Trang 60 / 63 FirstFirst ... 5557585960616263 LastLast
Hiển thị kết quả từ 591 đến 600 / 622
  1. #591
    Tham gia
    28-03-2012
    Bài viết
    1,900
    Like
    1,353
    Thanked 737 Times in 315 Posts
    Nó lên lịch cho chuyến tới rồi anh. Giờ kiếm việc làm đặng mua xe.... đạp

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #592
    Tham gia
    02-12-2008
    Location
    HN
    Bài viết
    152
    Like
    26
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Thế là bác về đến nhà rồi !
    Năm mới chúc bác mạnh khỏe để có đủ sức khỏe "du hí" tiếp

  4. #593
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Sarnath, Kushinagar. Thầy ấy đi rồi.
    Sunday, January 27, 2013
    4:08 PM

    Thầy ra khỏi lớp, trước khi đi thầy dặn là mấy trò phải giữ trật tự, không được nói chuyện, không được chạy nhảy lung tung. Thế là chỉ 5 giây sau cả lớp ồn như cái chợ, bạn lớp trưởng đứng lên mắt trừng miệng bự quát to, im lặng, không nói chuyện, đứa nào nói chuyện tao méc thầy. Duy có bạn ku Tèo giả điếc vẫn vơ ngồi huýt sáo, ê, thầy không có cấm hút gió nha mậy, thế là mấy đứa ngồi xung ku Tèo huýt sao thôi, ku Tí bàn bên cạnh thấy vui quá vỗ tay đập bàn làm nhịp, ku Tỏn máu hơn còn lôi dép lên vỗ cho kêu. Lớp trưởng tức xì khói nhưng chả làm được gì, vì không vi phạm những điều thầy không cho cả.



    Cũng vậy, tôi đến Kushinagar và thấy một người thầy cũng đi rồi, thầy vĩnh viễn ra đi, thầy đã nói thầy không trở lại, người thầy ấy là Phật, là Như Lai đã ra đi mãi mãi, tại Sarnath trong bài Kinh chuyển pháp luân, Như Lai nói rằng đây là kiếp cuối cùng, ông ấy không tái sinh. Không tái sinh là đỉnh của đỉnh của tám cái đỉnh luôn đó, vì không tái sinh là sự từ bỏ tối thượng, người ta bỏ nhà bỏ cửa bỏ công danh sự nghiệp vì có mong cầu điều gì đó, chẳng hạn bình an, kiếp sau đỡ khổ, nhưng không tái sinh nghĩa là cũng chẳng mong cầu gì luôn, thầy ấy đã ra đi... lớp học ku Tèo còn loạn huống chi cả đạo Phật. Vì không có thầy, không có sư phụ, nên mọi người phải tuân theo nội qui, điều này cũng giống như 10 điều răn, tam qui ngũ giới, không được cái này, không được cái kia, không sát sanh, không dâm tặc, nên mới có vụ tiểu thừa ăn thịt, đại thừa không ăn thịt, mà cũng sư với tăng đó thôi, vì nội qui thầy để lại không có cấm ăn thịt.

    Sư phụ ấy đã ra đi mãi mãi, chỉ để lại toàn chữ với chữ, sư phụ lên niết bàn, lên thiên đàng mà sư phụ chẳng đem ai theo cùng được, sư phụ chỉ cho cách lên đó, thông qua kinh, thông qua sách, mà kinh sách mỗi người đọc hiểu mỗi khác, nên cũng thấy bình thường khi con đường Phật giáo Trung Quốc khác với Nhật Bản, Hàn Quốc khác với Campuchia, Việt Nam khác với Lào, con đường khác nhau nên hiển nhiên nơi đến cũng khác nhau, mặc dù nơi đến cũng chỉ có một chỗ, nhưng quan trọng là chẳng ai biết nơi đó thế nào. Ai hỏi đi đâu cho đời nó đẹp, ku Tèo nói đi Ấn Độ đi, thì đường qua Ấn cũng muôn vạn nẻo đường, thì đi lên thiên đàng, lên Niết bàn cũng vậy, đường muôn nẻo, ta chọn con đường nào thì ta phải thích nghi với con đường đó, nên tới Niết bàn cũng năm bảy đường tới, Mật tông, Thiền tông, có ông tụng kinh suốt ngày, có ông thì ngồi im cả đời, có ông gõ mõ, có ông gõ trống. Lỗi này của ai, là lỗi của sư phụ, Như Lai ơi tại thầy tất cả.

    Kushinagar là nơi Phật nhập Niết Bàn, cuối cùng thì ổng cũng chết rất là con người, nằm xuống rồi được đem thiêu. Phật thì chết, nhưng điều quan trọng nhất nhất là Đạo Phật thì được sinh ra. Nhưng mà nơi tôi thấy quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Phật không phải là chỗ ổng sinh ra vì không ai chọn chỗ để ra được, không phải nơi ổng mất vì không mất ở chỗ này cũng phải mất ở chỗ khác, cũng không phải nơi gốc cây bồ đề nơi ổng thành Phật vì ổng có thành hay không thật ra tự ổng mới biết được, mà nơi quan trọng nhất trong cuộc đời ổng, nơi đáng cho mọi người phải chấn động tâm can nhất phải là Sarnath, nơi ấy, Phật giảng bài kinh đầu tiên của mình.

    Nếu ông ấy không giảng bài kinh ấy thì đã không có đạo Phật như ngày nay, ku Tèo nhận thấy được một điều là nếu ổng biết, ổng thấy con đường giải thoát khỏi khổ đau rồi, nhưng ổng giấu, hoặc vì cơ duyên chưa tới thì sẽ ra sao. Thật ra mọi chuyện đều phải có cơ duyên, ổng đắc đạo rồi không thể gặp ai cũng giảng cũng giải cũng chia sẻ được, vì cơ bản là phải tìm được người muốn nghe thì lời thầy nói mới thấm được. Đi gặp bác sĩ lúc nào người ta cũng im lặng, đơn giản vì ông đó đang nói điều bịnh nhân muốn nghe. Còn đi học chính trị thì ku Tèo toàn ngồi đọc truyện vì đơn giản đó không phải đó là điều ku Tèo muốn nghe. Cho nên thật hú hồn cho người ta, cho má ku Tèo là Như Lai gặp được năm ông đệ tử đầu tiên ấy, mà cũng hú hồn là năm ông đó cũng hiểu được điều Như Lai dạy, nên mới có bài giảng đầu tiên ấy, nên mới có kinh cho má tụng mỗi tối. Chứ gặp ku Tèo ổng có giảng tám trăm năm ku Tèo cũng không hiểu, nên đó là cái cơ duyên hiếm hoi chấn động một cách không tin được.

    Thành ra ai đạo Phật phải tới Sarnath, cảm ơn duyên trời, cảm ơn 5 ông đệ tử, bởi ta nói cũng không sai, không mày đố thầy làm nên!
    Không đi làm sao tới.

  5. 8 thành viên Like bài viết này:


  6. #594
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi thagnv View Post
    Sarnath, Kushinagar. Thầy ấy đi rồi.
    Sunday, January 27, 2013
    4:08 PM
    không mày đố thầy làm nên!
    Kết nầy hay á!

    5 anh em nhà Kiều trần Như khoái tỉ!
    Khó quá, không thèm ký

  7. #595
    Tham gia
    10-10-2012
    Bài viết
    730
    Like
    223
    Thanked 85 Times in 65 Posts
    Đường xá hiểm trở, yêu quái rình rập khắp nơi, bác nhớ tới cái ngọn núi gì gì đó... giải cứu Tôn Ngộ Không trước rồi thầy trò cùng lên đường nhá

    - Lên đường bác sẽ gặp thêm Bác Giới và Xe Tăng , em tiên đoán thế.

    --> như thế đã đủ 4 người đi du lịch rồi, hình như khác quốc tịch, ko biết có sao ko :|

    Thôi, viết tới đây cũng 1h rồi, em đi ngủ. Chúc Pháp sư Huyền Trang nhà ta lấy dc kinh về cho Đại Việt Nam ta )

    p/s: Post xong, thấy bác nào nói bác đã về rồi . bùn ngủ quá đọc có trang đầu

  8. #596
    Tham gia
    09-08-2009
    Location
    /dev/zero
    Bài viết
    1,406
    Like
    186
    Thanked 84 Times in 78 Posts
    Một chuyến đi hay, hy vọng bạn thagnv có thời gian rỗi để tổng hợp lại tường trình của chuyến đi đầy đủ và mạch lạc, cho mọi người thưởng thức lần nữa. Đọc hết topic này cũng mất hết 2 buổi.

  9. #597
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts

    Đạp xe đi Ấn Độ. 24/10/2012 - 6/2/2013.

    Cơm nguội chiên lại.



    Ngày 26/1, mình hỏi mấy bạn Ấn thì mấy bạn nói ngày này là ngày free India. Mình hỏi wiki thì là ngày hiến pháp Ấn có hiệu lực từ năm 1950. Ngày này đặc biệt vì từ sáng sớm khoảng 3h, trong màn sương lạnh giá còn đang mù mịt trời đất mà đã thấy người ta cầm đuốc chạy rần rần ngoài đường hô khẩu hiệu dậy làng dậy xóm. Từng đoàn người chạy hối hả trong đêm với những bó rơm cháy rực là mình có cảm giác hơi sợ sợ.

    Sáng ra thì mọi nơi người ta đều ăn mặc chỉnh tề, và lên sân thượng chào cờ. Từ dưới đất, dọc đường có rải phấn với ba màu đặc trưng của quốc kì Ấn Độ, phấn rải thành lối đi lên sân thượng, và điểm đến là những cột cờ.

    Trong hình trên thầy hiệu trưởng trước khi làm lễ phải quấn khăn buộc tóc trùm đầu lại. Hoa và phấn màu như là thành phần không thể thiếu, lá cờ ko hiểu quấn kiểu gì mà túm lại, lên tới đỉnh thì lá cờ bung ra và rớt xuống những hoa là hoa. Mọi người vỗ tay. Hô khẩu hiệu.









    Tb: họp hành đầu năm, giờ dây thun tới nỗi gõ xong bài này mà vẫn chưa họp được. Haizzz. Mắc họp quá!!!
    Không đi làm sao tới.

  10. 6 thành viên Like bài viết này:


  11. #598
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Cơm chiên tiếp tục.



    Từ Patna, tôi còn hai chặn đường nữa là coi như kết thúc cuộc hành trình của mình, Patna đi Nalanda rồi tới Bodha Gaya. Nalanda được biết là nơi Pháp sư Huyền Sư đã đến đây, du học, tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, để sau này, từ câu chuyện của người, mà chúng ta có bộ phim Tây Du Kí mấy chục năm mà hè nào cũng chiếu, chiếu từ tivi trắng đen lên tivi màu rồi LCD và dạo này con nít vẫn coi Tây Du Kí trên iPad.

    Hình ảnh trên tôi chụp làm kỉ niệm vì nơi đây vô địch thể loại ở rẻ sau hai tháng lêu lổng ở Ấn Độ, chắc có người thắc mắc cái này là cái chùa mà, xin thưa dạ đúng là chùa, chùa Trung Quốc, tôi ở đây hai đêm, ông sư phụ hỏi người nước nào, tôi nói Việt Nam, ổng nói thôi đi đi, khỏi lấy tiền. Ôi trời là lạ, nhưng đó giờ tính mình không thích mang nợ ai, nên con gửi sư phụ 200 rupi coi như cho con cúng dường.

    Tôi ở được ba cái chùa, chùa Tây Tạng mắc nhất, 400 rupi một đêm, chùa Việt Nam mắc nhì, 350 rupi, còn chùa Trung Quốc, miễn phí. Chùa Việt Nam ở Kushinagar có một cái, thật ra nếu ở nhà trọ xung quanh cỡ dưới 300 thôi, nhưng tôi vẫn ở chùa Việt Nam, vì thèm nước tương quá, gặp một chị kia, chỉ xin chị em ở đây, xin chị cho em miếng nước tương em ăn cơm, nghĩ tới nước tương tự nhiên em thèm quá. Đúng là dân Việt hiểu nhau, cùng thích mèo, nên mình làm mặt mèo một hồi chỉ nói được rồi, em cứ xuống bếp ăn thoải mái, sáng 7h, trưa 12h, chiều 17h. Thế là mấy ngày ở chùa Việt Nam phòng mắc là tính ra lại rẻ vì được ăn chùa, toàn món Việt Nam rất đỗi thân phương như rau luộc, nước tương, chao, đậu phộng muối mè... Bởi vậy, ta nói, cái gì cũng vậy, phải xa mới thấy nhớ, ở Việt Nam riết không biết thèm cái gì!



    Chụp chơi cho biết người ta nói đầu xù như cái ổ quạ là như thế nào!?





    Đây là Nalanda, đây là chỗ Pháp sư Huyền Trang tới mới đầu là môn sinh, sau đó thành giảng sư. Tới đây mới thấy được một điều hồi xưa đi học sướng quá, mỗi phòng riêng biệt mà xây tường gạch dày cả thước, trong đó lúc nào cũng mát mẻ, mà lạ một điều là chỗ này được xây tới ba lần. Xây xong, được một thời gian thì chiến tranh vùi dập, chắc là do xây kiên cố quá, toàn tường gạch dày cả thước nên người ta san bằng làm nền, rồi xây lên lớp nữa, rồi lại chiến tranh, rồi lại xây thêm lớp nữa, cuối cùng còn cái nền như ngày nay.

    Có một số nơi các nhà khảo cổ còn để lại như sự minh chứng cho điêu tàn của binh biến và thời gian, người ta càng đào xuống thì hết lớp này tới lớp khác, mỗi lớp như vậy cách nhau mấy trăm năm, mà lớp càng ở dưới lại càng tỉ mỉ và tinh xảo, hoành tráng và công phu hơn lớp trên, có vẻ như những gì thời gian kể lại, rằng con người càng ngày càng đi lùi.



    Có phải như vậy không? Chiều hôm trước tôi đã tới đây rồi, những con đường này, ngài ấy đã từng đi qua, bước chân bôn ba không mệt mỏi của Huyền Trang, khi ấy mới 29 tuổi, chỗ này liệu ngài có từng ngồi đó, khi ấy chắc là nhiều cảm xúc hơn bây giờ, ai biết được, đời đời khiếp khiếp nào trước đó hoặc sau này, ta đã ngồi đó và nay đâu đó dư ảnh còn sót lại, hối thúc ta, đến đây, ngồi xuống, thăm lại cảnh xưa.



    Chân dung sư phụ đây, chàng trai 29 tuổi. (Tới đây coi thì người ta ghi năm ổng ra đi là 29 tuổi, bằng tuổi ku Tèo.) Vậy là càng ngày thanh niên càng yếu ớt một cách không ngờ. Đây là đang nói tới sức mạnh nội tại của bản thân, bây giờ nhiều thứ ảo quá nên thanh niên cũng đang lầm tưởng về sức mạnh bản thân mình. Họ có tiền, tiền cho họ sự tự tại, cho họ an toàn, cho họ tiện nghi, lâu đến mức họ lầm tưởng sức mạnh của tiền là sức mạnh của mình, rồi đến lúc không có tiền thì sao? Cũng như vậy, với công nghệ, với cơ bắp, với cái xe đạp của ku Tèo, với cái thẻ Visa, với iPhone, mỗi thời ai cũng có khó khăn riêng, nhưng lúc đó chắc chỉ có sức mạnh nội tại của bản thân mới đủ sức một mình vượt chặng đường mấy ngàn cây số từ Trung Quốc qua tới đây.









    Đây là bản đồ đường của ổng, theo đây thì năm đầu tiên ổng lạc qua tới Pakistan bây giờ rồi mới vòng xuống Ấn Độ, tới Nalanda, ổng cũng đi Phượt qua những chỗ ku Tèo đã đi, xí lộn, ku Tèo cũng đi qua những chỗ ổng đã đi. Trong mấy bức phù điêu có nói rằng, Huyền Trang cũng đi tham quan Ấn Độ, ổng cũng được tham dự lễ hội Kumbh Mela 12 năm mới có một lần ở Alahabad. Tự nhiên nghĩ con đường này người ấy đã đi qua, trong chiều tà hay sương sớm mơ màng, biết đâu mình đã gặp con người ấy luất khuất đâu đó, mà mình chẳng để ý chăng...



    Toàn cảnh nơi tưởng niệm Huyền Trang ở Nalanda.
    Không đi làm sao tới.

  12. 9 thành viên Like bài viết này:


  13. #599
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts

    Đạp xe đi Ấn Độ. 24/10/2012 - 6/2/2013.

    Tiếp tục cơm chiên.

    Trên đường từ Nalanda đi Bodh Gaya, em thấy cây này ngộ lắm nè. Bác nào biết ở Việt Nam mình có không chứ em thì chưa thấy bao giờ.



    Mấy bác thấy cái cây giống cây dừa gần cái xe đạp của em không? Gần đó có mấy ông đang ngồi uống cái nước chảy ra từ thân cái cây giống cây dừa đó đó.



    Người ta vác xéo thân cây theo hình tam giác với cái mũi nhọn nằm dưới rồi nhựa cây sẽ chảy vô cái bình hứng sẵn đó.



    Mấy cây này cứ bị vạt xéo qua xéo lại nên cây nào bị thai khác lâu thì nhìn nó uống éo ngộ lắm.



    Mỗi ca vậy 5 rupi. Uống vô nhiều em nghĩ chắc xỉn vì nó ngọt mà như nước cơm rượu vậy đó, có men nữa, uống mát và đã lắm, nhưng tại em sợ xỉn nên ko dám uống nhiều.

    Cuối cùng mấy bác biết là cây gì ko?
    Không đi làm sao tới.

  14. 5 thành viên Like bài viết này:


  15. #600
    Tham gia
    04-02-2007
    Bài viết
    122
    Like
    16
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi thagnv View Post
    Tiếp tục cơm chiên.

    Trên đường từ Nalanda đi Bodh Gaya, em thấy cây này ngộ lắm nè. Bác nào biết ở Việt Nam mình có không chứ em thì chưa thấy bao giờ.



    Cuối cùng mấy bác biết là cây gì ko?
    Mình đoán là cây CHÀ LÀ. Đuông chà là ăn ngon nhất, ngon hơn cả đuông dừa luôn.

  16. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 60 / 63 FirstFirst ... 5557585960616263 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •