Hiển thị kết quả từ 1 đến 9 / 9
  1. #1
    Tham gia
    19-11-2012
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Cổng thông tin pháp luật 24/7

    Mời các bạn tham gia bình luận và phân tích các quy định pháp luật cùng splaw
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    19-11-2012
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng. Tùy thuộc dạng chuyển nhượng mà có cách tính thuế khác nhau như dưới dạng chuyển nhượng chứng khoán (0,1% giá chuyển nhượng), chuyển nhượng trực tiếp có mức 20-25% phần thu nhập tính thuế

    Trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp cần được tư vấn làm rõ các vấn đề liên quan đến thuế khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp trong công ty. Các câu hỏi đặt ra là: Thu nhập chịu thuế xác định như thế nào? Và mức thuế áp dụng?

    Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng. Phần chênh lệch này được thể hiện rõ khi so sánh giá trị cổ phần hoặc số vốn góp khi mua và khi bán. Tuy nhiên đó là với doanh nghiệp trong nước, đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không đơn thuần như thế bởi nó còn liên quan đến tỷ giá ngoại tệ của giá trị cổ phần, vốn góp mà thành viên sở hữu.

    Ví dụ: Đơn cử một công ty A sở hữu phần vốn góp trong công ty B với mức vốn là 1.000.000 USD tại thời điểm năm 2007 (tỷ giá khi đó là 1USD = 16.000 VND). Năm 2012 công ty A chuyển nhượng toàn bộ vốn cho công ty C với số tiền vẫn là 1.000.000USD (nhưng tỷ giá khi đó là 1USD = 20.860 VND). Việc chệnh lệch tỷ giá dẫn đến phát sinh khoản chênh lệch theo đơn vị tính VND. Mặc dù trong GCN đầu tư công ty B vẫn ghi nhận vốn điều lệ cả 2 loại tiền USD và VND nhưng khoản chênh lệch trên vẫn được tính là thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

    Sau khi xác định được mức chênh lệch thì mức thuế suất áp dụng như sau

    1. Thuế chuyển nhượng vốn góp đối với cá nhân là 20%

    Tại điểm 4, Mục II, Phần A Thông tư số ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN quy định: “Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:

    4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

    4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán”.

    Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp đối với cá nhân cư trú là biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% trên phần thu nhập tính thuế (Điểm 2.1.2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính).

    2. Thuế chuyển nhượng vốn góp đối với tổ chức là 25%

    Tại điểm 1, Phần E Thông tư số ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

    “1.1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp).

    1.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán của doanh nghiệp đã tham gia đầu tư chứng khoán cho một hoặc nhiều tổ chức cá nhân khác”.

    Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 25% (Điểm 2.2, phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính).

    Splaw

    - - - Updated - - -

    Hiện tại có 02 quan điểm khác nhau về hàng hóa dịch vụ chưa cam kết trong biểu WTO trong cùng hệ thống cơ quan nhà nước. Điều này làm cản trở và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực chứng khoán

    Nói thêm về sự đối lập quan điểm này thì đơn cử quan điểm của đa số chuyên viên phòng đầu tư nước ngoài thì các hàng hóa , dịch vụ có cam kết trong biểu thì khi có nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tham gia góp vốn doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận trong cam kết. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ chưa cam kết trong biểu thì áp dụng theo quy định quản lý của các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ví dụ: Có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

    Tuy nhiên chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh thì lại có quan điểm là những ngành nghề không được quy định trong biểu dịch vụ của WTO thì không được chào bán cổ phần hoặc cho góp vốn. Quan điểm này làm các doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán gặp khó khăn và bị bất lợi so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc tiếp nhận, chào bán cổ phần cho NĐTNN.

    Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư và Luật DN vào năm 2005, khái niệm NĐTNN và "DN có vốn đầu tư nước ngoài" đã được xác định. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng Luật Đầu tư, một số văn bản pháp luật đã giải thích hoặc đã hướng dẫn áp dụng khái niệm này theo hướng khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn. Những mâu thuẫn trong các văn bản đã gây ra nhiều khó khăn cho việc thu hút dòng vốn này.

    Đơn cử Luật Đầu tư 2005 khẳng định: "NĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam". Về DN có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư xác định là những DN do NĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; DN Việt Nam do NĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

    Luật cũng quy định rõ Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; và NĐTNN được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của DN trở lên...

    Theo Luật Thương mại 2005 thương nhân nước ngoài là thương nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

    Nhưng một số văn bản hướng dẫn lại khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với các văn bản luật. Trước hết phải kể đến Quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các DN Việt Nam kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này đã giải thích NĐTNN bao gồm "Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%"… Kết quả là trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đã nảy sinh nhiều vướng mắc.

    Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố đều từ chối thụ lý hồ sơ thành lập tổ chức mới có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của DN có sở hữu của NĐTNN không quá 49% vốn điều lệ và từ chối thụ lý hồ sơ của các DN đã được cấp đăng ký kinh doanh bán cổ phần, vốn góp cho NĐTNN. Có nơi cho rằng, họ không giải quyết trường hợp này vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Nơi khác thì hướng dẫn DN thực hiện thủ tục tại phòng đầu tư nước ngoài, nhưng khi DN sang phòng đầu tư nước ngoài lại được hướng dẫn quay trở lại phòng đăng ký kinh doanh. Thậm chí có nơi lại yêu cầu DN phải loại bỏ tất cả những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hoặc liên quan đến phân phối thì mới thụ lý hồ sơ cho phép bán cổ phần, vốn góp cho NĐTNN.

    Trong khi đó, quyền mua cổ phần chào bán hay góp vốn bổ sung này của NĐTNN cũng bị hạn chế đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định hoặc phải theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương, ví dụ như cam kết WTO và song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và không phải là hành vi tập trung kinh tế bị cấm.

    Nhiều cơ quan Nhà nước cũng có cách hiểu khác nhau về quyền này trong trường hợp NĐTNN tham gia đầu tư vào các loại hình DN kể trên, chủ yếu tập trung vào sự hạn chế của quyền này theo cam kết WTO. Một số cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng, những ngành nghề không được quy định trong biểu dịch vụ của cam kết WTO thì không được phép "chào bán cổ phần" cho NĐTNN. Trong khi một số cơ quan đăng ký kinh doanh khác lại có suy nghĩ ngược lại vì cho rằng đó là "sự mở cửa thị trường của Nhà nước Việt Nam".

    Những lộn xộn vừa nêu đã làm nản lòng các NĐTNN và cả trong nước về tính thống nhất của pháp luật Việt Nam. Nếu tiếp tục "ngăn cản" hay thiếu rõ ràng trong chính sách đối với "NĐTNN" thì dòng vốn đầu tư từ nước ngoài hay dòng vốn tái đầu tư từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài vào các DN Việt Nam khác sẽ bị hạn chế.

    Splaw .

  3. #3
    Tham gia
    19-11-2012
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Công ty liên doanh được thành lập theo thủ tục đầu tư nước ngoài trong đó Giấy chứng nhận đầu tư dự án được cấp sẽ đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần chú ý các điều kiện

    1. Điều kiện về năng lực dân sự của nhà đầu tư

    - Nhà đầu tư là cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và không thuộc các trường hợp quy định tại điều 13 Luật doanh nghiệp.

    - Nhà đầu tư là pháp nhân phải là doanh nghiệp thành lập hợp pháp, hoạt động kinh doanh bình thường tại thời điểm thực hiện thủ tục đầu tư.

    2. Điều kiện về khả năng tài chính của nhà đầu tư

    - Nhà đầu tư có tài khoản tiền gửi sử dụng để đầu tư vào dự án hoặc công ty tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

    - Năng lực tài chính hiện có của nhà đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án.

    3. Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính

    Trụ sở công ty được đặt tại nơi có chức năng kinh doanh, không thuộc trường hợp đang có tranh chấp hoặc buộc phải di dời và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị tương ứng.

    4. Điều kiện về sự phù hợp với Pháp Luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận

    - Đảm bảo điều kiện và tuân thủ quy định tại các điều ước, công ước, hiệp định, thỏa thuận mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

    - Cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Việt nam theo quy định pháp luật.

    5. Có hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo quy định pháp luật tại Việt Nam (Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp, Cam kết WTO ...).

    6. Và các điều kiện khác khi thành lập công ty tại Việt Nam.
    Splaw

  4. #4
    Tham gia
    20-11-2011
    Bài viết
    120
    Like
    13
    Thanked 10 Times in 7 Posts
    Em đang có ý định làm 1 diễn đàn về pháp luật với tên miền www.diendanluat.vn nếu bác có hứng thì pm em nhé
    Diendanluat.vn | Sinhvienluat.vn

  5. #5
    Tham gia
    19-11-2012
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng

    Nhà hàng phục vụ ăn uống là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp Luật Việt Nam. Đây cũng là mảng dịch vụ rất được quan tâm không chỉ của nhà đầu tư trong nước mà còn được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài

    Với tư cách là công ty tư vấn pháp luật đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam, Splaw xin chia sẻ các quy định pháp lý về điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng để mọi đối tượng nhà đầu tư có thể tham khảo và áp dụng vào quy trình triển khai kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh doanh nhà hàng được quy định tương đối khác nhau giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

    I. Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng đối với nhà đầu tư trong nước

    1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp

    Việc đầu tiên nhà đầu tư cần làm là thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý kinh doanh

    - Mô hình kinh doanh: Nhà đầu tư có thể lựa chọn 03 hình thức

    + Hộ kinh doanh cá thể.

    + Doanh nghiệp tư nhân.

    + Mô hình công ty.

    - Ngành nghề kinh doanh đăng ký: Nhà đầu tư phải ghi nhận ngành nghề: Kinh doanh nhà hàng vào giấy chứng nhận hoạt động của tổ chức mình để đủ điều kiện triển khai kinh doanh trong lĩnh vực này.

    2. Xin các giấy phép con để đủ điều kiện kinh doanh

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa điểm kinh doanh nhà hàng.

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.

    Trước khi tiến hành kinh doanh tổ chức kinh doanh nhà hàng phải hoàn thiện giấy phép con nói trên.

    II. Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng đối với nhà đầu tư nước ngoài

    1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư

    - Hình thức đầu tư

    Việc đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn 02 hình thức

    + Công ty 100% vốn nước ngoài.

    + Công ty liên doanh.

    - Ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký:

    Đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà hàng nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý đây là lĩnh vực đầu tư mà theo biểu WTO nhà đầu tư lập nhà hàng phải tiến hành đồng thời với hoạt động xây dựng và cải tạo khách sạn. Do đó khi đăng ký kinh doanh nhà đầu tư phải lưu ý điều này.

    Theo kinh nghiệm thực tế thì có thể đơn giản hóa quy định trên bằng 02 cách sau:

    + Nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh chọn địa điểm kinh doanh nằm trong phạm vi của một khách sạn.

    + Nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh thực hiện việc lập hồ sơ cải tạo địa điểm thành khách sạn.

    2. Xin các giấy phép con để đủ điều kiện kinh doanh

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư công ty phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con trước khi tiến hành kinh doanh. Các loại giấy phép con bao gồm

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa điểm kinh doanh nhà hàng.

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.

  6. #6
    Tham gia
    19-11-2012
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Splaw rất vui nếu được hợp tác cùng phát triển. Nếu được bạn xem có hướng nào để cùng trao đổi banner cùng phát triển không?
    Bên mình sẽ cùng đóng góp nội dung và trả lời câu hỏi trên diễn đàn để diễn đàn ngày một uy tín hơn.
    Cảm ơn thiện chí của bên bạn.

  7. #7
    Tham gia
    15-11-2011
    Bài viết
    151
    Like
    1
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    cổng thông tin này rất có ích cho mọi người

  8. #8
    Tham gia
    21-05-2013
    Bài viết
    14
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Toàn những chuyên gia nhỉ, mình chịu thui!!

  9. #9
    Tham gia
    20-11-2011
    Bài viết
    120
    Like
    13
    Thanked 10 Times in 7 Posts
    Các bạn hãy tham gia http://diendanluat.vn/ nếu có vấn đề pháp luật cần giải đáp nhé
    Diendanluat.vn | Sinhvienluat.vn

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •