Trang 1 / 5 1234 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 42
  1. #1
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts

    Người giàu lắm tiền thì được đi ô tô đi ra đường, người nghèo tiêu bạc cắc thì.. quên đi!

    Hoan hô bác Thăng, sắp tới người tiêu tiền cục được thoải mái xài ô tô chạy nhong nhong trên đường rộng thênh thang, khỏi lo ùn tắc giao thông vì mấy thằng nghèo tiêu bạc cắc không đủ tiền lộ phí phải đi bộ cả rùi không thể xuất hiện trên đường gây cản trở giao thoogn nữa

    Phí 'nuôi' xe ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới
    Quote Được gửi bởi VNN
    (VEF.VN) - Với đề xuất thu phí lưu hành giao thông đường bộ của Bộ GTVT thì sắp tới, bên cạnh giá bán cao "vô địch", Việt Nam sắp nằm trong danh sách những nước có chi phí "nuôi" ôtô tốn kém nhất thế giới.

    Giá "nuôi" xe không kém các cường quốc

    Có lẽ không có quốc gia nào mà người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế và phí để mua ôtô như ở Việt Nam. Chưa nhắc đến số tiền cao gấp nhiều lần phải bỏ ra để sở hữu một chiếc ôtô, chỉ tính chi phí cần để "nuôi" xe thì Việt Nam cũng sắp vào hàng top trên thế giới.

    Chúng ta hãy thử làm một phép toán đơn giản. Dù được Nhà nước trợ giá xăng, nhưng với tình hình hiện nay, nếu một xe trung bình tháng đi 2.000 km sẽ mất khoảng 4,5 triệu đồng tiền xăng. Tiền gửi xe nơi làm việc khoảng 1 triệu đồng/tháng. Tiền trông giữ (nếu nhà không có garage), gửi xe đi giao dịch,.. tính ra vào khoảng 2 triệu đồng.

    Trong trường hợp thêm phí lưu hành trung bình 2,5 triệu nữa thì tổng chi cho một xe "bình dân" đã lên đến 10 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi năm, người đi ôtô Việt Nam phải bỏ ra khoảng 120 triệu đồng để "nuôi" xe. Con số này không kém gì Singapore, Mỹ hay Anh dù chưa cần tính đến phí tu bổ, bảo dưỡng, bảo hiểm cho xe.

    Tại Singapore, nơi nổi tiếng với việc có nhiều loại phí được đưa vào như thuế nhiên liệu (50% giá bán cuối cùng), phí chống ách tắc giao thông, phí lưu hành xe giờ cao điểm, phí đỗ xe vào loại cao nhất thế giới. Một lít xăng dao động trong khoảng từ 2,15 đến 2,52 SGD (35.000 đến 41.000 đồng/lít) tùy thuộc vào loại xăng. Trung bình, một người sở hữu ô tô sẽ chi tiêu khoảng 600 SGD một tháng cho xăng dầu, phí cầu đường, và bãi đậu xe, tương đương với 7.200 SGD/năm (khoảng 115 triệu đồng).

    Tại London, ước tính chi phí trung bình để chạy một chiếc xe trong năm 2011 là vào khoảng 3.089 bảng/năm (khoảng 100 triệu đồng) cho 10.000 dặm (hơn 16.000 km). Mức phí để chạy xe tại Mỹ cũng tương đương với Anh, với mức phí vào khoảng 8.000 USD/năm cho 150.000 dặm. Trong đó tiền bảo hiểm và tiền bảo dưỡng, tu bổ xe (bắt buộc) đã chiếm một phần không nhỏ số tiền trên.

    Có thể thấy một nghịch lý khi một nước nghèo như Việt Nam, với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.300 USD/năm nhưng người dân lại phải trả nhiều tiền hơn để mua cũng như "nuôi" một chiếc ô tô so với Anh, nơi mà thu nhập bình quân đầu người lên tới 36.000 USD/năm hay 47.000 USD/năm của Mỹ

    Đấy là chưa kể, giá ô tô ở Việt Nam còn cao hơn cả giá ô tô ở các quốc gia trên. Trung bình, một người dân ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam lại phải mua xe ôtô với số tiền cao gấp 2,5 lần so với một người dân ở nước phát triển như Mỹ.

    Dân đi bằng gì?

    Việc đánh thuế cao với các phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn trên thế giới như Toronto, London, Stockholm, Dubai, Milan mục đích chính là để người dân chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, qua đó giảm ùn tắc tại khu trung tâm.

    Singapore có thể xem là quốc gia đi đầu và thành công nhất trong vấn đề này.Từ năm 1975, Singapore đã bắt đầu áp dụng thu phí đối với phương tiện khi tham gia giao thông vào các khu vực trung tâm thương mại. Tại thời điểm đó, cảnh sát sẽ trực quanh các điểm vào khu vực trung tâm thành phố và ghi vé cho các phương tiện đi vào. Một năm sau, lượng ôtô vào trung tâm giảm 40%.

    Tới năm 1998, Singapore đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử, gọi tắt là ERP (Electronic Road Pricing). Các xe trước khi tham gia lưu thông tại Singapore sẽ được gắn thiết một thiết bị thu phí. Những xe không lắp thiết bị hoặc không nạp đủ tiền vào thẻ sẽ bị ghi hình và xem như một hình thức vi phạm luật giao thông. Việc áp dụng ERP đã thu về hiệu quả tích cực, giúp giảm khoảng 25.000 lượt phương tiện trong giờ cao điểm và giúp tốc độ lưu thông trên đường tăng khoảng 20%.

    Bên cạnh việc thu phí cao như vậy, chính phủ Singapore đã đầu tư rất nhiều vào các phương tiện giao thông công cộng và một lịch trình đi lại cực kỳ chặt chẽ, nhằm thúc đẩy người dân đi tàu điện ngầm, xe bus thay cho phương tiện cá nhân.

    Chỉ tính riêng hệ thống xe buýt khổng lồ tỏa ra khắp các tuyến đường Singapore, việc đi lại bằng xe bus trở nên vô cùng thuận tiện. Bên cạnh đó, các tuyến đường bên Singapore phần lớn là đường một chiều, không có tình trạng quay đầu xe nên hạn chế rất nhiều tai nạn và kẹt xe.

    Kết quả, dù là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Á, tỉ lệ hộ gia đình có ô tô ở Singapore thấp hơn 30%.

    Học theo Singapore, Trung Quốc hiện cũng đang áp dụng chiến lược này trong việc giảm bớt khả năng sở hữu xe của người dân và thúc đây giao thông công cộng.

    Năm 1998, thành phố Thượng Hải đã quy định số lượng xe đăng ký mới bị giới hạn ở mức không quá 50000 xe/năm. Phí đăng ký xe ôtô lên tới 5.000 USD trong năm 2006, bãi đậu xe cũng có giá cao và các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường chính đều có trạm thu phí.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam lại là một câu chuyện khác.

    Trong đề xuất thu phí của mình, bộ GTVT cũng có nhắc đến một nguyên nhân đó là để giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại khu vực trung tâm trong giờ cao điểm. Thế nhưng trước thực trạng phương tiện giao thông công cộng ở nước ta còn chưa phát triển (Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng thấp nhất châu Á), trong đó xe buýt là phương tiện giao thông công cộng gần như duy nhất và hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân.

    Việc Việt Nam muốn học tập mô hình của nước bạn đòi hỏi phải có thời gian và suy nghĩ hết sức thận trọng.

    Nhìn vào thực trạng giao thông hiện tại, có một câu hỏi hết sức đơn giản được đặt ra: Nếu Việt Nam cũng tiến hành thu phí cao để hạn chế các phương tiện cá nhân, người dân sẽ đi bằng gì?
    Lão Xoắn nghĩ sao về vấn đề này nhỉ?

    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Dạ em hổng dám nghĩ gì hết ạ.
    Em chuẩn bị lôi cái xe nhà em làm thành cái này rùi ạ

    http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/t...a-xe-hoi-viet/

    Em chỉ thắc mắc có mỗi một chuyện:

    1. Trung tâm nó kẹt chỉ ở khu nhà em đường rộng thênh thang nó có kẹt mẹ nào đâu.

    2. Sài Gòn Hà Nội kẹt chứ Bắc Giang, An Giang hay Thanh Hoá có kẹt mịa nào đâu?

    Ấy thế mà các bác ấy xử bắn đồng đều. Vì đơn giản các bác ấy đếch có khả năng làm nỗi việc phân loại .

    Cấm mỗi Sài Gòn Hà Nội thì bà con chạy về tỉnh đăng ký, còn làm theo dự tính thì mai mốt ngoài đường sẽ có 80% xe bảng xanh và đỏ và 20% còn lại gồm RR và Bò với Ngựa hoặc tối thiểu là Audi thì mới có bảng trắng thôi.

    Ôi hoan hô các bác. Em đợi vài tháng dân làm loạn các bác ấy thua thì em lại lôi xe cùi nhà em chạy tiếp. Huề tiền.

    À quên chưa nói vì bà con chuyển mẹ nó hết qua biển xanh nên mấy cái trạm thu phí đếch thu được xu nào vì toàn xe chạy chùa. Các công trình sẽ có thời gian hoàn vốn là 500 năm như cái bãi đậu xe chúng nó vừa tính đấy.

    Hoan hô Đảng và Hoan Hô Chính Phủ. Khi ấy xứ lừa ta sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về mấy cái vụ trên luôn

  3. 4 thành viên Like bài viết này:


  4. #3
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Nói chung trước đây Bin luôn ủng hộ các chính sách của bác Thăng nhưng lần này thì... phản đối

    Việc "cào bằng" thiên hạ ra như vậy quả thật rất phi lý, và quan niệm cho rằng dân không đi xe thì buộc phải đi bộ như có bố nào còn nói rất... dốt rằng: "Tại sao dân đi chợ 500m-1km lại cứ đi xe máy trong khi tối lại đi bộ cả giờ đồng hồ để tập thể dục" thì quả thực bố này có vấn đề nặng về trí tuệ mới dám nói càn thế, chắc cha đó cho rằng sao ko để cái năng lượng và thời gian đi tập thể dục đó để đi bộ mà đi chợ, bố này chắc xưa không được học môn logic hoặc lý luận cực kém nên mới dám phát ngôn bô bô như thế đánh đồng giữa việc đi bộ tập thể dục và đi chợ là như nhau

    Tớ cũng cùng quan điểm với lão Quắn về vấn đề nếu chính sách thu phí này được thực thi thì sẽ có nhiều trò loạn lên cho mà xem

  5. #4
    Tham gia
    19-05-2004
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    5,825
    Like
    22
    Thanked 143 Times in 113 Posts
    Há há, em đã thực hiện chuyện mong muốn:
    - Ngồi xe máy lạnh đi làm. (xe buýt)
    - Mỗi ngày tập thể dục đi bộ 2km. (nhà - trạm - công ty)
    - Mỗi ngày ngủ trên 8 tiếng ). (Ngủ thêm 2 tiếng trên xe).
    Nói thật nếu có Underground ở Sài Gòn và tốn 20K cho một lượt đi theo thời giá hiện tại thì em cũng chấp nhận đi :P
    Khám phá Du lich Con Dao

  6. #5
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Mình có cảm giác mấy vị đang thiếu tiền nên nghĩ sao,bằng cách nào để gom tiền,để làm gì đó gọi là dân đã giàu có.

  7. #6
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Cái ấy người ta gọi là tận thu đấy bác Cả. Ông Già em cứ nói dạo này càng ngày càng giống thời 74 đầu 75 , bác cũng thời đó hổng biết thấy giống hun .

    @cu Trúc: rùi mai mốt cu có con, cu chở nó bằng cái gì? Buýt lun hở? Cõng và phơi nắng nó vài tiếng lun hở? Từ lúc mà đặt cái bản vẽ đầu tiên đến lúc xây xong tuyến đường đầu tiên ở Sing là 10 năm hơn đấy cu. Ấy là Sing đấy, Vịt Nơm thì có mỗi cái cầu Dần Xây mà nó Xây Dần ghiền lun á. Cu ráng mà chờ nhá.

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #7
    Tham gia
    23-07-2006
    Bài viết
    3,215
    Like
    15
    Thanked 373 Times in 178 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    Nói chung trước đây Bin luôn ủng hộ các chính sách của bác Thăng nhưng lần này thì... phản đối
    Tui chẳng ủng hộ cái chính sách gì của bạn ĐLT cả, ngay từ đầu nhậm chức bạn í hùng hổ tuyên bố là sẽ cấm xe cá nhân và chuyển sang phương tiện giao thông công cộng, thế rồi bạn í làm cái đùng phát bỉu trên báo chí lề phải xứ ta là chính bản thân bạn í còn đi xe buýt không nổi !

    Nếu nhân viên cấp dưới không đi xe buýt thì tôi cũng sẽ không phạt họ đâu. Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được.
    Bộ trưởng Thăng không đi nổi xe buýt!

    Nhiêu đó đủ biết trình chém gió của bạn í đạt tới đẳng cấp nào rồi!

    Tới cái vụ đổi giờ học giờ làm, náo loạn cả lên thế rồi mèo vẫn hoàn mèo, kẹt xe thì nó vẫn kẹt xe và bạn í giờ bí quá nên bẻ lái sang vụ thu phí! Ít nhất dân đen giờ đang lo ngay ngáy vụ thu phí nên chẳng ai nhớ tới các phát biểu hùng hồn trước khi đổi giờ học giờ làm của bạn í cả.

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #8
    Tham gia
    09-03-2009
    Bài viết
    51
    Like
    2
    Thanked 6 Times in 3 Posts
    các bác đừng lo lắng thế vì theo lời của vị lãnh đạo đầu ngành gom tiền vì thăng thì phí bảo trì đường bộ cũng chỉ như thỏi son mà thôi

    Xã hội
    Thứ trưởng Bộ GTVT: Phí bảo trì đường rẻ hơn mua thỏi son
    Thứ năm 22/03/2012 11:00
    "Nếu bạn mua một thỏi son, phải mấy trăm nghìn, nhưng phí bảo trì đường bộ, bạn chỉ phải đóng 100 nghìn thôi" - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông so sánh.
    Bộ GTVT xem lại phí cao tốc Trung Lương
    Bộ GTVT: Không giảm phí cao tốc
    Bộ GTVT đồng tình với KS. Tạch về giải pháp giảm TNGT
    Nhiều cán bộ Bộ GTVT chống lệnh Bộ trưởng Thăng như thế nào?
    Bộ GTVT nhận trách nhiệm trong vụ Vinashin
    Sáng nay, 21/3, bên lề lễ phát động chương trình lái xe an toàn và ý thức văn hoá giao thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông trao đổi với báo chí.
    Thưa ông, mục đích của phí bảo trì đường bộ là hướng tới việc toàn dân, đặc biệt là các chủ phương tiện, tham gia cùng Nhà nước nâng cấp, sửa chữa đường?

    Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Điều này đúng. Các nước khác hiện cũng đang áp dụng. Nhà nước phải phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu của người dân, thông qua nguồn thu nhập của quốc gia để đầu tư, phát triển. Điều này, có tính chất công ích nhiều.

    Tuy nhiên, cũng giống như ngành nước hoặc y tế, Nhà nước chỉ có thể cung cấp ở mức độ hạn chế chứ không thể đầu tư tất cả. Nước ta không giàu, các nước đang phát triển cũng không phải giàu, nên phải có sự đóng góp của người dân, cộng đồng.



    Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

    Cũng như khi dùng nước, chúng ta phải trả phí và ở đây, đường đã được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng do ngân sách hạn hẹp, không có nhiều tiền để làm công tác duy tu, bảo dưỡng, nên phải thu phí để tạo ngân sách cho công tác bảo trì đường bộ. Dần dần, đường sẽ tốt lên, phục vụ việc đi lại thuận lợi hơn, chi phí vận tải nói chung có thể giảm đi.

    Và ý thức của người dân, sau khi đóng góp, chắc chắn họ sẽ quan tâm đến đường có tốt hơn không. Ở đây có quan hệ hai chiều: Nhà nước có tiền giao cơ quan thực hiện và người dân được hưởng.

    Người dân cho rằng, mức phí được đề nghị quá cao?

    Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đây là mức phí đã so sánh với các nước trong khu vực, kể cả những nước có thu nhập bình quân đầu người GDP tương đồng Việt Nam. Theo đánh giá của chúng tôi, không phải cao.

    Nếu bạn mua một thỏi son để làm đẹp, phải mấy trăm nghìn, nhưng bạn đóng phí bảo trì đường bộ cho một chiếc xe máy, chỉ phải mất 100 nghìn thôi. Thế thì làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí cho bảo trì đường bộ.



    Một số trạm thu phí sẽ dừng hoạt động khi Nghị định về thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực

    Khi quyết định thu phí bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, các trạm thu phí trên quốc lộ và tỉnh lộ có còn hoạt động nữa không?

    Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Theo đề án nghiên cứu đã trình các cơ quan liên quan và sau đó trình Chính phủ, quy định đối với các trạm thu phí nộp vào ngân sách nhà nước, sẽ bỏ các trạm đó. Với những trạm đang chuyển nhượng quyền thu phí trong thời gian ba, năm năm thì hết thời gian đó cũng sẽ dừng hoạt động.

    Với các trạm thu phí hoạt động dưới hình thức Nhà nước huy động vốn để xây dựng và khai thác theo phương thức như BOT thì vẫn tiếp tục duy trì vì đó là kênh thu hút vốn.

    Bộ giao thông vận tải chuẩn bị gì khi ngày 1/6 tới phí này sẽ chính thức có hiệu lực?

    Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Nghị định đã được Chính phủ ban hành. Dưới nghị định đã có những dự thảo, thông tư quy định về mức phí, về tổ chức thu phí như thế nào, về việc quản lý, sử dụng tiền thu phí đó, điều lệ của hội đồng quản lý qũy.

    Những vấn đề này sẽ được trình lên trên trong thời gian rất sớm để kịp mùng 1 - 6 có hiệu lực thi hành.

    Sau khi đã hoàn thành tất cả các văn bản pháp luật, sẽ triển khai ở các cơ quan thu phí, ví dụ như đơn vị đăng kiểm.... Khi đã có văn bản của Nhà nước, rất mong người dân ủng hộ và thực hiện.

  12. #9
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Từ ngày lão BIN mua xe hơi. Thì lại quên luôn chuyện thời sự về Xăng cộ mà nhào qua càm ràm vụ phí xe rồi!!

    Chúc mừng lão BIN nhá!!

  13. #10
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Cái ấy người ta gọi là tận thu đấy bác Cả. Ông Già em cứ nói dạo này càng ngày càng giống thời 74 đầu 75 , bác cũng thời đó hổng biết thấy giống hun .

    .
    Tận thu là gì?Nói theo giang hồ là vơ vét á!
    Thời 74-75 mà ở đâu?Chớ miền Nam đến trường được miễn phí,trị bịnh khỏi tiền.
    Có thu phí xe hơi hay không thì hổng biết.Mình có xe hơi đâu mà bị thu.

    Quote Được gửi bởi Lê văn Kiến Lửa View Post
    Xe nisan teana này vào cua hơi bực mình cái vụ cái vô- lăng hơi nhỏ ..nhưng đồi chơi trong xe chẳng thua lexus là bao ..

    Giờ Lão Bin chơi loại này coi như nhà giàu rồi còn giề
    Đang nói cái vụ thu phí,nhảy vô bàn cái xe tốt xấu.Lãng ồm!

Trang 1 / 5 1234 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •