẩm của mình rất đặt biệt và doanh số sẽ tăng rất nhanh ... nhưng mọi hy vọng thì thường xa vời với thực tế.

    Sản phẩm của chúng ta có thể tốt, có thể đặt biệt, và khách hàng rất chờ đón. nhưng để bước đến ngưỡng thành công thì nó là một quá trình dài. Điều quan trọng nhất là làm sao để chúng ta có thể tồn tại đến cái ngày đó, vì khi chúng ta đã cạn vốn thì chắc chắn sẽ không có 2 từ "Thành Công".

    Và mình nhận ra một điều: Dù sản phẩm của mình có là tốt nhất, nhưng nếu chi phí bỏ ra quá lớn thì Bạn sẽ thất bại, vì sau đó sẽ có thêm các đối thủ, họ sẽ tính các phương án để cạnh tranh với bạn, họ sẽ nghĩ ra cách giảm chi phí để giảm giá thành, họ sẽ chuẩn bị nhiều vốn để cùng bạn đấu một cuộc chiến dài hơi ... Vậy điểm quan trọng nhất là không phải ý tưởng bạn có hay nhất hay không, sản phẩm bạn có tuyệt vời hay không, mà Bạn có tôn tại được trong cuộc chiến khốc liệt này không... và để tổn tại > Bạn hãy tính đến "Chi Phí Sản Xuất" + "Chi Phí Triển Khai" + "Chi Phí Vận Hành và Nâng cấp" Đây là 3 điểm quan trọng nhất, nếu Bạn vẫn muốn thành Công!

    Giờ mình nói đến mục (1), (2), (3)!
    1. Làm sao để tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất: Bạn hãy tin rằng, luôn luôn có những cách khác để giảm thiểu thời gian hoàn thành dự án, giảm được số lượng hoàn thành dự án. Nếu Bạn không phải là người làm kĩ thuật thì hãy tìm người giỏi về vấn đề này. Ví dụ giờ Bạn muốn làm ra một trang tương tự vatgia.com hay bizweb.vn thì bạn nghĩ chi phí kĩ thuật sẽ là bao nhiêu? Dù bạn có đưa ra con số nào đi nữa, thi mình vẫn có thể chứng minh với bạn là mình có thể làm tốt hơn thế mà chi phí chỉ 1/2 hoặc 2/3 con số mà Bạn đưa ra thôi. Và điểm quan trọng nhất là sản phẩm sẽ luôn thay đổi, luôn nâng cấp, và chi phí cho việc này là vô cùng lớn, vậy nên khi xây dựng sản phẩm hãy tính đến việc này để làm sao nó trở về con số nhỏ nhất có thể. Mình chỉ nói sơ qua vậy thôi, vì đi sâu thì còn nhiều vấn đề lắm.

    2. Chi phí triển khai: Dù là sản phẩm nào đi nữa thì Bạn cũng sẽ tốn chi phí này, trong này mình gói gọn lại nhiều chi phí khác nhau, vì mỗi sản phẩm có một cách triển khai khác nhau. Nó là Tổng chi phí để làm sao cho khách hàng sử dụng được sản phẩm của Bạn. Với dân Kĩ thuật thì thường ít quan tâm đến cái này, vì họ quá tự tin, họ cứ nghĩ "Sản Phẩm" của Tôi quá tuyệt vời, tung ra là sẽ có hàng nghìn khách hàng .v.v Thật ra nó luôn lớn hơn chúng ta tưởng, và tùy thuộc vào đặt trưng của mỗi sản phẩm để cố gắng tính gần đúng Tổng chi phí > rồi từ đó tìm cách giảm thiểu nó xuống.
    Ví dụ: Bạn có một sản phẩm, mà nhân viên kinh doanh mất đến 2 ngày làm việc, nhân viên kĩ thuật mất đến 3 ngày làm việc thì khách hàng mới sử dụng tốt sản phẩm đó > Bạn thấy với thời gian như thế thì vẫn tốt, vì gói sản phẩm bạn bán giá rất cao. Nhưng nếu giá sản phẩm thấp mà chi phí bỏ ra để có 1 hợp đồng lại quá lớn, nó là vấn đề rất lớn. Vậy phải tìm phương án khắc phục nó. chắc chắn sẽ có cách để giải quyết, hãy tìm ra nó. Vì mỗi sản phẩm có những đặt tính khác nhau nên mình không đi vào ví dụ chi tiết được.

    3. Chi phí vận hành và nâng cấp:
    Bạn phải luôn luôn tin rằng sản phẩm của Bạn sẽ được nâng cấp thường xuyên, và đừng bỏ qua chi phí này. Thường thì chúng ta đánh giá rất thấp chi phí này > dẫn đến > khách hàng vẫn tăng điều, doanh số vẫn tăng > nhưng doanh thu thì vẫn thế.
    Lúc đầu mình tính mỗi tháng mỗi kĩ thuật sẽ chăm sóc được 50 khách hàng, nhưng thật bất ngờ, mỗi người chỉ chăm sóc được 25 khách hàng, vậy muốn chăm sóc được 50 kh thì bạn cần đến 2 kĩ thuật > chi phí vận hành tăng gấp đôi so với bạn dự tính.

    Giờ mình bận việc rồi nên không viết tiếp được và cũng chưa đọc lại để kiếm tra nội dung, có sai sót gì thì mình sẽ edit sau.
    Ở trên là những điều chính mà mình đã rút ra được, sẽ còn nhiều thứ trong đó nữa. Và một lời khuyên là: Có đọc bao nhiêu Bạn vẫn không thể hiểu rõ được, đọc để biết và làm mới hiểu. Vậy nên, có cơ hội thì cứ làm đi.
    Còn mình thì đang làm một sản phẩm mà mình gọi là "Ý Tưởng Của Ý Tưởng" .... Nó sẽ giúp mình giải quyết được 3 vấn đề chính ở trên. Sản phẩm đó sẽ được ra mắt trong năm nay, lúc đó vatgia enbac sẽ không là gì cả nếu so sánh 3 yếu tố trên. mình chưa nói các yếu tố khác nhe

    Xin cám ơn các Bạn đã đọc bài viết!
    -New Idea Action-
    B To C + B To C + B To C..=> B To B, B To C=>CB|BC
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •